intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu việc giảng dạy và sử dụng chữ hán tại Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết là tìm hiểu sự phân tích về việc ứng dụng chữ Hán và hiện trạng dạy học chữ Hán ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu việc giảng dạy và sử dụng chữ hán tại Việt Nam

Lƣu Quang Sáng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 118(04): 99 - 102<br /> <br /> TÌM HIỂU VIỆC GIẢNG DẠY VÀ SỬ DỤNG CHỮ HÁN TẠI VIỆT NAM<br /> Lƣu Quang Sáng*<br /> Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> đ<br /> , tuy nhiê<br /> .<br /> Từ khóa: Chữ Hán; tiếng Trung Quốc, giảng dạy chữ Hán; sử dụng chữ Hán, Việt Nam<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Sau khi Việt Nam và Trung Quốc thiết lập<br /> quan hệ ngoại giao, vào những năm 50 và 60<br /> của thế kỷ trƣớc tiếng Trung Quốc là môn<br /> ngoại ngữ số 1 đƣợc giảng dạy tại Việt Nam.<br /> Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giảng<br /> dạy t<br /> một khoảng thời gian, ngày nay số ngƣời Việt<br /> đặc biệt là những ngƣời trẻ tuổi biết chữ Hán<br /> không nhiều. Cùng với sự phát triển của xã<br /> hội, văn hóa phƣơng Tây đã du nhập mạnh<br /> mẽ vào Việt Nam, nhƣng vì chịu ảnh hƣởng<br /> sâu sắc của văn hóa Hán, đặc biệt là tƣ tƣởng<br /> Nho giáo, nên Việt Nam vẫn không thể tách<br /> rời sự tồn tại của chữ Hán. Tuy không thông<br /> hiểu chữ Hán nhƣng phần lớn ngƣời Việt đều<br /> cho rằng những ngƣời biết chữ Hán là những<br /> ngƣời có học vấn thậm chí là những ngƣời<br /> uyên thâm đáng kính.<br /> <br /> Quốc nói chung và giảng dạy chữ Hán nói<br /> riêng ở Việt Nam còn chƣa thật sự đƣợc quy<br /> phạm hóa.<br /> VIỆC SỬ DỤNG CHỮ HÁN TẠI VIỆT NAM<br /> Ngày nay tại Việt Nam bất kể là nông thôn<br /> hay thành thị đều có thể dễ dàng nhận thấy sự<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912 258158, Email: quangsangluu@gmail.com<br /> <br /> xuất hiện của chữ Hán, chữ Hán có trên sách<br /> vở, trên các công trình kiến trúc và trên nhiều<br /> vật dụng khác.<br /> Trƣớc hết là các thƣ tịch bằng chữ Hán, theo<br /> ghi chép trong “Sử ký” của Tƣ Mã Thiên, vào<br /> cuối thời Tần (thế kỷ thứ 3 trƣớc Công<br /> nguyên), Triệu Đà đã thi hành chính sách di<br /> dân, chính những ngƣời dân di cƣ này là<br /> những ngƣời đầu tiên truyền bá chữ Hán vào<br /> Việt Nam [6,662]. Có thể nói từ cuối thời Tần<br /> chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam và ngày<br /> một mở rộng sự ảnh hƣởng của nó. Giai cấp<br /> thống trị của Việt Nam coi đây là một loại<br /> văn tự cao quý, từ các chỉ dụ của triều đình<br /> đến các loại văn bản giấy tờ, khoa cử đều sử<br /> dụng chữ Hán. Do đó các tác phẩm văn học<br /> đƣơng thời cũng đều đƣợc sáng tác bằng chữ<br /> Hán. Ngày nay thƣ tịch bằng chữ Hán tại Việt<br /> Nam có thể chia làm hai loại lớn là thƣ tịch cổ<br /> và các tài liệu sách vở hiện đại.<br /> Thƣ tịch cổ là loại sách vở đƣợc ghi chép<br /> trƣớc khi có sự xuất hiện của chữ quốc ngữ,<br /> những ghi chép thời kỳ này nếu không dùng<br /> chữ Hán thì là dùng chữ Nôm, loại chữ có<br /> hình dạng giống nhƣ chữ Hán. Những ghi<br /> chép bằng chữ Nôm không nhiều, tác phẩm<br /> nổi tiếng nhất là “Truyện Kiều” của Nguyễn<br /> Du, ngoài ra còn có một số phẩm khác nhƣ<br /> “Chinh oán ngâm” của Đặng Trần Côn,<br /> “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi v.v. Các<br /> tác phẩm khác đều đƣợc sáng tác bằng chữ<br /> 99<br /> <br /> Lƣu Quang Sáng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Hán. Tác phẩm văn học cổ của Việt Nam khá<br /> phong phú về thể loại gồm cả thơ ca, tiểu<br /> thuyết… Trong đó nổi bật nhất là cuốn “Đại<br /> Việt sử ký toàn thƣ ” của Ngô Sỹ Liên. Ngoài<br /> ra còn có rất nhiều nguyên bản trứ tác của<br /> Trung Quốc vẫn đƣợc ngƣời Việt trân trọng<br /> và giữ gìn nhƣ “Kinh Thi”, “Tam Quốc diễn<br /> nghĩa”, “Thủy hử”…<br /> Đến thế kỷ 17 chữ quốc ngữ ra đời, với ƣu thế<br /> của mình nó đƣợc nhiều ngƣời Việt tiếp nhận,<br /> cuối thế kỷ 19 Việt Nam trở thành thuộc địa<br /> của Pháp, thực dân Pháp khuyến khích ngƣời<br /> Việt dùng chữ quốc ngữ nên chữ Hán đã dần<br /> mất đi vị thế của mình. Tuy nhiên nhiều<br /> ngƣời Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng chữ Hán<br /> để ghi chép và sáng tác, tiêu biểu nhất chính<br /> là cuốn “Nhật ký trong tù” của Hồ chủ tịch,<br /> cuốn sách do Ngƣời sáng tác đƣợc viết hoàn<br /> toàn bằng chữ Hán.<br /> Ngày nay hầu hết các sách viết bằng chữ Hán<br /> ở Việt Nam đều là giáo trình giảng dạy tiếng<br /> Trung Quốc, một số là do các trƣờng đại học<br /> có chuyên ngành tiếng Trung Quốc biên soạn,<br /> còn phần lớn là giáo trình nhập khẩu từ Trung<br /> Quốc. Có thể nói, tài liệu tiếng Trung Quốc<br /> chiếm một tỷ trọng khá lớn trong số sách<br /> ngoại văn của Việt Nam.<br /> Một nơi cũng có nhiều sự hiện diện chữ Hán<br /> đó là tại các công trình kiến trúc. Đến nay<br /> Việt Nam vẫn còn là một nƣớc nông nghiệp,<br /> theo Bộ Ngoại giao thì Việt Nam hiện có đến<br /> 70% dân số sinh sống tại nông thôn [7].<br /> Ngƣời dân chủ yếu sống ở nhà riêng, tại các<br /> gia đình này cũng dễ dàng bắt gặp sự xuất<br /> hiện của chữ Hán, những công trình có khắc<br /> dấu chữ Hán đa phần là những kiến trúc cổ,<br /> gồm cả tƣ gia và những công trình công cộng<br /> nhƣ đình chùa, miếu phủ…<br /> Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn<br /> giáo, trong đó Phật giáo là tôn giáo phổ biến<br /> nhất. Ngày nay trừ một số ít địa phƣơng, hầu<br /> hết các làng xã đều có chùa thờ Phật. Việt<br /> Nam cũng là một dân tộc tôn trọng lịch sử,<br /> kính trọng tổ tiên, do vậy ở rất nhiều nơi đã<br /> xây dựng đền miếu thờ cúng tổ tiên và các<br /> danh nhân lịch sử. Những nơi này đều có ghi<br /> khắc chữ Hán, chữ Hán thật sự đã trở nên gần<br /> gũi với mọi ngƣời.<br /> 100<br /> <br /> 118(04): 99 - 102<br /> <br /> Ngoài ra chữ Hán cũng thƣờng xuyên xuất<br /> hiện trong đời sống thƣờng nhật của ngƣời<br /> Việt. Mỗi khi tổ chức cƣới hỏi, treo chữ song<br /> hỷ là một việc không thể thiếu, trên tờ lịch<br /> treo tƣờng của mọi nhà cũng có các chữ Hán:<br /> Phúc, Lộc, Thọ… Điều này cho thấy ngƣời<br /> Việt từ nhỏ đã tiếp xúc thƣờng xuyên với chữ<br /> Hán, chữ Hán vừa lạ lại vừa quen với hầu hết<br /> mọi ngƣời.<br /> VIỆC GIẢNG DẠY CHỮ HÁN TẠI VIỆT NAM<br /> Dạy học chữ Hán theo lối truyền thống<br /> Trƣớc khi sử dụng chữ quốc ngữ, ngƣời Việt<br /> khi đi học đều học chữ Hán, cũng giống nhƣ<br /> ngƣời Trung Quốc, trẻ em Việt Nam xƣa<br /> cũng học chữ Hán qua các cuốn sách “Tam<br /> thiên tự”, “Tứ thiên tự” rồi đến “Tứ thƣ”,<br /> “Ngũ kinh”… Trong hơn 1000 năm dạy học<br /> chữ Hán, ngƣời Việt Nam ta đã căn cứ vào<br /> đặc điểm tiếng mẹ đẻ và các thói quen cuộc<br /> sống mà sáng tạo ra khá nhiều kinh nghiệm<br /> học tập chữ Hán. Những kinh nghiệm này<br /> đƣợc thể hiện qua các bài thơ, bài vè hoặc câu<br /> đố về chữ Hán, thông qua các bài thơ ca có<br /> vần có nhịp, ngƣời học có thể dễ dàng ghi<br /> nhớ đƣợc nhiều chữ Hán.<br /> Những ngƣời mới học đều cho rằng chữ Hán<br /> càng nhiều nét thì càng khó nhớ, nếu xét về<br /> việc nhớ mặt chữ thì điều này là đúng. Để tiện<br /> cho việc ghi nhớ, ngƣời xƣa đã dùng lối chiết<br /> tự rồi đặt ra các câu thơ bằng tiếng Việt nhƣ:<br /> Chim chích mà đậu cành tre<br /> Thập trên tứ dƣới nhất đè chữ tâm (chữ<br /> “德Đức”).<br /> Hay nhƣ:<br /> Bát đao phân mễ phấn<br /> Thiên lý trọng kim chung.<br /> (Chữ “bát八” kết hợp với chữ “đao刀” tạo<br /> thành chữ “phân分”, thêm chữ “mễ米” trở<br /> thành chữ “phấn粉”; chữ “thiên千” trên chữ<br /> “lý里” tạo thành chữ “trọng重”, thêm chữ<br /> “kim金” biến thành chữ “chung鐘”).<br /> Hoặc:<br /> Duyên thiên chƣa thấy nhô đầu dọc<br /> Phận liễu sao đà nảy nét ngang.<br /> (Không chồng mà chửa- Hồ Xuân Hƣơng)<br /> <br /> Lƣu Quang Sáng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> (Chữ “thiên 天(trời)” nhô đầu lên sẽ trở thành<br /> chữ “phu夫 (chồng)”; chữ “liễu了” có thêm<br /> nét ngang trở thành chữ “tử子 (con)”, biểu thị<br /> ngƣời phụ nữ chƣa có chồng mà đã có con).<br /> Những câu thơ này có thể học thuộc trong<br /> một khoảng thời gian ngắn, nó không những<br /> giúp ngƣời học có thể nhớ cách viết của chữ<br /> mà còn giúp hiểu sâu về nội hàm văn hóa<br /> cũng nhƣ sự phát triển của chữ Hán.<br /> Có rất nhiều chữ Hán có hình dạng gần giống<br /> nhau, để tránh việc nhầm lẫn các chữ, ngƣời<br /> Việt đã đặt ra nhiều câu giống nhƣ ca dao tục<br /> ngữ để phân biệt các chữ này, nhƣ:<br /> Thƣợng thò, hạ bất thò (chữ “Do由”)<br /> Hạ thò, thƣợng bất thò (chữ “Giáp甲”)<br /> Thƣợng hạ thò thò (chữ “Thân申”)<br /> Thƣợng hạ bất thò thò (chữ “Điền田”).<br /> Hoặc ba chữ “Tị巳”, “Kỷ己”, “Dĩ已” khá<br /> giống nhau, chỉ khác ở cao độ của nét sổ,<br /> ngƣời xƣa đã tổng kết ba chữ này nhƣ sau:<br /> “Tị thò, Kỷ thụt, Dĩ lửng lơ”.<br /> Sử dụng cách dạy học này tuy có lợi thế về<br /> nhận mặt chữ nhƣng khó có thể nói lên âm<br /> đọc và ngữ nghĩa của các chữ đó.<br /> Hiện trạng dạy học chữ Hán tại Việt Nam<br /> Năm 1950 Việt Nam và Trung Quốc chính<br /> thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Thập kỷ 50<br /> và 60 của thế kỷ trƣớc tiếng Trung Quốc đƣợc<br /> phổ biến rộng rãi tại miền Bắc Việt Nam. Khi<br /> đó kinh tế của Việt Nam còn rất lạc hậu, lại<br /> trong tình trạng chiến tranh nên các điều kiện<br /> dạy học vô cùng khó khăn. Tuy là ngoại ngữ<br /> số 1, nhƣng việc dạy học tiếng Trung Quốc<br /> còn rất nhiều bất cập. Trƣớc hết là về đội ngũ<br /> giáo viên, khi đó chỉ có 2 trƣờng đào tạo<br /> ngành tiếng Trung Quốc bậc đại học, mỗi<br /> năm chỉ có thể ra trƣờng đƣợc hơn 100 ngƣời,<br /> con số này không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu<br /> xã hội. Do vậy nhiều trƣờng đã yêu cầu giáo<br /> viên dạy các môn ngoại ngữ khác tham gia<br /> các lớp học ngắn hạn, sau khi kết thúc khóa<br /> học trực tiếp tham gia giảng dạy. Trong bối<br /> cảnh nhƣ vậy, việc dạy học tiếng Trung Quốc<br /> nói chung và dạy học chữ Hán nói riêng đã<br /> gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.<br /> Những năm 80 thế kỷ trƣớc, do quan hệ hai<br /> nƣớc nên việc dạy học tiếng Trung Quốc đã<br /> <br /> 118(04): 99 - 102<br /> <br /> bị ngừng lại trong một thời gian tƣơng đối<br /> dài. Sau khi hai nƣớc bình thƣờng hóa quan<br /> hệ, vào đầu thập niên 90 việc dạy học tiếng<br /> Trung Quốc đã đƣợc khôi phục trở lại và dần<br /> tìm đƣợc vị thế của mình, ngày nay tiếng<br /> Trung Quốc đã trở thành ngoại ngữ lớn thứ<br /> hai tại Việt Nam sau tiếng Anh.<br /> Hiện nay đội ngũ giáo viên tiếng Trung Quốc<br /> của Việt Nam có thể chia làm hai nhóm đối<br /> tƣợng, một là những ngƣời tham gia công tác<br /> từ trƣớc năm 1979, những ngƣời này nay đều<br /> đã trên 50 tuổi; hai là những ngƣời tham gia<br /> công tác sau năm 1995, những ngƣời học<br /> tiếng Trung Quốc sau khi hai nƣớc đã bình<br /> thƣờng hóa quan hệ. Hầu hết các trƣờng đại<br /> học có chuyên ngành tiếng Trung Quốc của<br /> Việt Nam có cả hai loại giáo viên này, do sự<br /> khác biệt về tuổi tác, học vấn và phƣơng thức<br /> tƣ duy nên hai nhóm đối tƣợng này có lúc nảy<br /> sinh những bất đồng trong công việc.<br /> Tính đến nay các trƣờng có dạy học tiếng<br /> Trung Quốc ở Việt Nam đa phần vẫn là các<br /> trƣờng đại học, gồm cả các trƣờng công lập và<br /> dân lập. Việc dạy học chữ Hán ở các trƣờng này<br /> đều có những điểm chung nhƣ sau:<br /> Thứ nhất là loại chữ, hiện nay Việt Nam chỉ<br /> giảng dạy chữ Hán giản thể, so với chữ phồn<br /> thể thì chữ giản thể đã giảm bớt nhiều nét<br /> chữ, điều này cũng làm giảm nhẹ áp lực ghi<br /> nhớ chữ Hán cho những ngƣời mới học, tuy<br /> nhiên cũng là một khó khăn khi tiếp cận với<br /> những thƣ tịch cổ.<br /> Thứ hai là chƣơng trình học, “Hầu hết các<br /> trƣờng đều có thiết kế môn văn tự học, môn<br /> học này thƣờng đƣợc bố trí học ở năm thứ 3<br /> bậc đại học, nội dung môn học chủ yếu là các<br /> lý luận về văn tự học”[3,142]. Ở giai đoạn sơ<br /> cấp hầu nhƣ không trƣờng nào có thiết kế<br /> môn luyện học chữ Hán, việc dạy học chữ<br /> Hán chủ yếu thông qua việc dạy từ mới trong<br /> bài, nhƣ vậy có thể nói việc dạy chữ Hán<br /> chƣa có đƣợc vị trí cần có của nó.<br /> Cuối cùng là phƣơng pháp giảng dạy chữ<br /> Hán, khởi đầu giáo viên giảng dạy các nét<br /> chữ cơ bản và cách viết chữ Hán, dạy cho học<br /> sinh những chữ Hán cụ thể nào đó là do các<br /> nét chữ nào cấu tạo nên. Lúc ban đầu số<br /> lƣợng chữ Hán phải học chƣa nhiều, hình<br /> 101<br /> <br /> Lƣu Quang Sáng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> dạng chữ cũng chƣa quá phức tạp nên học<br /> sinh có thể tiếp nhận dễ dàng, về sau số lƣợng<br /> chữ phải học ngày càng nhiều lên, hình dạng<br /> chữ cũng trăm hình vạn trạng, lại có rất nhiều<br /> chữ hình dạng khá giống nhau, cách dạy học<br /> này đem đến cho học sinh khá nhiều áp lực<br /> trong việc học tập chữ Hán. Một số giáo viên<br /> cũng sử dụng phƣơng pháp dạy chữ Hán<br /> thông qua bộ chữ, nhƣng họ hầu nhƣ không<br /> giảng giải quan hệ giữa các bộ chữ trong một<br /> chữ Hán. Đến giai đoạn trung, cao cấp giáo<br /> viên hầu nhƣ không giảng dạy thêm chữ Hán<br /> nữa mà để học viên tự học chữ Hán. Có thể<br /> nói phƣơng pháp dạy học chữ Hán ở các<br /> trƣờng tại Việt Nam khá giống với cách dạy<br /> chữ Hán cho học sinh các nƣớc phƣơng Tây,<br /> cách dạy này tuy có không ít ƣu thế nhƣng<br /> không thể phát huy đƣợc những ƣu thế của<br /> ngƣời Việt khi học chữ Hán.<br /> KẾT LUẬN<br /> Là một nƣớc thuộc vòng văn hóa Hán, tuy<br /> hiện tại chữ viết của Việt Nam là loại chữ<br /> Latin biểu âm, nhƣng ta có thể nhận thấy sự<br /> tồn tại của chữ Hán ở hầu khắp mọi nơi, chữ<br /> Hán vừa xa lạ lại vừa thân thuộc với mỗi con<br /> ngƣời Việt Nam. Đây cũng chính là một lợi<br /> thế của ngƣời Việt khi học tập chữ Hán. Việc<br /> <br /> 118(04): 99 - 102<br /> <br /> phát huy lợi thế này vào việc giảng dạy là một<br /> việc làm có ý nghĩa của chúng ta.<br /> Trong quá trình hơn 1000 năm dạy và học<br /> chữ Hán, ngƣời Việt Nam ta đã rút ra nhiều<br /> kinh nghiệm học tập quý báu từ thực tế, từ đó<br /> đúc rút ra những phƣơng pháp dạy học phù<br /> hợp với đặc điểm của mình. Nhiều giáo viên<br /> tiếng Trung Quốc nƣớc ta hiện nay hoặc là<br /> không hiểu rõ về phƣơng pháp này hoặc còn<br /> chƣa xem trọng giá trị của nó, và nhƣ vậy đã<br /> làm mất đi những ƣu thế của ngƣời Việt khi<br /> học tập chữ Hán. Nếu biết lợi dụng những ƣu<br /> thế của mình, áp dụng một cách linh hoạt vào<br /> phƣơng pháp giảng dạy có thể nâng cao hơn<br /> hiệu quả dạy học chữ Hán cho ngƣời Việt<br /> Nam ta.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. 胡文华, 汉字与对外汉字教学, 学林出版社,2008.<br /> 2.<br /> 刘光创,<br /> 利用汉源语素提高对越汉字教学效率的研究, 2012.<br /> 3.<br /> 韦锦海,<br /> 越南高校汉语教学现状,<br /> 广西民族学院学报, 第五期2004年.<br /> <br /> 4. Nguyễn Ngọc Hoa, Việc sử dụng từ gốc Hán<br /> trong tiếng Việt, tạp chí Ngôn ngữ học, 2002.<br /> 5. Nguyễn Quốc Thắng, Chế độ khoa cử và giáo<br /> dục của Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, 1993<br /> 6. Tƣ Mã Thiên, Sử ký, Nxb Văn học, 2003.<br /> 7.http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/tt_baochi/<br /> nr041126171753/ns080923104051<br /> <br /> SUMMARY<br /> INVESTIGATING THE TEACHING AND USING<br /> OF CHINESE CHARACTERS IN VIETNAM<br /> Luu Quang Sang*<br /> School of foreign languages- TNU<br /> <br /> The current Vietnamese writing system is based on the Latin alphabet. This system is known by<br /> the Vietnamese as “Quoc-ngu script” (National script), which differs completely from Chinese<br /> characters (also known as “Nho script” in Vietnam) in terms of forms. From a historical<br /> perspective, Chinese was taught and used in Vietnam for a long period of time. Even the “Nom<br /> script”, which was invented by the Vietnamese was similar to Chinese in its written form. The<br /> presence of Chinese can be easily observed in Vietnam, and this has a certain impact on the<br /> teaching of Chinese to Vietnamese learners. After the normalisation of relation between Vietnam<br /> and China, the teaching of Chinese was resumed in Vietnam. Presently, there are over 10<br /> Vietnamese universities that offer Chinese majors. However, the curricula and teaching methods<br /> of these institutions are not yet unified. This paper analyses the application of Chinese and the<br /> state-of-the-art of the teaching of Chinese in Vietnam.<br /> Keywords: Chinese; Chinese character; application of Chinese; Chinese character teaching; Vietnam<br /> Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014<br /> Phản biện khoa học: ThS. Mai Thị Ngọc Anh – Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912 258158, Email: quangsangluu@gmail.com<br /> <br /> 102<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2