intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tín dụng cho bất động sản sẽ linh hoạt hơn?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

133
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều doanh nghiệp phản ánh, lãi suất vay tín dụng bất động sản trong năm 2011 có thời điểm lên tới trên 20%/năm nhưng hầu như không ký được hợp đồng tín dụng mới, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với các dự án đang xây dựng dở dang. Thực tế cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Những cơn sốt giá nhà ở một vài năm trước đây, lợi nhuận trong kinh doanh bất động sản cao đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tín dụng cho bất động sản sẽ linh hoạt hơn?

  1. Tín dụng cho bất động sản sẽ linh hoạt hơn? Nhiều doanh nghiệp phản ánh, lãi suất vay tín dụng bất động sản trong năm 2011 có thời điểm lên tới trên 20%/năm nhưng hầu như không ký được hợp đồng tín dụng mới, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với các dự án đang xây dựng dở dang. Thực tế cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Những cơn sốt giá nhà ở một vài năm trước đây, lợi nhuận trong kinh doanh bất động sản cao đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường, dẫn đến các doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư phát triển bất động sản, kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính. Dư nợ cho vay các dự án bất động sản tăng nhanh, việc tập trung đầu tư quá lớn vào phân khúc bất động sản cao cấp, việc cấp phép phát triển dự án tại các địa phương thiếu căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thậm chí nhiều địa phương cấp phép dự án nhà ở với quy mô lớn tại những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật và xã hội đủ để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu về nơi ở, đã tạo nên những khu nhà ở bỏ hoang, lãng phí đất đai, tiền của.
  2. Tình trạng phát triển đô thị thiếu quy hoạch, kế hoạch, phát triển tự phát còn diễn ra phổ biến. Các dự án phân lô, huy động vốn tràn lan tạo nên nguồn cung ảo tăng vọt và nhiễu thông tin dự án, góp phần làm cho thị trường phát triển thiếu lành mạnh. Bộ Xây dựng và Ngân hàng nhà nước Việt Nam cảnh báo có những nguy cơ mất khả năng thanh khoản cục bộ tại một số tổ chức tín dụng tài trợ cho các dự án thiếu tính khả thi, các phân khúc bất động sản cao cấp có tính thanh khoản thấp. Các tổ chức tín dụng có tỷ trọng tín dụng bất động sản quá lớn trong tổng dư nợ tín dụng hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng thực chất là cho vay bất động sản cũng có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Bộ Xây dựng nhận định: nhu cầu về bất động sản, nhất là nhà ở vẫn lớn. Mặt khác, thị trường bất động sản thứ cấp, chứng khoán hóa thị trường bất động sản ở Việt Nam hầu như chưa có; dư nợ tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của toàn hệ thống tín dụng. Trong thời gian tới, nếu tiếp tục một thời gian dài chính sách kiểm soát tín dụng chặt chẽ, dư nợ tín dụng bất động sản tiếp tục giảm
  3. số tuyệt đối như hiện nay, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đóng băng, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có khả năng hoàn thiện sản phẩm hoặc phải bán sản phẩm dưới giá thành và không có khả năng trả nợ ngân hàng. Nhưng nếu có sự điều chỉnh chính sách tín dụng linh hoạt, lãi suất ngân hàng ổn định, dòng tiền được hướng vào các phân khúc thị trường có tính thanh khoản cao; công tác tuyên truyền đúng hướng, tạo được niềm tin vào thị trường của những người có nhu cầu mua thì thị trường sẽ sớm phục hồi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2