intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tín dụng tiêu dùng sẽ là cuộc khủng hoảng tiếp theo?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

298
lượt xem
156
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc người tiêu dùng đang vay nợ đến mức kỷ lục để mua hàng hóa và dịch vụ, mặc cho các công ty bán hàng đang khó khăn, đôi khi sẽ là mối họa chí mạng. Một công ty gỗ nội thất tung ra chương trình khuyến mãi sử dụng sản phẩm mà không phải đặt cọc hay thanh toán hàng hóa trong một năm. Người tiêu dùng vui mừng đón nhận hình thức tín dụng miễn phí này. Doanh số bán hàng tăng vọt. Với tổng doanh thu đang tăng nhanh làm vật đảm bảo, công ty bắt đầu vay ngân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tín dụng tiêu dùng sẽ là cuộc khủng hoảng tiếp theo?

  1. Tín dụng tiêu dùng sẽ là cuộc khủng hoảng tiếp theo? Việc người tiêu dùng đang vay nợ đến mức kỷ lục để mua hàng hóa và dịch vụ, mặc cho các công ty bán hàng đang khó khăn, đôi khi sẽ là mối họa chí mạng. Một công ty gỗ nội thất tung ra chương trình khuyến mãi sử dụng sản phẩm mà không phải đặt cọc hay thanh toán hàng hóa trong một năm. Người tiêu dùng vui mừng đón nhận hình thức tín dụng miễn phí này. Doanh số bán
  2. hàng tăng vọt. Với tổng doanh thu đang tăng nhanh làm vật đảm bảo, công ty bắt đầu vay ngân hàng để mở cửa hiệu thứ hai và hy vọng sẽ trả tiền cho ngân hàng, nhà cung cấp và nhân viên bằng các khoảng doanh thu trong tương lai. Nhưng không may, đây không phải là hình thức tài trợ mà khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng của công ty đang sử dụng. Thay vì thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng mỗi tháng, ngày càng nhiều người tích dồn số dư và mặc cho nó tăng dần. Người ta dùng khoản vay kỳ hạn 72 tháng để mua ô tô mới. Họ chỉ bắt đầu chi trả cho các thiết bị gia dụng sau 12 tháng sử dụng và còn có nhiều hợp đồng kiểu mua-trước-trả-sau khác. Họ dùng hạn mức tín dụng nhà ở để đi du lịch. Khi họ phải dành ra ngày càng nhiều thu nhập khả dụng của mình để chi trả các khoản nợ, các khoản mua sắm mới cũng sụt giảm đột ngột. Nhiều người bắt đầu tuyên bố không còn khả năng thanh toán các loại thẻ tín dụng, biến các khoản mua sắm trong quá khứ thành nợ khó đòi trong hiện tại. Doanh số bán hàng của cửa hiệu gỗ nội thất sụt giảm nghiêm trọng, họ phải đóng cửa hiệu thứ hai, sa thải nhân công. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân cửa hiệu bán lẻ mà còn đến cả các nhà cung cấp và chủ cho vay của nó mà trong đó có vài công ty không còn tồn tại nữa. Cựu nhân viên cũng
  3. như các công ty khác làm ăn với những nhà cung cấp xấu số ấy cũng cảm thấy bị ảnh hưởng. Mở rộng viễn cảnh này ra một chút, người tiêu dùng đã phụ thuộc vào các khoản tín dụng rẻ tiền và dễ dàng đến độ điều này đã trở thành mối hiểm họa lớn chưa từng có cho nền kinh tế. Hiếm có công ty nào miễn nhiễm với rủi ro. Người tiêu dùng đang vay nợ đến mức kỷ lục để mua hàng hóa và dịch vụ, mặc cho các công ty bán hàng cho họ đang lâm vào hiểm nguy, đôi khi còn mang họa chí mạng. Nhưng may thay, người ta có thể chuẩn đoán, phân tích và quản lý “kẻ sát nhân” này. Một bảng phân tích với các chỉ số đơn giản có thể giúp bạn nhận biết những dấu hiệu cảnh báo về rủi ro đòn bẩy tiêu dùng (Consumer Leverage Exposure - CLE) và hành động để ngăn chặn từ xa phần lớn tác động phá hoại của nó lên công ty. Nhà quản lý nào phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo ấy và mặc cho công ty nguy khốn thì thật đáng trách. Rủi ro đòn bẩy tiêu dùng là gì? Cũng giống như người giám đốc tài chính đánh giá tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp bằng lấy nợ chia thu nhập, chúng ta đo lường tỷ lệ đòn bẩy tiêu dùng bằng cách lấy tổng nợ của các hộ gia đình chia cho tổng thu nhập khả dụng
  4. của từng cá nhân. Cụ thể, đó là một phép tính về hiện nay người tiêu dùng Mỹ đang mắc nợ bao nhiêu ở dạng nợ thẻ tín dụng, nợ thế chấp, vay mua nhà, vay mua ôtô và vay học hành so với khả năng họ có thể trả hết khoản nợ đó. Khi cuộc triển lãm mang tên “Nợ tiêu dùng chồng chất” mở ra, tỷ lệ đòn bẩy tiêu dùng dừng ở mức 1.30, giảm đôi chút so với mức cao kỷ lục 1.33 vào cuối quý đầu năm 2008. Đó là một con số đáng sợ: Phải mất 1,3 năm người tiêu dùng mới trả hết số nợ hiện tại bằng thu nhập sau thuế của mình, với điều kiện là họ hoàn toàn không tiêu xài số thu nhập trên vào bất kỳ khoản nào khác. Điều đó đồng nghĩa với không mua sắm quần áo, thức ăn, cà phê Starbucks hay bất cứ thứ gì khác trong suốt 16 tháng. Điều đáng sợ hơn chính là việc tỷ lệ này liên tục gia tăng trong suốt 35 năm qua, nhất là từ năm 2000. Các nhà quản lý nên thực sự băn khoăn trước những số liệu thống kê trên bởi lợi nhuận và dòng ngân lưu của gần như tất cả công ty ở Mỹ đều được xây dựng trên chi tiêu tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp, điều này có nghĩa tính thất thường của tín dụng tiêu dùng thực sự là mối nguy hại nghiêm trọng cho các công ty. Nhưng mối liên kết này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có bao nhiêu khách hàng trung thành của siêu thị chi trả thức ăn bằng thẻ tín dụng thay vì
  5. thẻ ghi nợ? Có bao nhiêu người bám víu vào hạn mức tín dụng tài sản nhà ở để chi trả cho kỳ nghỉ, bộ sofa mới hay chiếc máy sấy hơi nước tiên tiến của mình? Có bao nhiêu người dù nhận ra họ đang trên đà phá sản nhưng vẫn ra sức chi tiêu? Có bao nhiêu công ty không hề nhận biết mối liên kết gián tiếp giữa họ với những người tiêu dùng “nợ như chúa Chổm” ấy thông qua đại lý phân phối, cửa hàng bán lẻ và các tổ chức tài chính?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2