intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 5 Phân tích tín dụng và cho vay nông nghiệp nông thôn

Chia sẻ: Truong Truong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

794
lượt xem
418
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu những nét đặc thù trong hoạt động nông nghiệp, từ đó vận dụng các phương pháp cho vay và thẩm định đề nghị vay vốn thích hợp đối với khách hàng là hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nghiên cứu cách thức cho vay và thẩm định đối với hộ nông dân, một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 5 Phân tích tín dụng và cho vay nông nghiệp nông thôn

  1. CHƯƠNG V. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG VÀ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu những nét đặc thù trong hoạt động nông nghiệp, từ đó vận dụng các phương pháp cho vay và thẩm định đề nghị vay vốn thích hợp đối với khách hàng là hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nghiên cứu cách thức cho vay và thẩm định đối với hộ nông dân, một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu hiện nay. Nội dung: 5.1. CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 5.1.1. Đặc điểm trong cho vay nông nghiệp nông thôn - SXNo là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Khác với các ngành sản xuất khác, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật chưa đủ mạnh để chế ngự thiên tai nên kết quả của SXNo không chắc chắn như công nghiệp và dịch vụ. Đây là lý do giải thích tại sao lãi suất cho vay NNNT thường có lãi suất cao hơn so với các ngành nghề khác, đồng thời cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. - Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thường khó khăn, giá cả lại thiếu ổn định. Điều này gây khó khăn cho người sản xuất. Để phát triển kinh tế NNNT, cần phải có nhiều hình thức tín dụng nhằm giúp đỡ nông dân nâng cao năng suất, hạn chế rủi ro. Vì vậy, bên cạnh TDNH, cần có tín dụng ưu đãi của Nhà nước. - Năng suất lao động nông nghiệp ở nước ta còn thấp, lợi nhuận của ngành nông nghiệp còn thấp, tính rủi ro cao. Do vậy, lãi suất cao sẽ dẫn đến người sản xuất không dám vay vốn ngân hàng, còn nếu lãi suất thấp, ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, lãi suất trong cho vay NNNT cần phải xác định linh hoạt. - Địa bàn SXNo rộng, phân tán, sản phẩm đa dạng, tính chuyên môn hoá thấp và diễn ra theo hình thức xen canh, mùa vụ, dễ gặp nhiều tình huống bất ngời xảy ra. Hơn nữa, phần lớn món vay nhỏ, số lượng khách hàng đi vay nhiều. Vì vậy, việc thẩm định, giải ngân và theo dõi nợ vay cũng như thu hồi nợ cần phải khác với các lĩnh vực cho vay công nghiệp, dịch vụ, hay nói cách khác, cần phải có thức và phương thức cho vay linh hoạt. Tóm lại, đối tượng của tín dụng NNNT bao gồm các chi phí sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí mua sắm máy móc nông, ngư nghiệp, chi phí đầu tư, cải tạo đất, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,.... Đây là đối tượng đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro (cả khách quan lẫn chủ quan) đồng thời chi phí
  2. nghiệp vụ cho vay cũng khá lớn. Vì vậy, cần phải xác định đối tượng cho vay, phương thức cho vay và lãi suất vay phù hợp để đáp yều cầu về vốn của người sản xuất nông nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính bản thân ngân hàng. 5.1.2. Các phương thức tổ chức cho vay nông nghiệp nông thôn 5.1.2.1. Cho vay trực tiếp Cho vay trực tiếp là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu về vốn giao dịch trực tiếp với ngân hàng để vay và trả nợ. Với phương thức này, việc cấp tin dụng có thể thực hiện song phương hay đa phương. Với phương thức đa phương, ngoài ngân hàng và khách hàng còn có bên thứ 3 là những nhà cung ứng đầu vào hay các nhà chế biến, bao tiêu nông sản. Phương thức cho vay này sẽ giúp ngân hàng giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. 5.2.2.2. Cho vay bán trực tiếp Với đặc điểm về hoạt động sản xuất nông nghiệp và cho vay đối với lĩnh vực này, cần có phương thức cho vay phù hợp. Trên thế giới cung như ở Việt Nam hiện nay có các phương thức cho vay bán trực tiếp như sau: - Cho vay theo tổ hợp tác vay vốn. Với phương thức này, thường từ 10 đến 40 hộ nông dân thành lập một tổ hợp tác vay vốn (đặc điểm của tổ là cùng thôn, cùng nuôi trồng một cây con hoặc cùng giống nhau về mục đích vay vốn, tổ phải được thành lập tự nguyện và bầu ra tổ trượng để đại diện pháp lý trong giao dịch với ngân hàng). Trên cơ sơ quy định cho vay của ngân hàng, các tổ viên làm giấy đề nghị vay vốn, tổ tiến hành họp và xét theo các điều kiện và nhất trí về số tiền vay. Sau đó tổ trưởng tập hợp lại và gởi tới ngân hàng cùng các giấy tờ khác. Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và thông báo số tiền vay của từng hộ và cho cả tổ. Tổ trưởng là người trực tiếp nhận tiền vay, theo dõi nợ vay và thu nợ để chuyển trả cho ngân hàng. Tính trực tiếp trong phương thức này thể hiện: những hộ nông dân của tổ hợp tác thực chất là khách hàng của ngân hàng, ngân hàng thẩm định cho vay theo từng nhu cầu và điều kiện của mỗi hộ và từng hộ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc hoàn trả số tiền được vay. Tính gián tiếp ở chỗ, ngân hàng không làm việc trực tiếp với từng khách hàng mà thông qua tổ trưởng tổ hợp tác, các thành viên trong tổ gián tiếp chịu trách nhiệm về tính hợp lý của các khoản vay và khả năng hoàn trả nợ của các thành viên khác trong tổ. - Cho vay theo tổ liên danh, liên đới vay vốn. Cách thành lập của tổ này cũng giống như tổ hợp tác vay vốn. Tuy nhiên, theo kiểu tổ chức này, mỗi thành viên trong tổ phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước việc hoàn trả nợ đúng hạn của các thành viên còn lại trong tổ. Khi chưa trả hết nợ, ngân hàng sẽ
  3. không cho tổ vay món mới. Phương thức này thường áp dụng cho những món cho vay lớn, thời gian vay dài. Lợi ích của cho vay bán trực tiếp: - Ngân hàng : giảm thời gian nhận và thẩm định hồ sơ vay, giảm áp lực mang tính thời vụ, thực hiện kiểm soát có trọng tâm , giảm chi phí nghiệp vụ. - Đối với khách hàng : Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giao dịch, quan tâm hơn nữa về hiệu quả sử dụng vôn vay, tạo không khí đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 5.1.2.3. Cho vay gián tiếp Trong phương thức cho vay này, ngân hàng cấp tín dụng cho các hộ gia đình, trang trại thông qua 1 tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian này thường là các nhà cung ứng vật tư hay nhà chế biến, bao tiêu nông sản. - Cho các tổ chức trung gian vay để ứng vốn cho các hộ sản xuất nông nghiệp. trong trường hợp này, các tổ chức trung gian thường là là nhà chế biến như nhà máy đường, chế biến đồ hộp,...,. Phương thức cho vay được thực hiện như sau: ngân hàng cho công ty vay, công ty ứng vốn cho các hộ nông dân sản xuất, đến vụ thu hoạch, các công ty mua sản phẩm của người nông dân, đồng thời thu các khoản nợ đã ứng từ đầu vụ và công ty trả nợ lại cho ngân hàng. Cần lưu ý, việc xét duyệt cho vay của ngân hàng dựa trên cơ sở phương án kinh doanh của công ty và phụ thuộc vào loại cho vay mà ngân hàng áp dụng, còn việc ứng vốn cho hộ nông dân sản xuất thuộc toàn quyền quyết định của công ty trên cơ sở thoả thuận với hộ nông dân. - Mua các hợp đồng bán trả chậm về vật tư, máy móc nông nghiệp. Các công ty kinh doanh về vật tư nông nghiệp có thể bán trả chậm cho hộ nông dân, sau đó ngân hàng sẽ mua lại các hợp đồng này, tức ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp này vay lại trên cơ sở các hợp đồng bán trả chậm 5.1.3. Đặc thù về kinh tế hộ gia đình, hộ nông dân ở Việt Nam 5.1.3.1. Kinh tế hộ gia đình Hộ gia đình là một trong các chủ thể trong quan hệ dân sự, là “ hộ gia đình mà các thành viên có tài snả chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất đai, trong hoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất , kinh doanh khác do pháp luật quy định” Điều 116 khoản 1 bộ luật dân sự Việt Nam. Có 3 tiêu thức phân biệt hộ và gia đình: - Quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc - Cư trú chung
  4. - Có chung cơ sở kinh tế Đối với kinh tế hộ gia đình nhìn chung phải có cả 3 tiêu thức trên và luật pháp nước ta cũng đã nêu về cơ sở kinh tế của hộ gia đình 5.1.3.2. Kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam hiện có trên 70% dân số sinh sống ở nông thôn và đại bộ phận còn sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc. Hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân công tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Với tư cách là 1 đơn vị kinh tế , hộ được phân tích nhiều góc độ: - Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế - Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế - Trình độ phát triển của kinh tế hộ tự cấp tự túc hoặc sản xuất hàng hoá - Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân ở nước ta là đông về số lượng, đa phần duy trì phát triển kinh tế tiểu nông, sản xuất hàng hoá mới phát triển giai đoạn đầu, mức sống thấp. Về cơ sở pháp lý thì hiện vẫn chủ yếu chi phối của bộ luật dân sự (trừ những trường hợp có đăng ký kinh doanh) Khi hộ nông dân vay vốn ở ngân hàng, có một số đặc điểm sau: - Tính chất pháp lý của hộ nông dân: Mọi thành viên trong hộ gia đình đều liên đới trách nhiệm trong quan hệ vay vốn ngân hàng. Về thủ tục pháp lý trong giao dịch với ngân hàng, chỉ cần người đại diện hộ nông dân đứng tên giao dịch với ngân hàng trên cơ sở uỷ quyền của các thành viên trong hộ. - Khả năng tài chính của hộ nông dân: Tài sản của hộ nông dân bao gồm tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình và cả tài sản riêng của các thành viên góp vào sử dụng chung (tức bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của các thành viên trong gia đình). 5.2. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN 5.2.1. Nội dung phân tích tín dụng trong cho vay hộ nông dân 5.2.1.1. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ có liên quan Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm các giấy tờ sau: (1). Giấy tờ chứng minh tính pháp lý của khách hàng (hộ khẩu, chứng minh nhân dân). (2). Phương án, dư án sản xuất kinh doanh, nếu các khoản vay nhỏ khách hàng chỉ cần khai báo các thông tin liên quan và ghi trực tiếp vào giấy đề nghị vay vốn. (3). Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo. (4). Giấy đề nghị vay vốn.
  5. 5.2.1.2. Phân tích các yếu tố phi tài chính - Hộ nông dân phải cư trú trên địa bàn nơi ngân hàng hoạt động, người đại diện cho hộ trực tiếp giao dịch với ngân hàng phải là chủ hộ hoặc hộ cử ra một người có đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp luật dân sự và hành vi dân sự. - Mục đích vay vốn phải hợp pháp, phù hợp với phát triển kinh tế tại địa phương. - Đánh giá các yếu tố xã hộ như thói quen, quan hệ giữa các thành viên, hàng xóm, uy tín của chủ hộ, khả năng tổ chức sản xuất của chủ hộ,.., 5.2.1.3. Phân tích tài chính (phân tích nhu cầu vay hợp lý và khả năng trả nợ) 5.2.1.4. Phân tích tài sản bảo đảm 5.2.2. Phân tích nhu cầu vay hợp lý và khả năng trả nợ của hộ nông dân 5.2.2.1. Cho vay ngắn hạn hộ nông dân * Đối tượng cho vay ngắn hạn: Vốn đầu tư ngắn hạn của các hộ nông dân nhằm hình thành nên TSLĐ để các hộ nông dân đi vào hoạt động. Loại tài sản này chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi chu kỳ sản xuất kinh doanh kết thúc. Biểu hiện dưới hình thái hiện vật là các chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí cho con, cây giống, phân bón, thức ăn, thuốc trừ sâu, chi phí chăm sóc. Vốn đầu tư này có đặc điểm là nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư phụ thuộc khá lớn vào đối tượng nuôi trồng, vào kỹ thuật nuôi trồng, vào chu kỳ sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi trồng,... Cho vay để bổ sung nhu cầu vốn thiếu hụt để đầu tư vào chi phí SXKD của người nông dân. Đối với hộ nông dân sản xuất nhỏ, các đối tượng cho vay bao gồm như: - Chi phi mua con , cây giống - Chi phi mua phân bón, thức ăn CHI PHấ MUA  - Chi phi mua thuốc trừ sâu, NGOAèI - Các chi phi mua ngoài khác Ngân hàng không cho vay các đối tượng như chi phí tiền công chăm sóc, thu hoạch, bảo quản,... Đối với hộ nông dân sản xuất lớn (theo quy mô trang trại) thì ngân hàng không cần phải xác định đối tượng cho vay và đối tượng không cho vay mà chỉ cần quy định 1 tỷ lệ mức vốn tự có tham gia (thường từ 20% đến 30% tổng chi phí sản xuất) * Xác định mức cho vay: Phương pháp xét duyệt cho vay hộ nông dân cũng dựa trên cơ sở chấm điểm hoặc phán xét như cho vay doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của tổ chức sản xuất nông
  6. nghiệp nên cần có cách thức xác định mức cho vay phù hợp với từng ngành nghề và tính đặc thù của mỗi vùng. Đó là mức cho vay tối đa trên đơn vị diện tích canh tác (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản) hay trên đầu gia súc, hay trên đơn vị của ghe, tàu đánh bắt hải sản,..., nhằm chuẩn hoá số tiền cho vay, thời hạn cho vay, tạo điều kiện cho công tác thẩm định, giám sát khoản vay của ngân hàng cũng như công tác định hướng về nguồn vốn, đồng thời giúp hộ nông dân làm ăn có tính toán, tiết kiệm chi phí, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Cơ sở để xác định mức cho vay đối với mỗi khách hàng dựa trên 2 yếu tố sau: - Dựa vào chi phí sản xuất và mức vốn mà người nông dân phải tham gia. Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ cho vay bù đắp sự thiếu hụt, người nông dân phải có vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Mức vốn tự có mà người nông dân phải tham gia đầu tư vào các đối tượng (không thuộc đối tượng cho vay của ngân hàng ) như ngày công lao động, phân hữu cơ, chi phí bảo quản, tiêu thụ. Ngân hàng chỉ cho vay các đối tượng thường là các yếu tố mua ngoài. Thông thường các ngân hàng thường đưa ra một tỷ lệ phần trăm về mức vốn tự có của người nông dân và mức cho vay của ngân hàng (thường ngân hàng chỉ cho vay từ 60% đến 70% chi phí sản xuất). - Nguồn thu nhập dùng để trả nợ ngân hàng: Thu nhập dùng để trả nợ cho ngân hàng không phải toàn bộ thu nhập mà chỉ một phần vì một phần phải đáp ứng nhu cầu chi tiêu, việc xác định tỷ trọng thu nhập dùng để trả nợ ngân hàng dựa vào 2 yếu tố là: + Mức thu nhập và chi tiêu bình quân của các hộ nông dân trong vùng. Ngoài thu nhập từ phương án sản xuất kinh doanh mà ngân hàng cho vay vốn, cần phải cộng thêm phần thu nhập bổ sung nếu thu nhập bổ sung mang tính phổ biến. + Quy mô sản xuất: nếu quy mô sản xuất càng lớn thì tỷ trọng thu nhập dùng để trả càng cao, tỷ trọng chi tiêu cho tiêu dùng càng thấp. Vì vậy, để xác định mức cho vay phù hợp đối với mỗi khách hàng, ngân hàng cần phải phân loại hộ nông nghiệp theo ngành nghề, theo quy mô sản xuất để xác định mức cho vay phù hợp đối với mỗi khách hàng trên đơn vị diện tích canh tác. Ví dụ: cách xác định mức cho vay trên đơn vị diện tích 1. Định mức chi phí trên đơn vị diện tích - Những chi phí thuộc đối tượng cho vay - Những chi phí không thuộc đối tượng cho vay 2. Thu nhập trên đơn vị diện tích 3. Tổng chi phí thuộc đối tượng cho vay trong kỳ 4. Tổng thu nhập từ hoạt động của phương án sản xuất kinh doanh trong kỳ 5. Thu nhập từ các hoạt động khác trong kỳ
  7. 6. Chi tiêu của hộ gia đình trong kỳ 7. Tổng thu nhập dùng để trả nợ ngân hàng trong kỳ 8. Mức cho vay dựa vào - Tổng chi phí thuộc đối tượng cho vay trong kỳ - Tổng thu nhập dùng để trả nợ ngân hàng trong kỳ 9. Mức cho vay trên đơn vị diện tích 5.2.2.2. Cho vay trung dài hạn hộ nông dân * Đối tượng cho vay trung dài hạn: Đầu tư dài hạn của hộ nông dân nhằm mực đích hình thành nên TSCĐ, đây là loại tài sản có thời gian sử dụng dài, giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh , biểu hiện dưới hình thái hiện vật là đất đai, công trình xây dựng như nhà xưởng, chuồng trại, kho bãi, sân phơi, chi phí cải tạo đất, chi phí hình thành đàn gia súc, xây dựng ao đìa, vườn cây lâu năm,..., và các loại máy móc thiết bị chuyên dùng như súc vật cày kéo, máy động lực cơ điện, công cụ máy móc nông nghiệp,... Đối tượng cho vay trung dài hạn của ngân hàng đối với hộ nông dân là các đối tượng kể trên. Nhưng riêng đối với yếu tố ruộng đất, là tư liệu sản xuất chủ yếu, giá trị rất lớn, là yếu tố bắt buộc phải có để cho vay, vì vậy, ngân hàng không tính vào đối tượng cho vay. Tuy nhiên, đối với các hộ nông dân sản xuất quy mô lớn (trang trại), phải đi thuê đất thì chi phí thuê đất cũng là thuộc đối tượng để ngân hàng xem xét cho vay nếu phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * Xác định mức cho vay, thời hạn vay và kỳ hạn nợ: - Về mức cho vay: cũng xác định như cho vay ngắn hạn, tuy nhiên, mức vốn tự có tham gia cần phải đánh giá thận trọng nếu quy mô lớn và cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. - Về thời hạn cho vay: cần chú ý về thời gian ân hạn. Tuỳ theo đặc điểm ngành nghề mà xác định đúng thời gian ân hạn nhằm đảm bảo cho người nông dân thực hiện đúng kế hoạch trả nợ cho ngân hàng. - Về số tiền trả nợ và thời gian trả nợ: do tính chất thời vụ và chu kỳ sinh trưởng của đối tượng nuôi trồng nên ngân hàng cần phải xem xét đến đặc điểm này để xác định số tiền trả, thời hạn trả phù hợp. ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG V. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG VÀ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 5.1. CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 5.1.1. Đặc điểm trong cho vay nông nghiệp nông thôn 5.1.2. Các phương thức tổ chức cho vay nông nghiệp nông thôn
  8. 5.1.2.1. Cho vay trực tiếp 5.2.2.2. Cho vay bán trực tiếp 5.1.2.3. Cho vay gián tiếp 5.1.3. Đặc thù về kinh tế hộ gia đình, hộ nông dân ở Việt Nam 5.1.3.1. Kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam 5.1.3.2. Kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam 5.2. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN 5.2.1. Nội dung phân tích tín dụng trong cho vay hộ nông dân 5.2.1.1. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ có liên quan 5.2.1.2. Phân tích các yếu tố phi tài chính 5.2.1.3. Phân tích tài chính (phân tích nhu cầu vay hợp lý và khả năng trả nợ) 5.2.1.4. Phân tích tài sản bảo đảm 5.2.2. Phân tích nhu cầu vay hợp lý và khả năng trả nợ của hộ nông dân 5.2.2.1. Đối với cho vay ngắn hạn hộ nông dân 5.2.2.2. Đối với cho vay trung dài hạn hộ nông dân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2