Tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội trong bài đồng chí
lượt xem 7
download
Tham khảo tài liệu 'tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội trong bài đồng chí', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội trong bài đồng chí
- Tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu A- Mở bài: - Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu) B- Thân bài: * Cơ sở hình thành tình đồng chí: - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu - Chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí! (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc). * Biểu hiện của tình đồng chí: - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết. - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay. - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao) * Biểu tượng của tình đồng chí:
- - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối. - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc. - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ). C- Kết bài : - Đề tài về người lính của Chính Hữu được biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ sự khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính. - Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng.
- CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGIỆP CỦA NHÀ VĂN CHÍNH HỮU
- Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926[1] - 27 tháng 11 năm 2007[2]), tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm 2000).Ông sinh tại Vinh (Nghệ An), tuy nhiên, quê của ông lại là huyện Can Lộc nay là huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.Ông mất năm 2007 Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy
- những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ . Ông mất ngày 27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội. Tác phẩm Đầu súng trăng treo (tập thơ, NXB Văn học, 1966) • Thơ Chính Hữu (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997) • Tuyển tập Chính Hữu (NXB Văn học, 1998) • Ngoài bài thơ Đồng chí được nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc, một số bài thơ khác của ông cũng là nguồn cảm hứng cho các nhạc sỹ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác" (nhạc sỹ Hoàng Hiệp), "Bắc cầu" (nhạc sỹ Quốc Anh), "Có những ngày vui sao" (nhạc sỹ Huy Du) [3]. Một số trích đoạn nổi tiếng: Bài Ngày về: ... Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...
- Bài Đồng chí: ... Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án vật lý 10 (Nâng cao)
33 p | 1156 | 255
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn với công tác chăm lo đời sống cán bộ - giáo viên – công nhân viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai
12 p | 1690 | 221
-
CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
5 p | 2370 | 145
-
Bài giảng Địa lý 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
32 p | 484 | 66
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ
10 p | 1390 | 53
-
Bài giảng Địa lý 6 bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
19 p | 341 | 45
-
SKKN: Chỉ đạo dạy học Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy
23 p | 240 | 35
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 40: Thực hành Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
18 p | 293 | 26
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai
13 p | 153 | 21
-
Phân tích quá trình tha hóa thức tỉnh và hôi sinh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao
16 p | 582 | 17
-
Bài giảng Đại số 7 chương 1 bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp)
20 p | 216 | 15
-
Dàn bài viết về Tình Bạn
3 p | 436 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp trong việc thực hiện sắp xếp bộ máy và chính sách tinh giản biên chế tại trường THPT Lê Hồng Phong
31 p | 35 | 9
-
Tác động nhiều gen lên một tình trạng quan hệ
11 p | 106 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác bán trú trong trường mầm non
13 p | 185 | 8
-
Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa, đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”
6 p | 42 | 5
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 20 (Sách Cánh diều)
18 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn