TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS <br />
AUREUS PHÂN LẬP Ở BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ <br />
Trần Văn Hưng<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế. <br />
Trần Hữu Luyện, Nguyễn Thị Nam Liên<br />
Bệnh viện Trung ương Huế.<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm khuẩn được ghi nhận tại Bệnh viện Trung ương Huế qua nhiều năm <br />
cho thấy căn nguyên vi khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus) luôn là một trong <br />
những căn nguyên thường gặp [5]. Tỷ lệ kháng thuốc cao và có tính chất đa kháng <br />
của S. aureus đã làm cho việc điều trị các nhiễm khuẩn do chúng gây nên rất khó <br />
khăn [2], [4], [6].<br />
Để giúp cho việc chọn lựa kháng sinh một cách hợp lý, góp phần điều trị có <br />
hiệu quả các nhiễm khuẩn do S.aureus, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về tính <br />
kháng thuốc của các chủng S.aureus gây nhiễm khuẩn ở Bệnh viện Trung ương <br />
Huế.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu:<br />
Chủng S. aureus: gồm có 2283 chủng S. aureus phân lập được từ các bệnh <br />
phẩm của bệnh nhân nằm điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế.<br />
Môi trường làm kháng sinh đồ: Thạch Mueller Hinton của hãng OXOID <br />
(Anh).<br />
Các đĩa giấy kháng sinh: Hãng AB BIODISK (Thụy Điển) và hãng SANOFI <br />
(Pháp).<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng S. aureus phân lập <br />
được bằng kỹ thuật đĩa giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch theo phương pháp <br />
Kirby Bauer [1], [3].<br />
Đánh giá kết quả dựa vào bảng chuẩn của hãng sản xuất đĩa giấy kháng sinh <br />
để phân loại mức độ nhạy cảm với từng loại kháng sinh.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
35<br />
3.1. Phân bố các chủng S.aureus theo nguồn bệnh phẩm:<br />
Bảng 1: Phân bố các chủng S.aureus theo nguồn gốc bệnh phẩm<br />
Nguồn bệnh phẩm Số chủng Tỷ lệ %<br />
Mủ vết thương, vết bỏng 1315 57,6<br />
Nước tiểu 538 23,6<br />
Đờm 256 11,2<br />
Các chất dịch 62 2,7<br />
Máu 55 2,4<br />
Các bệnh phẩm khác 57 2,5<br />
Tổng số 2283 100<br />
Qua bảng 1 cho thấy hơn 1/2 số chủng S.aureus được phân lập từ mủ vết <br />
thương, vết bỏng (chiếm 57,6%), sau đó đến các nhiễm khuẩn đường tiết niệu <br />
(23,6%), và nhiễm khuẩn đường hô hấp (11,2 %). <br />
3.2. Mức độ đề kháng kháng sinh của S. aureus.<br />
Bảng 2: Mức độ đề kháng với các kháng sinh nhóm lactam của S.aureus.<br />
Kháng sinh Tổng Đề kháng Trung gian Nhạy cảm<br />
số Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ <br />
chủng chủng % chủng % chủng %<br />
Penicillin G 2090 1765 84,4 35 1,7 290 13,9<br />
Cephalothin 2085 627 30,1 309 14,8 1149 55,1<br />
Ceftriaxon 403 130 32,3 44 10,9 229 56,8<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy: <br />
Trên 84% số lượng chủng S.aureus đề kháng với penicillin G.<br />
Tỷ lệ đề kháng với cephalothin và ceftriaxon của các chủng S.aureus ở bệnh <br />
nhân tại Huế là trên 30%, trong khi đó ở Miền Bắc thì tỷ lệ đề kháng với cephalothin <br />
là 8,0% và với ceftriaxon là 15% [2].<br />
Bảng 3: Mức độ đề kháng với gentamicin, erythromycin, co trimoxazol, <br />
norfloxacin và vancomycin của S.aureus.<br />
Kháng sinh Tổng Đề kháng Trung gian Nhạy cảm<br />
số Số chủng Tỷ lệ % Số chủng Tỷ lệ % Số chủng Tỷ lệ %<br />
chủng<br />
Gentamicin 2283 649 28,4 245 10,7 1389 60,9<br />
Erythromycin 1599 878 54,9 105 6,6 616 38,5<br />
Cotrimoxazol 1877 907 48,3 171 9,1 799 42,6<br />
Norfloxacin 113 34 30,1 1 0,9 78 69,0<br />
Vancomycin 177 2 1,1 0 0,0 175 98,9<br />
<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy: <br />
Tỷ lệ đề kháng gentamicin của các chủng S.aureus phân lập được từ bệnh <br />
phẩm của chúng tôi là 28,4%. Theo báo cáo của Chương trình giám sát Quốc gia về <br />
36<br />
tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam (1998) cho biết tỷ <br />
lệ kháng gentamicin của các chủng S.aureus ở Miền Bắc là 20,0%, còn ở Miền <br />
Nam là 42,0% [2].<br />
Tỷ lệ đề kháng với erythromycin, co trimoxazol và norfloxacin của các <br />
chủng S.aureus ở Huế cao hơn so với tỷ lệ đề kháng 3 kháng sinh này của các chủng <br />
S.aureus ởí Miền Bắc và Miền Nam [2].<br />
Có 1,1% số chủng ở Huế kháng vancomycin. Theo báo cáo của Chương trình <br />
giám sát Quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt <br />
Nam năm 1998 thì cả nước có 3,4% số chủng kháng vancomycin, trong đó ởí Miền <br />
Bắc là 5% còn ởì Miền Nam là 1% [2].<br />
<br />
84.4%<br />
<br />
<br />
54.9%<br />
48.3%<br />
32.3%<br />
30.1% 30.1% 28.4%<br />
<br />
<br />
<br />
1.1%<br />
<br />
<br />
PEN ERY COT CRO CEP FL U GEN VAN<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mức độ kháng thuốc của các chủng S.aureus<br />
Ghi chú: PEN penicillin G, ERY erythromycin, COT cotrimoxazol, CRO <br />
ceftriaxon, CEP cephalothin, FLU fluoroquinolon, GEN gentamicin, VAN <br />
vancomycin.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Các chủng S.aureus gây nhiễm khuẩn ở Bệnh viện Trung ương Huế đề <br />
kháng cao với penicillin G (84,4%), với erythromycin (54,9%) và với co trimoxazol <br />
(48,3%). Các kháng sinh khác có tỷ lệ đề kháng thấp là ceftriaxon (32,3%), <br />
cephalothin (30,1%), norfloxacin (30,1%) và gentamicin (28,4%). Có 1,1% chủng <br />
S.aureus kháng vancomycin.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Đăng Hà, Lê Huy Chính, Phạm Văn Ca, Lê Văn Phủng. Kỹ thuật xác định mức độ <br />
kháng thuốc của vi khuẩn Kirby Bauer. Tài liệu tập huấn Vi sinh lâm sàng. Bộ Y tế, Hà <br />
Nội, (2000) 43 79.<br />
2. Lê Đăng Hà và các tác giả khác. Tình hình kháng thuốc kháng sinh hiện nay của 10 vi <br />
khuẩn thường gặp ở Việt Nam năm 1998. Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm <br />
37<br />
của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (1997 1998). Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, <br />
Hà Nội (1999) 3 18.<br />
3. Nguyễn Hữu Hồng. Chẩn đoán vi sinh lâm sàng và thử nghiệm kháng kháng sinh của <br />
một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Bộ môn Vi sinh trường Đại học y Hà Nội, <br />
(1990) 1 9.<br />
4. Lê Văn Phủng. Cấy mủ tìm tụ cầu vàng gây bệnh. Tài liệu tập huấn Vi sinh lâm <br />
sàng. Bộ Y tế, Hà Nội (2000) 13 15.<br />
5. Tập san nghiên cứu khoa học Bệnh viện Trung ương Huế (1998).<br />
6. Baron E.J et al. Micrococcacae: Staphylococci, Micrococci and Stomatococci. Bailey <br />
and Scott’s diagnostic microbiology. 9th edition. Mosby Year, Inc (1994) 321 330.<br />
TÓM TẮT<br />
2.283 chủng Staphylococcus aureus (S. aureus) phân lập từ bệnh nhân nằm điều trị <br />
tại Bệnh viện Trung ương Huế đã được nghiên cứu mức độ đề kháng với các thuốc kháng <br />
sinh bằng kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán trong thạch theo phương pháp Kirby Bauer. Kết <br />
quả cho thấy:<br />
Các chủng S.aureus gây nhiễm khuẩn ở Bệnh viện Trung ương Huế đề kháng cao <br />
với penicillin G (84,4%), với erythromycin (54,9%) và với co trimoxazol (48,3%). Các kháng <br />
sinh khác có tỷ lệ đề kháng thấp là ceftriaxon (32,3%), cephalothin (30,1%), norfloxacin <br />
(30,1%),ì gentamicin (28,4%) và vancomycin (1,1%).<br />
<br />
SITUATION OF ANTIBIOTIC RESISTANCE OF STAPHYLOCOCCUS <br />
AUREUS ISOLATED AT HUE CENTRAL HOSPITAL<br />
Tran Van Hung<br />
College of Medicine, Hue University<br />
Tran Huu Luyen, Nguyen Thi Nam Lien<br />
Hue Central hospital<br />
SUMMARY<br />
2.283 strains of Staphylococcus aureus (S. aureus) isolated from the patients in Hue <br />
Central Hospital were tested for antibiotic resistance using Kirby Bauer. The results showed <br />
that:<br />
S.aureus strains were highly resisted to penicillin G (84,4%), erythromycin (54,9%) <br />
and co trimoxazol (48,3%). The antibiotics with low resistance were ceftriaxon (32,3%), <br />
cephalothin (30,1%), norfloxacin (30,1%), gentamicin (28,4%) and vancomycin (1,1%).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38<br />