intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình nghiên cứu điều trị bạch cầu cấp dòng lymphô người lớn

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết có kết cấu nội dung trình bày về bạch cầu cấp dòng lymphô (BCCDL) ở người lớn, tình hình nghiên cứu bạch cầu cấp ở nước ngoài, tình hình nghiên cứu bạch cầu cấp ở Việt Nam... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết về bệnh cầu cấp qua bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình nghiên cứu điều trị bạch cầu cấp dòng lymphô người lớn

Tổng Quan<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHÔ<br /> NGƯỜI LỚN<br /> Huỳnh Văn Mẫn*, Nguyễn Tấn Bỉnh**<br /> Cho đến năm 1980, bạch cầu cấp dòng<br /> lymphô (BCCDL) ở người lớn được cho là khó<br /> chữa khỏi. Hơn 30 năm qua, những phát triển<br /> mới nổi bật đã được chú ý, với sự tiến bộ của<br /> những kỹ thuật miễn dịch tế bào và sinh học<br /> phân tử giúp chẩn đoán và phân loại BCCDL,<br /> những tiến bộ về điều trị như hóa trị liệu liều cao<br /> và ghép tế bào gốc đã cải thiện đáng kể thời gian<br /> sống cho bệnh nhân BCCDL người lớn(45).<br /> Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng gần đây đã<br /> cho thấy có khoảng 75% đến 95% bệnh nhân<br /> BCCDL người lớn đạt lui bệnh sau điều trị tấn<br /> công, tuy nhiên sự lui bệnh đạt được rất ngắn,<br /> đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi. Chiến lược<br /> điều trị mới tập trung vào việc tăng cường hóa<br /> trị tấn công và sau tấn công bằng nhiều thuốc<br /> hóa trị và điều trị dựa vào yếu tố tiên lượng tìm<br /> được trong các phân tích đa biến. Một số các yếu<br /> tố lâm sàng và sinh học đã được chứng minh là<br /> có giá trị tiên lượng quan trọng ở bệnh nhân<br /> BCCDL người lớn là: tuổi, số lượng bạch cầu lúc<br /> chẩn đoán, chỉ số thể trạng, tồn lưu tế bào ác tính<br /> sau điều trị, dấu ấn miễn dịch tế bào ác tính,<br /> nhiễm sắc thể bất thường tế bào ác tính và thời<br /> gian đạt được lui bệnh hoàn toàn(17,45).<br /> <br /> TÌNHHÌNHNGHIÊNCỨU ỞNƯỚCNGOÀI<br /> Nghiên cứu của Row năm 2005 đã cho thấy<br /> sự khác biệt trong tỉ lệ sống toàn bộ của những<br /> bệnh nhân đạt lui bệnh và những bệnh nhân<br /> không đạt lui bệnh (5% so với 45%)(34). Điều trị<br /> tấn công với vincristine và corticoid đạt lui bệnh<br /> khoảng 50% ở bệnh nhân mới chẩn đoán. Khi có<br /> thêm anthracycline vào thì sẽ nâng tỉ lệ lui bệnh<br /> lên từ 70%-85% (12). Những thay đổi trong hóa trị<br /> liệu tấn công đã được nhiều nghiên cứu báo<br /> cáo(11,18). Tuy nhiên việc đánh giá những thay đổi<br /> <br /> trong quá trình điều trị tấn công gặp nhiều khó<br /> khăn. Tỉ lệ lui bệnh của các hóa trị liệu tấn công<br /> đã cải thiện vượt 80%, cũng như sự phức tạp của<br /> các phác đồ hóa trị hiện nay, do đó việc phát<br /> hiện ra sự khác biệt trong tỉ lệ lui bệnh hay ảnh<br /> hưởng lên dự hậu của các thuốc hoặc hai phác<br /> đồ hóa trị khác nhau cũng là rất khó.<br /> Hóa trị tấn công với anthracycline và<br /> cytarabine liều cao đã được đánh giá như phác<br /> đồ thay thế bên cạnh phác đồ chuẩn. Todeschini<br /> và cộng sự đã thực hiện 2 nghiên cứu liên tiếp<br /> cho thấy việc tăng liều daunorubicin lên<br /> 225mg/m 2 và nghiên cứu sau là 275mg/m2 đã cải<br /> thiện thời gian sống không bệnh một cách đáng<br /> kể(38,39). Weiss và cộng sự thì sử dụng<br /> mitoxantron liều cao cùng với cytarabine liều cao<br /> trong hóa trị liệu tấn công(44). Kết quả từ thử<br /> nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong bảy trung<br /> tâm của họ cho thấy sự cải thiện tỉ lệ lui bệnh<br /> (83% so với 70%) và tỉ lệ sống toàn bộ sau năm<br /> năm (35% so với 22%).<br /> Dexamethasone đã được thay thế cho<br /> prednisone trong những bệnh nhân trẻ em thuộc<br /> nhóm nguy cơ chuẩn trong một thử nghiệm lâm<br /> sàng lớn(6). Việc sử dụng dexamethasone đã làm<br /> giảm 34% nguy cơ tái phát cũng như giảm đáng<br /> kể tỉ lệ tái phát màng não đơn độc. Tuy nhiên<br /> điều này chưa được chứng minh trong nghiên<br /> cứu ở đối tượng người lớn.<br /> Yếu tố kích thích tăng trưởng bạch cầu<br /> khởi động vài ngày sau hóa trị liệu tấn công<br /> không cải thiện tỉ lệ sống hoặc dự hậu của<br /> bệnh nhân trong nhiều thử nghiệm lâm sàng.<br /> Tuy nhiên nó làm giảm thời gian giảm bạch<br /> cầu hạt năm đến sáu ngày và cũng giảm tỉ lệ<br /> những biến chứng liên quan đến giảm bạch<br /> cầu hạt giảm, như nhiễm trùng(20).<br /> <br /> * Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP HCM<br /> **Sở y tế TP HCM<br /> Tác giả liên lạc: TS.BS. Huỳnh Văn Mẫn; ĐT: 0975 449 818; Email: huynhvanman@yahoo.com<br /> <br /> 22<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br /> <br /> Tổng Quan<br /> <br /> Khi sự tạo huyết bình thường được khôi<br /> phục, bệnh nhân vẫn còn lui bệnh, sẽ được<br /> chuyển ngay sang điều trị tăng cường, với liều<br /> cao các thuốc chưa được sử dụng trong điều trị<br /> tấn công hoặc lập lại chế độ điều trị tấn công.<br /> <br /> Trong trường hợp BCCDL dòng T, người ta<br /> đã chứng minh hiệu quả của cyclophosphamide<br /> và cytarabine. Trong trường hợp khác BCCDL<br /> nhóm nguy cơ chuẩn và rất cao, thì cytarabine<br /> liều cao có hiệu quả(13).<br /> <br /> Liều cao methotrexate (5g/m2) sẽ cải thiện kết<br /> quả điều trị ở bệnh nhân BCCDL dòng T(18). Bởi<br /> vì, nghiên cứu thấy rằng tế bào non ác tính T thì<br /> tích tụ methotrexate polyglutamate kém hơn tế<br /> bào B precursor, do đó, tạo ra một nồng độ cao<br /> của thuốc trong huyết thanh là cần thiết cho hiệu<br /> quả điều trị(35). Liều methotrexate quy ước<br /> (1g/m2) có lẽ là quá thấp đối với nhiều bệnh nhân<br /> B cell precursor BCCDL(8).<br /> <br /> Trong hai nghiên cứu đa trung tâm ở Đức<br /> đối với BCCDL có t(4;11), thì tiên lượng xấu và<br /> kết quả điều trị tối tăm. Để cải thiện kết quả,<br /> người ta sử dụng cytarabine liều cao,<br /> mitoxantrone và dị ghép tế bào gốc tạo máu(22).<br /> <br /> Một nghiên cứu khác cho thấy rằng trong số<br /> bệnh nhân BCCDL dòng B, tế bào non ác tính<br /> mang đột biến gen kiểu TEL-AML1 hoặc E2APBX1 sẽ có sự tích tụ thấp methotrexate<br /> polyglutamate có thể được so sánh với đa bội<br /> hoặc các bất thường gen khác(15). Điều này, gợi ý<br /> ở bệnh nhân với TEL-AML1 hoặc E2A-PBX1<br /> dương tính nên cho liều cao methotrexate.<br /> <br /> Trong vòng 25 năm trở lại đây, có rất nhiều<br /> công trình nghiên cứu về BCCDL người lớn. Các<br /> thuốc điều trị chủ yếu là corticoids, vincristine,<br /> anthracycline, cyclophosphamide, asparaginase,<br /> methotrexate, mercaptopurine. Theo thời gian,<br /> với những cải tiến mới về thuốc, về liếu lượng và<br /> liệu trình điều trị tỷ lệ lui bệnh tăng dần từ 60%<br /> lên đến 90%; tỷ lệ sống không bệnh sau 3 năm từ<br /> 30% lên đến 60%.<br /> <br /> Tác giả Thomas X với phác đồ LALA-94<br /> nghiên cứu trên 922 bệnh nhân từ 1994 - 2002<br /> cho tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn sau tấn công 84% và<br /> thời gian sống không bệnh 3 năm 37%(37).<br /> <br /> Bảng 1: Tóm tắt một số công trình nghiên cứu BCCDL người lớn ở nước ngoài<br /> Tác giả<br /> (18)<br /> LALA87 (Fiere 1993)<br /> (19)<br /> CALGB 8811 (Larson 1995)<br /> (11)<br /> CALGB 9111 (Larson, 1998)<br /> (20)<br /> GIMEMA 0288 (Annino 2002)<br /> (21)<br /> JALSG-ALL 93 (Takeuchi, 2002)<br /> (17)<br /> LALA94 (Thomas, 2004)<br /> (22)<br /> MD Anderson (Kantarjian, 2004)<br /> (3)<br /> International trial ALL (Rowe, 2005)<br /> (23)<br /> PETHEMA ALL-93 (Ribera, 2005)<br /> (24)<br /> GRAALL-2003 (Huguet, 2009)<br /> <br /> Trước khi imatinib ra đời, nhiều nghiên cứu<br /> điều trị BCCDL Ph+ người lớn cho thấy tỷ lệ lui<br /> bệnh khoảng 60-90%, Tỷ lệ bệnh nhân sống toàn<br /> bộ tại thời điểm 3 năm khoảng 13-19% đối với<br /> <br /> n<br /> 511<br /> 197<br /> 198<br /> 778<br /> 263<br /> 922<br /> 288<br /> 1521<br /> 222<br /> 225<br /> <br /> Tuổi<br /> 33<br /> 32 (16-80)<br /> 35 (16-83)<br /> 28 (12-60)<br /> 31 (15-59)<br /> 33 (18-79)<br /> 40 (15-92)<br /> (15-59)<br /> 27 (15-50)<br /> 31 (15-60)<br /> <br /> CR %<br /> 76<br /> 85<br /> 85<br /> 82<br /> 78<br /> 84<br /> 92<br /> 91<br /> 82<br /> 94<br /> <br /> DFS % (năm)<br /> 32-43 (2)<br /> 46 (3)<br /> 40 (3)<br /> 29 (9)<br /> 30 (5)<br /> 37 (3)<br /> OS 38 (5)<br /> 35 (5)<br /> 55 (3,5)<br /> <br /> nhóm không ghép tuỷ và 35-65% đối với nhóm<br /> ghép tủy(21).<br /> <br /> Bảng 2: Tóm tắt một số công trình nghiên cứu BCCDL Ph+ trước khi có imatinib, không ghép tủy<br /> Nghiên cứu<br /> MRC-UKALLXA<br /> LALA<br /> CALGB<br /> Hyper CVAD<br /> <br /> Tác giả<br /> Secker-Walker1997<br /> Thomas1998<br /> Wetzler 1999<br /> Kantarjian 2000<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Số BN<br /> 40<br /> 43<br /> 67<br /> 32<br /> <br /> CR%<br /> 83<br /> 64<br /> 79<br /> 91<br /> <br /> Tỷ lệ sống<br /> DFS: 3 năm,13%<br /> OS: 9 tháng<br /> OS: 5 năm, 11%<br /> OS: 5 năm,7%<br /> <br /> 23<br /> <br /> Tổng Quan<br /> Nghiên cứu<br /> CALGB<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> Tác giả<br /> Setzler 2004<br /> <br /> Số BN<br /> 111<br /> <br /> CR%<br /> 74<br /> <br /> Tỷ lệ sống<br /> OS: 3 năm,19%<br /> <br /> Bảng 3: Tóm tắt một số công trình nghiên cứu BCCDL Ph+ trước khi có imatinib, có ghép tủy<br /> Nghiên cứu<br /> Barrett 1992<br /> Snyder 1999<br /> Goldstone 2001<br /> Dombret 2002<br /> Laport 2008<br /> <br /> Số BN<br /> 67<br /> 23<br /> 72<br /> 74<br /> 67<br /> <br /> Tuổi<br /> 28<br /> 30<br /> 42<br /> 36<br /> <br /> BCCDL Ph+ thuộc nhóm tiên lượng xấu, thời<br /> gian sống ngắn, tỷ lệ tái phát cao. Những bệnh<br /> nhân ghép tủy có cải thiện thời gian sống nhưng<br /> tỷ lệ tử vong trong ghép cũng cao. Những năm<br /> gần đây, với nhiều tiến bộ về sinh học phân tử<br /> và các thuốc điều trị nhắm đích ra đời góp phần<br /> cải tiến phác đồ điều trị BCCDL Ph+.<br /> <br /> Tử vong trong ghép (%)<br /> 41<br /> 39<br /> 40<br /> 24<br /> 35<br /> <br /> Tỷ lệ sống<br /> 2 năm: 38%<br /> 3 năm: 65%<br /> 5 năm: 43%<br /> 3 năm: 35%<br /> 10 năm: 29-54%<br /> <br /> Năm 2001, sau khi imatinib ra đời, nhiều<br /> phác đồ áp dụng hóa trị liệu kết hợp với imatinib<br /> điều trị BCCDL Ph+ cho kết quả tốt hơn rất<br /> nhiếu. Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn khoảng 93-100%,<br /> ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi tỷ lệ lui bệnh<br /> cũng đạt 72%. Tỷ lệ bệnh nhân sống toàn bộ sau<br /> 3 năm khoảng 50-60% đối với nhóm không ghép<br /> tủy và 60-90% đối với nhóm ghép tủy(21).<br /> <br /> Bảng 4: Tóm tắt một số công trình nghiên cứu BCCDL Ph+ có imatinib<br /> Nghiên cứu<br /> (26)<br /> GMALL Wassmann 2006<br /> JALSG ALL 202 Hatta 2009<br /> GRAAPH 2003 Tanguy Schmidt, 2009<br /> Hyper CVAD Thomas 2010<br /> <br /> Số BN<br /> 92<br /> 103<br /> 45<br /> 54<br /> <br /> Hiện nay, trên thế giới vẫn đang tiếp tục<br /> nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Tóm lại,<br /> các công trình này nhắm vào kết hợp hóa trị liều<br /> cao và theo dõi tồn lưu tế bào ác tính, thuốc điều<br /> <br /> Tuổi<br /> 43,5 (19-65)<br /> 45 (15-64)<br /> 45 (16-59)<br /> 51 (17-84)<br /> <br /> CR%<br /> 95<br /> 97,1<br /> 93<br /> <br /> DFS<br /> 2 năm: 36-43%<br /> 3 năm: 56,8%<br /> 4 năm: 25%<br /> 3 năm: 33%<br /> <br /> trị nhắm đích, kháng thể đơn dòng và ghép tế<br /> bào gốc.<br /> <br /> Bảng 5: Tóm tắt một số công trình đang nghiên cứu BCCDL Ph(-)<br /> Nhóm<br /> GRAALL(Pháp)<br /> JALSG(Nhật)<br /> NCRI(Anh)<br /> CALGB(Mỹ) COG(Mỹ)<br /> <br /> Tên nghiên cứu<br /> GRAALL2005<br /> ALL202-U<br /> MARALL<br /> CALGB10403 AALL0232<br /> <br /> Điểm chính<br /> Hóa trị liều cao/ Rituximab<br /> Peg- L- asparaginase<br /> Dựa theo phác đồ trẻ em<br /> Hyper- CVAD + Rituximab<br /> <br /> Bảng 6: Tóm tắt các công trình đang nghiên cứu BCCDL Ph(+)<br /> Nhóm<br /> GRAALL(Pháp)<br /> GIMEMA(Ý)<br /> JALSG(Nhật)<br /> <br /> Tên nghiên cứu<br /> GRAAPh02/2015<br /> LAL1205<br /> Ph+ALL2008<br /> <br /> Ghép /Imatinib sau ghép<br /> <br /> CALGB (Mỹ)<br /> <br /> CALGB10001<br /> <br /> Hyper- CVAD + Imatinib<br /> <br /> TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM<br /> Tại Việt Nam, nghiên cứu về BCCDL<br /> người lớn trong thời gian qua còn là lĩnh vực<br /> mới, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và<br /> thời gian dài. Việc đăng ký bệnh nhân mới<br /> mắc bệnh BCC và ung thư trên cả nước chưa<br /> <br /> 24<br /> <br /> Điểm chính<br /> Hyper- CVAD + Imatinib<br /> Dasatinib/ Imatinib<br /> <br /> được tiến hành nên chưa có nghiên cứu dịch<br /> tễ học trên phạm vi cả nước.<br /> Nghiên cứu về chẩn đoán và phân loại bệnh<br /> BCC có nhiều tiến bộ hơn từ những năm 1980.<br /> Tác giả Bạch Quốc Tuyên và cộng sự tại Viện<br /> Huyết học Truyền máu, bệnh viện Bạch Mai đã<br /> áp dụng cách phân loại FAB lần đầu tiên tại Việt<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br /> Nam cho bệnh nhân BCC(4). Năm 1986, tác giả<br /> Nguyễn Ngọc Minh đã nêu các đặc điểm sinh<br /> học của bệnh nhân BCC ở Huế(26). Một số tác giả<br /> khác như Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Bạch Thị<br /> Minh Hằng đã có những nghiên cứu về áp dụng<br /> hóa học tế bào trong chẩn đoán bệnh BCC(5,29).<br /> Tác giả Bạch Quốc Khánh và cộng sự, Nguyễn<br /> Văn Tránh và cộng sự đã nêu đặc điểm lâm sàng<br /> và xét nghiệm của bệnh BCC ở người lớn tại<br /> VHHTMTU (năm 2004) và Bệnh viện Trung<br /> ương Huế (năm 2006)(3,27). Đặng Hoàng Anh và<br /> cộng sự cũng đã có nghiên cứu về đặc điểm lâm<br /> sàng và cận lâm sàng của bệnh BCCDL ở trẻ em<br /> và người lớn tại bệnh viện TMHH (năm 2006)(23).<br /> Các nghiên cứu này chưa áp dụng các xét<br /> nghiệm miễn dịch tế bào và sinh học phân tử để<br /> chẩn đoán phân loại bệnh. Sau năm 1995, nhiều<br /> tác giả như Nguyễn Công Khanh (năm 1995),<br /> Trần Văn Bé (năm 1997), Trần Quốc Dũng (2001)<br /> đã áp dụng phân loại bệnh bạch cầu cấp theo<br /> miễn dịch(23,30,42). Nghiên cứu về biến đổi nhiễm<br /> sắc thể trong bệnh BCC người lớn một cách khá<br /> toàn diện đã được tiến hành tại VHHTMTU<br /> (Phạm Quang Vinh, năm 2003)(30).<br /> Các nghiên cứu về điều trị BCCDL người lớn<br /> bắt đầu xuất hiện từ những năm 1991. Mặc dù<br /> kết quả điều trị ở Việt Nam chưa có được kết<br /> quả điều trị như tại các nước tiên tiến trên thế<br /> giới, nhưng đã tạo hy vọng cho nhiều bệnh nhân<br /> <br /> Tổng Quan<br /> <br /> không may mắc căn bệnh này. Từ 1990 - 1998, tại<br /> bệnh viện TMHH đã áp dụng một số phác đồ<br /> điều trị bệnh BCCDL ở người lớn: tác giả Phạm<br /> Qúi Trọng với phác đồ VAMP cho tỷ lệ lui bệnh<br /> hoàn toàn sau tấn công 77% và thời gian sống<br /> không bệnh 1 năm là 15%(31); tác giả Trần Văn Bé<br /> với phác đồ BGMT đã cho tỷ lệ lui bệnh hoàn<br /> toàn 80% và thời gian sống không bệnh 2 năm là<br /> 35%(41). Tại VHHTMTU năm 2004, tác giả Bạch<br /> Quốc Khánh đã công bố kết quả điều trị bệnh<br /> BCCDL cho kết quả lui bệnh hoàn toàn là 80%(2).<br /> Từ năm 2000-2006, Phác đồ LALA 94 đã<br /> được áp dụng tại bệnh viện TMHH với tỉ lệ lui<br /> bệnh hoàn toàn là 83%, tuy nhiên thời gian<br /> sống ngắn (tỉ lệ sống không bệnh 2 năm là<br /> 25%)(32). Từ năm 2007 - 2009 phác đồ CALGB<br /> 8811 được áp dụng đã cho tỷ lệ lui bệnh hoàn<br /> toàn là 87% và đã giúp cải thiện thời gian sống<br /> không bệnh 2 năm là 39%, thời gian sống toàn<br /> bộ 2 năm là 45%(12).<br /> Nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai năm<br /> 2011, điều trị BCCDL người lớn bằng phác đồ<br /> hyper CVAD cho tỷ lệ lui bệnh là 80%(28). Năm<br /> 2011 Nguyễn HàThanh và cộng sự báo cáo kết<br /> quả điều trị BCCDL người lớn tại VHHTMTU<br /> bằng phác đồ hyper CVAD cho tỷ lệ lui bệnh<br /> là 58,6%(25).<br /> <br /> Bảng 7: Tóm tắt các công trình nghiên cứu BCCDL người lớn trong nước<br /> Nghiên cứu<br /> (39)<br /> VAMP P.Q.Trọng (n=17)<br /> (40)<br /> BGMT T.V.Bé (n=25)<br /> (41)<br /> B.Q.Khánh (n=71)<br /> LALA94 P.C.Dũng (n=31)<br /> <br /> (42)<br /> <br /> CALGB 8811 N.Đ.Văn (n=30)<br /> <br /> (24)<br /> (27)<br /> <br /> Hyper CVAD N.T.L.Hương (n=20)<br /> (25)<br /> Hyper CVAD N.H.Thanh(n=26)<br /> <br /> Năm<br /> 2000<br /> 2000<br /> 2004<br /> <br /> CR<br /> 77<br /> 80<br /> 80<br /> <br /> Tử vong GĐ tấn công<br /> -<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 83%<br /> <br /> 3.3%<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 87%<br /> <br /> 6%<br /> <br /> 2010<br /> 2011<br /> <br /> 80%<br /> 58,6%<br /> <br /> 0%<br /> -<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Annino L, Vegna M L, Camera A, et al (2002), “Treatment of<br /> adult acute lymphoblastic leukemia (ALL): long-term followup of the GIMEMA ALL 0288 randomized study”, Blood,<br /> 99(3), 863-871.<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> DFS<br /> 1 năm: 15%<br /> 2 năm: 35%<br /> 14% (3 năm)<br /> 19 tháng<br /> 39% (2 năm)<br /> 17 tháng<br /> -<br /> <br /> OS<br /> <br /> 25% (3 năm)<br /> 27,5 tháng<br /> 45% (2 năm)<br /> 20 tháng<br /> -<br /> <br /> Bạch Quốc Khánh (2004), “Kết quả điều trị lơ xê mi cấp dòng<br /> lymphô tại viện Huyết học - truyền máu trung ương”, Y học<br /> thực hành, số 497, trang 22-27.<br /> Bạch Quốc Khánh, Trần Thị Minh Hương, Nguyễn Hà<br /> Thanh, et al (2004), “Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm củau<br /> leukemia cấp dòng lymphô gặp tại Viện Huyết học và truyền<br /> máu Bệnh viện Bạch mai”, Y học thực hành, 497, tr. 81-84.<br /> <br /> 25<br /> <br /> Tổng Quan<br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 12.<br /> <br /> 13.<br /> <br /> 14.<br /> <br /> 15.<br /> <br /> 16.<br /> <br /> 17.<br /> 18.<br /> 19.<br /> <br /> 20.<br /> <br /> 26<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> Bạch Quốc Tuyên (1991), “Một số vấn đề bệnh bạch cầu cấp ở<br /> Việt Nam”, Huyết học - Truyền máu , NXB Y học, Hà Nội, tr.<br /> 88-105.<br /> Bạch Thị Minh Hằng (1995), “Góp phần nghiên cứu phân loại<br /> lơxêmi cấp dựa trên đặc điểm lâm sàng và hình thái học tế<br /> bào (FAB) ở khoa máu”, Viện huyết học - Truyền máu, Luận<br /> văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.<br /> Bostrom B C, Sensel M R, Sather H N, et al (2003),<br /> “Dexamethasone versus prednisone and daily oral versus<br /> weekly intravenous mercaptopurine for patients with<br /> standard-risk acute lymphoblastic leukemia: a report from the<br /> Children's Cancer Group”, Blood, 101(10), 3809-3817.<br /> Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Tấn Bỉnh (2006), “Đặc điểm lâm<br /> sàng và cận lâm sàng của bệnh bạch cầu cấp tại Bệnh viện<br /> Huyết học - Truyền máu TP. Hồ Chí Minh”, Y học thực hành,<br /> 545, tr. 155-161.<br /> Evans W E, Relling M V, Rodman J H, et al (1998),<br /> “Conventional compared with individualized chemotherapy<br /> for childhood acute lymphoblastic leukemia”, N Engl J Med,<br /> 338(8), 499-505.<br /> Fielding A K (2008), “The treatment of adults with acute<br /> lymphoblastic leukemia”, Hematology Am Soc Hematol Educ<br /> Program, pp. 381-389.<br /> Fiere D, Lepage E, Sebban C, et al (1993), “Adult acute<br /> lymphoblastic leukemia: a multicentric randomized trial<br /> testing bone marrow transplantation as postremission<br /> therapy. The French Group on Therapy for Adult Acute<br /> Lymphoblastic Leukemia”, J Clin Oncol, 11(10), 1990-2001.<br /> Gokbuget N, Hoelzer D (2002), “Recent approaches in acute<br /> lymphoblastic leukemia in adults”, Rev Clin Exp Hematol, 6(2),<br /> 114-141; discussion 200-112.<br /> Gottlieb A J, Weinberg V, Ellison R R, et al (1984), “Efficacy of<br /> daunorubicin in the therapy of adult acute lymphocytic<br /> leukemia: a prospective randomized trial by cancer and<br /> leukemia group B”, Blood, 64(1), 267-274.<br /> Hoelzer D, Gokbuget N (2000), “New approaches to acute<br /> lymphoblastic leukemia in adults: where do we go?”, Semin<br /> Oncol, 27(5), 540-559.<br /> Huguet F, Leguay T, Raffoux E, et al (2009), “Pediatricinspired therapy in adults with Philadelphia chromosomenegative acute lymphoblastic leukemia: the GRAALL-2003<br /> study”, J Clin Oncol, 27(6), 911-918.<br /> Kager L, Cheok M, Yang W, et al (2005), “Folate pathway gene<br /> expression differs in subtypes of acute lymphoblastic<br /> leukemia and influences methotrexate pharmacodynamics”, J<br /> Clin Invest, 115(1), 110-117.<br /> Kantarjian H, Thomas D, O'Brien S, et al. (2004), “Long-term<br /> follow-up results of hyperfractionated cyclophosphamide,<br /> vincristine, doxorubicin, and dexamethasone (Hyper-CVAD),<br /> a dose-intensive regimen, in adult acute lymphocytic<br /> leukemia”, Cancer, 101(12), 2788-2801.<br /> Kaushansky K, Williams W J, (2010), “Williams hematology (8th<br /> ed.)”, McGraw-Hill Medical, New York, 1732-1760.<br /> Laport G F, Larson R A, (1997), “Treatment of adult acute<br /> lymphoblastic leukemia”, Semin Oncol, 24(1), 70-82.<br /> Larson R A, Dodge R K, Burns C P, et al (1995), “A five-drug<br /> remission induction regimen with intensive consolidation for<br /> adults with acute lymphoblastic leukemia: cancer and<br /> leukemia group B study 8811”, Blood, 85(8), 2025-2037.<br /> Larson R A, Dodge R K, Linker C A, et al (1998), “A<br /> randomized controlled trial of filgrastim during remission<br /> <br /> 21.<br /> <br /> 22.<br /> <br /> 23.<br /> <br /> 24.<br /> <br /> 25.<br /> <br /> 26.<br /> <br /> 27.<br /> <br /> 28.<br /> <br /> 29.<br /> <br /> 30.<br /> <br /> 31.<br /> 32.<br /> <br /> 33.<br /> <br /> 34.<br /> <br /> 35.<br /> <br /> 36.<br /> <br /> induction and consolidation chemotherapy for adults with<br /> acute lymphoblastic leukemia: CALGB study 9111”, Blood,<br /> 92(5), 1556-1564.<br /> Lee H J, Thompson J E, Wang E S, et al (2011), “Philadelphia<br /> chromosome-positive acute lymphoblastic leukemia: current<br /> treatment and future perspectives”, Cancer, 117(8), 1583-1594.<br /> Ludwig W D, Rieder H, Bartram C R, et al (1998),<br /> “Immunophenotypic and genotypic features, clinical<br /> characteristics, and treatment outcome of adult pro-B acute<br /> lymphoblastic leukemia: results of the German multicenter<br /> trials GMALL 03/87 and 04/89”, Blood, 92(6), 1898-1909.<br /> Nguyễn Công Khanh, Trần Thị Hồng Hà, Võ Thanh Hương,<br /> et al (1995), “Phân loại bệnh bạch cầu cấp thể lymphô theo<br /> miễn dịch”, Y học thực hành- Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa<br /> học, Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em 1991-1995, tr. 184-186.<br /> Nguyễn Đình Văn, Nguyễn Hạnh Thư, Huỳnh Văn Mẫn, et al<br /> (2010), “Hiệu quả điều trị phác đồ CALGB ở bệnh nhân bạch<br /> cầu cấp dòng lymphô người lớn”, Y học Việt nam, số 373(2),<br /> trang 227-231.<br /> Nguyễn Hà Thanh, Nguyễn Thùy Dương (2011), “Đánh giá<br /> hiệu quả phác đồ hyper CVAD trong điều trị lơ xê mi cấp<br /> dòng lympho”, Hội nghị truyền máu huyết học phía nam lần 1.<br /> Nguyễn Ngọc Minh (1986), “Một số đặc điểm sinh học của<br /> lơxêmi cấp qua tổng kết 200 bệnh nhân gặp tại Học viện Y<br /> Huế 1975-1985”, Y học thực hành, 3, tr. 29-37.<br /> Nguyễn Thị Lan Hương, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thị<br /> Lan, et al. (2010), “Đánh giá kết quả điều trị lơ xê mi cấp dòng<br /> lymphô bằng phác đồ hyper CVAD”, Y học lâm sàng, 57, trang<br /> 54-60.<br /> Nguyễn Thị Quỳnh Nga (1986), “Phân loại lơxêmi cấp theo<br /> hóa học tế bào”, Luận văn Bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại<br /> học Y Hà Nội.<br /> Nguyễn Văn Tránh, Nguyễn Ngọc Minh, cs, (2006), “Đặc<br /> điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh lơxêmi cấp ở người<br /> lớn tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Y học thực hành, 545, tr.<br /> 200-205.<br /> Phạm Quang Vinh (2003), “Nghiên cứu bất thường nhiễm sắc<br /> thể trong các thể bệnh lơ-xê-mi cấp thể người lớn tại viện<br /> Huyết học- Truyền máu”, Luận án Tiến sỹ y học, Trường đại học<br /> y khoa Hà Nội.<br /> Phạm Quí Trọng (2000), “Điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng<br /> lympho”, Y học Việt nam, 248-249 (6-7), 40-54.<br /> Phù Chí Dũng (2009), “Điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng<br /> lymphô người lớn bằng phác đồ LALA94”, Y học Việt Nam,<br /> Tập 353 (số 2), trang 9-16.<br /> Ribera J M, Oriol A, Bethencourt C, et al, (2005), “Comparison<br /> of intensive chemotherapy, allogeneic or autologous stem cell<br /> transplantation as post-remission treatment for adult patients<br /> with high-risk acute lymphoblastic leukemia. Results of the<br /> PETHEMA ALL-93 trial”, Haematologica, 90(10), 1346-1356.<br /> Rowe J M, Buck G, Burnett A K, et al, (2005), “Induction<br /> therapy for adults with acute lymphoblastic leukemia: results<br /> of more than 1500 patients from the international ALL trial:<br /> MRC UKALL XII/ECOG E2993”, Blood, 106(12), 3760-3767.<br /> Synold T W, Relling M V, Boyett J M, et al, (1994), “Blast cell<br /> methotrexate-polyglutamate accumulation in vivo differs by<br /> lineage, ploidy, and methotrexate dose in acute lymphoblastic<br /> leukemia”, J Clin Invest, 94(5), 1996-2001.<br /> Takeuchi J, Kyo T, Naito K, et al, (2002), “Induction therapy by<br /> frequent administration of doxorubicin with four other drugs,<br /> followed by intensive consolidation and maintenance therapy<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0