Xã hội học, số 2 - 1990<br />
<br />
Tình hình sinh đẻ<br />
qua các cuộc điều tra-nghiên cứu lớn<br />
VŨ MẠNH LỢI *<br />
Ở Việt Nam thời gian gần đây vấn đề tái sản xuất dân cư ngày càng thu hút sự chú ý đặc biệt của các cơ<br />
quan chuyên trách Nhà nước, chuyên gia của nhiều ngành khác nhau và đông đảo quần chúng nhân dân, các tổ<br />
chức xã hội. Sách báo, ấn phẩm về dân số được lưu hành với số lượng ngày càng gia tăng. Nhiều hội nghị, hội<br />
thảo về dân số được tổ chức. Nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu được tiến hành. Tuy nhiên, do có những khó khăn<br />
như thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ có năng lực, thiếu kinh phí và các phương tiện nghiên cứu, thiếu kinh<br />
nghiệm tổ chức và tiến hành điều tra v. v. . . nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế, tản mạn, diện bao trùm<br />
hẹp, không cố cơ sở khái quát cao, các kết luận còn mang tính chất tư biện, cảm tình, ít sức thuyết phục.<br />
Có thể nói cuộc điều tra Dân số học và Y tế (VN DHS- 88) do Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia<br />
đình tiến hành năm 1988 với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên hợp quốc là một cuộc nghiên cứu lớn đầu tiên<br />
ở nước ta. Cuộc điều tra nghiên cứu này được tiến hành tại 12 tỉnh, thành phố với dung lượng mẫu là 4172.<br />
Trong cuộc điều tra này, nhiều thông tin dân số học quan trọng đã được thu thập, xử lí và đã được công bố phần<br />
nào. Bên cạnh đó, cuộc Tổng kiểm kê dân số tiến hành ngày 1- 4 -1989 cùng mang lại một khối lượng lớn<br />
những thông tin dân số quan trọng, với diện bao trùm lớn, đáng tin cậy để có thể dựng nên được một bức tranh<br />
toàn cảnh về thực trạng dân số nước ta.<br />
Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, ở Việt Nam, mức sinh tuy vẫn còn ở mức cao song đang có chiều<br />
hướng giảm. Nhưng cụ thể mức sinh còn cao là bao nhiêu và đang giảm như thế nào thì các số liệu đưa ra rất<br />
khác nhau và được lí giải chưa thỏa đáng. Diều quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao nữa là tiềm năng tái<br />
sinh sản của dân cư còn chưa được nghiên cứu đầy đủ.<br />
Trong bài viết ngắn này, dựa vào các số liệu của VN DHS-88 đã được công bố và so sánh với số liệu 5% đã<br />
sử lí của Tổng kiểm kê dân số năm 1989 chúng tôi chỉ có ý định tìm hiểu thực chất của tình hình sinh đẻ ở Việt<br />
Nam hiện nay và phần nào đó có thể đưa ra những kiến giải nhất đinh với mục đích đóng góp vào việc hiểu biết<br />
sâu sắc hơn hiện trạng dân số của nước ta. Chúng tôi bắt đầu bằng việc phân tích những tỷ suất sinh chung nhất<br />
để có thể đưa ra một ý niệm chung về mức sinh và khuynh hướng sinh đẻ hiện nay ở nước ta. Theo đánh giá của<br />
VN DHS - 88, năm 1988 tỷ suất sinh thô là 33‰, tỷ lệ tử thô là so và tỷ suất tăng tự nhiên là 2,5%: Như vậy, tỷ<br />
suất sinh và tăng tự nhiên này cao hơn rất nhiều so với các số liệu của Niên giám thống kê 1987 và cũng cao<br />
hơn rất nhiều so với mục đích dân số của Nhà nước là 1,7%.<br />
Theo đánh giá sơ bộ dựa theo số liệu mẫu 5% Tổng kiểm kê dân số 1989, tỷ suất sinh thô là khoảng 31-<br />
32‰, thấp hơn đôi chút so với con số kể trên, tỷ suất tử thô là khoảng 8- 9‰, không khác với đánh giá của VN<br />
DHS-88. Tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 2, 2 đến 2, 4%, cao hơn rất nhiều so với mục đích dân số của Nhà nước<br />
Bảng 1 cho ta một ý niệm về khuynh hướng sinh đẻ trong khoảng mười năm gần đây. Tuy rằng phương<br />
pháp đánh giá gián tiếp của VN DHS chỉ cho phép đánh giá tổng tỷ suất sinh của phụ nữ cho đến 39 tuổi, những<br />
con gỡ này -dù lúc lên lúc xuống- rô ràng cho thấy khuynh hướng chung là số sinh đang giảm xuống. Diều này<br />
cũng phù hợp với kết luận khi so sánh tổng tỷ suất sinh với số con trung bình mà một phụ nữ đã từng sinh mà ta<br />
sẽ nói đến ở phần sau .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*<br />
. Cán bộ nghiên cứu Phòng lý luận và lịch sử Xã hội học, Viện Xã hội học.<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
2 Xã hội học, số 2 - 1990<br />
<br />
<br />
Bảng 1: Khuynh hướng sinh đẻ:<br />
<br />
Năm TFR (15-39) Nguồn<br />
<br />
1980 4,27 VN DHS-88<br />
1981 4,24 VN DHS-88<br />
1982 4,69 VN DHS-88<br />
1983 4,43 VN DHS-88<br />
1984 4,28 VN DHS-88<br />
1985 4,01 VN DHS-88<br />
1986 3,37 VN DHS-88<br />
1987 3,67 VN DHS-88<br />
1983- 1987 4, 16 VN DHS-88<br />
1989 3,96 TKKDS-89<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng tỷ suất sinh tính đầy đủ cho phụ nữ trong độ tuổi 15-49 là 0, 4 cho năm 1987 theo VN DHS-88 và là 3,<br />
96 cho năm 1989 theo mẫu 5% của Tổng kiểm kê dân số 1989. Nếu các con số này là đúng thì ta thấy hầu như<br />
không có sự thay đổi đáng kể nào trong mức sinh trong vòng hai năm từ 1987- 1989. Chúng ta đều biết rằng lợi<br />
thế của VN DHS-88 cũng như các cuộc điều tra khác- so với Tổng kiểm kê dân số - không phải ở các con số<br />
thống kê. Vì VN DHS có diện bao trùm hẹp hơn nhiều, có thể có sai số ngay trong cơ cấu thành phần của mẫu,<br />
trong việc thu nhập số liệu và ngay cả trong phương pháp tính. Về điểm này các số liệu của Tổng kiểm kê dân<br />
số tỏ ra đáng tin cậy hơn. Điễm mạnh của VN DHS nằm ở những thông tin định tính, giúp cho những phân tích<br />
sâu. Ta hãy so sánh hai khuôn mẫu sinh đẻ theo số liệu của hai nguồn này :<br />
Bảng 2: Tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi và tổng tỷ suất sinh tính cho từng độ tuổi.<br />
Độ tuổi VN DHS-88 Tổng kiểm kê dân số Mẫu 1989<br />
5%<br />
ASFRi (‰) TFKi ASFRi (‰) TFKi<br />
Giai đoạn 1983-87 1 989<br />
15-19 1,8 0 0,009 26,00 0,130<br />
20-24 108,4 0,551 192, 00 1,090<br />
25-29 261,8 1,860 221, 00 2, 195<br />
30-34 270,4 3,212 167, 00 3, 030<br />
35-39 189,4 4, 159 110,00 3,580<br />
40-44 101,2 4, 665 57,00 3,865<br />
45-49 47,2 4,901 19,00 3,960<br />
TER 4,901 - 3,960<br />
<br />
<br />
Nhìn vào bảng tay thật khó có thể tin được đây là hai khuôn mẫu sinh đẻ phản ánh mức sinh của cùng một<br />
nhóm dân cư tại hai thời điểm khác nhau vài năm. Theo VN DHS-88 tỷ suất<br />
sinh đặc thù theo tuổi tính trung bình hàng năm cho giai đoạn 1983- 1987 là không đáng kể cho nhóm tuổi 15-<br />
19, sau đó tăng vọt mạnh mẽ ở hai nhóm tuổi tiếp theo và đạt giá trị lớn nhất là 270,4% ở độ 30- 34 sau đó giảm<br />
mạnh ở các độ tuổi tiếp theo. Đồng thời, tổng tỷ suất sinh cũng tăng mạnh mẽ ở khoảng từ 20- 39, sau đó tốc độ<br />
tăng cố giảm bớt ở hai nhóm tuổi cuối và đạt 4,9 con, cao hơn gần một con so với tổng tỷ suất sinh tính cho<br />
riêng năm 1987 cũng theo nguồn này như đã nêu ở trên. Trong khi đó, theo mẫu 5% của Tổng kiểm kê dân số<br />
1989, tỷ suất<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 2 - 1990<br />
sinh đặc thù theo tuổi độ tuổi 1 5- 1 9 là một con số đáng kể (26,0‰) . Nó tăng mạnh ở hai độ tuổi tiếp theo và<br />
đạt cực đại ở nhóm tuổi 25-29 là 221,00‰ (chứ không phải ở độ tuổi 30-34). Sau đó tỷ suất này giảm dần<br />
nhưng vẫn khá cao ở hai nhóm tuổi 30- 34 và 35- 39. ở độ tuổi trên 40 tỷ suất này giảm mạnh. Tỷ suất sinh tổng<br />
quát chỉ tăng mạnh đến nhóm tuổi 30- 34, sau đó tốc độ gia tăng giảm đi nhanh chóng và đạt giá trị cuối cùng là<br />
3,96 con. So sánh số liệu của hai nguồn này ở bảng 2 ta thấy rõ ràng ngoài sự khác biệt do hành vi sinh đẻ đã<br />
biên đổi theo thời gian, còn có sự không ồn do cơ cấu tuổi của dân cư trong mẫu VN DHS-88 gây ra. Thật khó<br />
có thể tin rằng ở nước ta độ tuổi sinh đẻ mạnh nhất lại là độ tuổi 30-34). Xem xét lại cơ cấu tuổi trong mẫu VN<br />
DHS-88 chúng tôi thấy rõ ràng dân cư trong mẫu "già" hơn nhiều so với dân cư trong mẫu 5% của Tổng kiểm<br />
kê dân số. Ngoài ra, tình trạng hôn nhân trong mẫu VN DHS-88 cũng có vấn đề không đại diện cho tỉnh hình<br />
của toàn quốc. Tuy nhiên, sự lệch cơ cấu đó ảnh hưởng đến cường độ sinh đẻ trong từng thời điểm của độ tuổi<br />
tái sinh sản nhiều hơn là ảnh hưởng đến số con cuối cùng. Nói cách khác, phần nhiều nó chỉ nâng cao giả tạo<br />
ruồi đê mạnh chứ ít ảnh hưởng đến số con cuối cùng. Do đó, có cơ sở để tin rằng tổng tỷ suất sinh trong giai<br />
đoạn 1983- 1987 có giá trị cao hơn 4,0 con. Có nghĩa là có sự giảm mức sinh trong thời gian qua (vì giá trị đó<br />
cho năm 1987 chỉ là 4, 00 theo cùng nguồn VN-DHS-88 và là 3, 96 năm 1989 theo TKKDS-89) 1 .<br />
Chúng tôi cho rằng các số liệu của Tồng kiểm kê dân số trong bảng 2 tương đối đáng tin cậy.<br />
Tuy vậy, nó cũng chỉ cho ta một hình dung mờ nhạt về tình hình dân số chung. Vấn đề là ở chỗ cơ cẩu mẫu<br />
5% của TKKDS-89 cũng không đại diện cho cơ cấu dân số nói chung cho cả nước. Trong mẫu 5% của TKKDS-<br />
89 tỷ lệ dân cư đô thị chiếm 35, 78% cao gần gấp đôi tỷ lệ này trên phạm vi cả nước. Bây giờ, ta hãy xem xét tỷ<br />
mỷ hơn mức sinh và khuôn mẫu sinh ở nông thôn và đô thị .<br />
Bảng 3: Tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi mẹ (ASFRI) và tổng tỷ suất sinh<br />
tính cho từng độ tuổi (TFR1)<br />
Số liệu của mẫu 5% TKKDS-1989.<br />
Tuổi mẹ Nông thôn Đô thị<br />
<br />
ASFRi(%) TFRi TFRi +1-TFRi ASFRi(%) TFRi TFRi+1 - TFRi<br />
<br />
15-19 2,79 0, 14 - 1,26 0,006 -<br />
20-24 20,32 1,16 1,02 11,71 0,64 0,58<br />
25-29 23,22 2,32 1, 16 14,57 1,37 0,73<br />
30-34 17,93 3,22 0,90 10,49 1,89 0,52 0,27<br />
35-39 12,21 3,83 0,61 5,40 2, 16<br />
40-44 6,53 4, 16 0,33 2,11 2,26 0, 10<br />
45-49 2,20 4,27 0,11 0,48 2,28 0,02<br />
TFR 4,27 2,28<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi ở cả nông thôn lẫn đô thị đều gia tăng nhanh chóng từ độ tuổi<br />
20, đạt đỉnh cao ở độ tuổi 25- 29 rồi giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong nhóm tuổi 30-34. Sau nhóm tuổi này<br />
tỷ suất này giảm hẳn ở khu vực đô thi. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn nó còn khá cao trong nhóm tuổi tiếp<br />
theo rồi mới giảm mạnh trong độ tuổi từ 40- 49. Về giá trị, nhìn chung tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi ở nông thôn<br />
cao hơn gần gấp đôi giá trị của tỷ suất đó ở khu vực đô thị. Các giá trị của tổng tỷ suất sinh tính cho từng độ tuổi<br />
cho thấy số con trung bình một người mẹ sẽ có khi trải qua các nhóm tuổi tương ứng nếu bà ta tuân theo khuôn<br />
mẫu sinh đẻ như hiện nay ở bảng 3. Cột thứ ba của mỗi khu vực nông thôn hay đô thị cho biết cứ sau năm năm<br />
thì một phụ nữ sẽ có thêm bao nhiêu con. ở nông thôn ta thấy cho đến 34 tuổi cứ sau 5 năm một phụ nữ lại có<br />
thêm khoảng 1 con nữa. Sau đó tốc độ gia tăng này giăm dần đến tuổi 49. Trong khi đó ở thành thị khoảng cách<br />
<br />
1<br />
. Tổng kiềm lê dân số - 1989<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
4 Xã hội học, số 2 - 1990<br />
lớn nhất sau năm năm chỉ là 0,73 con (giữa phụ nữ 29 tuổi và 24 tuổi). Vê sau tốc độ gia tăng này giảm dần<br />
xuống 0,02 ở độ tuổi 49. Bắt đầu từ độ tuổi 20 trở lên phụ nữ nông thôn có nhiều hơn phụ nữ đô thị cùng độ tuổi<br />
từ 0,5 con dần dần lên đến gần 2 con ở độ tuổi 49. Như vậy, rõ ràng phụ nữ nông thôn vừa đẻ nhiều hơn, vừa đẻ<br />
dày hơn và thời gian đẻ mạnh cũng kéo dài hơn phụ nữ đô thị. Điều này nên đặc biệt lưu ý trong việc triển khai<br />
công tác kế hoạch hóa gia đình. Hết tuổi sinh đẻ, phụ nữ nông thôn đạt tổng tỷ suất sinh là 4, 27 con, hơn gần<br />
hai con so với tổng tỷ suất sinh của phụ nữ đô thị là 2,28. Diều đáng chú ý là tổng tỷ suất sinh đối với khu vực<br />
đô thị trong cuộc điều tra VN DHS-88 tính cho giai đoạn 1983- 1987 là 2,75, cao hơn con số nói trên là 0,53<br />
con. Trong khi đó con số này đối với khu vực nông thôn còn cao hơn nữa là 5,43, cao hơn con gà Của mẫu 5%<br />
TKKDS-89 hơn 1 con.<br />
Phải chăng trong giai đoạn 1 983- 1 989 số sinh ở nông thôn giảm nhiều hơn đô thị? Đáng lưu ý là bảng 3 sẽ<br />
phản ánh đúng thực trạng sinh đẻ của xã hội nếu như không có khuyết tật trong cơ cấu dân số. Trên thực tế,<br />
bảng 3 được tính cho mọi phụ nữ ở độ tuổi tái sinh sản mà không phân biệt tình trạng hôn nhân và gia đình. Do<br />
đó nó chỉ phản ánh đúng mức sinh của dân cư với giả định là mọi phụ nữ đều sớm muộn cũng sẽ lấy chồng theo<br />
khuôn mẫu hôn nhân hiện nay và sẽ tham gia vào quá trình sinh sản theo khuôn mẫu đó. Nếu có một bộ phận<br />
đáng kể phụ nữ chắc chắn sẽ không thể lấy chồng được (do chênh lệch cơ cấu giới tính chẳng hạn) và do đó<br />
chắc chắn sẽ không tham gia vào quá trình tái sinh sản thì bảng 3 không phản ánh được thực tế. Vi số phụ nữ<br />
này khi không tham gia sinh sản nhưng vẫn được tính vào mẫu số của các tỷ lệ sẽ làm các tỷ lệ này giảm xuống<br />
một cách đáng kể. Do đó, việc xem xét khuôn mẫu sinh đẻ của riêng các phụ nữ đã có gia đình sẽ là một vấn đề<br />
hữu ích, đặc biệt nó sẽ cho ta một hình dung thực sự về việc mục đích "mỗi gia đình có nhiều nhất hai con" hiện<br />
thực đến mức nào.<br />
<br />
<br />
Bảng 4: Nông thôn Đô thị<br />
Từ suất<br />
sinh đặc ASFR TFRi TFRi TFRi ASFRi TFRi TFRi TFRi<br />
thù theo % 15-49 20-49 25-49 % 15-49 20-49 25-49<br />
tuổi về<br />
tổng tỷ<br />
suất sinh<br />
(ASFRi,<br />
TFRi(15-<br />
49),<br />
TFRi(20 -<br />
49) và<br />
TFRi (25 -<br />
49) chỉ<br />
tính cho<br />
số phụ nữ<br />
có<br />
chồng.Tuổ<br />
i mẹ<br />
15-19 23,07 1,15 23,77 1,19<br />
20-24 33,86 2,84 1,69 28,81 2,63 1,44<br />
25-29 28,70 4,27 3, 12 1,43 20,13 3,64 2,45 1,01<br />
30-34 21,09 5,32 4,17 2,48 13, 10 4,29 3,10 1,66<br />
35-39 14,62 6,05 4,90 3,21 6,81 4,63 3,44 2,00<br />
40-44 8, 15 6,46 5,31 3,62 2,64 4,76 3,57 2,13<br />
45-49 2,86 6,60 5,45 3,76 0,63 4,79 3,60 2,16<br />
TFR 6,60 5,45 3,76 4,79 3,60 2,16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 2 - 1990 5<br />
Ở bảng 4, tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi (ASFRI) cho thấy một bức tranh hơi khác so với bảng 3. Tỷ suất này<br />
có giá trị cao nhất không phải ở độ tuổi 25-29 như bảng 3, mà là ở độ tuổi trê hơn, nhóm 20-24 tuổi. So với<br />
bảng 3, tỷ suất này cho khu vực nông thôn cao hơn đến hơn một lần rưỡi và đối với khu vực đô thị nó cao hơn<br />
đến hơn hai lần rưỡi. Sở dĩ có sự tăng vọt nảy là vì trong độ tuổi này, bộ phận phụ nữ chưa chồng rất lớn, số này<br />
đã đánh tụt tỷ suất này một cách mạnh mẽ ở bảng 3 và cho ta cảm tưởng rằng phụ nữ đẻ nhiều ở độ tuổi 25-29.<br />
Theo bảng 4, rô ràng phụ nữ đẻ nhiều nhất ở độ tuổi 20-24. Sự tăng vọt tỷ suất này ở đô thị còn cho thấy tỷ lệ<br />
phụ nữ chưa chồng so với tổng số phụ nữ ở đô thị lớn hơn rất nhiều ở nông thôn- Diều hoàn toàn phù hợp với sự<br />
quan sát của nhiều nhà nghiên cứu về độ tuổi kết hôn cao hơn ở đô thị. ò độ tuổi 15- 19, không có sự khác nhau<br />
đáng kể giữa khuôn mẫu sinh đè ở nông thôn và đô thị (23, 07% cho nông thôn và 23, 77% cho đô thị). Điều<br />
này cho phép giả định rằng phụ nữ cưới chồng sớm ở độ tuổi này ở cả nông thôn lẫn đô thị đều "lạc hậu" như<br />
nhau trong giai đoạn đầu của tuổi sinh đẻ 2<br />
Bảng 4 cũng cho thấy thời gián đẻ nhiều (tuy có giảm dần) của phụ nữ nông thôn còn kéo dài đến 40 tuổi và<br />
ở đô thị thời gian đó ngắn hơn 5 năm, đến 35 tuổi. Điều đáng lưu ý là, so sánh tỷ suất sinh đê y như phụ nữ nông<br />
thôn già hơn họ 5 tuổi. So sánh tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi của phụ nữ nông thôn từ 25- 49 tuổi với tỷ suất đó<br />
tính cho phụ nữ trẻ hơn tương ứng 5 năm ở đô thị (từ 20- 44 tuổi) ta thấy sự khác biệt là không đáng kể ? Diều<br />
này cho phép giả định rằng số con mà phụ nữ nông thôn đẻ nhiều hơn phụ nữ đô thi chính là số con mà họ đẻ<br />
trong khoảng từ 20-24 hoặc năm năm đầu sau khi cưới nếu họ cưới từ 25 tuổi trở lên. Có nghĩa là phụ nữ nông<br />
thôn đẻ nhiều hơn phụ nữ đô thị đúng bằng số con mà họ đẻ trong 5 năm đẻ khỏe nhất của mình.<br />
Bây giờ ta hãy thử xem tình hình các số con của phụ nữ ra sao 3 . Ba cột tiếp theo cho các khu vực nông thôn<br />
và đô thị ở bảng 4 lần lượt là tổng tỷ suất sinh tính cho ba thời kì tái sinh sản có độ dài ngắn khác nhau là 15-49,<br />
20-49 và 24-49 phụ thuộc vào 3 độ tuổi kết hôn là 15, 20 và 25. Ở nước ta, chúng tôi cho rằng tuổi kết hôn có<br />
liên quan nghịch đến số con chủ yếu không phải vì độ dài ngắn của thời kì sinh sản mà chủ yếu là tuổi kết hôn<br />
phản ánh khá rõ nét lối song của mỗi con người. Chúng ta đều biết rằng con người trưởng thành về mặt sinh học<br />
sớm hơn trưởng thành về mặt xã hội rất nhiều. Kết hôn ở tuổi trưởng thành về mặt sinh học nhưng chưa trường<br />
thành về mặt xã hội (kết hôn sớm) thường là những người có lối sống "truyền thống hơn". Và chính sự khác<br />
nhau về lối sống này mà tuổi kết ,hôn chỉ là một biểu hiện đã dẫn tới những nhu cầu về số con khác nhau. Do<br />
đó, tuổi kết hôn ở nước ta có thể được xem như một chỉ báo tốt để phân tích mức sinh . Nếu phụ nữ có tuổi kết<br />
hôn trung bình là 1 5 thì sức tái sản xuất dân cư của họ hết sức lớn, vượt xa thế hệ cha mẹ họ. Và số con nói đến<br />
trong giả định trên sẽ là 2, 84 - 1, 15 = 1, 69. Số con khi hết tuổi sinh đẻ một phụ nữ sẽ có sẽ là 6, 60 cho nông<br />
thôn và 4,79 cho đô thị. Chúng ta đều biết rằng tuổi kết hôn trung bình cho cả nông thôn lẫn đô thị đều cao hơn<br />
15 rất nhiều, song việc xét số sinh của những người kết hôn ở tuổi 15 rất có ý nghĩa đối với bộ phận phụ nữ lấy<br />
chồng sớm. Số đó không nhiều song không phải hoàn toàn không đáng kể. Nếu tuổi kết hôn trung bình là 20 ta<br />
sẽ có số con nói đến ở giả định trên vẫn là 1, 69 và số con mà một phụ nữ có cho nông thôn và đô thị tương ứng<br />
sẽ là 5, 45 và 3, 60. Con số này vẫn còn qua cao so với mục đích mà chúng ta đang phấn đấu. Nếu tuổi kết hôn<br />
trung bình là 25 thị cố con tình theo giả định trên (số con phụ nữ nông thôn đẻ nhiều hơn phụ nữ độ thị) sẽ là 1,<br />
43 và tổng số con một phụ nữ sẽ có ở nông thôn và đô thị tương ứng sẽ là 3, 76 và 2, 16. Theo mẫu 5% Tổng<br />
kiểm kê dân số năm 1989, tuổi trung bình cho lần kết hôn đầu tiên của phụ nữ đô thị là 24, 8 và của phụ nữ nông<br />
thôn là 22, 7. Như vậy, mục tiêu mỗi phụ nữ chỉ sinh tối đa 2 con tỏ ra hiện thực đối với khu vực đô thị. Còn đối<br />
<br />
2<br />
. Ở đây và sau này chúng tôi sử dụng các thuật ngữ theo sự phân loại của cuộc điều tra 5% Tống kiểm kê dân số toàn<br />
quốc.<br />
3<br />
. Điều cần chú ý trong bảng này là, vì bảng này chỉ tính cho phụ nữ đã có gia đình, nên tổng tỷ suất sinh tính cho một<br />
giai đoạn sinh đẻ của phụ nữ chỉ đại diện cho những phụ nữ lập gia đình ờ đầu thời điểm đó. Chẳng hạn, TFR (15-49) chi<br />
đại diện cho phụ nữ lập gia đình ở tuổi 15. Dựa vào tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi (ASFR) tính cho sự nữ có chồng ta có thẻ<br />
tính được tổng tỷ suất sinh đối với từng độ tuổi kết hôn. Tiếc rằng không có số liệu cho từng năm mà chỉ có số liệu cho các<br />
nhóm 5 năm một. Do đó chúng tôi chỉ tính tổng tỷ suất sinh cho ba nhóm là: những phụ nữ lấy chồng năm 16, 20 và 25<br />
tuổi.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
6 Xã hội học, số 2 - 1990<br />
với khu vực nông thôn, theo chúng tôi, khó cố thể đạt được mục tiêu đó trong một tương lai gần.<br />
Từ những điều phân tích trên, ta thấy mức sinh ở nước ta còn rất cao. Tuy mức sinh đang có chiều hướng<br />
giăm song sự giảm số sinh diễn ra rất chậm so với yêu cầu, đặc biệt ở nông thôn. ở nông thôn, mục tiêu "mỗi gia<br />
đình chỉ có tối đa hai con" khó có thể thực hiện được trong tương lai gần nếu không có những biện pháp hữu<br />
hiệu có thể kiểm soát được số sinh.<br />
Nguồn số liệu sử dụng trong bài này lấy từ.<br />
1 Vu Quy Nhan and R. Hancngcrg: The 19S8 Demographic Survey in Viet Nam, Asia- Pacirc Population<br />
Journal, 911989<br />
2- Hội thảo về VN- DHS-88, 1 211 989<br />
3- Tính từ "Kết quả điều tra mẫu" - Ban chi đạo Tổng kiếm kê dân sỗ trung ương, Hà Nội, 3/1990.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />