Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tính tất yếu phát triển du<br />
lịch sinh thái<br />
Bởi:<br />
hoa lan anh<br />
<br />
<br />
Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn. Hoạt động du lịch chỉ thực sự<br />
diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990 gắn liền với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước.<br />
Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến 2002 lượng khách quốc tế tăng 10,5 lần (từ<br />
250.000 đến 2.620.000) khách nội địa tăng 13 lần (từ 1000.000 tăng lên 13.000.000).<br />
Thu nhập xó hội cũng tăng đáng kể, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng đến năm 2002 là 23.000<br />
tỷ đồng, trong đó hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia và<br />
du lịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn. Các số liệu thống kê ở một số vườn quốc gia<br />
như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mó ... cỏc khu bảo tồn thiờn nhiờn như Phong<br />
Nha- Kẻ bàng, Hồ kẻ gỗ... bỡnh quõn mỗi năm tăng 50% khách nội địa và 30 % khách<br />
quốc tế. Trong giai đoạn từ 1995 – 1998 du lịch sinh thái đạt tăng trưởng 16,5%.<br />
<br />
Vì vậy hiện nay phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Du lịch sinh thái phát<br />
triển nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, của cộng đồng. Nhu cầu<br />
này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể<br />
một tương lai phát triển lâu dài của hệ sinh thái, với tư cách là một ngành kinh tế. Bên<br />
cạnh xu thế phát triển du lịch sinh thái do nhu cầu khách quan, xu thế này còn không<br />
nằm ngoài xu thế chung về phát triển xã hội của loài người khi các giá trị tài nguyên<br />
ngày càng bị suy thoái, khai thác cạn kiệt.<br />
<br />
Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn toàn<br />
trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị<br />
trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều. Việt Nam có<br />
đường bờ biển dài hơn 3000km, lưng dựa vào dãy Trường Sơn. Chính các điều kiện đó<br />
đã mang lại cho Việt Nam một hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc<br />
đáo. Kết hợp vào đó có rất nhiều nét văn hoá dân tộc đặc sắc, đậm đà. Những yếu tố đó<br />
đã tạo nên cho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc phát triển loại hình du lịch sinh<br />
thái. Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên<br />
và văn hoá phục vụ phát triển kinh tế thông qua du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu.<br />
Với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn - Du lịch trong đó có du lịnh sinh thái ngày<br />
càng khẳng định vị thế của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.<br />
<br />
<br />
<br />
1/2<br />
Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái<br />
<br />
<br />
Du lịch sinh thái ở Việt nam cũng đó cú những đóng góp lớn cho sự phát triển cộng<br />
đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường. Nhờ phát triển du lịch sinh thái mà đồng bào một<br />
số dân tộc, cư dân sinh sống trong vùng đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn có được<br />
việc làm, nâng cao mức sống, các lễ hội, tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và<br />
phát triển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2/2<br />