Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày có hóa trị và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng năm 2023-2024
lượt xem 1
download
Giảm cân và suy dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng. Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc gây độc tế bào, gây một số tác dụng phụ, làm ảnh hưởng tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Bài viết trình bày tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư dạ dày trong quá trình hóa trị năm 2023-2024.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư dạ dày có hóa trị và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng năm 2023-2024
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY CÓ HÓA TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG NĂM 2023-2024 Nguyễn Thị Huệ1 TÓM TẮT 40 SUMMARY Giảm cân và suy dinh dưỡng thường gặp ở ASSESSING THE NUTRITIONAL bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư dạ dày STATUS OF STOMACH CANCER nói riêng. Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư PATIENTS CHEMOTHERAPY AND sử dụng thuốc gây độc tế bào, gây một số tác SOME RELATED FACTORS AT DA dụng phụ, làm ảnh hưởng tình trạng dinh dưỡng NANG ONCOLOGY HOSPITAL của bệnh nhân. 2023-2024 Mục tiêu: Tình trạng dinh dưỡng và một số Background: Weight loss and malnutrition yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở are common in cancer patients in general and bệnh nhân ung thư dạ dày trong quá trình hóa trị stomach cancer in particular. Chemotherapy is a năm 2023-2024. cancer treatment method that uses cytotoxic Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang drugs, causing a number of side effects and trên 260 bệnh nhân ung thư dạ dày. affecting the patient's nutritional status. Kết quả nghiên cứu: không suy dinh dưỡng Research objective: Assess nutritional là 39 %, suy dinh dưỡng là 61%. Có mối liên status and identify some factors related to quan giữa giới tính với tình trạng dinh dưỡng. malnutrition in gastric cancer patients during Trong đó, nam giới (62,6%) bị suy dinh dưỡng chemotherapy. cao hơn nữ (52,7%), sự khác biệt có ý nghĩa Research methods: Cross-sectional thống kê với p < 0,05. Không có mối liên quan description of 260 gastric cancer patients. giữa nhóm tuổi, kinh tế với tình trạng dinh Research results: no malnutrition was 39%, dưỡng. malnutrition was 61%. There were a relationship Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân between gender and nutritional status. Among ung thư dạ dày ở mức cao và cần được quan tâm. them, men (62.6%) were more malnourished than Từ khoá: ung thư dạ dày, tình trạng dinh women (52.7%), the difference was statistically dưỡng, hóa trị, PG-SGA, Bệnh viện Ung bướu significant with p < 0.05. There was no Đà Nẵng. relationship between age group, economic status and nutritional status. Conclusion: The rate of malnutrition in 1 Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng gastric cancer patients was high and needs Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Huệ attention. SĐT: 0989006153 Keywords: Stomach cancer, nutritional Email: nguyenthue249@gmail.com status, chemotherapy, PG-SGA, Da Nang Ngày nhận bài: 08/6/2024 Oncology Hospital. Ngày phản biện khoa học: 18/6/2024 Ngày duyệt bài: 26/7/2024 341
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN I. ĐẶT VẤN ĐỀ động của khối u còn chịu ảnh hưởng do quá Theo số liệu ghi nhận ung trình điều trị hóa chất gây ra các tác dụng thư (GLOBOCAN), năm 2022 tại Việt Nam phụ, làm giảm lượng thức ăn, thiếu chất dinh có tới 16.277 ca mới mắc ung thư dạ dày, dưỡng. Những điều này đã góp phần làm cho con số này ngày càng tăng. Giảm cân và suy tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư thư dạ dày ngày càng trầm trọng thêm. nói chung và ung thư dạ dày nói riêng [6]. Ung thư dạ dày chiếm khoảng 13% tổng Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư số các nguyên nhân gây tử vong và có đến sử dụng thuốc gây độc tế bào, thường có 20% người bệnh ung thư dạ dày tử vong do dạng uống hoặc tiêm truyền. Hóa chất điều suy dinh dưỡng trước khi tử vong do bệnh lý trị ung thư có tác dụng chống lại hầu hết các ung thư gây ra [7]. Theo tác giả Phạm Thị loại ung thư. Tuy nhiên, hoá chất có nhiều Thanh Hoa về dinh dưỡng ở bệnh nhân ung độc tính và biến chứng đối với người bệnh thư đường tiêu hóa thì suy dĩnh dưỡng ở ung thư. Các biến chứng ảnh hưởng đến chức bệnh nhân ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ khá năng tiêu hóa của người bệnh như: buồn nôn, cao 35,7% [4]. Việc đánh giá tình trạng dinh nôn, chán ăn, viêm niêm mạc miệng, tiêu dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày có chảy làm cho người bệnh ăn kém, không ăn điều trị bằng hóa chất là cần thiết giúp phát được hoặc giảm hấp thu, dẫn đến tình trạng hiện ra những người bệnh có tình trạng dinh sút cân, suy dinh dưỡng thậm chí dẫn đến dưỡng kém nhằm có những can thiệp dinh tình trạng suy kiệt trong quá trình điều trị dưỡng kịp thời để cải thiện tình trạng dinh ung thư [1]. dưỡng cho người bệnh. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong Do đó, việc đánh giá tình trạng dinh quá trình điều trị các bệnh lý của người bệnh. dưỡng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân Chế độ dinh dưỡng không phù hợp là yếu tố ung thư dạ dày trong quá trình hóa trị đóng nguy cơ hàng đầu của suy dinh dưỡng, rối vai trò rất quan trọng. Để bệnh nhân có một loạn chuyển hóa. Giảm cân và suy dinh chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Ung việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hạn chế thư dạ dày là một trong những loại ung thư quá trình sụt cân, nâng cao khả năng chống gây suy dinh dưỡng nhiều nhất do có khối u đỡ và đáp ứng với hóa trị. nằm ở vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thu, Trên thế giới và Việt Nam đã có một số tiêu hóa các chất dinh dưỡng [8]. Dạ dày là nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của cơ quan tiêu hóa quan trọng. Bệnh nhân ung bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị. thư dạ dày điều trị hóa chất thường sau khi Tuy nhiên, tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Có những trường thì chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. hợp ăn qua sonde… ảnh hưởng đến hệ tiêu Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành hóa chung. Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung đề tài: “Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và thư làm giảm đáp ứng với hóa trị, tăng độc một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung tính và biến chứng do hóa trị, nghiêm trọng thư dạ dày có hóa trị tại Bệnh viện Ung bướu hơn, thời gian sống còn bị rút ngắn. Đà Nẵng” nhằm hai mục tiêu sau: Bệnh nhân ung thư dạ dày có hóa trị 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của ngoài việc đối mặt với các ảnh hưởng do tác bệnh nhân ung thư dạ dày có hóa trị tại Bệnh 342
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2023-2024. ε: là sai số tương đối của nghiên cứu, lấy 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến ε=0,1 tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05. thư đường tiêu hóa có hóa trị tại Bệnh viện Khi đó, Z= 1,96, thay vào công thức, ta Ung bướu Đà Nẵng. có n= 260. 2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Tuổi: tính theo năm dương lịch. 2.1. Đối tượng nghiên cứu + Giới: Nam/Nữ Đối tượng nghiên cứu gồm tất cả bệnh + Xếp loại kinh tế: nghèo/không nghèo nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày có chỉ theo Quyết định 59/2015/QĐTTg chuẩn định điều trị hóa chất, nhập viện điều trị nội nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng 2016-2020 trú tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. [5]. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: * Biến số và chỉ số nghiên cứu Tất cả đối tượng nghiên cứu được chẩn Mục tiêu 1: Mô tả tình trạng dinh dưỡng đoán ung thư dạ dày bằng mô bệnh học có - Tỷ lệ % SDD theo phân loại theo BMI: chỉ định điều trị hóa chất, nhập viện điều trị Chỉ số nhân trắc học bao gồm: cân nặng, nội trú. Đối tượng nghiên cứu là người chiều cao, BMI. trưởng thành trên 18 tuổi. Đối tượng được - Tỷ lệ % SDD theo phân loại theo chỉ số giải thích đầy đủ và tự nguyện tham gia sinh hóa: số lượng bạch cầu lympho. nghiên cứu. - Tỷ lệ % bệnh nhân bị thiếu máu theo 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: hemoglobin. Đối tượng nghiên cứu đang trong tình - Tỷ lệ % có nguy cơ bị SDD phân loại trạng cấp cứu, hạn chế giao tiếp và không thể theo PG-SGA. trả lời được. Đối tượng nghiên cứu không tự Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên nguyện tham gia. quan đến tình trạng dinh dưỡng. 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: - Mối liên quan với các yếu tố nhân khẩu Địa điểm: Khoa Nội 1 Bệnh viện Ung học với tình trạng dinh dưỡng: bao gồm các bướu Đà Nẵng. Thời gian: từ tháng 09/2023 - yếu tố liên quan về tuổi, giới, xếp loại kinh tế 02/2024. gia đình. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô thông tin tả. SDD theo phân loại theo BMI (1800/mm3 bình thường. n là cỡ mẫu tối thiểu đạt được. Từ 1500-1800/mm3 suy giảm nhẹ. p: tỷ lệ bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa Từ 900-< 900/mm3 suy giảm nặng [5] có nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo PG-SGA, - Hemoglobin: Bình thường nữ > 120g/l, lấy từ nghiên cứu trước là p= 0,596 [6] nam > 130 g/l [6] 343
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Từ 110 - 130 g/l thiếu máu nhẹ. chứng và/hoặc có can thiệp về dưỡng chất. Từ 80 - 109 g/l thiếu máu vừa. Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi < 80 g/l thiếu máu nặng. nghiên cứu đã được xây dựng sẵn phù hợp Phân loại theo PG-SGA. cho nghiên cứu, dựa trên những nghiên cứu - PG-SGA A (dinh dưỡng tốt): cân nặng trước đó và tham khảo ý kiến chuyên gia. Bộ ổn định hoặc tăng cân. công cụ gồm 6 phần: thông tin chung, một số - PG-SGA B (SDD nhẹ hoặc vừa hay có yếu tố về hành vi lối sống, một số chỉ số cơ nguy cơ SDD) thể, đánh giá nguy cơ dinh dưỡng bằng bộ - PG-SGA C (SDD nặng) công cụ PG-SGA. Ngoài ra, các công cụ thu - Tổng điểm đánh giá theo PG-SGA phản thập một số chỉ số nhân trắc của bệnh nhân ánh mức độ cần can thiệp dinh dưỡng của bao gồm: cân Tanita, thước dây và thước gỗ người bệnh: đo chiều cao. + Từ 0 - 1: Không cần can thiệp ở thời 2.5. Phương pháp xử lý số liệu điểm đó. Tái đánh giá thường xuyên trong Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch quá trình điều trị. và nhập vào máy tính và phân tích được thực + Từ 2 - 3: Giáo dục dinh dưỡng cho hiện bằng phần mềm SPSS 23.0. người bệnh và người nhà cùng với can thiệp 2.6. Đạo đức nghiên cứu thuốc dựa trên triệu chứng và các kết quả xét Đối tượng tự nguyện tham gia và có nghiệm. quyền từ chối tham gia nếu trong quá trình + Từ 4 - 8: Cần sự can thiệp của chuyên nghiên cứu cảm thấy không phù hợp; mọi gia dinh dưỡng kết hợp với điều dưỡng hoặc thông tin cá nhân của bệnh nhân được giữ bác sĩ. kín. + Trên hoặc bằng 9: Cần cải thiện triệu III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân trắc và đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Thông tin chung Số lượng (%) 18-39 32 (12,4) Tuổi 40-59 124 (47,6) ≥60 104 (40) Nam 150 (57,6) Giới tính Nữ 110 (42,4) Nghèo 98 (37,6%) Tình trạng kinh tế Không nghèo 162 (62,4%) Chung (X ± SD) 48,56 ± 8,2 Cân nặng (kg) Nam (X ± SD) 50,38 ±7,9 Nữ (X ± SD) 44,63 ± 8,6 Chung (X ± SD) 160 ± 5,7 Chiều cao (cm) Nam (X ± SD) 164 ± 9,2 Nữ (X ± SD) 155 ± 2,6 344
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Chung (X ± SD) 19,2 ± 3,4 BMI (kg/m2) Nam (X ± SD) 19,1 ± 2,8 Nữ (X ± SD) 19,5 ± 4,2 Chung (X ± SD) 1,9 ± 0,8 Bạch cầu Lympho (G/L) Nam (X ± SD) 1,82 ± 1,1 Nữ (X ± SD) 2,1 ± 0,9 Chung (X ± SD) 125,8 ± 45,7 Hemoglobin (g/L) Nam (X ± SD) 128,8 ± 52,9 Nữ (X ± SD) 120,1 ± 58,3 Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy: nhóm tuổi 18-39 có 12,4%, từ 40-59 có 47,6%, nhóm ≥60 có 40%, nam 57,6%, nữ 42,4%. Nghèo 37,6%, không nghèo 62,4%, cân nặng trung bình 48,56 ± 8,2, chiều cao trung bình 160 ± 5,7. Trong khi đó nam giới nặng 50,38 ±7,9 và cao trung bình 164 ± 9,2, nữ nặng trung bình 44,63 ± 8,6 và cao trung bình 155 ± 2,6. Các chỉ số trung bình của BMI (19,2 ± 3,4), Bạch cầu lympho (1,9 ± 0,8) và hemoglobin (125,8 ± 45,7). Bảng 3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số PG-SGA Đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) PG-SGA A 101 39 PG-SGA B 123 47 PG-SGA C 36 14 Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy: PG-SGA A 39%, PG-SGA B 47%, PG-SGA C 14 % . Như vậy không SDD là 39 %, SDD là 61%. Bảng 3.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI Phân loại BMI Chung Nam (%) Nữ n (%) p (kg/m2) số lượng (%) số lượng (%) số lượng (%) < 18,5 80 (30,6) 57 (21,9) 23 (8,9) 18,5-22,49 170 (65,4%) 97 (37,3) 73 (28) > 0,05 ≥ 25 10 (4%) 6 (2,3) 4 (1,6) Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy theo phân loại BMI thì tỷ lệ SDD chung được ghi nhận là 30,6%. Bảng 3.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào một số chỉ số sinh hóa Chỉ số hóa sinh Chung n (%) Nam n (%) Nữ n (%) p Bạch cầu >2 121 (46,5) 61 (40,7) 49 (44,4) > 0,05 Lympho (G/L) ≤2 139 (53,5) 89 (59,3) 61 (55,6) Có thiếu máu 137 (52,7) 81 (54) 63 (42,7) Hemoglobin < 0,05 Không thiếu máu 123 (47,3) 69 (46) 47 (57,3) Nhận xét: Theo bảng trên thì tỷ lệ lympho đếm giảm gặp nhiều hơn ở nam giới (59,3%) so với nữ (55,6%). Về tình trạng thiếu máu chung chiếm hơn một nửa (52,7%) so với không thiếu máu và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng thiếu máu của nam và nữ. 345
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Bảng 3.5. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA với một số đặc điểm nhân khẩu học xã hội Đặc điểm chung (n=260) Không SDD Có SDD p Nam 56 (37,4) 94 (62,6) Giới p0,05 ≥60 43 (41,3) 61 (58,7) Nghèo 47 (47,9) 51 (52,1) Kinh tế p >0,05 Không nghèo 76 (46,9) 86 (53,1) Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả này cũng tương đồng với kết quả của có mối liên quan giữa giới tính với tình trạng chúng tôi: nam chiếm 57,6% (n = 150), nữ dinh dưỡng. Trong đó, nam giới (62,6%) bị 42,4% (n=110). Ung thư dạ dày gặp ở nam suy dinh dưỡng cao hơn nữ (48,2%), sự khác nhiều hơn nữ. Kết quả này gặp ở hầu hết các biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không nghiên cứu về đối tượng bệnh nhân ung thư có mối liên quan giữa nhóm tuổi, kinh tế với dạ dày. Điều này được lý giải là do nhiễm vi tình trạng dinh dưỡng. khuẩn H.P (Helicobacter pylori), béo phì và thừa cân, ăn nhiều thực phẩm ướp muối, ăn ít IV. BÀN LUẬN trái cây, lạm dụng rượu bia, chất kích thích ở 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nam giới dẫn tới tỷ lệ bệnh này ở nam nhiều nghiên cứu hơn nữ. Ở nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hoa Về tình trạng kinh tế: ở nghiên cứu của [4] thì số bệnh nhân mắc bệnh nằm trong độ chúng tôi, bệnh nhân nghèo chiếm 37,6% tuổi từ 21 đến 82, tuổi trung bình là (n=98), không nghèo là 62,4% (n=162). Tỷ 57,6±9,99, hay gặp nhất là từ 40-60 tuổi lệ bệnh nhân thuộc hộ nghèo của chúng tôi chiếm 53,8%, trong khi đó số bệnh nhân cao hơn một số nghiên cứu của các tác giả dưới 40 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt là 4,1% khác. Như ở nghiên cứu của Phạm Thị Thanh và 42,1%. Kết quả này tương đương với kết Hoa [4] thì có 18,8% bệnh nhân có tình trạng quả ở nghiên cứu của chúng tôi với nhóm kinh tế khó khăn thuộc diện hộ nghèo. tuổi 18-39 có n = 32 (12,4%), từ 40-59 có n Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi có = 124 (47,6), nhóm ≥60 có n = 104 (40%). tới 37,6% hộ nghèo. Điều này cũng có thể do Điều này cũng đúng với các nghiên cứu về chúng tôi dựa trên thẻ bảo hiểm hộ nghèo bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư dạ của bệnh nhân để đánh giá. Đối với bệnh dày nói riêng. Kết quả này tương đồng với nhân ung thư, được xem là bệnh nan y, điều kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Tấn trị kinh phí tốn kém. Ở Quảng Nam và Đà Lộc và Lê Thị Vân, ghi nhận tuổi trung bình Nẵng một số vùng có chính sách cấp thẻ bảo lần lượt là 60,5±12,2 và 59,7±7,1; nhóm ≥60 hiểm y tế hộ nghèo cho những bệnh khó tuổi chiếm 55,8% [4], [5]. Nghiên cứu của khăn kèm bệnh ung thư. Ví dụ như cùng là Nguyễn Thị Nhung được thực hiện trên 153 kinh tế khó khăn, nhưng nếu có kèm thêm bệnh nhân ung thư dạ dày: nam mắc bệnh bệnh lý ung thư có xác nhận của bệnh viện, nhiều hơn nữ, lần lượt là 63,4% và 36,6%, thì ở địa phương sẽ hỗ trợ ưu tiên cấp thẻ bảo 346
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 hiểm hộ nghèo cho bệnh nhân. Đây là một tạp hơn và hành vi không có lợi cho sức khỏe chính sách an sinh xã hội hết sức hợp lý và như sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá. Ở một số hợp lòng dân. nghiên cứu khác về bệnh nhân ung thư nói 4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh chung và ung thư dạ dày nói riêng, tỷ lệ nam nhân ung thư dạ dày giới cũng nhiều hơn nữa giới. Suy dinh Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho dưỡng là một vấn đề phổ biến ở người bệnh thấy tỷ lệ dinh dưỡng tốt theo PG-SGA là ung thư nói chung và người bệnh ung thư khá thấp 39%, trong đó SDD vừa và nặng điều trị hóa chất nói riêng. Tuy nhiên ở (PG-SGA B và C) lần lượt là 47% và 14%. nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Quỳnh Kết quả này khá tương đồng với kết quả của về Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người Phan Thị Bích Hạnh (2021) tiến hành trên bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất tại bệnh bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa với tỷ lệ viện quân y 103 thì tỷ lệ SDD được đánh giá dinh dưỡng tốt là 41,3%, SDD vừa và nặng theo BMI là 27,3%. Số người bệnh là nam là 47,4% và 11,3% [3]. Tỷ lệ dinh dưỡng tốt giới chiếm 21,7% và nữ giới chiếm 36,2%. (PG-SGA A) trong nghiên cứu của chúng tôi Có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị giữa người bệnh nam và nữ mắc ung thư theo Nhung, cùng nghiên cứu trên bệnh nhân ung đánh giá BMI, song sự khác biệt chưa có ý thư dạ dày điều trị hóa chất với tỷ lệ dinh nghĩa thống kê với p >0,05 [2]. Kết quả này dưỡng tốt là 48,3% [6]. Sự khác biệt này không tương đồng với nghiên cứu của chúng không đáng kể. Ở nghiên cứu của Phạm Thị tôi. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn trên Thanh Hoa trên bệnh nhân ung thư đường người bệnh ung thư dạ dày (2013) cho tỷ lệ tiêu hóa có hóa trị thì DD tốt là 42,4%, SDD SDD là 32,0% [6]. Một nghiên cứu trên vừa và nặng là 58,6% [4]. Kết quả này cho người bệnh ung thư đại trực tràng tại Bệnh thấy, trên một nửa trường hợp bệnh nhân ung viện Bạch Mai (2013) cho tỷ lệ người bệnh thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư dạ SDD theo BMI là 58,6% [3]. Như vậy, có thể dày nói riêng thì khi điều trị hóa chất điều có thấy tỷ lệ người bệnh SDD theo BMI có sự nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, đối với các khác nhau ở các nghiên cứu trong nước bệnh nhân có điều trị hóa chất ta nên tiến nhưng đều chiếm tỷ lệ khá cao. hành sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng ngay từ Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thu khi tiếp nhận bệnh nhân đến khoa để hạn chế Hương thì nhóm ≥60 tuổi bị SDD cao gấp tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưỡng đến 1,8 lần nhóm 18-59 tuổi với p>0,05 [6]. Kết điều trị. quả có sự tương đồng với nghiên cứu của Lại 4.3. Một số yếu tố liên quan với tình Nam Tài (2023), nhóm ≥ 60 tuổi có nguy cơ trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư bị SDD cao gấp 1,3 lần nhóm 0,05 [1]. Bệnh dạ dày có hóa trị nhân sống ở nông thôn bị SDD cao gấp 1,4 Ở nghiên cứu của Khúc Thị Hồng Anh lần bệnh nhân ở thành thị với p>0,05. Điều thì bệnh nhân nam bị SDD cao gấp 1,3 lần này phù hợp với tình trạng phân bố dân cư và bệnh nhân nữ, có ý nghĩa thống kê với p>0,05 [1]. Kết quả này có sự tương đồng điều kiện kinh tế theo cục thống kê mức sống với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có dân cư năm 2022. Số liệu cho thấy rõ mức thể liên quan đến lối sống của nam giới phức sống chênh lệch trong xã hội vẫn còn tồn tại 347
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN giữa các khu vực thành thị và nông thôn [4]. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tuy nhiên nó không có ý nghĩa thống kê. Ở 1. Khúc Thị Hồng Anh. Đánh giá tình trạng nghiên cứu của chúng tôi cũng không có mối dinh dưỡng của người bệnh nhập viện và một liên quan giữa nhóm tuổi, kinh tế với tình số yếu tố liên quan tại Khoa Nội Bệnh viện trạng dinh dưỡng. Đa khoa Đống Đa, 2018, tr.78. 2. Nguyễn Bá Đức. Ung thư học đại cương V. KẾT LUẬN (2019), tr.23-24. 3. Phan Thị Bích Hạnh. Tình trạng dinh Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ dưỡng trên người bệnh ung thư đường tiêu số PG-SGA: PG-SGA A 39% (n=101), PG- hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y SGA B 47% (n=123), PG-SGA C 14 % Hà Nội, 2017, tr.44-48. (n=36). Như vậy không SDD là 39 %, SDD 4. Phạm Thị Thanh Hoa. Tình trạng dinh là 61%. Theo phân loại BMI thì tỷ lệ SDD dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh chung được ghi nhận là 30,6%. Đánh giá tình nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại trạng dinh dưỡng dựa vào một số chỉ số sinh Bệnh viện K năm 2018. Đại học Y Hà Nội, hóa: số lượng bạch cầu lympho giảm gặp 2019, tr.46-47. nhiều hơn ở nam giới (59,3%) so với nữ 5. Phạm Thị Thu Hương. Tình trạng dinh (55,6%). Về tình trạng thiếu máu chung dưỡng trên người bệnh ung thư đại trực tràng chiếm hơn một nửa (52,7%) so với không điều trị hóa chất tại Bệnh viện Bạch Mai, thiếu máu và sự khác biệt có ý nghĩa thống (2021), tr.82-85. kê về tình trạng thiếu máu của nam và nữ. Có 6. Nguyễn Thị Nhung. Đánh giá tình trạng mối liên quan giữa giới tính với tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày dinh dưỡng. Trong đó, nam giới (62,6%) bị có hóa trị và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (2020), tr.37-45. suy dinh dưỡng cao hơn nữ (48,2%), sự khác 7. Arends N, Baracos V, Bertz H, Bozzetti F, biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không et al (2017) “ESPEN expert group có mối liên quan giữa nhóm tuổi, kinh tế với recommendations for action against cancer- tình trạng dinh dưỡng. related maunitrition”, Clinical Nutrition, 36(5), p.109-110. VI. KHUYẾN NGHỊ 8. Bauer J, Hejazi N, Zimorovat A. R. Cần tiến hành sàng lọc nguy cơ suy dinh Nutritional Status in Patients with dưỡng cho các bệnh nhân ung thư dạ dày Gastrointestinal Cancer in Comparison To đang điều trị hóa chất ngay từ khi bắt đầu Other Cancers In Shiraz, Southern Iran: a điều trị bằng bộ công cụ PG-SGA và theo dõi Case-Control Study. World J Plast Surg. cân nặng thường xuyên. 2018. 7. p.186-192. 348
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
6 p | 198 | 16
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 năm 2018
8 p | 143 | 13
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi từ 06-60 tháng tuổi mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính điều trị nội trú tại hai Bệnh viện tuyến huyện ở Thái Bình năm 2017
7 p | 15 | 6
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022
7 p | 26 | 6
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
7 p | 19 | 5
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật cắt dạ dày tại Bệnh viện Quân y 103
7 p | 87 | 5
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư ống tiêu hóa: Vấn đề phẫu thuật viên cần quan tâm
7 p | 20 | 5
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Thái Bình năm 2017
5 p | 55 | 4
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại khoa Nội tiết - Thần kinh Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên
6 p | 8 | 4
-
Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tim mạch trước phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018
10 p | 37 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2018
7 p | 17 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đến khám tại Viện Dinh dưỡng năm 2022
5 p | 5 | 3
-
Hiệu quả hỗ trợ dinh dưỡng tích cực đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản mở thông dạ dày được hóa xạ trị tại Bệnh viện K
7 p | 2 | 2
-
Tình trạng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
7 p | 4 | 2
-
Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nam xơ gan, rối loạn tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Thái Bệnh năm 2022
7 p | 5 | 2
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
5 p | 5 | 2
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi ung thư mới dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi trung ương
6 p | 39 | 2
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ngộ độc nặng phải thở máy tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn