Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả nuôi ăn qua sonde cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày mô tả tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân nuôi ăn qua sonde và đánh giá hiệu quả nuôi ăn qua sonde cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2023. Đối tượng, phương pháp: mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân nuôi ăn qua sonde tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2023.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả nuôi ăn qua sonde cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ HIỆU QUẢ NUÔI ĂN QUA SONDE CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG Phan Văn Công1 , Trần Thị Thanh1 , Nguyễn Thị Khánh Hoài1 TÓM TẮT 39 37,1%, tiêu chảy 11,3%. Biến chứng chuyển hóa Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng dinh chủ yếu là rối loạn điện giải 37,1%. dưỡng bệnh nhân nuôi ăn qua sonde và đánh giá Kết luận: Tỷ lệ SDD trước khi nuôi dưỡng hiệu quả nuôi ăn qua sonde cho bệnh nhân ung còn cao; BN có cải thiện cân nặng, giảm tỷ lệ thư tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2023. SDD ở cả chỉ số BMI và SGA, việc cải thiện tình Đối tượng, phương pháp: mô tả cắt ngang trạng dinh dưỡng có liên quan đến việc khám trên 62 bệnh nhân nuôi ăn qua sonde tại Bệnh chuyên khoa dinh dưỡng trước khi nuôi ăn; các viện Ung bướu Đà Nẵng từ tháng 2 đến tháng 9 biến chứng hay gặp khi nuôi ăn qua sonde là táo năm 2023. bón, nôn và buồn nôn. Kết quả: 62 bệnh nhân với độ tuổi trung Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng, nuôi ăn bình 61,9 ± 8,9 tuổi; nam chiếm 83,8%; chủ yếu quan sonde, bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Ung là UT đầu cổ với tỷ lệ 77,4%, UT tiêu hóa chiếm Bướu Đà Nẵng. 19,4%; 53,2% nuôi ăn qua mũi - dạ dày, 40,3% MTDD nuôi ăn. Tình trạng dinh dưỡng trước can SUMMARY thiệp: SDD theo BMI chiếm 54,8%; theo SGA NUTRITIONAL STATUS AND chiếm 95,1%, trong đó SDD nặng chiếm 29%. EFFECTIVENESS OF TUBE FEEDING 98,4% bệnh nhân được sử dụng chế độ ăn qua IN CANCER PATIENTS AT DA NANG sonde của bệnh viện và 100% có sử dụng thực ONCOLOGY HOSPITAL phẩm bổ sung. Sau can thiệp 14 ngày: cân nặng Background: Description of the Nutritional tăng 0,94kg ± 2,02 và BMI tăng 0,36 ± Status of Patients Fed Through Tubes and 0,75kg/m 2 (p < 0,05); SDD theo SGA giảm còn Evaluation of the Effectiveness of Tube Feeding 67,7%, SDD nặng giảm còn 3,2% (p < 0,001). for Cancer Patients at Da Nang Oncology Các biến chứng liên quan đến nuôi ăn qua sonde: Hospital in 2023. biến chứng cơ học chủ yếu là trầy xước niêm Methods: A cross-sectional description was mạc, chiếm 17,7%; biến chứng tiêu hóa: táo bón conducted on 62 patients receiving tube feeding là hay gặp với tỷ lệ 43,5%, nôn và buồn nôn at Da Nang Oncology Hospital from February to September 2023. Results: The study involved 62 patients with 1 Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế, Bệnh viện Ung an average age of 61.9 ± 8.9 years; males bướu Đà Nẵng accounted for 83.8%. Most cases were head and Chịu trách nhiệm chính: Phan Văn Công neck cancers, constituting 77.4%, and SĐT: 0973632751 gastrointestinal cancers made up 19.4%. Tube Email: pvcong06@gmail.com feeding methods included 53.2% nasogastric Ngày nhận bài: 20/6/2024 feeding and 40.3% percutaneous endoscopic Ngày phản biện khoa học: 30/6/2024 gastrostomy (PEG) feeding. Nutritional status Ngày duyệt bài: 12/8/2024 331
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN before intervention: malnutrition according to 78,6% [1]. Vì vậy, can thiệp dinh dưỡng sớm BMI was 54.8%; according to SGA was 95.1%, có vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải with severe malnutrition being 29%. 98.4% of thiện kết cục của BNUT đang điều trị [4]. patients used the hospital's tube feeding regimen, Việc chọn đường nuôi ăn BNUT không and 100% used nutritional supplements. After 14 có nhiều khác biệt với các bệnh lý khác, nuôi days of intervention: weight increased by 0.94kg ăn đường tiêu hóa vẫn là lựa chọn ưu tiên ± 2.02 and BMI increased by 0.36 ± 0.75kg/m² (p hàng đầu giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh < 0.05); malnutrition according to SGA dưỡng một cách sinh lý và đa dạng các chất decreased to 67.7%, and severe malnutrition dinh dưỡng, duy trì hàng rào bảo vệ của ống decreased to 3.2% (p < 0.001). Complications tiêu hóa, kích thích sự phục hồi chức năng related to tube feeding included mechanical đường tiêu hóa và ít biến chứng [3], [7]. complications such as mucosal abrasion (17.7%); Trong thực hành lâm sàng, việc nuôi ăn gastrointestinal complications included qua sonde cho BN cần phải được đánh giá và constipation (43.5%), vomiting and nausea theo dõi thường xuyên trong quá trình điều (37.1%), and diarrhea (11.3%). Metabolic trị như sàng lọc nguy cơ và đánh giá tình complications primarily involved electrolyte trạng dinh dưỡng trước khi can thiệp, xác imbalances (37.1%). định đúng nhu cầu, lựa chọn chế độ ăn phù Conclusions: The malnutrition rate before hợp với người bệnh sẽ giúp BN cải thiện tình feeding is still high; patients show improvement trạng dinh dưỡng và hạn chế các biến chứng in weight, reducing the malnutrition rate in both nuôi ăn. BMI and SGA indices. The improvement in Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nutritional status is related to specialized nhằm mục tiêu: nutritional consultations before feeding; common 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân complications when feeding through a tube are nuôi ăn qua sonde constipation, vomiting and nausea. 2. Đánh giá hiệu quả nuôi ăn qua sonde Keywords: Nutritional Status, Tube Feeding, cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung Cancer Patients, Da Nang Oncology Hospital. bướu Đà Nẵng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư 2.1. Đối tượng nghiên cứu (BNUT) đóng một vai trò vô cùng quan Bệnh nhân ung thư được nuôi ăn qua trọng, góp phần nâng cao sức đề kháng, tăng somde tại các Khoa lâm sàng, Bệnh viện Ung cường miễn dịch, rút ngắn thời gian điều trị, Bướu Đà Nẵng giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, suy dinh 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: dưỡng (SDD) ở BNUT chiếm tỷ lệ 70 - 90%, - BN được tư vấn và hướng dẫn chế độ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng chi phí ăn qua sonde và thực hiện đúng theo hướng nằm viện, giảm sống còn, giảm chất lượng dẫn. cuộc sống. Trong nghiên cứu của Trần Thị - BN được nuôi ăn qua sonde liên tục đủ Anh Tường (2016) thì tỷ lệ SDD tại thời 14 ngày. điểm nhập viện là 70% [5] hay trong nghiên - BN đồng ý tham gia nghiên cứu. cứu của chúng tôi năm 2018 thì tỷ lệ SDD là 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 332
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 - BN nuôi ăn dưới 14 ngày hoặc nuôi ăn nghiên cứu. không liên tục. 2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu - BN đang nuôi ăn chế độ ăn bệnh lý + Đặc điểm chung: tuổi, giới, chẩn đoán, khác như Đái tháo đường, tăng huyết áp… phương pháp điều trị, kỹ thuật nuôi ăn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu + Tình trạng dinh dưỡng: cân nặng, BMI: 2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu BMI ≥ 18,5: Không SDD; BMI từ 16 - 18,4: - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại SDD vừa và nhẹ; BMI < 16: SDD nặng. các khoa lâm sàng - Bệnh viện Ung bướu Đà SGA: SGA-A: Không SDD; SGA-B: SDD Nẵng từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2023. nhẹ/vừa hoặc nghi ngờ có SDD; SGA-C: 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu SDD nặng. Tỷ lệ sụt cân, lượng ăn. - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả thiết kế + Hiệu quả nuôi ăn qua sonde. cắt ngang 2 thời điểm: + Các biến chứng nuôi ăn: biến chứng cơ + T0: thời điểm bắt đầu nuôi ăn học, biến chứng tiêu hóa, biến chứng chuyển + T1: nuôi ăn đủ 14 ngày. hóa 2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu - Cỡ mẫu: tất cả bệnh nhân ung thư được Chúng tôi sử dụng bộ công cụ xây dựng nuôi ăn qua sonde tại các khoa lâm sàng, sẵn kết hợp công cụ Đánh giá tình trạng dinh Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Nghiên cứu dưỡng chủ quan toàn diện (SGA), sử dụng chúng tôi chọn được 62 bệnh nhân thỏa mãn các phương pháp phỏng vấn trực tiếp, quan tiêu chuẩn lựa chọn. sát, khám lâm sàng và thu thập từ hồ sơ bệnh - Cách lấy mẫu: chúng tôi lựa chọn mẫu án. thuận tiện, tất cả bệnh nhân khi có chỉ định 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu nuôi ăn qua sonde sẽ được chúng tôi ghi Số liệu sau khi ghi nhận được nhập và xử nhận, đánh giá tại thời điểm T0. Sau đó tổ lý bằng phần mềm SPSS 20.0 chức can thiệp dinh dưỡng và chúng tôi đánh Sử dụng các thống kê mô tả, kiểm định giá lại tại thời điểm T1, các đối tượng thỏa Chi bình phương để phân tích mối liên quan mãn điều kiện lựa chọn sẽ được đưa vào giữa các yếu tố, kiểm định T bắt cặp để so nghiên cứu để phân tích, các đối tượng sánh hiệu quả trước và sau can thiệp. không thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ loại khỏi III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Chỉ số Số lượng (SL) Tỷ lệ % Nam 52 83,8 Giới tính Nữ 10 16,1 Tuổi trung bình 61,9 ± 8,9 < 50 tuổi 4 6,4 Tuổi 50 - 69 tuổi 46 74,2 ≥ 70 tuổi 12 19,4 333
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN UT vùng đầu cổ 48 77,4 Chẩn đoán UT đường tiêu hóa 12 19,4 UT khác 2 3,2 Phẫu thuật 9 14,5 Hóa trị 2 3,2 Xạ trị 5 8,1 Phương pháp điều trị Hóa xạ trị 21 33,9 Chăm sóc giảm nhẹ 17 27,4 Khác 8 12,9 Mũi - dạ dày 33 53,2 Kỹ thuật nuôi ăn Mở thông dạ dày 25 40,3 Mở thông hỗng tràng 4 6,5 Có 24 38,7 Khám dinh dưỡng Không 38 61,3 Nhu cầu năng lượng khuyến nghị (kcal) 1725 ± 134 Nhận xét: Nam chiếm đa số với tỷ lệ dưỡng trước khi nuôi ăn chưa cao. 83,8%; với độ tuổi trung bình 61,9 tuổi; phần 3.2. Tình trạng dinh dưỡng và hiệu lớn là UT vùng đầu cổ 77,4%; phương pháp quả nuôi ăn qua sonde cho bệnh nhân ung điều trị chủ yếu là hóa xạ trị và chăm sóc thư giảm nhẹ; kỹ thuật nuôi ăn mũi - dạy dày 3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chiếm đa số; tỷ lệ BN được khám dinh Biểu đồ 3.1. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI và SGA Nhận xét: Tỷ lệ SDD theo BMI là 54,8% và 95,1%, trong đó tỷ lệ SDD nặng lần lượt theo BMI và SGA là 25,8% và 29%. Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sụt cân trước nuôi ăn Nhận xét: Tỷ lệ sụt cân trên 5% trước nuôi dưỡng khá cao (47%). 334
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sụt giảm lượng ăn Nhận xét: Phần lớn BN có sụt giảm lượng ăn trước khi có chỉ định nuôi ăn qua sonde Biểu đồ 3.4. Nguy cơ hôi chứng nuôi ăn lại Nhận xét: Phần lớn BN có nguy cơ nuôi ăn lại, trong đó có 30,6% có nguy cơ cao Bảng 3.2. Chỉ định chế độ nuôi dưỡng Chỉ số SL Tỷ lệ % Soup bệnh viện 61 98,4 Chế độ soup nuôi ăn Chế phẩm công nghiệp 1 1,6 BN tự chế biến 0 0,0 Có 62 100 Bổ sung thực phẩm bổ sung Không 0 0 Nhận xét: Phần lớn BN được nuôi ăn bằng chế độ ăn bệnh viện, 100% BN có bổ sung thêm thực phẩm bổ sung. 335
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Biểu đồ 3.5. Kỹ thuật nuôi dưỡng Nhận xét: Kỹ thuật nuôi ăn theo trọng lực được áp dụng nhiều nhất (43,5%), tỷ lệ bơm trực tiếp còn cao (33,8%). 3.2.2. Hiệu quả nuôi ăn qua sonde Bảng 3.3. Thay đổi cân nặng, BMI trước và sau nuôi ăn 14 ngày n Chỉ số p Mean ± SD T0 47,13 ± 8,77 Cân nặng trung bình T1 48,06 ± 8,32 0,001 T1 - T0 0,94 ± 2,02 T0 18,07 ± 3,27 BMI T1 18,43 ± 3,09 < 0,001 T1 - T0 0,36 ± 0,75 Nhận xét: Cân nặng sau nuôi ăn đã có sự cải thiện, tăng 0,94kg, do đó mà giúp chỉ số BMI tăng 0,36 kg/m2 , sự thay đổi có ý nghĩa với p < 0,05. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA trước và sau nuôi ăn 14 ngày Biểu đồ 3.6. Tình trạng dinh dưỡng trước và sau nuôi ăn Nhận xét: Tình trạng dinh dưỡng theo SGA đã cải thiện với tăng tỷ lệ không SDD lên 32,3%, giảm tỷ kệ SDD xuống còn 67,7%, trong đó tỷ lệ SDD nặng đã giảm xuống còn 3,2% với mức cải thiện có ý nghĩa thống kê. 336
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 3.4. Biến chứng liên quan đến nuôi ăn qua sonde Chỉ số SL Tỷ lệ % Hít sặc 1 1,6 Biến chứng cơ học Trầy xước 11 17,7 Tắc ống 7 11,3 Tiêu chảy 7 11,3 Biến chứng tiêu hóa Nôn và buồn nôn 23 37,1 Táo bón 27 43,5 Rối loạn điện giải 23 37,1 Biến chứng chuyển hóa Rối loạn đường huyết 9 14,5 Hội chứng RF 0 0,0 Nhận xét: Biến chứng cơ học hay gặp là đầu cổ, khoang miệng, đường tiêu hóa trên, trầy xước niêm mạc liên quan đến kỹ thuật đây là những nhóm ung thư mà nam giới đặt sonde mũi - dạ dày; táo bón và nôn, buồn chiếm ưu thế với các yếu tố thuận lợi và nôn là các biến chứng tiêu hóa hay gặp; Rối nguy cơ cao liên quan đến thói quen uống loạn điện giải là biền chứng chuyển hóa hay rượu và hút thuốc. Nghiên cứu của Trần Thị gặp, không có trường hợp bị hội chứng nuôi Thanh (2021) cho thấy tỷ lệ UT đầu cổ ăn lại. chiếm 77,8%, khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [6]. Cũng vì vậy mà IV. BÀN LUẬN phương pháp điều trị xạ trị/hóa xạ trị chiếm 4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên ưu thế, nghiên cứu của chúng tôi là 33,9%, cứu nghiên cứu của Trần Thị Anh Tường là 36% Nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên 62 [5]. BNUT có chỉ định nuôi ăn qua sonde với tỷ Biến chứng hay gặp ở BN xạ trị vùng đầu lệ nam chiếm đa số với tỷ lệ 83,9%, với độ cổ là viêm da, niêm mạc làm giảm sụt lượng tuổi trung bình là 61,87 ± 8,93 tuổi, trong đó ăn vào, BN xạ trị sau một thời gian thường độ tuổi 50 - 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất được chỉ định đặt sonde dạ dày nuôi ăn, do 74,2%. Về đặc điểm bệnh tật, UT vùng đầu đó mà kỹ thuật nuôi ăn mũi - dạ dày chiếm tỷ cổ chiếm đa số các BN trong nhóm nghiên lệ cao hơn các kỹ thuật còn lại, nghiên cứu cứu, chiếm 77,4%. Kết quả trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 52,3%, mở thông dạ dày của chúng tôi khá tương đồng với các nghiên là 40,3%, nghiên cứu của Trần Thị Thanh thì cứu như nghiên cứu của Trần Thị Anh tỷ lệ nuôi ăn mũi - dạ dày là 62,2% và mở Tường (2016) với tỷ lệ nam chiếm 90% [5]; thông dạ dày là 37,8% [6]. Do đánh giá được nghiên cứu của Diệp Bảo Tuấn (2016) với tỷ tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng BN lệ nam chiếm 98%, độ tuổi trên 60 tuổi trong quá trình điều trị, tránh làm gián đoạn chiếm 49,4% [4] hay nghiên cứu của Nguyễn quá trình điều trị và tạo thuận tiện trong việc Hùng Cường (2018) cũng cho tỷ lệ nam nuôi dưỡng, các nhà lâm sàng đã chủ động chiếm 80% và độ tuổi trên 50 tuổi chiếm mở thông dạ dày trước khi BN vào điều trị, 90% [2]. Điều này phản ánh được mô hình vì vậy mà tỷ lệ nuôi ăn qua mũi - dạ dày bệnh tật của BN ung thư được chỉ định nuôi trong nghiên cứu của chúng tôi có giảm và ăn qua sonde, chủ yếu các bệnh lý ở vùng tăng tỷ lệ nuôi ăn qua mở thông dạ dày. 337
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Nhu cầu năng lượng nhu cầu khuyến ghi nhận 43,5% là cho chảy theo trọng lực, nghị trung bình/ngày của nhóm nghiên cứu là 22,6% nhỏ giọt ngắt quãng, bơm trực tiếp 1725 ± 134 kcal/ngày. Nhu cầu này được (bolus) 33,8%. So với nghiên cứu của Trần tính theo khuyến cáo của ESPEN với mức Thị Thanh năm 2021 thì tỷ lệ bơm trực tiếp năng lượng 30kcal/kg cân nặng lý chiếm tới 80% [6]. Đây là kết quả của sự tưởng/ngày [8]. phối hợp giữa của các thành viên trong nhóm 4.2. Tình trạng dinh dưỡng và hiệu chăm sóc cũng như sự hợp tác của bệnh nhân quả nuôi ăn qua sonde cho bệnh nhân ung và người nhà giúp cho việc nuôi dưỡng đã thư được cải tiến rõ rệt, làm giảm nguy cơ các 4.2.1. Tình trạng dinh dưỡng biến chứng. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ 4.2.2. Hiệu quả nuôi ăn qua sonde cho SDD theo BMI là 54,8% và theo SGA là bệnh nhân ung thư 95,1%, trong đó SDD nặng (SGA C) chiếm *) Cải thiện tình trạng dinh dưỡng sau 29%. Với tỷ lệ sụt cân trên 5% chiếm 47%, nuôi ăn sụt giảm lượng ăn trên 25% trong tuần qua Sau nuôi ăn 14 ngày, BN đã có sự cải chiếm 67,8%. Tình trạng SDD theo BMI đã thiện về cân nặng với mức tăng cân trung có giảm so với nghiên cứu của tôi năm 2018 bình là 0,94kg và BMI tăng 0,36kg/m2 với p với tỷ lệ là 78,6% [1] và của Trần Thị Thanh < 0,001. Tình trạng dinh dưỡng theo SGA (2021) là 66,6% [6] và phù hợp với các sau nuôi ăn đã cải thiện rõ rệt so với trước nghiên cứu của Diệp Bảo Tuấn là 53% [4] và nuôi ăn, tỷ lệ SDD giảm so với trước nuôi ăn của Nguyễn Hùng Cường là 50% [2]. Tuy 27,4%, trong đó SDD nặng giảm 25,8%, với nhiên, theo SGA thì tỷ lệ SDD vẫn còn khá mức độ cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < cao. Song song với đó là nguy cơ refeeding 0,001. Trong khi đó, các nghiên cứu của chiếm tỷ lệ 61,7%, trong đó 30,6% có nguy Trần Thị Anh Tường (2016) hay của Trần cơ cao, đây là một biến chứng nặng liên quan Thị Thanh (2021) lại ghi nhận tình trạng đến nuôi dưỡng, có thể gây tử vong nếu bệnh nhân tiếp tục sụt cân sau can thiệp dinh không tầm soát và có can thiệp dinh dưỡng dưỡng, tình trạng dinh dưỡng cải thiện không phù hợp. Qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ rõ ràng [5], [6]. SDD của BNUT trước khi nuôi dưỡng đang Sở dĩ nghiên cứu chúng tôi có sự cải còn khá cao ở hầu hết các nghiên cứu, với thiện rõ ràng về tình trạng dinh dưỡng, có thể tình trạng sụt cân, sụt giảm lượng ăn vào hay liên quan đến việc BN được khám, đánh giá nguy cơ refeeding chiếm tỷ lệ khá cao, gây ra và chỉ định chế độ ăn bởi người làm chuyên thách thức lớn trong công tác can thiệp, nuôi môn dinh dưỡng (p < 0,05), tuy tỷ lệ BN dưỡng bệnh nhân. được khám dinh dưỡng trước nuôi ăn chưa *) Chỉ định nuôi dưỡng cao (38,7%) nhưng mức độ cải thiện của Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN chủ nhóm BN này lại tốt hơn so với nhóm BN yếu sử dụng chế độ soup do Khoa Dinh không được khám trước đó. Qua đây thấy dưỡng chế biến và cung cấp, chiếm và 100% rằng việc tuy BN bị SDD nhưng nếu được BN có sử dụng các thực phẩm bổ sung cao nuôi dưỡng sớm, đúng và đủ theo nhu cầu thì năng lượng. Cách nuôi dưỡng đã có sự thay có thể giúp cải thiện được tình trạng dinh đổi đáng kể khi trong nghiên cứu chúng tôi dưỡng và việc nuôi dưỡng này nên được thực 338
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 543 - THÁNG 10 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 hiện bởi người làm chuyên môn về dinh biến chứng này xảy ra. dưỡng sẽ giúp cho việc cải thiên tình trạng dinh dưỡng tốt hơn. V. KẾT LUẬN *) Biến chứng liên quan đến nuôi ăn - Nam chiếm tỷ lệ đa số với độ tuổi trung Biến chứng cơ học, liên quan đến kỹ bình 61,9 tuổi; hay gặp ở nhóm UT đầu cổ; thuật đặt ống, nghiên cứu chúng tôi ghi nhận chủ yếu BN đang được điều trị hóa xạ trị và trầy xước niêm mạc là biến chứng cơ học chăm sóc giảm nhẹ; nuôi ăn mũi - dạ dày là hay gặp, liên quan đến kỹ thuật đặt sonde kỹ thuật chiếm đa số. mũi - dạ dày. Biến chứng tiêu hóa hay gặp là - Tỷ lệ SDD ở BNUT trước nuôi ăn còn táo bón với tỷ lệ 43,5%, nôn và buồn nôn khá cao, theo BMI là 54,8% và SGA là chiếm 37,1%. Tuy nhiên trong nghiên cứu 95,1%, trong đó SDD nặng lần lượt theo chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa BMI và SGA là 25,8% và 29%. tần suất xuất hiện các biến chứng so với chế - Tỷ lệ sụt cân và sụt giảm lượng ăn vào độ nuôi dưỡng hay kỹ thuật nuôi dưỡng (p > trước khi nuôi ăn chiếm tỷ lệ khá cao; nguy 0,05), ngoài các yếu tố từ dinh dưỡng, thì các cơ nuôi ăn lại chiếm tỷ lệ cao 61,2%, trong phác đồ điều trị ung thư hay các thuốc điều đó nguy cơ cao chiếm 30,6%. trị triệu chứng ung thư cũng là yếu tố gây - Phần lớn BN được nuôi dưỡng bằng chế nên những biến chứng trên, trong nghiên cứu độ ăn bệnh viện với kỹ thuật chảy theo trọng của chúng tôi, tỷ lệ BN điều trị hóa xạ trị và lực được áp dụng nhiều nhất trên lâm sàng. chăm sóc giảm nhẹ chiếm tỷ lệ cao, đây có - Sau nuôi ăn 14 ngày, đã có cải thiện về thể cũng là yếu tác động đến sự xuất hiện các cân nặng, BMI và tình trạng dinh dưỡng biến chứng trên. Rối loạn điện giải là biến dưỡng theo SGA (p < 0,05). Mức cải thiện chứng chuyển hóa hay gặp nhưng chúng tôi có liên quan đến việc BN được khám dinh cũng không tìm thấy mối liên quan đến chế dưỡng trước nuôi ăn. độ nuôi dưỡng (p > 0,05). Nghiên cứu chúng - Biến chứng hay gặp là trầy xước niêm tôi thực hiện trong thời gian ngắn, cỡ mẫu mạc liên quan đến kỹ thuật đặt ống sonde; chưa đủ lớn, vì vậy vẫn chưa tìm ra được táo bón, nôn và buồn nôn, rối loạn điện giải. mối liên quan giữa tần suất xuất hiện các Không có trường hợp nào biến chứng nuôi ăn biến chứng với chế độ cũng như kỹ thuật lại. nuôi dưỡng bệnh nhân, chúng tôi sẽ thực hiện tiếp các nghiên cứu trong thời gian tới VI. KHUYẾN NGHỊ để đánh giá mối liên quan trên. Qua nghiên cứu này, để đảm bảo cho Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ việc nuôi ăn qua sonde được an toàn, hiệu nguy cơ nuôi ăn lại khá cao, tuy nhiên không quả, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị: có trường hợp nào xảy ra biến chứng nuôi ăn - Cần thực hiện sàng lọc và đánh giá sớm lại. Đây là kết quả của việc chúng tôi đã nâng và đúng tình trạng dinh dưỡng cho BNUT có cao công tác tập huấn dinh dưỡng lâm sàng chỉ định nuôi ăn qua sonde để có các chỉ định cho các nhận viên tại bệnh viện, luôn nhấn can thiệp phù hợp với tình trạng của người mạnh biễn chứng này và tầm quan trọng của bệnh. việc sàng lọc xác định nguy cơ để có can - Tăng cường tập huấn, hướng dẫn, theo thiệp dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa dõi việc nuôi ăn qua sonde cho BN thường 339
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ LẦN THỨ IV - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN xuyên, liên tục. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, 403- - Đề xuất BN khi có chỉ định nuôi ăn qua 414. sonde cần được khám và tư vấn chuyên khoa 4. Diệp Bảo Tuấn (2016), "Nghiên cứu điều trị dinh dưỡng. nuôi ăn bằng phẫu thuật mở thông dạ dày - Khi BN có chỉ định nuôi dưỡng qua cho bệnh nhân ung thư", Tạp chí Ung thư sonde, cần chú trọng việc bổ sung thêm chất học Việt Nam. Số 4 - 2016, tr. 510 - 515. xơ cho BN, theo dõi các chỉ số xét nghiệm 5. Trần Thị Anh Tường; (2016), "Khảo sát thường xuyên. Sàng lọc và đánh giá mức độ tình trạng dinh dưỡng bằng ống thông cho nguy cơ Hội chứng nuôi ăn lại trước khi can bệnh nhân ở các khoa Xạ - Bệnh viện Ung thiệp. bướu TP Hồ Chí Minh", Tạp chí Ung thư học Việt Nam. Số 4 - 2016, tr. 525-531. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Trần Thị Thanh và Phan Văn Công; 1. Phan Văn Công; Trần Ngọc Luân; (2021), "Thực trạng nuôi dưỡng qua sonde Nguyễn Sinh Nhật (2018), "Đánh giá hiệu cho bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh quả chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật mở viện Ung bướu Đà Nẵng", Tạp chí Ung thư thông dạ dày nuôi ăn tại Bệnh viện Ung bướu học Việt Nam. Số 1 - 2021, tr. 494 - 499. Đà Nẵng", Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 7. Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế; (2018), "Dinh Số 1 - 2019, tr. 396-402. dưỡng lâm sàng", Dinh dưỡng điều trị bệnh 2. Phạm Hùng Cường (2018), "Mở dạ dày ra ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. da qua nội soi trên bệnh nhân ung thư", tạp 287-304. chí Ung thư học Việt Nam. Số 4 - 2019, tr. 8. M. Muscaritoli, el at. (2021), "ESPEN 246 - 250. practical guideline: Clinical Nutrition in 3. Đào Thị Yến Phi; (2020), Dinh dưỡng học, cancer", Clin Nutr. 40(5), pp. 2898-2913. 340
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sỹ: Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vùng đồng bằng ven biển, tỉnh Nghệ An
165 p | 233 | 57
-
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
6 p | 198 | 16
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 24-71 tháng tại một số trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên năm 2020
5 p | 26 | 8
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ từ 0-24 tháng tại xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2021
5 p | 42 | 8
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tại hai trường trung học cơ sở thành phố Huế năm 2017
10 p | 81 | 8
-
Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023
7 p | 10 | 5
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, mật độ xương của nữ sinh vị thành niên tại Thái Nguyên năm 2014
6 p | 64 | 4
-
Nhận xét tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhi tim bẩm sinh điều trị tại Bệnh viện Việt Đức
5 p | 32 | 4
-
Hiệu quả ăn bổ sung để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em ở nông thôn Phú Thọ
4 p | 83 | 4
-
Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
8 p | 19 | 4
-
Tình trạng dinh dưỡng và hiểu biết về dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Ung bướu, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế
5 p | 37 | 3
-
Bài giảng Tổ chức điều tra đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực phẩm ở cộng đồng
31 p | 43 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2021-2022
8 p | 14 | 3
-
Tình trạng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
7 p | 4 | 2
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân cao tuổi đến điều trị nội trú tại 2 khoa Nội, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
10 p | 4 | 2
-
Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2012-2013
6 p | 37 | 1
-
Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tiêu hóa ở trẻ 3-6 tuổi tại một số trường mẫu giáo tại Bắc Ninh thông qua bổ sung sản phẩm dinh dưỡng giàu vi chất dinh dưỡng và bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium lactis
5 p | 2 | 1
-
Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và tẩy giun đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ thấp còi, 12-36 tháng tuổi người dân tộc Vân Kiều và Pakoh
9 p | 94 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn