intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh lao

Chia sẻ: Rhea75 Rhea75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu, do đó cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh lao

  1. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh lao 17-01-2013 Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu, do đó cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng (kể cả các vi chất). Quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Dễ thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng Đối với người bị bệnh lao thì năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng. Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 18,5. Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi.
  2. Đa dạng thực phẩm và thường xuyên thay đổi thực đơn để kích thích người bệnh ăn nhiều hơn. Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải cung cấp đủ các chất cần thiết sau: Kẽm: Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh, dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh nên bổ sung kẽm từ thịt bò, gan và hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương…
  3. Vitamin A, E, C: Đây là những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ô-xy hóa nhưng những người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt. Có thể uống thuốc bổ sung hoặc ăn nhiều rau, quả, gan, thịt, cá biển…. Sắt: Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao làm giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tim mạch. Cần ăn nhiều mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng… Vitamin K, B6:
  4. Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Gan, rau xanh… nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Dùng thuốc điều trị lâu dài cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch. Ngoài uống vitamin B6 bổ sung, người bệnh nên ăn nhiều thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt… Cần đa dạng món ăn
  5. Do thể trạng yếu và tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh dễ chán ăn, đòi hỏi phải đa dạng món ăn. Chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích. Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết. Cần lưu ý: Nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần uống thuốc đúng chỉ định sẽ phục hồi bệnh, thực tế thuốc chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn. Muốn nhanh hồi phục phải kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng.người bệnh tuyệt đối không dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2