intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tố Chất Để Trở Thành Chủ Doanh Nghiệp

Chia sẻ: Huynh Thi Lucky | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

88
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định rời bỏ công việc hiện tại để bắt đầu kinh doanh là một bước ngoặt quan trọng. Ngay cả khi việc khởi sự kinh doanh dường như là một ý tưởng tuyệt vời, bất chấp hậu quả thì câu hỏi đặt ra là:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tố Chất Để Trở Thành Chủ Doanh Nghiệp

  1. Tố Chất Để Trở Thành Chủ Doanh Nghiệp Quyết định rời bỏ công việc hiện tại để bắt đầu kinh doanh là một bước ngoặt quan trọng. Ngay cả khi việc khởi sự kinh doanh dường như là một ý tưởng tuyệt vời, bất chấp hậu quả thì câu hỏi đặt ra là: Làm sao biết được bạn có đủ điều kiện để trở thành một chủ doanh nghiệp hay không? Bạn có được những tố chất cần thiết để trở thành một chủ doanh nghiệp hay không? Trả lời các câu hỏi sau sẽ giúp bạn đánh giá đúng bản thân mình. Khi trả lời, bạn phải thực sự thành thật. Không cần phải trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Thương nhân có thể xuất thân từ nhiều tầng lớp, trình độ và kỹ năng khác nhau. Vì vậy, không có bài kiểm tra nào có thể xác định được bạn có hoàn toàn phù hợp để trở thành một chủ doanh nghiệp hay không. Tuy nhiên, bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn nhận ra vài kỹ năng cần thiết để bắt đầu kinh doanh. Bạn sẽ gây tổn thương cho bản thân và doanh nghiệp của mình nếu bạn giả vờ có những kỹ năng mà mình thực sự không có. Các câu hỏi tự kiểm tra cho một nhà kinh doanh có triển vọng (trích trong quyển "Dự án và kế hoạch kinh doanh - Từ ý tưởng đến văn bản hoàn chỉnh" của tác giả TS. Đỗ Minh Cường) 1. Bạn có phải là một người tự bắt đầu? a. Tôi tạo ra việc cho tôi và người khác. b. Tôi tinh thông trong việc giải quyết các vấn đề được xác định rõ. c. Tôi hoàn thành tất cả các công việc theo một cách rất tuyệt vời và chờ sếp giao việc mới..
  2. Một người chủ của một doanh nghiệp nhỏ cần phải có động lực và khả năng bắt đầu công việc. Anh ta hay cô ta phải là người đầu tiên chỉ đạo để hoàn thành công việc ngày này hay ngày khác. Một số người cho rằng đây là một tính cách quan trọng nhất của một nhà kinh doanh. Thật không may, đôi khi cũng rất khó để xác định xem bạn có tính cách này hay không nếu phần lớn công việc của bạn là việc phải liên kết, trong đó người khác sẽ đưa ra công việc của bạn. Nếu bạn chọn (a) và đưa ra các ý kiến riêng của bạn (ngay cả trong các công việc liên kết) thì bạn đã có lợi thế hơn so với những người chỉ chờ người khác giao việc cho mình. 2. Bạn có thích và thấy hợp với mọi người không? a. Tôi rất thích giao tiếp với mọi người. b. Tôi có một số bạn tốt và tôi rất quý họ, nhưng tôi không thích biết thêm nhiều người khác. c. Tôi không phải là người không giao dịch với xã hội, nhưng tôi cảm thấy ngại khi tiếp xúc với người khác. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thành công đều do yếu tố con người, trước hết là khách hàng và người làm thuê. Những người không thấy thú vị trong giao tiếp với người khác trên các khía cạnh cơ bản sẽ có bất lợi. Có rất nhiều cơ hội bắt đầu việc kinh doanh trong ngành dịch vụ mà ở đó các mối quan hệ giữa mọi người là đặc biệt quan trọng. Nếu bạn trả lời (a) một cách trung thực, bạn sẽ rất thuận lợi khi hoạt động trong một doanh nghiệp nhỏ so với việc bạn không chọn (a). 3. Về cơ bản, các công việc của bạn cho tới bây giờ là ở trong:
  3. a. Doanh nghiệp nhỏ (ít hơn 200 người làm thuê). b. Doanh nghiệp vừa (200 đến 1000 người làm thuê). c. Doanh nghiệp lớn (nhiều hơn 1000 người làm thuê). d. Các tổ chức chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Kinh nghiệm quý giá nhất cho doanh nghiệp nhỏ của bạn là (a), làm việc trong một doanh nghiệp nhỏ của ai đó, đặc biệt trong cùng một lĩnh vực. Kinh nghiệm trong các doanh nghiệp lớn và tổ chức chính phủ thực tế có thể là bất lợi, bởi những tính cách để đạt được thành công trong các lĩnh vực này thông thường lại trái ngược trong một doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, một môi trường kinh doanh nhỏ là những thứ cần được trải qua để hiểu hoàn toàn. Nếu bạn chưa bao giờ ở đó thì khó có thể biết được bạn sẽ gặp phải điều gì. 4. Bây giờ bạn bao nhiêu tuổi? a. Trong độ tuổi 20. b.Trong độ tuổi 30. c. Trong độ tuổi 40. d. Ngoài 50. Đa phần các doanh nghiệp thành công đều bắt đầu ở độ tuổi 30 so với các độ tuổi khác. Độ tuổi này đã kết hợp đủ các kinh nghiệm để đủ nhạy cảm và vẫn còn trẻ để nhiệt tình. 5. Lý do cơ bản nào quyết định việc kinh doanh của bạn? a. Để làm ông chủ. b. Để có tiếng tăm và được nhận biết. c. Để giàu có. (a) hoặc (b) sẽ chỉ ra bạn là một chủ doanh nghiệp. Một tính cách chung của một nhà doanh nghiệp là họ không muốn làm cho người khác. Họ muốn tự mình đảm đương công việc. Họ cũng có xu hướng cởi mở và mong muốn được nhận biết. Tiền tuy cũng tốt, nhưng chỉ đứng hàng thứ yếu. 6. Bạn sẽ hành động như thế nào nếu bạn bắt đầu kinh doanh và thất bại, và bạn bị mất phần lớn hoặc toàn bộ số tiền tiết kiệm của bạn? a. Tôi sẽ học được từ những lỗi lầm của tôi và bắt đầu lại. b. Tôi rất hoảng loạn nhưng cuối cùng cũng hồi phục lại. c. Đó là một tai họa. Tôi đã bị phá sản và tôi không biết phải làm gì tiếp.
  4. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn các nhà doanh nghiệp thành công đã phải bắt đầu hơn một lần. Thất bại là một phần rất đời thường đối với một doanh nghiệp nhỏ. Điều cơ bản là nhà doanh nghiệp kháng cự được và có thể làm lại. Nếu như bạn chọn (c), hãy suy nghĩ cho kỹ ý kiến này. 7. Bạn thích loại hình đánh bạc nào nhất? a. Một cuộc chơi dài với tỉ lệ cá cược là 100/1 hay hơn, ở đó anh có thể thắng lớn (tỉ lệ 100/1 hoặc hơn) b. Một trò chơi mà tỉ lệ cá cược không cuốn hút lắm (ví dụ 3/1) nhưng cơ hội thắng có thể nâng cao nếu bạn phát triển kỹ năng chơi. Ngược lại với mọi người vẫn tưởng, các nhà doanh nghiệp không phải là người sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro lớn. Họ không thích đánh bạc. Nhưng họ sẳn sàng chấp nhận rủi ro có thể tính toán được như (b). 8. Bạn có bao nhiêu kinh nghiệm quản lý? a. Tôi đã nhiều năm giám sát nhiều người và công trình. b. Một chút. c. Không có gì Một chủ doanh nghiệp nhỏ phải quản lý mọi người để đi đến thành công. Sẽ tốt hơn nếu bạn có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với nhiều người và có tác động đến tiền lương của họ. (a) là lựa chọn thích hợp.
  5. 9. Liệu bạn có hoàn toàn cống hiến cho công việc của bạn hay không? Bạn có xu hướng nói về công việc của bạn trong bữa ăn với gia đình, với bạn bè, đồng nghiệp... hay không? a. Có, chắc chắn là như vậy. b. Vừa thôi. c. Không, tôi tách rời công việc kinh doanh khỏi cuộc sống cá nhân. Các nhà kinh doanh tốt nhất luôn cống hiến mọi sức lực của họ cho công việc. Họ sống, ăn, uống, ngủ cùng với việc kinh doanh của mình. Nếu bạn không làm được như vậy và đối thủ của bạn lại làm được, bạn nghĩ ai sẽ có nhiều khả năng thắng hơn? Đối với một số người, cho dù họ có cố gắng đến đâu chăng nữa thì họ cũng không có được những cống hiến đó. Một số người khác có thể làm được dù ở bất kỳ công việc nào. Còn một số người còn lại chỉ làm được trong một số lĩnh vực họ đặc biệt quan tâm. Nếu bạn chưa bao giờ có được lực hấp dẫn mạnh mẽ để dành mọi thứ cho công việc thì hãy suy nghĩ cho kỹ càng trước khi bắt đầu một doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ có lòng nhiệt tình đối với một lĩnh vực nào đó mà bạn quan tâm thì hãy khởi sự việc kinh doanh của bạn trong lĩnh vực đó. 10. Bạn đã chuẩn bị để làm hơn 80 giờ/tuần và kéo dài trong nhiều năm hay không? a. Có, tôi rất bị kích thích bởi triển vọng. b. Có, nếu tôi phải làm, nhưng tôi sẽ tìm cách rút ngắn thời gian khi công việc kinh doanh đủ an toàn để tôi thấy nhẹ nhõm hơn. c. Không, điều đó là không cần thiết chỉ trừ thời gian đầu. Tôi sẽ làm nhanh để giới hạn trong một số giờ hợp lý. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng các nhà kinh doanh thành công đã phải làm việc nhiều giờ trong nhiều năm trước khi họ có thể nghĩ ngơi. Quả thực, nếu bạn không thể chọn (a) hoặc ít nhất là (b) thì bạn cần phải suy nghĩ lại kế hoạch của mình. 11. Khi tham gia vào các hoạt động cạnh tranh (thể thao, trò chơi...), điều quan trọng nhất đối với bạn là gì? a. Thắng cuộc. b. Chơi đẹp. c. Giải trí.
  6. Doanh nghiệp nhỏ là một thế giới cực kỳ cạnh tranh, những nhà doanh nghiệp tốt nhất luôn gắn chặt ý tưởng thắng cuộc và làm tốt hơn những người khác. 12. Bạn có thuộc về hay tham gia tích cực vào các nhóm tôn giáo, các tổ chức dân sự, các hội mang tính chất xã hội, hội anh em, chiến hữu, tổ chức chính trị...? a. Có, tôi tham gia rất tích cực. Tôi là thành viên của hơn 5 tổ chức. b. Tôi là thành viên của một số tổ chức, nhưng không tham gia tích cực lắm. c. Không, tôi tránh xa các tổ chức đó vì chúng sẽ làm mất thời gian và sức lực của tôi. Câu trả lời (a) là tốt nhất. Các nhà doanh nghiệp thành công thường là những người cởi mở, họ thích các giao tiếp xã hội và thật sự thích gặp gỡ, hội hè. Những giao tiếp như vậy sẽ rất có ích cho việc kinh doanh. Nếu anh chưa có tính cách này, đừng mong đợi là anh sẽ có được khi bắt đầu việc kinh doanh. 13. Bạn có thích tự giải quyết các vấn đề, hay bạn cảm thấy việc nhận sự giúp đỡ và lời khuyên từ nhà chuyên môn là việc bình thường? a. Tôi không muốn làm lại mọi việc, khi tôi gặp phải một vấn đề, điều đầu tiên tôi làm là xem coi có ai đã giải quyết vấn đề tương tự như vậy trước đó hay không. b. Tôi tự giải quyết vấn đề, sau đó, tôi tìm sự giúp đỡ bên ngoài nếu tôi bị bế tắc. c. Tôi thấy tự hào khi tự tìm ra giải pháp cho các vấn đề của mình. Nhà kinh doanh hiệu quả sẽ dùng câu trả lời tốt nhất càng nhanh càng tốt. Điều này thường có nghĩa là đi tìm các chuyên gia – câu (a) – cho dù bạn phải trả tiền.
  7. 14. Làm thế nào bạn có thể giải quyết nhiều việc trong cùng một lúc? a. Tôi có thể tiến hành nhiều công việc cùng một lúc và chia sẻ thời gian của tôi cho các công việc đó. Tôi có thể chuyển sự chú ý của tôi sang các vấn đề bức thiết nhất và sau đó quay trở lại các vấn đề khác mà không bị mất đà. Thực tế, tôi thích làm việc kiểu này. b. Tôi tìm những việc cần thiết để tập trung nỗ lực. Tôi muốn làm tích cực một việc cho đến khi nó được hoàn thành, sau đó chuyển sang công việc khác. Sở hữu một doanh nghiệp nhỏ cũng giống như nghệ thuật tung hứng. Tối thiểu thì bạn cũng phải giữ một tá bóng trên không cùng một lúc. Nếu bạn không thể phân chia sự tập trung giữ các hoạt động đồng thời, thì gần như chắc chắn là bạn sẽ thất bại. Câu trả lời (a) là tốt nhất, nhưng đó là một kỹ năng có thể học được. 15. Bạn có đánh giá được các hoạt động tổ chức của bạn? a. Rất tốt, tôi luôn biết tôi đang ở đâu và tôi sẽ đi đến đâu. Tôi buộc những người dưới quyền cũng làm tương tự như vậy. b. Tương đối tốt. Nhìn chung, tôi biết điều gì đang xảy ra, nhưng đôi khi tôi cung bị nhầm lẫn. c. Mọi thứ rối tung cả lên. Khả năng tổ chức con người và công việc là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của nhà doanh nghiệp. Thông thường, một doanh nghiệp không được tổ chức tốt sẽ bị mất khách hàng và tiền. Nếu bây giờ bạn không chọn (a) hoặc (b) thì bạn có thể sẽ không đi vào việc kinh doanh được. 16. Sức khoẻ và nghị lực của bạn như thế nào?
  8. a. Sức khoẻ tôi rất tốt, tôi có nhiều nghị lực và hầu như tôi không bị ốm bao giờ. b. Sức khoẻ và nghị lực của tôi ở mức trung bình. c. Sức khoẻ của tôi không tốt, tôi thường hay mệt mỏi. Công việc kinh doanh nhỏ thường rất khó khăn và thường xuyên chịu sức ép. Nếu bạn không có thể lực và tinh thần tốt thì bạn nên suy nghĩ lại việc bắt đầu kinh doanh. 17. Bạn đang bị thất nghiệp phải không? a. Không, tôi đang cân nhắc rời công việc hiện tại của tôi để bắt đầu việc kinh doanh của riêng tôi. b. Đúng, nhưng tôi đã cân nhắc công việc kinh doanh của tôi nhiều lần rồi và dù sao thì tôi cũng phải kết thúc công việc hiện tại của tôi sớm. c. Đúng, tôi vừa bị sa thải và tôi nghĩ tôi sẽ bắt đầu công việc kinh doanh của tôi trong khi tôi đi tìm công việc khác. Câu trả lời (a) là câu trả lời hứa hẹn nhất. (c) có thể sẽ là thảm hoạ. Sẽ là ý kiến hay khi bạn bắt đầu một công việc mới bằng cách bắt đầu kinh doanh. Nhưng nếu bạn không có động lực để làm điều đó trước khi bạn mất việc thì bạn có lẽ sẽ không trở thành một doanh nghiệp tốt. Bị mất việc cũng giống như việc ly dị. Bạn sẽ bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài sau đó. Bạn hãy thận trọng gấp đôi khi chấp nhận một công việc gì lớn. Sẽ không phải là một điều tốt nếu như bạn bắt đầu công việc kinh doanh chỉ để tạo ra công việc cho mình.
  9. 18. Bạn xử lý những mâu thuẫn như thế nào (đối với khách hàng không thoả mãn hoặc sa thải nhân công)? a. Tôi không thích chuyện đó, nhưng tôi sẽ vượt qua chúng càng sớm càng tốt. b. Tôi thích mâu thuẫn và chiến thắng bằng cách thống trị người khác. c. Tôi không thể chịu đựng được xung đột. Tôi vượt qua chúng, nhưng phải mất nhiều ngày tinh thần của tôi mới phục hồi được. Mâu thuẫn là một phần của cuộc sống trong kinh doanh. Trong doanh nghiệp nhỏ, trách nhiệm thuộc về người chủ, luôn có những mâu thuẫn với khách hàng, nhà cung cấp, người làm thuê. Trong các công ty nhượng quyền (franchise), còn một mâu thuẫn nữa với người nhượng quyền. Một nhà kinh doanh phải có thể giải quyết được các mâu thuẫn đó mà không lùi bước. Câu trả lời (a), (b) là tốt. Câu trả lời (c) có thể sẽ là vấn đề. Nếu bạn thấy mâu thuẫn có tính cách phá hoại thì bạn có thể bị suy sụp thần kinh khi điều hành một doanh nghiệp nhỏ. 19. Bạn cảm thấy như thế nào về cấp trên? a. Tôi muốn làm theo kiểu riêng tôi, nhưng tôi có thể chấp nhận cấp trên nếu tôi cảm thấy nó chính đáng. b. Tôi muốn có thể làm mọi việc theo cách của tôi. c. Tôi hoàn toàn thoải mái khi tôi có sự chỉ huy để làm việc. Mong muốn được độc lập là một trong những động lực chính của nhà kinh doanh thành đạt. Câu trả lời (b) chỉ ra rằng bạn là người phù hợp. Tuy vậy, luôn ám ảnh với sự độc lập có thể gây nên trục trặc. Không ai có thể hoàn toàn độc lập, đặc biệt độc lập khỏi khách hàng. Một tư tưởng quá độc lập có thể là một vấn đề thực sự nếu việc kinh doanh của bạn là nhận nhượng quyền kinh doanh. Người nhận nhượng quyền phải vui vẽ chấp nhận mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Nếu bạn ký một văn bản nhận nhượng quyền kinh doanh mà bạn không làm theo đó thì rủi ro của bạn là sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư. Trong trường hợp đó, câu trả lời (a) là tốt nhất. Nó phản ánh tính cách độc lập, nhưng không phải quá độc lập để không tồn tại được trong một khuôn khổ quy đinh nào đó. 20. Bạn có thể đưa ra các quyết định hay không? a. Tôi có thể so sánh cái lợi và hại và đưa ra quyết đinh rất nhanh. Kết quả thông thường là rất tốt. b. Tôi đưa ra quyết định đúng đắn, nhưng thường phải tốn thời gian. Tôi sẽ không vội vã trong những vấn đề quan trọng. c. Tôi cảm thấy không thoải mái khi đưa ra những quyết định quan trọng.
  10. Để tồn tại, doanh ngiệp phải đưa ra những quyết định, có khả năng đưa ra một sự lựa chọn nhanh, hợp lý và sống cùng với kết quả là một tính cách tuyệt đối cơ bản. (a) là câu trả lời tốt nhất, (b) kém hơn và (c) là câu trả lời cần báo động. Bạn có tố chất của một nhà doanh nghiệp hay không? Nếu hơn một nửa các câu trả lời của bạn là “a”, xin chúc mừng, bạn có đủ các tố chất cần thiết để trở thành chủ doanh nghiệp. Nếu hầu hết các câu trả lời của bạn là “b”, bạn có thể sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn mình tưởng khi bước trên con đường kinh doanh.Nếu bạn có một vài câu trả lời là “c”, có lẽ là bạn vẫn chưa sẵn sàng để bắt đầu việc kinh doanh cho riêng mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không bao giờ có thể sẵn sàng. Đúng là có một số người có tư chất là một chủ doanh nghiệp (ví dụ như ý chí sẵn sàng đón nhận rủi ro), nhưng cũng có rất nhiều người trở thành một chủ doanh nghiệp thành công nhờ sự rèn luyện, học hỏi (như là rèn luyện biết cách nghiên cứu thị trường). Nếu kết quả trả lời các câu hỏi trên bảo bạn phải xem xét lại, đó là một điều tốt. Bạn luôn có thể tham gia các lớp học về kinh doanh, đọc thêm nhiều sách hoặc nghe các đoạn băng về kinh doanh để có thể học hỏi nhiều hơn. Một phương pháp khác là bạn có thể tìm một cộng sự có những kỹ năng mà bạn thiếu để hợp tác. Có rất nhiều cách để bạn bắt đầu công việc kinh doanh cho riêng mình, và nếu hiện tại bạn chưa sẵn sàng, điều đó cũng không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có thể sẵn sàng. Hãy trang bị cho mình đầy đủ những kỹ năng cần thiết để lên đường. Linye
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2