Bùi Quang Hưng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
128(14): 85 - 91<br />
<br />
TỔ CHỨC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN KIẾN TRÚC VEN SÔNG<br />
CẦU ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Bùi Quang Hưng*<br />
Sở Xây dựng Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết trình bày những phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông<br />
Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, vận dụng các cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một<br />
số giải pháp tổ chức bảo vệ và phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu, đoạn chảy qua thành<br />
phố Thái Nguyên.<br />
Từ khóa: Cảnh quan kiến trúc, sông Cầu, ven sông, thành phố Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Sông Cầu là con sông lớn thuộc hệ thống<br />
sông Thái Bình, là một trong những lưu vực<br />
sông lớn ở Việt Nam. Sông Cầu chảy qua<br />
trung tâm thành phố Thái Nguyên, có vai trò<br />
cực kỳ quan trọng trong việc kết nối không<br />
gian cảnh quan giữa hai bờ Đông - Tây của<br />
thành phố Thái Nguyên, là con đường giao<br />
lưu kinh tế huyết mạch quan trọng của Thái<br />
Nguyên qua nhiều thế kỷ, là cầu nối giao lưu<br />
giữa các vùng văn hóa của các dân tộc anh em<br />
trên đất Thái Nguyên. Tuy nhiên, trên thực tế<br />
hiện nay cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu<br />
đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên chưa<br />
được khai thác sử dụng nhiều, chưa khai thác<br />
được vẻ đẹp của sông Cầu cũng như các giá<br />
trị về văn hoá đặc trưng của địa phương, chưa<br />
có sự khác biệt, sự nhận dạng về cảnh quan<br />
giữa các đô thị trong vùng. Mặt khác chất<br />
lượng môi trường nước của sông Cầu đang bị<br />
ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy, khu<br />
công nghiệp ở đầu nguồn nước, không đảm<br />
bảo chất lượng, môi trường sống của người<br />
dân trong vùng. Để khắc phục tình trạng nêu<br />
trên, bài viết đề ra một số cơ sở, giải pháp cụ<br />
thể về mô hình tổ chức bảo vệ và phát triển<br />
không gian cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu<br />
nhằm góp phần cải thiện chất lượng, môi<br />
trường sống, tăng giá trị về bản sắc văn hoá<br />
của đô thị, địa phương; xác định vai trò quan<br />
trọng của cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu<br />
trong khu vực trung tâm thành phố Thái<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982 05280<br />
<br />
Nguyên và đề xuất các giải quản lý về quy<br />
hoạch và kiến trúc cho khu vực ven sông Cầu<br />
đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên.<br />
HIỆN TRẠNG VÀ CÁC CƠ SỞ GIẢI<br />
QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
Một số khái niệm Tổng quan về tổ chức<br />
cảnh quan kiến trúc ven sông:<br />
Cảnh quan kiến trúc ven sông là một khái<br />
niệm nhánh của của cảnh quan kiến trúc.<br />
Những nhân tố chính ảnh hưởng bao gồm:<br />
Thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo;<br />
Các yêu cầu của không gian kiến trúc cảnh<br />
quan: Yêu cầu sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu<br />
cầu bền vững, yêu cầu kinh tế. Quy luật tổ<br />
chức không gian bao gồm: Cơ sở bố cục cảnh<br />
quan (điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn), Tạo<br />
hình không gian (không gian đóng, không<br />
gian mở và không gian nửa đóng nửa mở),<br />
các quy luật bố cục cơ bản (quy luật về đường<br />
trục bố cục, quy luật bố cục đối xứng, bố cục<br />
không đối xứng, quy luật tỷ lệ không gian,<br />
quy luật về sự đồng nhất và sự tương tự, sự<br />
tương phản, sáng tối và màu sắc) [3].<br />
Không gian ven sông là không gian rộng, dài<br />
và đa chiều. Là sự phối kết của nhiều dạng<br />
không gian khác nhau, cả tự nhiên và nhân<br />
tạo. Tổ chức cảnh quan kiến trúc ven sông là<br />
sự sắp xếp, bố trí các thành phần yếu tố thiên<br />
nhiên (Địa hình, mặt nước, bầu trời, cây xanh,<br />
hoa cỏ, con người,...) và các thành phần yếu<br />
tố nhân tạo (Kiến trúc công trình, giao thông,<br />
các trang thiết bị kỹ thuật, các tác phẩm nghệ<br />
thuật..) [3].<br />
85<br />
<br />
Bùi Quang Hưng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Theo GS. TS. Nguyễn Thế Bá [2]: "Hầu hết<br />
các đô thị được xây dựng và phát triển gần<br />
sông, biển và hồ. Từ xa xưa, giao thông<br />
đường thuỷ đã trở thành một trong những<br />
động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển của đô<br />
thị". Thực vậy, các đô thị trên thế giới và cả<br />
Việt Nam đều nằm trong những quy luật phát<br />
triển tất yếu đó là sự phát triển của giao thông<br />
đường thuỷ, ngoài ra việc lựa chọn vị trí đô<br />
thị còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:<br />
Thuận tiện cho việc thông thương buôn bán;<br />
Sử dụng nguồn nước (các nền văn minh lúa<br />
nước) và chống ngoại xâm.<br />
Hiện trạng cảnh quan kiến trúc ven sông<br />
cầu đoạn chảy qua TP Thái Nguyên:<br />
Theo khảo sát, đánh giá và phân tích, hiện<br />
trạng sông Cầu có những tồn tại sau [1], [7]:<br />
- Tỷ lệ quy hoạch chi tiết còn hạn chế, chỉ tập<br />
trung chủ yếu bên bờ Nam sông Cầu và một<br />
phần dọc Quốc lộ 1B bên bờ Bắc (tỷ lệ<br />
khoảng 30%) nên khó khăn trong việc quản lý<br />
và triển khai đầu tư.<br />
- Chưa được đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè<br />
sông đồng bộ (chỉ có khoảng 1,5km kè bờ<br />
Nam sông đoạn qua khu trung tâm thành<br />
phố), nhiều khúc sông sau mùa mưa lũ<br />
thường bị biến dạng do phù xa và chế độ<br />
dòng chảy. Hệ thống đê, kè chỉ mang tính<br />
phòng chống lũ, chưa khai thác được giá trị<br />
thẩm mỹ và mỹ quan của khu vực ven sông.<br />
<br />
128(14): 85 - 91<br />
<br />
quan tâm đến giá trị sử dụng; quy mô nhỏ,<br />
xây dựng tự phát, nên nhìn tổng thể khu vực<br />
ven sông thể hiện một sự lộn xộn, nghèo nàn.<br />
- Các khu chức năng hiện có chưa có sự gắn<br />
kết với cảnh quan xung quanh đặc biệt chưa<br />
có sự gắn kết với sông Cầu, không phát huy<br />
được các giá trị về thẩm mỹ, tinh thần, không<br />
tận dụng được vẻ đẹp tự nhiên của sông Cầu.<br />
- Một số khu vực ven sông không khai thác<br />
được tầm nhìn, chắn các hướng tiếp cận từ các<br />
tuyến đường ra sông (khách sạn sông Cầu, các<br />
khu dân cư dọc trục đường Bắc Kạn).<br />
- Các khu dân cư ven sông thường xả thẳng<br />
phân ro, nước thải, rác thải sinh hoạt ra sông<br />
gây ra nhiều khí, mùi khó chịu và làm ô<br />
nhiễm môi trường chung của khu vực.<br />
- Các nhà máy, xí nghiệp nằm ở đầu nguồn<br />
nước (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà<br />
máy nhiệt điện Cao Ngạn) và nhà máy Gang<br />
thép Thái Nguyên đã có những biện pháp xử<br />
lý chất thải, nước thải nhất định nhưng về lâu<br />
dài cần có những giải pháp hữu hiệu để đảm<br />
bảo vấn đề môi trường sinh thái chung cho<br />
toàn thành phố (khí thải, nước thải, rác thải).<br />
<br />
- Thiếu nghiêm trọng hệ thống cầu qua sông<br />
(hiện chỉ có cầu Gia Bảy), một số cây cầu chỉ<br />
mang tính tạm bợ chưa đủ quy mô, chất<br />
lượng, giá trị thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầu<br />
thông thương, qua lại giữa hai bên bờ sông<br />
(cầu treo Oánh, cầu Ba Đa).<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ hiện trạng lập quy hoạch chi tiết,<br />
hiện trạng môi trường, kè sông khu vực ven sông<br />
Cầu [1]<br />
<br />
- Cây xanh hầu như chưa được đầu tư, chủ<br />
yếu là các loại cây phòng hộ như tre, trúc,<br />
sung và các cây ăn quả của khu dân cư. Khu<br />
vực sát bờ sông chủ yếu là cây lau, sậy mọc<br />
tự do, um tùm không đảm bảo mỹ quan và<br />
gây ô nhiễm môi trường.<br />
<br />
Hình 2. Hiện trạng cảnh quan kiến trúc khu vực<br />
ven sông Cầu [1]<br />
<br />
Cơ sở khoa học<br />
Cơ sở thẩm mỹ<br />
<br />
- Các công trình kiến trúc ven sông chưa được<br />
đầu tư nhiều về mặt thẩm mỹ, chủ yếu chỉ<br />
<br />
Yếu tố giác quan: Cảm giác, thị giác, thính<br />
giác, khứu giác, vị giác và cả trí nhớ, sự quen<br />
<br />
86<br />
<br />
Bùi Quang Hưng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thuộc của con người. Khái niệm “Nơi chốn”<br />
trong tổ chức kiến trúc cảnh quan [4].<br />
Cơ sở lý thuyết: Giải quyết, sắp xếp các yếu<br />
tố tự nhiên (Địa hình, mặt nước, bầu trời, cây<br />
xanh, hoa cỏ) và nhân tạo (các loại công trình<br />
xây dựng).<br />
Cơ sở thẩm mỹ của kiến trúc công trình ven<br />
sông: Kiến trúc công trình lớn (công trình<br />
công cộng); Các công trình kiến trúc cổ và cũ<br />
cần bảo tồn; Kiến trúc công trình trang trí;<br />
Kiến trúc công trình nhỏ.<br />
Cơ sở các quy luật về bố cục trong tổ chức<br />
không gian:<br />
- Cơ sở bố cục cảnh quan: Cảm thụ thông qua<br />
thị giác: Điểm nhìn, tầm nhìn, trục nhìn và<br />
góc nhìn.<br />
- Cơ sở tạo hình không gian: Các yếu tố: Mặt<br />
nền, mặt trần và mặt đứng ngăn không gian.<br />
Các loại không gian: Không gian đóng; Không<br />
gian mở; Không gian nửa đóng nửa mở.<br />
- Các quy luật bố cục cơ bản: Quy luật về<br />
đường trục bố cục; Quy luật bố cục đối xứng,<br />
không đối xứng; Quy luật tỷ lệ không gian, về<br />
sự đồng nhất và sự tương tự; Quy luật về sự<br />
tương phản, sáng tối và màu sắc.<br />
Cơ sở kinh tế kỹ thuật, môi trường<br />
- Về kinh tế: Tiềm năng phát triển kinh tế<br />
(dịch vụ, du lịch, công nghiệp), phương án<br />
đầu tư kinh tế (Kế hoạch, giải pháp đầu tư,<br />
kêu gọi và thu hút đầu tư), vật liệu địa<br />
phương (xi măng, đá)<br />
- Về kỹ thuật: Khả năng đáp ứng về kỹ thuật<br />
công nghệ của đội ngũ tri thức, lao động của<br />
Thành phố Thái Nguyên.<br />
- Về môi trường sinh thái, mô hình phát triển<br />
bền vững: Cân bằng hệ sinh thái; Thân thiện<br />
với môi trường; Đảm bảo chất lượng môi<br />
trường nước (đầu vào, đầu ra), biện pháp xử lý;<br />
Tỷ lệ cây xanh bên trong và ngoài công trình.<br />
Cơ sở thực tế: Cơ sở về điều kiện tự nhiên<br />
của thành phố Thái Nguyên, vị trí địa lý (Đặc<br />
điểm địa hình (địa hình đa dạng, thảm thực<br />
vật phong phú); Điều kiện khí hậu (Thuận lợi<br />
<br />
128(14): 85 - 91<br />
<br />
cho phát triển du lịch vào các mùa trong<br />
năm); cơ sở về văn hóa xã hội của Thái<br />
Nguyên: Truyền thống văn hóa, bản sắc văn<br />
hóa; Cơ sở về lịch sử, truyền thống; cơ sở về<br />
vị thế và tầm quan trọng, cơ sở về định hướng<br />
điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành<br />
phố Thái Nguyên đến năm 2035 [6].<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC BẢO VỆ<br />
VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CẢNH<br />
QUAN KIẾN TRÚC VEN SÔNG CẦU<br />
ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Vận dụng Lý luận về thành phố “Dải” của<br />
Aturo Soria Y Mata [1] trong định hướng<br />
quy hoạch cho khu vực ven sông cầu<br />
Aturo Soria Y Mata (1844 -1920) người Tây<br />
Ban Nha là tác giả đầu tiên lý luận quy hoạch<br />
xây dựng thành phố theo hệ thống chuỗi, dải<br />
(đô thị phát triển dọc theo trục giao thông,<br />
sông với chiều dài không hạn chế). Điển hình<br />
cho lý luận nêu trên là thành phố Vongagrat<br />
của N.A, các khu vực tại bờ biển Nam Mỹ<br />
như: Montevideo, Sao Paulo, Rio De Janciro.<br />
Thành phố Thái Nguyên có những điểm<br />
tương đồng về tính chất với lý luận của Aturo<br />
Soria Y Mata khi thành phố được định hướng<br />
quy hoạch phát triển mở rộng về phía Đông<br />
và phía Bắc [6] với quy mô 5243,8ha (các xã<br />
Linh Sơn, Huống Thượng, Đồng Liên, Sơn<br />
Cẩm và thị trấn Chùa Hang), sông Cầu sẽ là<br />
trục dọc không gian trung tâm của thành phố.<br />
Đề xuất trong định hướng quy hoạch cần phát<br />
triển các khu chức năng quan trọng của thành<br />
phố theo dọc hai bên bờ sông, trong đó giữ<br />
nguyên khu hành chính - văn hóa phía bờ<br />
Nam sông, phát triển các chức năng thương<br />
mại, dịch vụ, giải trí (yếu tố tạo thị) phía bờ<br />
Bắc, Đông sông, từ đó kết nối các chức năng<br />
đô thị còn lại tạo thành mạng lưới không gian<br />
các khu chức năng, tạo sự đa dạng, linh hoạt<br />
cho đô thị trong khai thác sử dụng, mặt khác<br />
tạo cho đô thị một lõi không gian xanh, cải<br />
thiện vi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền<br />
vững cho đô thị.<br />
87<br />
<br />
Bùi Quang Hưng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đề xuất giải pháp quy hoạch, tổ chức<br />
cảnh quan<br />
Khai thác các yếu tố tự nhiên của khu vực<br />
- Yếu tố địa hình: Tận dụng tối đa các yếu tố địa<br />
hình của khu vực để bố trí các khu chức năng.<br />
- Yếu tố mặt nước: Khai thác yếu tố chuyển<br />
động của dòng chảy bằng việc tạo ra các bán<br />
đảo nhỏ trên sông, tạo ra các bến. Duy trì các<br />
giá trị tự nhiên của mặt nước bằng việc hạn<br />
chế xây dựng những đường kè bê tông kiên<br />
cố, tận dụng những thảm cỏ, bãi cát hiện có.<br />
Khai thác đặc tính phản chiếu của mặt nước<br />
bằng việc tạo những công trình dạng dãy, dải<br />
dọc theo bờ sông tạo những không gian ảo<br />
bằng hiệu ứng nhân đôi.<br />
- Yếu tố bầu trời: Khôi phục lại mối liên hệ<br />
của mặt đất, mặt nước với bầu trời bằng cách<br />
tạo ra các không gian trống ven sông. Sử<br />
dụng các hình thức và vật liệu kiến trúc phù<br />
hợp phản ánh sự biến đổi của bầu trời.<br />
- Khai thác, sử dụng cây xanh, cây bụi, hoa<br />
cỏ, đá trang trí trong tổ chức các khu cây<br />
xanh, vườn hoa, tiểu cảnh.<br />
Khai thác Yếu tố thị giác<br />
<br />
128(14): 85 - 91<br />
<br />
trường Võ Nguyên Giáp - quảng trường 20-8<br />
cũ bản thân đã là một yếu tố nơi chốn quen<br />
thuộc với nhân dân trong tỉnh.<br />
Khai thác yếu tố về tạo hình không gian: Đề<br />
xuất áp dụng theo dạng “không gian mở” để<br />
không gian ven sông được cởi mở, kết nối với<br />
toàn đô thị đồng thời tạo cảm giác rộng lớn,<br />
thoáng đãng cho khu vực ven sông.<br />
Vận dụng các quy luật bố cục cơ bản:<br />
- Quy luật về đường trục bố cục: Bố cục theo<br />
dải, tuyến (tổ chức hệ thống đường, cây xanh).<br />
- Quy luật bố cục đối xứng: Áp dụng cho các<br />
khu mang tính chất trang nghiêm hoặc những<br />
khối công trình lớn có tính trọng điểm của<br />
khu vực.<br />
- Quy luật bố cục không đối xứng: Áp dụng<br />
cho những công trình trang trí, vui chơi giải<br />
trí ven sông.<br />
- Quy luật tỷ lệ không gian: Nhấn mạnh yếu<br />
tố tỷ lệ con người với các công trình kiến<br />
trúc, tượng trang trí.<br />
- Quy luật về sự đồng nhất và sự tương tự: Đảm<br />
bảo sự đồng nhất, nhất quán trong hình thức,<br />
tránh sự chắp ghép lộn xộn, thiếu căn cứ.<br />
<br />
- Điểm nhìn: Tạo ra các điểm nhìn tốt bằng<br />
cách tổ chức các không gian thoáng đãng có<br />
thể phóng xa được tầm mắt (quảng trường Võ<br />
Nguyên Giáp, Bảo tàng Thái Nguyên).<br />
<br />
- Quy luật về sự tương phản, quy luật sáng tối<br />
và quy luật về màu sắc: Tổ chức đan xen để<br />
tránh cảm giác nhàm chán cho con người.<br />
<br />
- Tầm nhìn: Tạo ra nhiều lớp không gian, vật<br />
thể để từ một vị trí có thể có nhiều tầm nhìn.<br />
<br />
Kiến trúc công trình công cộng:<br />
<br />
- Góc nhìn: Tạo những góc nhìn rộng thoáng để<br />
nhìn vật thể một cách chân thực nhất, không bị<br />
méo mó hay thay đổi hình dạng vật thể.<br />
- Trục nhìn, tuyến nhìn: Tạo ra các tuyến nhìn<br />
dài không bị hạn chế, chia cắt.<br />
Các yếu tố giác quan: Tạo lập không gian để<br />
con người có thể cảm nhận tối đa nét đặc<br />
trưng của khu vực qua các yếu tố giác quan:<br />
Cảm giác, thích giác, khứu giác và vị giác.<br />
Khai thác khái niệm “nơi chốn”: Tạo dấu ấn<br />
bằng các điểm nhấn cho các địa danh, khu<br />
vực như: Công trình kiến trúc, cầu, tượng<br />
đài, không gian văn hóa, quảng trường (quảng<br />
88<br />
<br />
Giải pháp kiến trúc:<br />
- Bến tàu thuyền: Bố trí theo tuyến với sự sắp<br />
xếp hợp lý về khoảng cách mỗi bến.<br />
- Chợ ven sông: Kết hợp các khu chợ nhỏ<br />
dạng chợ tạm, bán rong tại các khu vực bến<br />
tàu thuyền để bán các đồ lưu niệm đặc trưng<br />
của vùng làm quà cho khách thập phương.<br />
- Khách sạn, nhà hàng ăn uống: Bố trí nhà<br />
hàng, dịch vụ và để xe ở các tầng dưới, các<br />
phòng nghỉ bố trí ở các tầng trên. Hình thức<br />
kiểu dáng nhẹ nhàng, thanh thoát, màu sắc<br />
trang nhã đặc biệt nên thiết kế theo dạng dải<br />
bám dọc theo bờ sông.<br />
- Cao ốc văn phòng: Thiết kế các công trình<br />
có tầng cao lớn, khoảng lùi rộng, hình thức<br />
<br />
Bùi Quang Hưng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kiến trúc, vật liệu, màu sắc mới mẻ, hiện đại<br />
thể hiện là các điểm nhấn không gian xa cho<br />
cảnh quan ven sông.<br />
- Đường ven sông và các cây cầu: Thiết kế<br />
theo kiểu dáng mềm mại, thanh thoát kết hợp<br />
các yếu tố hoa văn, màu sắc đặc trưng của các<br />
dân tộc thiểu số trong khu vực.<br />
- Khu công viên ven sông: Phân khu chức<br />
năng rõ ràng (khu nghỉ, vui chơi giải trí,<br />
sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao..), thiết<br />
kế chi tiết, tận dụng tối đa các yếu tố địa<br />
hình cảnh quan.<br />
Các công trình Kiến trúc công trình cổ và cũ<br />
cần bảo tồn: Cần tạo các hướng mở từ phía<br />
sông Cầu để tạo thành các tuyến du lịch cho<br />
khách du lịch bằng thuyền có điểm dừng<br />
chân, tiếp cận để tham quan.<br />
Kiến trúc công trình trang trí: Bố trí các<br />
công trình nhỏ như Ki-ốt phục vụ, chòi nghỉ<br />
đan xen theo các đường dạo ven sông. Kiến<br />
trúc công trình nên theo hình thức đơn giản.<br />
Kiến trúc công trình nhỏ: Thiết kế kiểu nhà<br />
vườn hoặc theo kiểu phân tán thấp tầng,<br />
tường gạch, cột BTCT, số tầng cao từ 2-3<br />
tầng, mái dốc.<br />
Giải pháp kinh tế, kỹ thuật, môi trường:<br />
Giải pháp kinh tế:<br />
- Đầu tư hợp lý: Lựa chọn các dự án hiệu quả<br />
nhất để đầu tư xâu dựng, phân ký đầu tư hợp<br />
lý, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Các dự án có<br />
thể triển khai ngay như: Quảng trường Võ<br />
Nguyên Giáp, Khu công viên ven sông Cầu<br />
(khu A và khu B), dự án khu phố Châu Âu<br />
bên bờ sông Cầu, Trường Đại học Việt Bắc<br />
(giai đoạn 2), Cầu Bến Tượng, Khu đô thị<br />
Nam sông Cầu.<br />
- Mở cửa, kêu gọi nhà đầu tư, có chính sách<br />
đầu tư hợp lý, thu hút được nhà đầu tư cho<br />
các dự án cần triển khai.<br />
- Tận dụng tối đa vật liệu địa phương để giảm<br />
chi phí vận chuyển và giá thành xây dựng.<br />
Giải pháp kỹ thuật:<br />
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ<br />
cán bộ quản lý, các kỹ sư, kiến trúc sư thiết kế<br />
quy hoạch, công trình trên địa bàn khu vực.<br />
<br />
128(14): 85 - 91<br />
<br />
- Các công trình có giá trị xây lắp cao, đòi hỏi<br />
giá trị thẩm mỹ cao (ngoài quy định của nhà<br />
nước) cần phải tổ chức thi tuyển kiến trúc, lựa<br />
chọn phương án hợp lý để đầu tư xây dựng.<br />
- Nâng cao tay nghề cho công nhân xây dựng,<br />
đảm bảo an toàn và vệ sinh trong lao động.<br />
- Đầu tư các máy móc, thiết bị mới, hiện đại.<br />
- Thường xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn<br />
chuyên môn nghiệp vụ như: Quản lý dự án,<br />
đấu thầu, kỹ sư định giá, đánh giá, kiểm định<br />
chất lượng công trình.<br />
Giải pháp môi trường [4]:<br />
- Tạo một chu trình khép kín của hệ sinh thái<br />
khu vực (sông nước, cây xanh, công trình xây<br />
dựng, con người…) nhằm ổn định các hệ sinh<br />
thái nhỏ, gây dựng vững chắc hệ sinh thái lớn.<br />
- Sử dụng tối đa, hiệu quả vật liệu từ tự nhiên<br />
sẵn có trong vùng tạo sự thân thiện với môi<br />
trường (đá, tre, nứa, cọ).<br />
- Nghiên cứu các biện pháp xử lý nước mặt,<br />
xử lý nước thải, gìn giữ nguồn nước sạch. Tập<br />
trung cải tạo phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ<br />
thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường ăn ở<br />
hợp lý cho cư dân ven sông.<br />
Cụ thể một số giải pháp kiến trúc cảnh quan<br />
- Khu vực đường Thanh Niên:<br />
<br />
Hình 3. Giải pháp đường dạo, cây xanh, kè sông,<br />
khai thác tầm nhìn [1]<br />
<br />
Hình 4. Giải pháp không gian sân lễ hội nhỏ, chòi<br />
nghỉ, quan sát [1]<br />
<br />
89<br />
<br />