TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 11 (36) - Thaùng 1/2016<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức cho học sinh tương tác<br />
trong quá trình đọc văn bản<br />
<br />
Organizing interactive learning in reading process<br />
<br />
TS. Dương Thị Hồng Hiếu<br />
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM<br />
<br />
Ph.D. Duong Thi Hong Hieu<br />
Ho Chi Minh City University of Education<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Để học đọc văn bản một cách hiệu quả, việc học sinh nghe giáo viên giảng, trả lời các câu hỏi của giáo<br />
viên, thảo luận với bạn để giải quyết các bài tập giáo viên đưa ra là chưa đủ. Các em cần được thực sự<br />
trải nghiệm việc “đọc” gần với cách mà hoạt động này diễn ra trong thực tế. Bài viết giới thiệu “nhóm<br />
văn chương”, một hình thức tổ chức cho học sinh tương tác trong quá trình đọc văn bản đã được nhiều<br />
GV ở nhiều nơi trên thế giới ứng dụng và đánh giá cao. Đồng thời, bài viết cũng bước đầu phân tích tính<br />
khả thi của hình thức tổ chức dạy học này ở Việt Nam.<br />
Từ khóa: nhóm văn chương, đọc, học tương tác, dạy đọc, văn chương, văn bản…<br />
Abstract<br />
To learn reading effectively, listening to the teacher, answering her questions, discussing with<br />
classmates to solve the exercises she gives, is not enough. The students need to experience the “reading”<br />
as it happens in real life. This article introduces “literature cicles”, one way of organizing interactive<br />
learning in reading process, used and highly valued by many teachers around the world. This article also<br />
considers the feasibility of this method in Vietnam.<br />
Keywords: literature cicles, reading, interactive learning, teaching reading, literature, text…<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề Nhà trường Việt Nam chúng ta, đặc biệt<br />
Khi học sinh (HS) học bơi, HS không trong giai đoạn gần đây, cũng đã ít nhiều<br />
thể biết bơi nếu chỉ học lý thuyết về việc quan tâm đến việc này. Phương pháp đọc-<br />
bơi. Để có thể biết bơi giỏi, HS cần xuống chép bị phê phán và các phương pháp hỏi-<br />
nước bơi. So sánh có vẻ hơi khập khiễng đáp và tổ chức cho HS thảo luận được<br />
nhưng quả thực là điều này cũng đúng với khuyến khích. Tuy nhiên, làm thế nào để tổ<br />
việc học đọc văn bản. HS sẽ không thể biết chức cho HS thảo luận và để hoạt động<br />
cách đọc văn bản hiệu quả khi chỉ nghe thảo luận ấy thực sự giúp ích cho việc học<br />
giáo viên (GV) thuyết giảng về cách đọc. đọc văn bản thì vẫn còn là nỗi băn khoăn<br />
Để biết đọc văn bản, các em cũng cần thực của nhiều giáo viên. Hơn nữa, nếu chỉ<br />
sự trải nghiệm việc “đọc”. Nghĩa là học dừng lại ở việc hỏi đáp hay thảo luận thôi<br />
đọc văn bản qua hành động, qua thực hành. thì vẫn chưa đủ vì HS cần được trải nghiệm<br />
<br />
20<br />
việc đọc thực sự và cần GV hướng dẫn các Khi đọc xong một cuốn sách, các thành<br />
kĩ năng, chiến thuật đọc mà một người biết viên của nhóm này có thể chia sẻ những<br />
cách đọc hiệu quả thường dùng. Và quan vấn đề quan trọng mà họ đã đọc với cộng<br />
trọng hơn cả là các em được tạo điều kiện đồng rộng lớn hơn. Họ trao đổi thành viên<br />
để vận dụng các kĩ năng, chiến thuật đó với những nhóm khác cũng đã đọc xong,<br />
vào việc đọc của mình. chọn thêm văn bản để đọc và hình thành<br />
Những băn khoăn trên cũng đã được những “Nhóm văn chương” mới [6, tr.2]<br />
nhiều nhà nghiên cứu, nhiều GV trên thế Harvey Daniels cũng đưa ra 11 đặc<br />
giới quan tâm, tìm lời giải đáp. Và nhiều điểm quan trọng về “Nhóm văn chương”<br />
câu trả lời đã được đưa ra. Nhiều thử như sau:<br />
nghiệm đã được tiến hành. Trong khuôn 1. HS tự chọn tài liệu để đọc.<br />
khổ bài báo này, chúng tôi xin giới thiệu 2. Những nhóm nhỏ, tạm thời được<br />
một hình thức đã được nhiều GV ở nhiều thành lập, dựa trên những cuốn sách mà<br />
nơi trên thế giới tiến hành và được đánh các em chọn.<br />
giá cao. 3. Các nhóm khác nhau đọc những<br />
2. “Nhóm văn chương” (literature cuốn sách khác nhau.<br />
circles) - Một hình thức tổ chức cho HS 4. Các nhóm gặp theo lịch trình đều<br />
tương tác trong quá trình đọc văn bản đặn, có thể dự đoán để thảo luận về việc<br />
2.1. Khái niệm, đặc điểm đọc của mình.<br />
Theo cách hiểu phổ biến nhất thì 5. Các em sử dụng các ghi chú (viết<br />
“Nhóm văn chương” là tên gọi của một hình hay vẽ) để chỉ dẫn/định hướng việc đọc và<br />
thức tổ chức hoạt động tương tác cho HS việc thảo luận.<br />
trong quá trình dạy đọc. Nói một cách 6. Các chủ đề thảo luận do HS đề xuất.<br />
chung chung thì “Nhóm văn chương” là 7. Nhóm gặp là để có những cuộc trao<br />
những hoạt động trong đó HS tham gia vào đổi mở, tự nhiên về các cuốn sách, vì vậy,<br />
những nhóm nhỏ mà trong đó chính các em chấp nhận các câu hỏi mở, quan hệ cá<br />
sẽ là người quyết định việc đọc và thảo luận nhân, và cả những ý kiến lạc đề.<br />
(small, peer-led reading discussion group). 8. Giáo viên có vai trò là người cố vấn<br />
Một cách cụ thể hơn Harvey Daniels định chứ không phải là thành viên của nhóm hay<br />
nghĩa rằng: người dạy.<br />
“Nhóm văn chương” là những nhóm 9. Việc đánh giá được thực hiện thông<br />
thảo luận nhỏ giữa những HS cùng chọn qua sự quan sát của GV và sự tự đánh giá<br />
đọc một câu chuyện, bài thơ, bài báo, hay của HS.<br />
cuốn sách. Trong khi đọc phần văn bản mà 10. Tinh thần khôi hài vui vẻ tràn ngập<br />
mỗi nhóm được phân công (trong hay phòng học.<br />
ngoài lớp học), các thành viên ghi chú để 11. Khi các cuốn sách được đọc xong,<br />
giúp mình trong việc đóng góp cho cuộc người đọc chia sẻ với bạn cùng lớp, và<br />
thảo luận sắp tới, và mỗi người khi đến với những nhóm mới được hình thành dựa trên<br />
nhóm đều mang theo những ý tưởng cần những lựa chọn đọc mới.[6, tr.18]<br />
được chia sẻ. Mỗi nhóm sẽ theo một lịch Tuy nhiên, Daniels cũng lưu ý rằng<br />
trình đọc và gặp gỡ với những cuộc thảo một số điểm trên đây có thể được chủ động<br />
luận định kì trong khi đọc một cuốn sách. bỏ qua khi HS mới học bằng “Nhóm văn<br />
<br />
21<br />
chương” hoặc khi ứng dụng cách học này đã chọn được cuốn sách mình muốn đọc thì<br />
vào một chương trình cố định. các em hình thành các nhóm đọc dựa trên sự<br />
Như vậy, điểm quan trọng của “Nhóm tương đồng về sách được chọn đọc. Nhóm<br />
văn chương” là sự đề cao hoạt động giao sẽ thảo luận để quyết định lịch trình đọc và<br />
tiếp, trao đổi giữa các HS về những cuốn thảo luận. HS có thể quyết định đọc ở nhà<br />
sách mà các em đang đọc. Sự giao tiếp, nhưng thường thì hoạt động đọc sẽ diễn ra<br />
trao đổi này có thể coi như là yếu tố cơ ngay trên lớp. Các em sẽ đọc độc lập hay<br />
bản, chính yếu để giúp phát triển năng lực đọc chung với bạn. Trong quá trình các em<br />
đọc và thúc đẩy tình yêu đọc trong các em. đọc, tùy theo tình hình mà GV sẽ có những<br />
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức hoạt động bài hướng dẫn, làm mẫu ngắn để hướng dẫn<br />
tương tác, việc tạo cơ hội cho HS trải các kĩ năng đọc cần thiết giúp cho các HS<br />
nghiệm việc đọc những văn bản do chính có thể thực hiện việc đọc tốt nhất. GV cũng<br />
các em lựa chọn cũng rất quan trọng. bố trí thời gian để mỗi buổi đọc các em sẽ<br />
2.2. Quy trình tổ chức “Nhóm văn chương” có cơ hội chia sẻ, thảo luận về những vấn đề<br />
Một “Nhóm văn chương” thường có 3 mình mới đọc với bạn cùng đọc. Ngoài ra,<br />
phần: HS chọn sách để đọc; HS đọc sách cuối mỗi phần đọc lớn hay cuối một “Nhóm<br />
đã chọn; HS chia sẻ về cuốn sách đã đọc. văn chương” các em còn có cơ hội chia sẻ<br />
Xen vào 3 phần này là những bài hướng trong nhóm lớn hay toàn lớp để có thể<br />
dẫn ngắn của GV. Như vậy, để bắt đầu một tương tác với nhiều người đọc hơn và từ đó<br />
“Nhóm văn chương”, trước hết, GV cần tổ học được nhiều hơn.<br />
chức cho HS chọn sách để đọc. Việc được 2.3. Giúp HS làm quen với “Nhóm<br />
đọc cuốn sách do chính mình chọn, mình văn chương”<br />
cảm thấy thích được coi là tiền đề quan Các hình thức tổ chức dạy đọc theo<br />
trọng để hoạt động đọc, và sau đó là hoạt kiểu “Nhóm văn chương”,… là những hình<br />
động chia sẻ, diễn ra thuận lợi. Để HS có thức khác với cách dạy đọc thông thường<br />
thể chọn được cuốn sách các em thích (và trong nhà trường truyền thống. Vì thế, để<br />
đúng trình độ đọc của các em) thì, một đạt kết quả mong muốn thì khâu giúp cho<br />
cách lý tưởng nhất, thư viện của trường và HS làm quen với cách học mới này rất<br />
thư viện của lớp phải có nhiều đầu sách. quan trọng. Nếu ngay từ những buổi đầu<br />
Mỗi đầu sách lại cần ít nhất vài bản để các GV không làm cho HS hào hứng, thích<br />
HS có thể cùng đọc. Các cuốn sách lại cần cách học này cũng như hiểu được hiệu quả<br />
được phân loại khó dễ để các em có thể và cách thực hiện nó thì việc thất bại có thể<br />
chọn được cuốn đúng với trình độ đọc của nhìn thấy trước mắt. Vậy làm sao để giúp<br />
mình. GV cũng cần hướng dẫn để các em HS tiếp cận với cách học mới? Nhiều nhà<br />
chọn đọc những cuốn sách phù hợp với khả nghiên cứu đã đề xuất những mô hình khác<br />
năng và trình độ của các em, đồng thời phù nhau. Và trong quá trình dạy đọc, mỗi GV<br />
hợp với yêu cầu của chương trình giảng khi ứng dụng vào thực tế của lớp, trường<br />
dạy. Tuy nhiên, cần lưu ý là GV chỉ hướng mình dạy thì lại có những sáng tạo, cải biên<br />
dẫn, tư vấn chứ không bắt buộc và HS phải khác nhau. Vì vậy, có thể nói có khá nhiều<br />
là người được tự chọn sách mà các em mô hình, cách thức để giúp HS làm quen<br />
muốn đọc. với cách học tương tác và mỗi mô hình,<br />
Sau khi dưới sự hướng dẫn của GV, HS cách thức ấy lại có những ưu, nhược điểm<br />
<br />
22<br />
riêng. Do đó, trong quá trình vận dụng, huy tính độc lập ra sao, … Có thể coi<br />
điều quan trọng là các GV cần biết linh những bản phân vai này là đại diện cho sự<br />
hoạt, sáng tạo để có thể chọn lựa và xây có mặt của GV, giúp HS biết cách thực<br />
dựng một mô hình, cách thức phù hợp hiện các nhiệm vụ khi đọc cũng như khi<br />
nhất, hiệu quả nhất cho HS của mình. tham gia thảo luận với bạn cùng nhóm.<br />
Harvey Daniels là một nhà nghiên cứu Các nhà nghiên cứu đề nghị một số vai<br />
hàng đầu trên thế giới về “Nhóm văn và trong quá trình vận dụng vào dạy học thì<br />
chương” và việc ứng dụng nó trong dạy các GV cũng đề xuất thêm một số vai có<br />
đọc. Qua các nghiên cứu của mình và tổng thể giao cho HS trong quá trình thực hiện<br />
kết kinh nghiệm từ những GV đã sử dụng “Nhóm văn chương”. Cách hiểu và tên gọi<br />
“Nhóm văn chương” vào dạy đọc, Harvey của từng vai cũng thay đổi tùy theo người<br />
Daniels đã đưa ra một số mô hình giúp HS dùng [7; 9]. Tuy nhiên, theo Harvey<br />
làm quen cách học theo “Nhóm văn Daniels [6] thì về cơ bản có 4 vai sau:<br />
chương” hiệu quả. Trong bài viết này, 1. Vai “người kết nối, liên hệ”: HS<br />
chúng tôi xin lược thuật và giới thiệu hai thực hiện những kĩ năng mà một người đọc<br />
mô hình mà chúng tôi nghĩ có giá trị tham thường sử dụng như tìm mối liên hệ giữa<br />
khảo cao với GV Việt Nam. điều mà các em đang đọc với thực tế cuộc<br />
2.3.1. Mô hình hướng dẫn dành cho sống, với cảm giác, với kinh nghiệm của<br />
những người đọc chưa có kinh nghiệm làm các em, với những vấn đề nổi bật của thế<br />
việc hợp tác giới, với những văn bản khác, với những<br />
Đối với các HS vốn chỉ quen thuộc với tác giả khác, …<br />
các hoạt động dạy học toàn lớp dưới sự 2. Vai “người hỏi”: Trong quá trình<br />
hướng dẫn cụ thể của GV và chưa quen đọc, HS viết ra những câu hỏi về văn bản<br />
tham gia các hoạt động học tập qua nhóm mà các em đang đọc. Có thể là câu hỏi về<br />
nhỏ vốn yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao nội dung, sự kiện, nhân vật. Có thể là câu<br />
thì đây là mô hình phù hợp để hướng dẫn hỏi về từ ngữ, cách diễn đạt hay về dụng ý<br />
các em làm quen với “Nhóm văn chương”. của tác giả. Cũng có thể là câu hỏi về ý<br />
Điểm khác biệt lớn của mô hình hướng dẫn nghĩa của phần văn bản đang đọc, về<br />
này so với các mô hình khác là ở việc sử những gì có thể diễn ra trong phần sắp đọc,<br />
dụng các bản phân vai. Theo Harvey về việc tại sao lại cần đọc văn bản này, …<br />
Daniels [6], dù bản phân vai có nhiều 3. Vai “người tìm những điểm, phần<br />
nhược điểm và ông không ủng hộ việc quá quan trọng của văn bản” (Literary<br />
lạm dụng loại “công cụ” này, nhưng đối luminary): Ở vai này, HS cần chỉ ra một số<br />
với những HS chưa có nhiều kinh nghiệm phần, đoạn, câu, từ mà các em cho là quan<br />
hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ thì trọng hay thú vị, thậm chí có thể là khó<br />
những trợ giúp tạm thời như những bản hiểu để đề nghị mọi người trong nhóm<br />
phân vai này là cần thiết. Vì “Nhóm văn quay lại và đọc, nghĩ kĩ hơn về phần cụ thể<br />
chương” về bản chất cũng là việc tổ chức đó. Để làm tốt nhiệm vụ này, HS được giao<br />
cho HS học tập thông qua việc tham gia vai này cần ghi chú lý do tại sao em chọn<br />
các hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ nên đoạn, câu, từ ấy và cách mà em muốn mọi<br />
để đạt được hiệu quả thì GV cần hướng người trong nhóm chia sẻ.<br />
dẫn để HS biết nên hợp tác thế nào, phát 4. Vai “người vẽ tranh minh họa”: Một<br />
<br />
23<br />
người biết cách đọc tốt thường hình thành vào một kiểu phản hồi. Ngoài ra, sử dụng<br />
những bức tranh trong tâm trí của họ khi bản ghi phản hồi sẽ giúp HS có nhiều ý<br />
đọc. Ở vai này, HS sẽ suy nghĩ, tưởng tưởng hơn cho cuộc thảo luận nhóm mà<br />
tượng khi đọc và vẽ ra những gì liên quan các em sẽ tham gia. Có nhiều cách để ghi<br />
đến phần mà các em vừa đọc. Có thể là phản hồi như ghi vào vở, ghi vào mẩu giấy<br />
những gì diễn ra trong đoạn văn bản vừa ghi nhỏ mà các em có thể dán ngay bên<br />
đọc, có thể là điều gì đó mà đoạn văn bản cạnh phần đọc có liên quan,…<br />
nhắc em nhớ đến, hoặc là những gì mà 2.3.2. Mô hình hướng dẫn nhanh dành<br />
đoạn văn bản đó gợi lên trong em,… HS có cho những người đọc có kinh nghiệm và đã<br />
thể vẽ những bức tranh, những phác họa quen với cách làm việc hợp tác<br />
thô sơ, hay là những biểu đồ, sơ đồ,… bất Với đối tượng HS là những em đã<br />
cứ gì em nghĩ ra khi em đọc. quen với cách học hợp tác và học văn trên<br />
Quy trình thực hiện dạy học theo mô cơ sở phản hồi của người đọc thì Harvey<br />
hình này như sau: Daniels [6] cho rằng chỉ cần khoảng một<br />
Ngày 1 giờ để giúp các em làm quen với “Nhóm<br />
- HS đọc một truyện ngắn hay và thảo văn chương”. Thậm chí GV có thể chỉ cần<br />
luận về nó; giới thiệu ý tưởng về “Nhóm ít hơn một giờ nếu cho các em đọc một bài<br />
văn chương”. thơ, một truyện ngắn hay một bài báo ngắn<br />
Ngày 2-5 thay vì đọc một phần trong một cuốn sách<br />
- HS học một vai mỗi ngày, sử dụng dày. Trình tự thực hiện giờ học này gồm<br />
các truyện ngắn. các bước sau:<br />
- Hàng ngày các nhóm 4 HS cùng vai 1. Cung cấp nhiều văn bản/ sách hay<br />
gặp để thảo luận. cho HS lựa chọn và mời các em tự hình<br />
- Toàn lớp sẽ gặp để thảo luận sâu và thành nhóm (khoảng 4 hoặc 5 người cùng<br />
làm sáng rõ vai trọng tâm của ngày hôm ấy. muốn đọc một văn bản). Các em sẽ mất<br />
Ngày 6-10 khoảng vài phút để thương lượng và hình<br />
- HS phân chia và sử dụng tất cả các thành nhóm.<br />
vai trong khi đọc một tiểu thuyết ngắn. 2. GV ôn lại cách dùng và ý nghĩa của<br />
- Các nhóm gồm 4 HS với những vai bản ghi phản hồi mở (open-ended response<br />
khác nhau gặp để thảo luận, chuyển vai logs), nơi người đọc có thể ghi lại các cảm<br />
mỗi ngày. xúc, các mối liên hệ, các từ ngữ, các nét vẽ,<br />
- Toàn lớp gặp mỗi ngày để thảo luận các câu hỏi, các lời bình luận hay bất cứ<br />
sâu và chia sẻ. [6, tr. 71, 72] “chú ý”nào khác về những gì các em đọc.<br />
Harvey Daniels lưu ý rằng các GV 3. Cho các HS một khoảng thời gian<br />
không nên lạm dụng các bản phân vai mà để các em đọc và viết phản hồi (khoảng 20<br />
chỉ nên dùng trong giai đoạn đầu khi HS đến 30 phút là nhiều). Bảo các nhóm nhìn<br />
chưa quen. Khi HS đã quen thì GV nên vào sách và tự quyết định chọn một phần<br />
thay thế các bản phân vai này bằng các bản mà các em có thể đọc xong một cách thoải<br />
ghi phản hồi mở. Vì các bản ghi phản hồi mái 5 phút trước khi hết thời gian quy<br />
mở này cũng thực hiện được các nhiệm vụ định. 5 phút này sẽ được dùng để các em<br />
xã hội và nhận thức như bản phân vai ghi các điểm chú ý vào bản ghi phản hồi,<br />
nhưng lại không giới hạn suy nghĩ của HS trong hoặc sau khi đọc.<br />
<br />
24<br />
4. Khi tất cả đã đọc và ghi các “chú ý” năng, hướng dẫn cho các em hiểu thế nào<br />
xong, mời cách thành viên trong nhóm gặp là đọc hiệu quả, thế nào là một “Nhóm văn<br />
chung trong khoảng 10 đến 15 phút. Giải chương”, một “câu lạc bộ sách” rồi sau đó<br />
thích một cách đơn giản rằng mục đích của mới tổ chức cho các em gia nhập Nhóm<br />
cuộc gặp này là để các em có một cuộc trò văn chương” thì Harvey Daniels đề xuất<br />
chuyện tự nhiên về cuốn sách đã đọc (ví dụ chúng ta cứ tổ chức “Nhóm văn chương”<br />
như chỉ cần nói chuyện một cách thân và dạy các kĩ năng đọc, kĩ năng thảo luận<br />
thiện, không cần giơ tay, không ai là GV ở ngay trong khi HS tham gia hoạt động này.<br />
đây cả). Khuyến khích các em nói chen vào Như đã phân tích ở các phần trên, việc<br />
một cách thoải mái, có thể dựa trên những dạy đọc thông qua việc tổ chức các hoạt<br />
ghi chú của mình hoặc dựa trên tình huống động tương tác cho HS như kiểu “Nhóm<br />
mà cuộc nói chuyện gợi ra. văn chương” đòi hỏi HS tính tự lực rất cao.<br />
5. Trong quá trình cuộc trò chuyện Tuy nhiên, để HS có thể tự lực thực hiện<br />
trong nhóm diễn ra, GV quan sát từng nhóm việc đọc và thảo luận, chia sẻ hiệu quả thì<br />
một cách kín đáo trong khoảng vài phút. GV phải tư vấn, hướng dẫn các kĩ năng,<br />
Lưu ý là chỉ quan sát thôi và không được chiến thuật dạy đọc cho các em. Đây cũng<br />
điều khiển cuộc thảo luận. GV ghi lại những là điểm làm cho hoạt động tương tác trong<br />
ví dụ và lời bình luận cụ thể mà có thể cần lớp học không đơn thuần chỉ là sự mô<br />
sử dụng trong quá trình trao đổi sau đó. phỏng hoạt động đọc và chia sẻ mà con<br />
6. Gọi cả lớp tập hợp để cùng chia sẻ người thường thực hiện trong cuộc sống.<br />
và thảo luận. Bước đầu - một quy tắc quan Chúng ta tạo điều kiện để các em trải<br />
trọng cho tất cả các kiểu hướng dẫn “Nhóm nghiệm việc đọc nhưng vẫn là chúng ta<br />
văn chương” – là nói về cuốn sách đã đọc. đang “dạy học” và không hề thoát ly mục<br />
Yêu cầu mỗi nhóm cho một ví dụ hay cảm đích giáo dục của chương trình. GV cần<br />
nhận về cuộc nói chuyện của các em. Sau phải chọn lọc và dạy cho HS các kĩ thuật,<br />
đó chuyển sang phản ánh về quá trình gặp chiến thuật mà một người đọc hiệu quả<br />
gỡ. Yêu cầu các em chú ý những hành vi thường dùng khi đọc. Các kĩ thuật, chiến<br />
cụ thể (như giao tiếp bằng mắt, khuyến thuật này có thể là mục tiêu dạy học mà<br />
khích, …) đã giúp cho nhóm của các em GV đề ra ngay từ đầu, cũng có thể là các<br />
làm việc tốt và các hành vi đã gây cản trở vấn đề nảy sinh trong quá trình HS đọc và<br />
các em (lạc đề, làm gián đoạn). Lập danh chia sẻ mà GV cảm thấy quan trọng và cần<br />
sách các kĩ năng xã hội tốt và không tốt. hướng dẫn, lưu ý cả lớp. Phần hướng dẫn<br />
7. Yêu cầu các nhóm tự chỉ định một này thường không dài. Thông thường chỉ<br />
đoạn đọc khác trong sách cho buổi gặp thứ chiếm khoảng 5 đến 10 phút trong một<br />
hai (sẽ tổ chức một hay hai ngày sau đó). buổi học. Tuy nhiên, việc quyết định cần<br />
Nhắc các em ghi chú vào bản ghi phản hồi hướng dẫn HS những kĩ năng gì, vào thời<br />
của mình trong hoặc sau khi đọc. Chuyển điểm nào là hoàn toàn do GV quyết định<br />
danh sách các kĩ năng sang một tờ áp phích dựa trên hoàn cảnh cụ thể của lớp học.<br />
và trong buổi gặp tiếp theo có thể thêm vào Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất các<br />
danh sách này những điểm cần thiết. [6; tr. quy trình tiến hành các bài học ngắn hay<br />
56, 57] hướng dẫn nhanh để giúp GV dễ thực hiện.<br />
Như vậy, thay vì dạy cho HS các kĩ Quy trình sau đây của Duke và Pearson [8]<br />
<br />
25<br />
là một quy trình tiêu biểu. Theo đó, quy không theo khuôn phép, theo sự áp đặt của<br />
trình hướng dẫn cho HS một kĩ năng, chiến GV. Vì vậy mà các em có thể chia sẻ<br />
thuật đọc nên gồm những bước sau: những cảm xúc chân thành, những suy nghĩ<br />
- Nêu tên và mô tả chiến thuật: tại sao, thật của mình mà không sợ bị trừ điểm, bị<br />
khi nào và làm thế nào để sử dụng. cười chê. Thông qua hoạt động tương tác,<br />
- Làm mẫu việc sử dụng chiến thuật các em cũng được tập luyện các kĩ năng<br />
này (bằng hành động cụ thể). hợp tác, làm việc nhóm, các kĩ năng xã hội.<br />
- Sử dụng chiến thuật một cách hợp tác. Điều này không chỉ mang lại ích lợi cho<br />
- Hướng dẫn HS luyện tập sử dụng việc đọc văn bản mà còn mang lại lợi ích<br />
chiến thuật và dần để các em tự thực hiện. lâu dài, giúp các em sau này sống và làm<br />
- Cung cấp cơ hội để HS sử dụng chiến việc tốt hơn.<br />
thuật một cách độc lập. Dạy đọc thông qua việc tổ chức cho<br />
Như vậy, để có thể biết đọc một cách HS tương tác như trên rất phù hợp với bản<br />
hiệu quả, HS cần biết sử dụng những kĩ chất của hoạt động đọc [4; 5]. Thông qua<br />
năng và chiến thuật đọc và GV cần biết những “nhóm văn chương”, HS không chỉ<br />
cách hướng dẫn để các em hiểu và quan biết đọc để giải mã, để hiểu văn bản mà<br />
trọng không kém là GV cần tạo cơ hội để còn tương tác với văn bản, phản hồi và bày<br />
các em luyện tập vận dụng các kĩ năng và tỏ sự quan tâm đến những vấn đề khác<br />
chiến thuật ấy vào việc đọc của mình. nhau do văn bản gợi ra, vận dụng kiến thức<br />
3. Tại sao nên dùng “Nhóm văn chương”? nền của mình và những hiểu biết về văn<br />
Thông qua việc tổ chức cho HS tham bản để liên hệ, lý giải những điều trong<br />
gia các hoạt động trong “Nhóm văn cuộc sống của chính mình và của cộng<br />
chương”, GV đã tạo được môi trường đồng, thế giới xung quanh. Hơn nữa, các<br />
thuận lợi để các em học qua tương tác. em còn có cơ hội chia sẻ, tương tác với các<br />
Điều này mang lại nhiều giá trị. Trước hết bạn cùng đọc. Khi một mình đọc văn bản,<br />
là các em được tham gia các hoạt động đọc một HS, với kiến thức nền của mình, đã có<br />
khá tự nhiên, tương tự như trong thực tế. những suy nghĩ ban đầu về văn bản đó.<br />
Việc này giúp các em cảm thấy hứng thú Tuy nhiên, khi trao đổi, thảo luận với các<br />
và yêu thích việc đọc hơn. Trong khi nhiều bạn (những người có thể có những hình<br />
người đang than thở về tình trạng HS chán dung, tưởng tượng, cách hiểu về văn bản<br />
học văn, đọc văn thì điều này thực sự mang khác em) thì sự tương tác này làm cho HS<br />
lại ý nghĩa quan trọng. Ngoài ra, HS được ấy phải nghĩ kĩ hơn về văn bản và những<br />
tạo cơ hội để tương tác thực sự. Các em điều nó gợi ra, từ đó tự kiểm nghiệm lại<br />
được đọc. Trong quá trình đọc các em viết cách hiểu và nhận thức của mình và có<br />
ra những gì các em thấy quan trọng hoặc những điều chỉnh cần thiết. Ngoài ra, nếu<br />
ghi lại cảm xúc của mình. Rồi các em được hứng thú đọc cũng là một tác nhân quan<br />
tham gia những cuộc thảo luận nhóm, trong trọng ảnh hưởng đến hiệu quả đọc thì trong<br />
đó các em được nói, được trình bày suy một “nhóm văn chương” HS cũng được tạo<br />
nghĩ, cảm xúc tự nhiên, chân thành của điều kiện tối đa để phát triển hứng thú đọc.<br />
mình. Các em cũng được nghe các bạn bày Các em được tự chọn cuốn sách, văn bản<br />
tỏ suy nghĩ và cảm xúc. Quá trình chia sẻ, mà mình muốn đọc, tự trao đổi với các bạn<br />
thảo luận diễn ra rất tự nhiên, không gò ép, để lên lịch trình đọc và thảo luận. Cuối<br />
<br />
26<br />
cùng, nếu lý thuyết về bản chất của hoạt nhưng rốt cuộc vẫn là “bình mới, rượu cũ”.<br />
động đọc chú ý nhiều đến tác động của bối Những thay đổi trong phương pháp giảng<br />
cảnh đọc đến việc đọc của người đọc thì dạy chỉ là những thay đổi bề ngoài.<br />
trong hình thức tổ chức tương tác này, bối Như trên, quả thực nếu chương trình<br />
cảnh đọc của HS cũng rất được quan tâm. giáo dục phổ thông của chúng ta vẫn theo<br />
Các em là những “người liên hệ, kết nối” định hướng nội dung thì những kêu gọi đổi<br />
để phát hiện ra những mối liên quan giữa mới về phương pháp dạy học khó lòng<br />
văn bản với cuộc sống của chính mình, với được thực hiện. Và một cách học như kiểu<br />
nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội “Nhóm văn chương” tuy hiệu quả nhưng<br />
xung quanh các em. Chính nhờ vậy mà các tốn nhiều thời gian, lại chú trọng nhiều vào<br />
em không thấy những điều được trình bày kĩ năng, năng lực hơn là “chốt lại” những<br />
trong văn bản là xa lạ và hiểu được vì sao nội dung cơ bản của văn bản sẽ càng không<br />
mình cần đọc văn bản ấy. thể thực hiện được.<br />
Tóm lại, có thể kết luận rằng việc tổ Tuy nhiên, Nghị quyết 29 của Ban<br />
chức cho HS tương tác trong dạy đọc văn chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới<br />
bản như trên vừa giúp cho việc đọc trong căn bản, toàn diện giáo dục đã khẳng định<br />
nhà trường gần với việc đọc trong thực tế việc đổi mới chương trình theo định hướng<br />
cuộc sống, vừa phù hợp với bản chất của phát triển năng lực và phẩm chất của người<br />
hoạt động đọc. Do đó, các hình thức tổ học [1]. Và hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
chức tương tác như “Nhóm văn chương” là đã xác định hướng đổi mới cho chương<br />
rất ý nghĩa và nên được thực hiện. trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 là<br />
4. Vận dụng “Nhóm văn chương” chuyển từ chương trình định hướng nội<br />
trong dạy đọc văn bản ở Việt Nam – dung sang chương trình định hướng phát<br />
có khả thi? triển năng lực và phẩm chất cho HS. Sự<br />
Có lẽ điểm vướng mắc lớn nhất cho thay đổi về cách tiếp cận như trên đã làm<br />
những GV muốn áp dụng hình thức tổ chức thay đổi mục tiêu giáo dục. Mục tiêu căn<br />
cho HS tương tác theo kiểu “Nhóm văn bản của chương trình mới sẽ là giúp cho<br />
chương” nói trên vào việc dạy đọc ở Việt HS có thể làm được gì sau khi học chứ<br />
Nam là do định hướng giảng dạy của không phải là tập trung vào việc xác định<br />
chương trình phổ thông. Hiện nay, chương HS cần học những gì để có được kiến thức<br />
trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam vẫn là toàn diện về các lĩnh vực chuyên môn như<br />
chương trình định hướng nội dung nên việc trong chương trình cũ.<br />
thi cử cũng chú trọng vào kiểm tra nội Theo định hướng của chương trình<br />
dung [2]. Từ đó dẫn đến việc trong môn mới, môn Ngữ văn sẽ có nhiệm vụ giúp HS<br />
Ngữ văn, đặc biệt là ở phần đọc hiểu, vẫn phát triển một số năng lực và phẩm chất<br />
học bài nào thi bài ấy. GV chú trọng làm chung, cốt lõi và một số năng lực, phẩm<br />
sao cho HS của mình có thể nhớ được chi chất đặc thù. Trong đó, năng lực giải quyết<br />
tiết nội dung bài dạy để khi đi thi các em vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học, năng<br />
có thể làm được. Do vậy mà từ bao năm lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực<br />
nay dù Bộ Giáo dục và những người tâm hợp tác là những năng lực chung nhưng có<br />
huyết với sự nghiệp trồng người hô hào, liên quan mật thiết đến môn Ngữ văn [3].<br />
kêu gọi đổi mới phương pháp dạy học Định hướng mục tiêu của môn Ngữ văn nói<br />
<br />
27<br />
chung, phần đọc văn bản nói riêng là giúp thức như “Nhóm văn chương” không thực<br />
HS phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ phù hợp với một chương trình chú trọng<br />
ở tất cả các hình thức: đọc, viết, nói và nội dung như hiện hành thì lại rất phù hợp<br />
nghe. Thông qua việc tạo điều kiện cho HS với chương trình định hướng phát triển<br />
đọc những văn bản đọc tốt, chương trình sẽ năng lực HS. Sẽ không còn tình trạng GV<br />
giúp HS phát triển năng lực thẩm mỹ, giúp “độc chiếm lớp học” và “độc quyền chân<br />
HS biết đọc và có hứng thú đọc, biết viết, lí” như trong nhiều giờ học Ngữ văn hiện<br />
thảo luận và có hứng thú viết, thảo luận về nay. GV cũng không còn đọc, viết trên<br />
những gì các em đã đọc. Từ đó các em phát bảng hay trình chiếu trên màn hình chi tiết<br />
triển năng lực nhận thức, biết tự khám phá các nội dung của bài học để HS chép lại<br />
bản thân và cộng đồng, thế giới xung vào vở và học thuộc. Các cuộc thảo luận<br />
quanh. Việc này không chỉ giúp cho các mang tính hình thức cũng không còn. Bởi<br />
em mở rộng kiến thức mà còn giúp các em vì học đọc theo kiểu “Nhóm văn chương”,<br />
thấu hiểu con người, từ đó có đời sống tâm HS sẽ có cơ hội được tự đọc tác phẩm, từ<br />
hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng đó trở nên yêu thích và hình thành thói<br />
xử nhân văn hơn. Hơn nữa, việc đọc các quen đọc sách. Trong quá trình tham gia<br />
loại văn bản đa dạng và trao đổi, thảo luận “nhóm văn chương”, HS không chỉ được<br />
về các văn bản ấy còn giúp HS phát triển đọc mà còn được viết, nói và nghe, nhờ đó<br />
năng lực suy luận, phân tích, đánh giá, khi mà đạt đến các mục tiêu của môn học.<br />
tiếp nhận thông tin thì biết phân tích và Trong môi trường tự do, thân thiện, HS<br />
đánh giá tính hợp lí và ý nghĩa của những được tôn trọng và tự tin, tự do trình bày<br />
thông tin ấy. Điều này cũng giúp cho HS quan điểm, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc.<br />
phát triển năng lực tưởng tượng và sáng HS có nhiều cơ hội làm việc theo từng cặp<br />
tạo, năng lực tạo nghĩa cho văn bản. Và hay theo nhóm nên ngoài việc phát biểu,<br />
hơn tất cả, các em được rèn luyện thói quen trao đổi với thầy cô các em còn trao đổi,<br />
đọc để từ đó có niềm vui đọc sách. Từ tất tranh luận với nhau. Các em cũng tự ghi<br />
cả những điều trên, HS dần dần có được sự chép bài học theo cách của mình và không<br />
tự tin, khả năng tự lập trong việc đọc và còn quá phụ thuộc vào bài giảng của GV.<br />
việc học, từ đó các em hình thành và phát Có thể nói, sự chuyển đổi từ chương<br />
triển phương pháp học tập, nhất là phương trình định hướng nội dung sang chương<br />
pháp tự học để có thể tự học suốt đời và trình định hướng hình thành và phát triển<br />
biết ứng dụng những kiến thức và kĩ năng năng lực, phẩm chất cho HS sẽ mở ra nhiều<br />
học được vào cuộc sống. cơ hội để GV đổi mới phương pháp dạy<br />
Định hướng mới như trên quả là một học theo hướng thực sự phát huy tính tích<br />
sự thay đổi lớn, một cuộc cách mạng trong cực, chủ động và sáng tạo của HS. Trong<br />
dạy đọc văn bản ở Việt Nam. Nó tạo ra cơ dạy đọc văn bản, cùng với nhiều phương<br />
hội để GV có thể dạy đọc một cách thực pháp khác, việc tổ chức cho HS tương tác<br />
chất, đúng với bản chất của hoạt động đọc. theo kiểu “Nhóm văn chương” là một<br />
Và nó cũng tạo ra cơ hội để GV Việt Nam phương pháp dạy tích cực, đã được áp<br />
có thể vận dụng các hình thức tổ chức hoạt dụng và gặt hái nhiều thành công ở nhiều<br />
động tương tác tiên tiến trên thế giới vào nơi trên thế giới. Với sự thay đổi định<br />
quá trình dạy đọc của mình. Nếu một hình hướng của chương trình như trên, GV Việt<br />
<br />
28<br />
Nam có thể vận dụng phương pháp này để 4. Dương Thị Hồng Hiếu (2014), “Bản chất của<br />
nâng cao chất lượng dạy đọc. Dĩ nhiên, khi hoạt động đọc văn và việc dạy đọc văn bản văn<br />
áp dụng thì cần phải tìm hiểu kĩ và có học trong nhà trường”, Tạp chí Khoa học Đại<br />
học Sư phạm TpHCM, (56), 48-56.<br />
những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp<br />
tình hình thực tế nơi mình dạy. Trong 5. Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng<br />
khuôn khổ bài báo này chúng tôi chưa có Hiếu (2015), “Văn bản văn chương và hoạt<br />
động đọc văn bản văn chương”, Tạp chí Văn<br />
điều kiện trình bày về những điều chỉnh mà<br />
học, (2),19-29.<br />
giáo viên Việt Nam nên làm khi muốn vận<br />
dụng “Nhóm văn chương” vào dạy đọc văn B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh<br />
bản. Điều này chúng tôi xin được tiếp tục 6. Daniels, H. (2002), Literature Circles: Voi and<br />
bàn trong những bài viết sau. choice in book clubs and reading groups,<br />
Stenhouse Publishers, Portland, Maine.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
7. Day, C (2003), Reading and responding in<br />
A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt literature circles, PEN 140, PETAA, Sydney.<br />
<br />
1. Ban chấp hành TW8 (khóa XI), Nghị quyết số 8. Duke, N. K. & Pearson, P. D. (2002), “Effective<br />
29 về đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện. Practices for Developing Reading<br />
Comprehension”, In What Research Has to Say<br />
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình<br />
About Reading Instruction, Third Edition (Alan<br />
giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo<br />
E. Farstrup &S. Jay Samuels), International<br />
dục, Hà Nội.<br />
Reading Association, USA, 205-242.<br />
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình<br />
giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương 9. Pearson, C (2010), “Acting up or acting out?<br />
trình giáo dục phổ thông mới), bản dự thảo Unlocking children’s talk in literature circles”,<br />
tháng 8-2015. Literacy, 44(1) 3–11.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 11/09/2015 Biên tập xong: 15/01/2016 Duyệt đăng: 20/01/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />