intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức nguồn nhân lực kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết "Tổ chức nguồn nhân lực kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam" nhằm nghiên cứu việc tổ chức nhân lực kế toán quản trị trong các doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi vai trò của nhân lực kế toán quản trị cũng như yêu cầu đối với năng lực của nhân lực kế toán quản trị theo hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức nguồn nhân lực kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TỔ CHỨC NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ORGANIZING HUMAN RESOURCES OF MANAGEMENT ACCOUNTING IN THE CONTEXT OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIETNAM TS. Nguyễn Thị Thu Hương1, PGS.TS. Trần Trung Tuấn2, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang3, ThS. Nguyễn Văn Cừ4, ThS. Nguyễn Trần Hùng5, Đào Thị Hương6 1 Trường ĐH Thương mại, 2,3,5,6 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 4Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Để phát triển hoạt động kinh doanh, hướng tới tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp buộc phải sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa nguồn lực lao động. Chính vì vậy, môi trường, con người, xã hội phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Ý thức được điều này, ý tưởng về phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh đã xuất hiện và ngày càng được áp dụng mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Nhân lực kế toán quản trị là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi này. Mục đích của bài viết nhằm nghiên cứu việc tổ chức nhân lực kế toán quản trị trong các doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi vai trò của nhân lực kế toán quản trị cũng như yêu cầu đối với năng lực của nhân lực kế toán quản trị theo hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực kế toán quản trị, Phát triển bền vững ABSTRACT In order to develop business activities, towards profit maximization, enterprises are forced to use and exploit natural resources and human resources. Therefore, the environment, people and society have to bear unpredictable consequences. Being aware of this, the idea of sustainable development in business activities has appeared and is increasingly being applied strongly in businesses. Management accounting human resources are an important part of this transformation. The purpose of the article is to study the organization of human resources of management accounting in enterprises towards sustainable development in the world as well as in Vietnam. The research results show the change in the role of management accountants as well as the requirements for the competency of management accountants in the direction of sustainable development of enterprises in the current period. Keywords: Sustainable development, management accountants 1. Đặt vấn đề Con người hay nhân lực luôn được coi là yếu tố cơ bản, đóng vai trò then chốt cho sự phát triển nhanh và bền vững đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhân lực cũng được xem như là vốn quan trọng nhất, năng động nhất đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với kế toán quản trị (KTQT), mặc dù công nghệ thông tin đã đạt tới mức phát triển vượt 295
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 bậc, hỗ trợ rất nhiều trong việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin. Tuy nhiên, con người vẫn giữ vai trò quyết định không thể thay thế. Nhân viên KTQT tham gia rất nhiều vào các hoạt động của doanh nghiệp. Với kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cụ thể, họ tham gia vào quản trị, quản lý rủi ro, phân tích kinh doanh, hỗ trợ ra quyết định, thẩm định các dự án của doanh nghiệp. Việt Nam là quốc gia cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam năm 2004, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030. Với 17 mục tiêu phát triển bền vững được đưa ra trong Chương trình nghị sự, đó chính là cơ sở để các doanh nghiệp đề ra các chiến lược, nhiệm vụ trong đó có việc cải thiện nhân lực của doanh nghiệp nói chung và nhân lực kế toán quản trị nói riêng. Để xem xét và đưa ra các lý do cần thiết để cải tiến tổ chức nguồn nhân lực kế toán quản trị trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu: (1) Quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay? (2) Nguồn nhân lực kế toán quản trị được tổ chức như thế nào? (3) Những lý do gì dẫn đến cải tiến tổ chức nguồn nhân lực KTQT trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam là tất yếu? Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận từ đó phân tích, luận giải để áp dụng vào tổ chức nguồn nhân lực KTQT trong các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững. 2. Cơ sở lý thuyết về tổ chức nguồn nhân lực kế toán quản trị và phát triển bền vững 2.1. Tổ chức nguồn nhân lực kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Nguồn nhân lực là được coi là yếu tố quyết định đến sự thành công của bất kỳ hệ thống hoạt động nào của doanh nghiệp. Tổ chức nhân lực KTQT sẽ được thể hiện qua sơ đồ như sau: Xác định mô Xác định Phân công hình nhân sự lao động tổ chức bộ thực hiện máy KTQT Sơ đồ 1. Tổ chức nguồn nhân lực KTQT Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hương, 2020 Tổ chức nguồn nhân lực KTQT trước tiên cần xác định mô hình tổ chức bộ máy KTQT. Có các mô hình tổ chức bộ máy KTQT như sau: Mô hình tổ chức KTTC và KTQT tách biệt: Đây là mô hình kế toán tài chính và KTQT vẫn có sự tương tác với nhau nhưng công việc thực hiện lại tách biệt với nhau. Thuộc bộ phận KTTC, nhân viên sẽ được bố trí làm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và cung cấp chủ yếu cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp. Thuộc bộ phận KTQT, các nhân viên có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo KTQT và cung cấp thông tin cho các đối tượng là các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp. Như vậy, với mô hình này, nhân viên KTQT sẽ thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp thông qua các báo cáo KTQT. Mô hình tổ chức KTTC và KTQT kết hợp: Đây là mô hình KTTC và KTQT sẽ kết hợp với nhau ở tất cả các phần hành kế toán. Theo 296
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đó, kế toán viên sẽ được bố trí theo phần hành kế toán nào sẽ thực hiện cả nội dung KTTC và nội dung KTQT. Cụ thể, đối với kế toán được bố trí làm phần hành nào sẽ thực hiện tất cả các công việc lần lượt từ thu thập, ghi chép, tổng hợp, phân tích, cung cấp thông tin liên quan đến phần hành đó trên cả báo cáo tài chính cũng như báo cáo đặc biệt cung cấp cho nhà quản trị, rồi đến tư vấn ra quyết định. Mô hình tổ chức KTTC và KTQT hỗn hợp: Mô hình hỗn hợp được xây dựng bằng cách những phần hành nào có tính tương đồng thì giữa KTTC và KTQT thì sẽ áp dụng mô hình kết hợp, lúc này nhân viên sẽ làm đồng thời cùng lúc công việc của KTQT và KTTC, còn những phần hành có sự khác biệt sẽ được tổ chức theo mô hình tách rời, lúc này nhân viên sẽ được phân chia cụ thể công việc liên quan đến KTTC và KTQT. Tổ chức nguồn nhân lực KTQT còn cần phải chỉ định các cá nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với vị trí được phân công và xác định các công việc và trách nhiệm cần phải thực hiện và hoàn thành tại vị trí được phân công đó. 2.2. Phát triển bền vững Có những luồng tư tưởng, quan điểm khác nhau về phát triển bền vững. Khái niệm được trích dẫn rộng rãi nhất được cung cấp bởi Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED - World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc trong Báo cáo Tương lai chung của chúng ta (Our Common Future), năm 1987. Theo đó, phát triển bền vững là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. WCED chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Một khái niệm vể “phát triển bền vững” cũng được trích dẫn phổ biến có nguồn gốc từ bản Chăm sóc cho trái đất (Caring for the Earth), một tài liệu do tổ chức Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Quỹ Thiên nhiên thế giới (WWF) ban hành vào năm 1991 được kế tục Chiến lược Bảo tồn Thế giới (1980) trước đó. Trong tài liệu này, phát triển bền vững được định nghĩa là “cải thiện chất lượng cuộc sống của con người khi sống trong khả năng nuôi dưỡng hệ sinh thái” Hai khái niệm trên cho thấy, vấn đề phát triển bền vững có liên quan đến hai vấn đề đó là phát triển kinh tế phải đi kèm với vấn đề bảo vệ môi trường, hệ sinh thái của trái đất. 297
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nguồn lực Phát triên Tài nguyên sản xuất kinh tế thiên nhiên Đầu tư trở lại cho môi trường Sản phẩm và dịch vụ \ Con người phục vụ con người Tự nhiên Hình 1. Phát triển bền vững 2 yếu tố (http://tnmt.tnus.edu.vn/_editor/assets/PTBVvaLHPTBV.pdf) Tuy nhiên, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002, khái niệm phát triển bền vững đã được mở rộng và phát triển hơn. Khái niệm Phát triển bền vững được bổ sung, hoàn chỉnh so với Hội nghị diễn ra ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và được diễn giải “là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)”. Như vậy, với khái niệm này thì phát triển bền vững bao gồm không phải hai mà là ba yếu tố: (1) Giá trị của môi trường; (2) Sự bền vững của phát triển kinh tế; và (3) Sự phát triển xã hội. 298
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Môi trường - Sử dụng tài nguyên thiên nhiên - Bảo vệ môi trường Môi trường – Kinh tế Môi trường – xã hội - Hiệu quả năng lượng - Pháp luật môi trường - Khuyến thích sử dụng nguồn tài - Quản lý tài nguyên thiên nhiên nguyên thiên nhiên Môi trường Kinh tế Xã hội - Tạo ra của cải Xã hội Kinh tế - Bản sắc văn hóa - Tài sản - Hòa nhập xã hội - Việc làm - Quyền công dân Kinh tế - Xã hội - Đạo đức kinh doanh - Thương mại công bằng - Quyền lợi của người lao động Hình 2. Phát triển bền vững 3 yếu tố (Rodriguez et al., 2002) Cách tiếp cận phát triển bền vững dựa trên ba yếu tố chính: tăng trưởng kinh tế đồng đều, bảo vệ và bảo tồn môi trường, tôn trọng và cải thiện các quyền con người và xã hội như vậy được gọi là cách tiếp cận tích hợp hoặc tổng thể. Tất cả ba yếu tố có liên quan với nhau phải đồng thời bền vững vì chỉ bằng cách đó mới có thể định hình một thế giới công bằng, đáng sống và bền vững. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện bài viết, trước tiên chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Các tài liệu hữu ích cho bài viết sẽ được thu thập thông qua việc tìm kiếm các nghiên cứu có Từ khóa về kế toán quản trị và phát triển bền vững. Các bài báo, tạp chí, báo cáo, luận án tiến sỹ qua các năm từ các nguồn cả trong nước và nước ngoài đã được lấy lại. Nhiều nghiên cứu tập trung vào tiếp cận kế toán quản trị phát triển bền vững theo nội dung, nhưng một số nghiên cứu cũng xem xét tiếp cận kế toán quản trị phát triển bền vững cho một số ngành nghề khác nhau như dầu khí, than khoáng sản. Các tài liệu thu thập sẽ được tổng hợp và những tài liệu tham khảo chính liên quan đến bài viết sẽ được xác định. Bài viết của chúng tôi bao gồm tài liệu về tổ chức nhân lực kế toán quản trị và phát triển bền vững. Phương pháp chuyên gia cũng được nhóm tác giả sử dụng trong bài viết với mục đích là khảo sát ý kiến các chuyên gia kinh tế, đặc biệt là chuyên gia trong lĩnh vực kế toán để thấy được quan điểm về phát triển bền vững, về nguồn nhân lực kế toán quản trị kế toán trong bối cảnh phát triển bền vững. Các ý kiến sẽ được tổng hợp và làm cơ sở đề đưa ra các giải pháp về tổ chức nguồn nhân lực kế toán quản trị trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam. 299
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Quan điểm phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam Năm 2012, Thủ tướng đã phê duyệt “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, trong đó khẳng định, “phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội”. Quan điểm về phát triển bền vững của Việt Nam đã thể hiện một cách tương đối đầy đủ và cụ thể quan điểm về sự phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Quan điểm định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam cho thấy, con người là trung tâm của phát triển bền vững với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững. Chính vì vậy cần phát huy tối đa nhân tố con người đồng thời cần ưu tiên sử dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường trong mọi ngành nghề kinh doanh. Mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập; xây dựng lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững. Phát triển bền vững đặt ra yêu cầu là phát triển bền vững phải được biểu hiện cụ thể ở từng lĩnh vực của đời sống xã hội mà trước hết là trong lĩnh vực kinh tế; bởi lẽ, phát triển kinh tế là đầu tàu, động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác. Mở rộng vấn đề đối với các doanh nghiệp, những đơn vị chú trọng đến tính bền vững và khả năng tương thích với môi trường sẽ ngày càng nhận được đánh giá cao, và coi việc tích hợp vốn tự nhiên vào việc ra quyết định của doanh nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá. Theo đó, có nhiều cách để thị trường cùng nhau hướng đến tính bền vững, bao gồm: đưa tính bền vững vào chiến lược của tập đoàn; Tổ chức chuỗi cung ứng hiệu quả theo tiêu chuẩn bền vững; Gắn kết cộng đồng và các bên liên quan; Khuyến khích người tiêu dùng tự nguyện sử dụng các vật liệu có thể tái chế; Xếp hạng và đánh giá các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực tương tự nhau; Có chính sách về thuế và trợ giá đúng đắn cho các sản phẩm/ công nghệ bền vững (xe điện…); Xúc tiến các chính sách và các chương trình thúc đẩy phát triển bền vững và cuối cùng là Khuyến khích phát triển các công ty lợi ích cộng đồng (CIC) (Richard Spencer -Trưởng ban Phát triển bền vững của ICAEW toàn cầu) Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với PwC Việt Nam vào năm 2019, ông Trịnh Đức Vinh (Phó Cục Trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính) cho rằng, phát triển bền vững được nhìn nhận ở khía cạnh tính minh bạch của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. "Khi một doanh nghiệp minh bạch, một cộng đồng doanh nghiệp minh bạch, thì chắc chắn khi đó nền kinh tế sẽ minh bạch. Và một nền kinh tế minh bạch sẽ trở thành một nền kinh tế phát triển bền vững". Tính minh bạch trong doanh nghiệp được hiểu là minh bạch trong hoạt động và minh bạch trong việc cung cấp các thông tin tài chính. Tính minh bạch rất quan trọng bởi vì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển được bền vững. Đầu tiên, nó giúp cho doanh nghiệp phòng chống những rủi ro từ hoạt động kinh doanh. Thứ hai, nó giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Từ đó nâng cao được sự tin cậy của các nhà đầu tư đối với chính doanh nghiệp. 300
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.2. Tổ chức nguồn nhân lực bộ máy kế toán quản trị trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam Trong bối cảnh phát triển bền vững, tổ chức nhân lực KTQT sẽ có sự thay đổi, cải tiến để có thể đáp ứng tốt nhất những mục tiêu của nó. Sự thay đổi này được thể hiện qua việc doanh nghiệp lựa chọn mô hình bộ máy KTQT nào phù hợp với sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp chỉ định và phân công công việc ra sao để đáp ứng phát triển bền vững. Như vậy, sự thay đổi này có thể nhận thấy xuất phát từ hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là sự thay đổi về vai trò của nhân lực KTQT đối với phát triển bền vững. Yếu tố thứ hai đó là những yêu cầu về năng lực đối với nhân lực KTQT gắn liền với phát triên bền vững. Sự thay đổi về vai trò của nhân lực KTQT trong bối cảnh phát triển bền vững Công việc của người KTQT không thể thiếu trong hầu hết các ngành kinh tế như là thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tài chính, giáo dục, khu vực công cũng như khu vực tư nhân. Nhân lực KTQT được mô tả với nhiều vai trò khác nhau, vừa là người tạo ra những giá bền vững cho tổ chức, vừa là người hỗ trợ, lưu giữ và báo cáo các giá trị đó cho tổ chức - Nhân lực KTQT với vai trò là người tạo ra giá trị bền vững cho tổ chức: Ở vai trò này, các kế toán chuyên nghiệp phải là những người giữ vị trí nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Họ sẽ kết hợp với các nhà quản trị các cấp khác để đưa ra các sứ mệnh, tầm nhìn, đồng thời thiết kế, lên kế hoạch về những chiến lược, chính sách để tạo ra giá trị bền vững cho tổ chức như là chính sách liên quan tới lợi ích của nhân viên, lợi ích của cộng đồng địa phương, chính sách toàn diện về sức khỏe, an toàn và môi trường. - Nhân lực KTQT với vai trò là người hỗ trợ ra quyết định bền vững: Các nhà quản trị trong doanh nghiệp phải thường xuyên đưa ra những chỉ đạo và quyết định kinh doanh ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững. Các quyết định này dựa chủ yếu vào thông tin do nhân lực KTQT cung cấp. Chính vì vậy, nhân lực KTQT thực hiện các nhiệm vụ thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị trong việc tổ chức thực hiện các chiến lược và ra các quyết định bền vững. Ví dụ: nhân lực KTQT ngoài việc thu thập, ghi chép, xử lý và phân tích để giúp các nhà quản trị thấy được hiệu quả kinh tế thì cần phải giúp nhà quản trị thấy được các vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường, đánh giá tác động đối với xã hội khi đưa ra quyết định đầu tư tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Nhân lực KTQT với vai trò người đo lường hoạt động bền vững. Đo lường thực hiện là hoạt động không thế thiếu bên cạnh các hoạt động khác bao gồm quản trị chi phí, lập dự toán ngân sách, hỗ trợ ra quyết định. Theo Viện công chứng Kế toán Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW), việc đo lường hoạt động cần phải được thực hiện đầy đủ các nội dung, bao gồm: thẻ điểm cân bằng, khả năng sinh lời, năng suất, các yếu tố thành công chủ chốt (CSFs), chỉ số hiệu quả công việc (KPIs), sự bền vững. Như vậy, nhân lực KTQT cho thấy vai trò ngày càng tăng trong việc đo lường hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những hoạt động cần được đo lường chính là hoạt động quản trị tính bền vững của doanh nghiệp. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhân lực KTQT cần phải thực hiện việc đo lường các hoạt động về các vấn đề xã hội, môi trường, kinh tế liên quan đến doanh nghiệp. Một số các chỉ tiêu bền vững mà họ có thể tiến hành đo lường để cung cấp cho những đối tượng cần thiết được mô tả dưới bảng sau: 301
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1. Một số vấn đề cần được đo lường về phát triển bền vững trong doanh nghiệp Vấn đề kinh tế Vấn đề môi trường Vấn đề xã hội Sức khỏe và an toàn, quyền của Biến đổi khí hậu, ô nhiễm, mức Sự ổn định và tăng trưởng người lao động (trong chính độ khí thải, chất thải, sử dụng tài kinh tế, cung cấp việc làm, doanh nghiệp và chuỗi cung nguyên thiên nhiên, tác động của phát triển kinh tế địa phương, ứng của nó), trả lương và phúc việc sử dụng sản phẩm, tuân thủ cạnh tranh lành mạnh, tuân lợi, sự đa dạng và bình đẳng, pháp luật về môi trường, chất thủ cơ cấu quản trị, tính minh tác động của việc sử dụng sản lượng không khí bạch, khả năng tồn tại lâu dài phẩm, tiếp thị có trách nhiệm, của doanh nghiệp, đầu tư vào bảo vệ dữ liệu và quyền riêng đổi mới tư, đầu tư cộng đồng và xóa bỏ hối lộ, gian lận và rửa tiền Nguồn: ICAEW, 2016 Bảng 2. Một số chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững trong doanh nghiệp Vấn đề kinh tế Vấn đề môi trường Vấn đề xã hội - Sản phẩm được tạo ra và được - Tỷ lệ phần trăm nguyên vật liệu - Đóng góp cho xã hội thông phân phối cả về số lượng và giá đầu vào (phụ phẩm, phế phẩm) qua các chương trình/sáng trị sản xuất được tái sử dụng kiến về hỗ trợ nhân đạo/phát - Sự hỗ trợ tài chính được nhận - Tỷ lệ phần trăm chất thải được triển cộng đồng/bảo vệ môi từ Chính phủ thu gom tái chế (nếu có) trường… - Sự phát triển và tác động của - Lượng tiêu thụ nước hàng năm - Thu nhập bình quân lao đầu tư hạ tầng cơ sở và dịch vụ - Tỷ lệ phần trăm nước dùng cho động nam hỗ trợ sản xuất được tái sử dụng/tuần - Thu nhập bình quân lao - Tỷ lệ mức lương đầu vào với hoàn động nữ mức lương tối thiểu của địa - Tỷ lệ phần trăm của các loại - … phương nơi DN hoạt động năng lượng sạch/tái tạo dùng cho sản xuất trong cơ cấu năng lượng sản xuất của doanh nghiệp -… Nguồn: GRI G4, 2013 - Nhân lực KTQT với vai trò là người lưu giữ các giá trị: Nhân lực KTQT sẽ đảm bảo việc bảo vệ các giá trị bền vững đã tạo ra bởi các nhà lãnh đạo. Nhân lực KTQT sẽ tìm cách ngăn chặn các rủi ro về chiến lược, rủi ro hoạt động cũng như các rủi ro về tài chính thông qua thực hành tốt nghiệp vụ và việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về kế toán. - Nhân lực KTQT với vai trò truyển tải các thông tin bền vững: Nhân lực KTQT là bộ phận có tương tác với toàn bộ các thành viên trong tổ chức và các bên liên quan bên ngoài, nên bằng trình độ và kỹ năng sẵn có, họ có thể truyền tải các thông tin góp phần tạo dựng các giá trị môi trường, xã hội, đồng thời thúc đẩy sự thay đổi nhận thức về môi trường và công bằng xã hội hơn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhân lực sẽ đóng vai trò là người truyền tải các báo cáo có các thông 302
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tin minh bạch có giá trị bền vững đối với các bên liên quan như là nhà quản trị cấp cao, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế, nhà cung cấp, khách hàng,… 4.3. Sự thay đổi về yêu cầu năng lực cần thiết của nhân lực kế toán quản trị trong bối cảnh phát triển bền vững Xuất phát từ sự thay đổi về vai trò của nhân lực KTQT, năng lực KTQT cũng cần được thay đổi để phù hợp. - Đối với năng lực nghiệp vụ kỹ thuật, trong bối cảnh phát triển bền vững, nhân lực KTQT không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin thường thấy trong các báo cáo KTQT mà còn cần phải công bố cho các bên liên quan về các thông tin bền vững về xã hội và môi trường của doanh nghiệp. - Bên cạnh năng lực nghiệp vụ kỹ thuật, nhân lực KTQT cần có năng lực kinh doanh với các kiến thức tổng quát, tầm nhìn rộng, nắm bắt được xu thế phát triển bao trùm các những vấn đề về bền vững, quản trị hệ sinh thái kinh doanh. - Nhân lực KTQT phải trở thành một mắt xích quan trọng góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các năng lực về những giá trị, đạo đức, thái độ nghề nghiệp cần được phát huy hơn nữa. Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản, nhân lực KTQT cần có cam kết vì lợi ích cộng đồng, tạo sự ảnh hưởng, tạo động lực và cảm hứng về các vấn đề trong công việc nói chung và phát triển bền vững nói riêng. 5. Kết luận Với sự quan tâm và hướng đến sự phát triển bền vững của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc thay đổi vai trò cũng như yêu cầu năng lực của nhân lực KTQT trong các doanh nghiệp là những yêu cầu tất yếu. Muốn đạt được những mục tiêu, chiến lược gắn liền với sự phát triển bền vững, không có cách nào khác là doanh nghiệp cần lựa chọn sự cải tiến và thay đổi các cách thức tiến hành trong việc bố trí, sắp xếp lại nguồn lực trong doanh nghiệp trong đó có việc tổ chức lại nguồn nhân lực KTQT. Với những quan điểm về phát triển bền vững, những vai trò và yêu cầu năng lực của KTQT được xác định rõ sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp có những hành động cụ thể và nhất quán. Trên cơ sở đó, Bộ tài chính cần có quy định, xây dựng chính sách, chiến lược tổ chức nguồn nhân lực kế toán nói chung và nguồn nhân lực kế toán quản trị trong đơn vị nhằm phát triển bền vững. 303
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Caring for the Earth, a strategy for substainable Living, 1991 [2] ICAEW, Business and Finance, 2016 [3] Inna Makarenko, Alex Plastun, “The role of accounting in sustainable development”, Sp. z o.o. Kozmenko Science Publishing, 2017 [4] Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future, 1987 [5] Rodriguez, S., Roman, M., Sturhahn, S., & Terry, E. (2002). Sustainability assessment and reporting for the University of Michigan’s Ann Arbor Campus. Master’s thesis, University of Michigan, Ann Arbor, 1-396 [6] Global Reporting Initiative (GRI), 2013 [7] Nguyễn Thị Thu Hương (2020), Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, LATS [8] Phạm Thị Thanh Bình, Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển đến năm 2030 TCNH số 24/2019 [9] Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 về Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 [10] http://tnmt.tnus.edu.vn/_editor/assets/PTBVvaLHPTBV.pdf 304
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2