intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Toà lâu đài cổ giá trị nhất của kinh thành Thăng Long

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Viện Khảo cổ học ngày 27/10, một toà lâu đài thuộc loại cổ kính và đồ sộ nhất gồm 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000m2 thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long xưa vừa được nhà khảo cổ Bùi Vinh phát hiện tại khu vực dự kiến xây Nhà Quốc hội mới. Kinh đô Thăng Long cổ hiện được đánh giá là có lịch sử lâu đời hơn, quy mô rộng lớn và đẹp hơn cả một công trình nổi tiếng khác là kinh đô cổ Nara,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Toà lâu đài cổ giá trị nhất của kinh thành Thăng Long

  1. Toà lâu đài cổ giá trị nhất của kinh thành Thăng Long
  2. Theo Viện Khảo cổ học ngày 27/10, một toà lâu đài thuộc loại cổ kính và đồ sộ nhất gồm 3 tầng lầu, 4 mái, dạng hình tháp toạ lạc trên một diện tích xấp xỉ 1000m2 thuộc hệ thống các cung điện Thăng Long xưa vừa được nhà khảo cổ Bùi Vinh phát hiện tại khu vực dự kiến xây Nhà Quốc hội mới. Kinh đô Thăng Long cổ hiện được đánh giá là có lịch sử lâu đời hơn, quy mô rộng lớn và đẹp hơn cả một công trình nổi tiếng khác là kinh đô cổ Nara, di sản thế giới của Nhật Bản. Theo đánh giá của nhà khảo cổ Bùi Vinh, Viên Khảo cổ học, thì đây là công trình đầu tiên, có tầm cỡ và giá trị nhất được tìm thấy từ trước đến nay ở Việt Nam. Toà lâu đài được ông phát hiện khi tiến hành khai quật ở hố B16, 400m2. Việc phát hiện ra lâu đài này được coi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự hoành tráng của kinh thành Thăng Long từ thời Lý-Trần. Trên mặt bằng đã đào được của hố B16 đã có nhiều dấu vết của thời Tiền Thăng Long (tương ứng thời thuộc Đường với
  3. những mảng nền gạch đặc trưng của thời kỳ này, như gạch Giang Tây Quân đã được dùng để xây dựng kinh đô Hoa Lư. Lâu đài tìm thấy được cho rằng có từ thời Lý, đến thời Trần đã được cải tạo lại và sau đó bị tiêu huỷ do cháy. Những dấu vết đã thu thập được cho thấy lâu đài này nằm ở trung tâm khu vực hoàng thành và cấm thành của Thăng Long xưa, kéo dài từ thời Lý đến thời Lê. Xây chồng lên khu vực này là một công trình khác của thời Lê. Nhà khảo cổ Bùi Vinh cũng tiết lộ 'ngay tại hố B16 cũng đã xuất lộ nền kiến trúc thời Lý ngay khi kinh đô được rời từ Hoa Lư tới Thăng Long. Thêm vào đó, tại khu vực này có rất nhiều hình Phượng, Rồng, biểu tượng của hoàng tộc. Đây có thể coi là nơi vua ngự đến để thăm hoàng hậu'. Thêm vào đó, tại hố B16 cũng đã tìm thất một hệ thống trụ móng, chân tảng đá hoa sen trong đó có trụ trung tâm. Một
  4. chân tảng duy nhất trong khu khảo cổ này có hình chữ thập ở giữa thể hiện tính chất trung tâm với mặt tiền quay về hướng nam. Các cung điện của bậc đế vương, đặc biệt của Trung Quốc và Việt Nam đều quay về hướng nam. Theo thuyết phong thuỷ, quay về hướng nam không chỉ mát mẻ mà còn là hướng trị vì thiên hạ, hướng hưng thịnh. Mặc dù trước đây các nhà khảo cổ đã đoán định được di chỉ này nằm trong khu vực hoàng thành, thậm chí là cấm thành Thăng Long suốt từ thời Lý, Trần đến Lê nhưng do tiến hành khai quật quá nhanh khiến cho nhiều tầng lớp kiến trúc không thể hiện rõ. Trung tâm KHXH&NV quốc gia đã đánh giá rất cao các di chỉ này qua bản báo cáo được thực hiện hết sức công phu mới đây có tên Kinh đô Thăng Long. Báo cáo này cũng đã so
  5. sánh di tích cung điện của kinh đô Thăng Long với một số cung điện đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Theo Trung tâm KHXH&NV quốc gia, so sánh diện mạo kiến trúc Di sản Cố đô Huế với Thăng Long, dù mới chỉ so sánh qua mặt bằng bình đồ kiến trúc và vật liệu trang trí kiến trúc, cũng có thể nói rằng kiến trúc cung điện của kinh đô Thăng long có phần to lớn và hoành tráng hơn nhiều cung điện ở Cố đô Huế. Cũng theo so sánh, đánh giá của Trung tâm KHXH&NV Quốc gia, cung điện và kinh thành của Thăng Long có lịch sử lâu đời hơn, quy mô lớn rộng và đẹp hơn kinh đô Nara, Di sản Thế giới của Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện tại việc bảo tồn khu di tích thành Thăng Long cổ là rất khó. Các phương án bảo tồn quần thể di tích ở khu vực Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình do Bộ Văn hóa Thông tin mới đề xuất với Chính phủ đều vấp phải những khó khăn khách quan. Hiện tại, số cổ vật ở đây mới chỉ được giữ gìn theo phương pháp thô sơ là làm lều bạt che
  6. chắn và dùng thuốc bảo quản. 3 phương án xử lý được Bộ Văn hóa Thông tin trình Chính phủ để lựa chọn là: giữ và bảo quản tại chỗ tất cả số hiện vật cổ đã được phát hiện; đưa tất cả số hiện vật ra khỏi lòng đất; bảo quản một phần di tích. Cả ba phương án trên đều có ưu điểm là lưu giữ được các di tích có giá trị khảo cổ (toàn bộ hay một phần). Song mỗi phương án đều có hạn chế riêng. Nếu giữ và bảo quản tại chỗ tất cả số hiện vật trên, nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình sẽ phải di dời đến một địa điểm mới. Còn với phương án bảo quản một phần di tích (vốn được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, ví dụ như ở bảo tàng Louvre, Paris), nhưng ở trường hợp này, việc bảo tồn một phần và hủy hoại một bộ phận di tích thành Thăng Long cổ sẽ làm phá vỡ tổng thể không gian văn hóa của quần thể di tích. Bên cạnh đó, điều kiện khách quan không thuận lợi cũng cản
  7. trở việc tiến hành bảo tồn di tích. Ông Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, giải thích: "Trong điều kiện cốt đất khu vực Ba Đình thấp hơn 1 mét so với đáy sông Hồng, mà hầu hết các di vật đều làm bằng đất nung hoặc một số chất hữu cơ khác, thì khi chúng xuất lộ sẽ không tránh khỏi việc bị thẩm thấu. Thế nhưng nếu chống nước thẩm thấu theo phương vị ngang và dùng biện pháp xây tường bê tông cốt thép để ngăn thì cũng gặp khó khăn, vì bề mặt xuất lộ di tích ở độ cao thấp khác nhau, lại trải ra trên một diện tích quá rộng". Mặt khác, khí hậu nóng ẩm của Việt Nam cũng gây trở ngại lớn cho công tác bảo tồn. Thông thường các thiết bị bảo tồn sẽ phải được giữ ở môi trường nhiệt độ 20-22 độ C và độ ẩm 55-60%, trong khi nhiệt độ ngoài trời về mùa hè của Việt Nam là 35-37 độ C và độ ẩm từ 70% đến 80%. Mặt khác, Việt Nam cũng đang thiếu các thiết bị bảo tồn hiện đại.
  8. Bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều chuyên gia Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ngành bảo tàng ở Việt Nam mới chỉ bảo tồn được các hiện vật trong nhà chứ chưa tiến hành được việc bảo tồn ngoài trời. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nói: "Kinh đô Nara của Nhật Bản, được trùng tu bởi một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cũng phải mất 4 thập kỷ mới hoàn thành. Như vậy, việc bảo tồn di tích thành Thăng Long cổ dưới lòng đất là khó; trong điều kiện khó khăn về kỹ thuật, tài chính, khó có thể suôn sẻ một sớm một chiều được. Nếu ngành bảo tồn phối hợp với các ngành khoa học liên quan trong nước, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, thì mới hy vọng khắc phục được những hạn chế, khó khăn hiện nay". Nhiều Đại biểu Quốc hội đề nghị bảo tồn thành cổ Thăng Long. "Sau khi tham quan nơi đây, tôi thực sự bàng hoàng, choáng váng trước quy mô đồ sộ của kinh thành xa xưa" -
  9. thiếu tướng Phạm Chuyên, Giám đốc Công an thủ đô tâm sự như vậy trong buổi thảo luận tổ chiều này về các báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ. Ông Chuyên cho rằng, những gì phát hiện được dưới lòng đất Ba Đình là vô giá, khác hẳn với những công trình kiến trúc hiện nay - "cứ có tiền là xây được". Vì vậy, Quốc hội cần quan tâm đến bảo tồn di tích kinh thành cổ Thăng Long, giữ lại một minh chứng sống động về cố đô 1.000 năm trước. Đây cũng là ý kiến của các đại biểu Hà Nội, như Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng, ông Tôn Thất Bách. Họ mong muốn giữ lại được cội nguồn của Thăng Long xưa, ngay giữa lòng thủ đô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1