intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Toàn dân thảo luận Hiến pháp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

88
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một nội dung quan trọng của Diễn đàn đối tác pháp luật lần thứ 8 do Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14.12 là việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không chỉ giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn triển khai mà cần đặt trong bối cảnh cải cách pháp luật và tư pháp. Nhiều cải cách “vướng” Hiến pháp Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, công cuộc cải cách nền kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Toàn dân thảo luận Hiến pháp

  1. KHOA HỌC PHÁP LÝ Toàn dân thảo luận Hiến pháp
  2. Một nội dung quan trọng của Diễn đàn đối tác pháp luật lần thứ 8 do Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14.12 là việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp không chỉ giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn triển khai mà cần đặt trong bối cảnh cải cách pháp luật và tư pháp. Nhiều cải cách “vướng” Hiến pháp Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, công cuộc cải cách nền kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và cải cách pháp luật trong những năm qua tuy đạt được một số kết quả tích cực ban đầu, nhưng chưa được triệt để, chậm tiến độ vì vướng các quy định của Hiến pháp. Chẳng hạn, việc chuyển mô hình tòa án theo khu vực bị vướng các quy định về tòa án hoặc việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố thuộc Chính phủ bị vướng các quy định về Viện kiểm sát. Hay, việc cải cách hành chính theo hướng bỏ HĐND các cấp quận, huyện, phường bị vướng các quy định về HĐND; việc phân cấp cho chính quyền địa phương, bổ nhiệm người đứng đầu chính quyền cấp dưới vướng các quy định về HĐND, UBND trong Hiến pháp. Điều đáng bàn là mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp 1992 được tiếp nối mô hình bộ máy nhà nước hình thành từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Mô hình này chỉ phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế tập trung, bao cấp đã lạc hậu với tình hình của đất nước sau 25 năm đổi mới.
  3. Trong thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Nhà nước đã chủ trương cải cách trong một số lĩnh vực, nhưng vì vướng các quy định của Hiến pháp nên đã phải thực hiện dưới hình thức thí điểm. Cách làm này không chỉ ảnh hưởng đến nguyên tắc tối thượng của Hiến pháp mà còn làm giảm hiệu quả của các chủ trương cải cách. Cơ chế kiểm soát Đây là một nội dung quan trọng trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Theo đó, việc sửa đổi phải làm rõ mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm sát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đặc biệt, nhận diện rõ hơn mỗi quyền, sự phân công và phối hợp giữa các quyền với nhau, thể hiện rõ nội dung mới là cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện 3 quyền trên. Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, ví trị vai trò của các cơ quan nhà nước trong nền kinh tế thị trường, các chế định về QH, Chủ tịch nước; Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Tòa án cũng sẽ được sửa đổi để phù hợp với tinh thần nêu trên. Chẳng hạn QH xác định rõ QH là cơ quan ĐB cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực thi quyền lập pháp, quy định rõ thẩm quyền của QH trong từng lĩnh vực, xác định rõ và hợp lý những vấn đề QH phải ban hành luật để điều chỉnh. Chế định Chủ tịch Nước sẽ được sửa đổi theo hướng xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ các chức năng nguyên thủ
  4. quốc gia, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống lĩnh các lực lượng vũ trang... Đối với tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương sẽ được sửa theo hướng xác định cụ thể nguyên tắc phân công quyền lực giữa Trung ương và địa phương; phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức của từng cấp chính quyền; bảo đảm sự thống nhất của Trung ương đối với địa phương, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách thuộc thẩm quyền. Sự sửa đổi này sẽ giải quyết được tình trạng bộ máy hành chính hoạt động thiếu thống nhất, thông suốt và kém hiệu quả. Thể chế kinh tế thị trường và bảo đảm quyền công dân Các quy định của Hiến pháp cần phải là nền tảng cho toàn bộ hệ thống chính sách, pháp luật về kinh tế và dân sự, đó là cách tiếp cận của giới xây dựng luật trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này. Theo đó, các quy định trong Hiến pháp phải phù hợp với bản chất và các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, tức là phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, bảo đảm tự do kinh doanh; tự do cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế. Đối với các quy định liên quan đến việc bảo đảm quyền công dân thì có thể thấy rằng các quy định hiện hành đang vướng vào 2 vấn đề chính: Một là phạm vi các quyền của công dân được quy định còn quá rộng, chưa thực sự là quyền và tự do cơ bản của công dân; một số
  5. quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định quá chi tiết, không phù hợp với tầm Hiến pháp. Hai là nhiều điều, khoản của Hiến pháp quy định theo hướng quyền tự do cơ bản được thực hiện theo quy định pháp luật, trong khi đó nhiều chủ thể khác nhau có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL nên các quyền này có thể bị vi phạm và hạn chế bởi các quy định dưới luật. Chính vì thế, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được thực hiện theo hướng, tập trung ghi nhận các quyền cơ bản, nhất là các quyền công dân trên cơ sở vận dụng các quy định của Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tránh quy định quá nhiều quyền và chi tiết, không đúng tầm của một bản Hiến pháp. Tính minh bạch và công khai Một trong ba bảo đảm cần và đủ trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là bảo đảm có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân vào quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Đây chính là vấn đề* thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại diễn đàn đối thoại pháp luật lần này. Bởi nó cũng là cơ sở cho việc bảo đảm tính minh bạch và công khai trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; đồng thời thể hiện đúng tinh thần cải cách pháp luật, cải cách tư pháp. Cố vấn Chính sách, pháp quyền và tiếp cận công lý, UNDP tại Việt Nam Nicolas Booth chia sẻ, từ những năm 70 của thế kỷ trước, sự tham gia của công chức đã được thừa nhận như là quyền tham gia vào các công việc xã hội và việc tư vấn công chúng sẽ tác động vào tính hợp pháp của bản Hiến pháp mới và sự đồng thuận trong xã hội, đồng
  6. thời cho phép công chúng tham gia vào quản lý nhà nước và biết các nguyên tắc về tiêu chuẩn quốc tế phù hợp. Theo kế hoạch chung của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, việc tổng kết thi hành và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 được bắt đầu tiến hành từ giữa năm 2011 và kéo dài đến khi QH Khóa XIII xem xét, thông qua vào quý IV.2013. Trong đó, giai đoạn nghiên cứu, đề xuất và xây dựng các phương án sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp, tổ chức thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân vào các nội dung sửa đổi, bổ sung được tập trung thực hiện trong năm 2012 và đầu năm 2013. Vào thời điểm này 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành đều đã vào cuộc; đặc biệt các địa phương đã tiếp cận vấn đề một cách nghiêm túc, khoa học, khẩn trương với tinh thần đổi mới. Toàn dân thảo luận là tinh thần của việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 với việc cập nhật tất cả các thông tin liên quan đến quá trình soạn thảo; đồng thời đại diện của Ban soạn thảo sẽ có sự giải trình trước các kiến nghị của người dân. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, để việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý của người dân thì nhà nước cần trang bị những kiến thức về Hiến pháp. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trong quá trình soạn thảo, mà khi Hiến pháp đi vào cuộc sống thì người dân cũng hiểu quyền của họ ở đâu, như thế nào để sử dụng. Chính vì thế, rất cần sự vào cuộc của những tổ chức xã hội dân sự và giới truyền thông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2