intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Toán kinh tế: Từ sự tác động trong nền kinh tế số đến việc xây dựng chương trình đào tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho doanh nghiệp, với sự hội tụ loạt công nghệ mới (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo...) trong bối cảnh CMCN 4.0. Việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế phải gắn với nền kinh tế số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Toán kinh tế: Từ sự tác động trong nền kinh tế số đến việc xây dựng chương trình đào tạo

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 15. TOÁN KINH TẾ: TỪ SỰ TÁC ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ SỐ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ThS. Trần Văn Bình, TS. Trần Đình Phụng Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển mạnh mẽ kinh tế số, nhằm mục tiêu “kinh tế số chiếm trên 30% GDP” vào năm 2030. Kinh tế số là một phần của nền kinh tế. Phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho doanh nghiệp, với sự hội tụ loạt công nghệ mới (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo...) trong bối cảnh CMCN 4.0. Việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế phải gắn với nền kinh tế số. Từ khóa: Toán kinh tế, kinh tế số, chương trình đào tạo. 1. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động kinh tế không chỉ đơn thuần là việc trao đổi hàng hóa giữa người với người mà dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Đó chính là nền kinh tế số (còn được gọi là kinh tế web, kinh tế Internet hay kinh tế mới), là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Kinh tế số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để giúp cho việc giao dịch, trao đổi hàng 153
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử được dễ dàng hơn. Phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho doanh nghiệp, với sự hội tụ loạt công nghệ mới (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,...) trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất đến thương mại và đến tiêu dùng,... Từ đó, góp phần tăng năng suất lao động. Công nghệ di động đang thay đổi cách thức người dân sống và làm việc, cung cấp cho họ khả năng tiếp cận tốt hơn đến các thị trường và những cơ hội mới. Về bản chất, kinh tế số là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số đang phát triển ở Việt Nam, như: hoạt động thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram); giải trí (Netflix, Pinterest); đến giao thông vận tải (Uber, Grab); đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shopee),.... Ở tầm vĩ mô hơn, kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của cộng đồng doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Đây chính là những bước phát triển của kinh tế số hóa trong đời sống của người dân Việt Nam những năm gần đây. Vì trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu thì đó chính là những đóng góp của kinh tế số hóa đối với các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), Việt Nam đã đặt ra nhiều mục tiêu cho giai đoạn 2025 - 2045, cụ thể là: Đến năm 2025: (i) duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN; (ii) xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN, Internet băng thông rộng phủ 100% các xã; (iii) kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP, năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm; (iv) cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; (v) thuộc nhóm bốn nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc; (vi) có ít nhất ba đô thị thông minh tại ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Đến năm 2030: (i) duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; (ii) mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp; (iii) kinh tế số 154
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN chiếm trên 30% GDP, năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm; (iv) hoàn thành xây dựng Chính phủ số; (v) hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Đến năm 2045: Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng,... và góp phần tăng năng suất lao động. Toán kinh tế (Economic Mathematics) là một lĩnh vực của Kinh tế, sử dụng các công cụ và phương pháp Toán học để phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, kinh doanh. Công cụ Toán học cho phép các nhà kinh tế phân tích suy luận định lượng và xây dựng các mô hình đánh giá, dự báo về kinh tế, kinh doanh trong tương lai. Theo bách khoa toàn thư Wikipedia, Toán kinh tế là môn khoa học nhằm vận dụng Toán học trong phân tích các mô hình kinh tế để từ đó hiểu rõ hơn các nguyên tắc và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường. Toán kinh tế cung cấp cho các nhà quản lý những kiến thức để họ có thể vận dụng vào việc ra các quyết định sản xuất. Thực tế, ngành Toán kinh tế, chuyên ngành Tài chính định lượng (TCĐL) hay Toán tài chính (Quantitative Finance hay Mathematical Finance) là một mảng của ứng dụng các mô hình toán học vào thị trường tài chính nhằm dự báo, định giá giá trị chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư; quản trị rủi ro tài chính hay giao dịch tự động. Đây là một trong những chuyên ngành được đào tạo rộng rãi và phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực. Hoa Kỳ và châu Âu là hai khu vực khởi đầu và phát triển nhất đến thời điểm hiện tại. Trong khu vực châu Á, các quốc gia công nghiệp mới (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, đặc khu Hong Kong) và cường quốc mới nổi Trung Quốc đang có nhu cầu nhân lực ngành này rất cao. Ở Việt Nam, trong vòng vài năm trở lại đây, khi chúng ta tiến hành hội nhập, liên kết tài chính sâu rộng, thị trường tài chính năng động và quy mô lớn hơn đã tạo ra nhiều cơ hội cho các chuyên gia tài chính thử sức.1 1 Theo Thông tin tuyển sinh 2020, Khoa Toán, Trường Đại học Khoa học Huế. 155
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Cụ thể, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Toán học, Toán học ứng dụng như: giải tích hàm, đại số đại cương, xác suất thống kê, các phương pháp tối ưu, toán tài chính, phương trình đạo hàm riêng, giải tích phức, điều khiển tối ưu, phân tích số liệu, mô hình mô phỏng các hệ sinh thái,... Sinh viên cũng được cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành về khoa học máy tính như: kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phân tích và thiết kế hệ thống, mật mã, an toàn máy tính, đồ họa,... Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Toán kinh tế, sinh viên có thể tìm được việc làm tại các ngân hàng, trung tâm phân tích tài chính, cơ quan kiểm toán thống kê, các công ty tin học, cơ quan tài chính của Nhà nước (Tổng cục Thống kê, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm,...) hoặc các công ty tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán,...). Ngoài ra, cử nhân ngành Toán kinh tế cũng có thể công tác trong nhiều ngành nghề có sử dụng kiến thức Toán học ứng dụng như: chuyên viên phân tích, thống kê; chuyên viên dự báo, quản trị rủi ro, thẩm định đầu tư, định phí bảo hiểm; giảng viên đại học,... Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, sự ảnh hưởng của ngành Toán kinh tế ngày càng tăng; vì vậy, ngành học này đang trở thành một ngành xu thế trong tương lai. Những tác động của ngành Toán kinh tế trong nền kinh tế số hiện nay cụ thể như sau: Một là, trong lĩnh vực Viễn thông, mạng điện thoại được vận hành thông suốt là do đóng góp không nhỏ của thuật toán đơn hình giải các bài toán quy hoạch tuyến tính. Hai là, trong lĩnh vực Y tế, các máy chụp cắt lớp hiện đại sẽ không ra đời nếu không có phép biến đổi ngẫu nhiên cùng với các phương pháp giải phương trình với số biến khổng lồ,... Trong số những đóng góp của Toán học đối với Y tế công cộng, điều quan trọng nhất không đến từ một chuyên ngành cụ thể nào đó của Toán học, cũng không đến từ một phương pháp Toán học cụ thể nào đó, mà đến từ chính tư duy toán học. Tư duy toán học đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành các hoạt động Y tế công cộng theo hai cách: - Định hình việc đào tạo thông qua việc xây dựng chương trình giảng dạy và nội dung của từng môn học một cách logic và có cấu trúc chặt chẽ. - Giúp cho những người thực hành có khả năng nhận biết được bản chất vấn đề và hành động một cách thích hợp. Trong Y tế công cộng, chuyên ngành Toán học thường được sử dụng nhiều nhất chính là Thống kê toán học. Thống kê đề cập đến các dữ liệu số xét như các phần tử của một tập hoặc của một dãy hay của một sắp xếp khác nào đó các phần tử. Thống 156
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN kê phân tích các dữ liệu đó một cách toàn bộ chứ không xử lý dữ liệu theo các phần tử riêng lẻ. Thống kê toán học sử dụng các phương pháp cao cấp hơn trong phân tích đó, vượt lên trên bốn phép toán số học cơ bản. Hầu như mọi khía cạnh của Thống kê toán học đều được sử dụng trong lĩnh vực Y tế công cộng. Chúng có thể đề cập đến những tập dữ liệu nhỏ, trung bình hoặc những tập dữ liệu rất lớn. Một số loại thống kê thường sử dụng trong lĩnh vực Y tế công cộng như: Thống kê thuần túy mô tả, không ngẫu nhiên, ví dụ như trong các tập Niên giám Thống kê và Hệ thống Thông tin y tế do các bộ phận quản lý y tế biên tập; Thống kê suy diễn, thường sử dụng các mô hình thống kê (xác suất), nhấn mạnh hầu như tất cả các nghiên cứu về các nhân tố nguy cơ (yếu tố quyết định) đối với các loại bệnh, bằng cách đó trang bị các nền tảng của dự phòng và của tư vấn chung, như trong lĩnh vực di truyền học dân cư. Các mô hình hồi quy tổng quát là những công cụ thường được sử dụng nhất. Thống kê tất nhiên không phải là chuyên ngành Toán học duy nhất được sử dụng trong Y tế công cộng, mà còn có các chuyên ngành khác như: toán rời rạc, phương trình vi phân, lý thuyết tối ưu, lý thuyết xác suất, giải tích số và khoa học tính toán. Ba là, trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhờ Toán học, các tổ chức, doanh nghiệp có được các công cụ định lượng và định tính để phân tích một khối lượng dữ liệu khổng lồ (Big Data), qua đó có được cách tiếp cận khoa học và tìm ra lời giải cho các vấn đề của mình,... Bốn là, trong thời đại kinh tế số hiện nay, con người ngày càng ứng dụng rộng rãi các phương pháp toán học và khoa học máy tính vào nhiều lĩnh vực như: kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật, y tế, bảo mật, quản lý, ra quyết định và thiết lập các hệ thống phức tạp,... Chẳng hạn: Trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, hệ thống giao dịch tiền điện tử, trong đó có hệ thống rút tiền tự động ATM sẽ không thể vận hành nếu thiếu các công cụ đảm bảo an toàn thông tin mà cốt lõi là các thuật toán mã hóa. Trong lĩnh vực chứng khoán, giao dịch thuật toán có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp như hỗ trợ thực hiện lệnh, kinh doanh chênh lệch giá hay các chiến lược giao dịch theo xu hướng; cũng từ đó việc thực hiện lệnh trở nên nhanh và đơn giản hơn nên vì thế nó rất hấp dẫn với các sàn giao dịch. Nó có thể giúp người giao dịch và nhà đầu tư nhanh chóng thu được lợi nhuận từ những biến động giá nhỏ. Chiến lược giao dịch scalping cũng thường sử dụng thuật toán vì nó liên quan đến việc mua và bán cổ phiếu liên tục để kiếm những khoản lợi giá nhỏ (cụ thể xem bài báo [8]). 157
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Năm là, trong cuộc cách mạng số, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thay đổi cách thức bảo vệ dữ liệu và đưa nó phổ biến trong thực tế. Vậy, làm thế nào để đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đồng thời bảo vệ dữ liệu trước các xâm nhập - đó là mối quan tâm của tất cả các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào “cuộc cách mạng số”. Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện phương thức phát triển, cũng như thay đổi cách sống, cách làm việc mang lại những giá trị tích cực, tạo hiệu quả hơn cho kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở các khía cạnh, như: Số hóa thông tin; số hóa tổ chức; chuyển đổi toàn diện tổ chức từ tư duy, mô hình, lãnh đạo, văn hóa và hoạt động của doanh nghiệp. Sáu là, với những kiến thức về Toán kinh tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu về kinh tế, toán tài chính, phân tích dữ liệu trong các trường đại học và các viện nghiên cứu. Như vậy, từ những ứng dụng thực tế đó, tác động của Toán kinh tế ngày càng được khẳng định quan trọng hơn bao giờ hết trong đời sống xã hội, đặc biệt trong phát triển kinh tế số. 2. VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING Theo Wentling (1993): “Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khóa học. Nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.” 2 Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, Trường Đại học Tài chính - Marketing phải thay đổi để đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Ngày 18/10/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1982/QĐ-TTg về việc ban hành Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF), trong đó quy định về chuẩn đầu ra đối với từng trình độ của giáo dục đại học. Theo quan điểm của Thứ trưởng Bùi 2 Wentling T. (1993), Planning for effective training: A guide to curriculum development. Published by Food anh Agricultural Organnization of the United Nation. 158
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Văn Ga: “Khung trình độ quốc gia Việt Nam là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn đào tạo và là thước đo đánh giá năng lực của người học sau khi tốt nghiệp”. Trên cơ sở đó, chương trình đào tạo tại Trường Đại học Tài chính - Marketing phải trả lời câu hỏi: Người học tốt nghiệp sẽ làm được gì? Cần phải trang bị cho họ kiến thức cần thiết nào cho phù hợp với yêu cầu của thị trường? Cần phải trang bị kỹ năng gì để hành nghề?... Thậm chí, ngay trong mỗi môn học, mỗi tín chỉ cũng phải có mục tiêu và quán triệt mục tiêu này trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, giới hạn kiến thức cốt lõi cho phù hợp. Vì vậy, chương trình đào tạo của Nhà trường phải tiệm cận với nhu cầu xã hội, phải thực tế hơn; ngoài trang bị kiến thức cho người học còn chú trọng phát triển đạo đức, nhân cách, các kỹ năng, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn. Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Toán kinh tế là yêu cầu bắt buộc khi mà cách thức xử lý mọi vấn đề trong cuộc sống hiện nay sẽ cần dựa vào các thuật toán, đặc biệt là khi công nghệ nhân tạo và tự động hóa trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng nhiều. Trong bối cảnh đó, việc đào tạo chuyên ngành Toán kinh tế tại Trường Đại học Tài chính - Marketing nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế số cũng cần đặc biệt quan tâm đến chương trình đào tạo. Vì vậy, chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế cần: - Áp dụng quy trình chuẩn trong xây dựng chương trình đào tạo trong Trường Đại học Tài chính - Marketing; - Phát huy vai trò, tính tích cực và mở rộng dân chủ trong việc tham gia, xây dựng chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế. Cần thiết khi xây dựng chương trình đào tạo phải huy động được toàn bộ các giảng viên trong Bộ môn Toán - Thống kê cùng bàn bạc, thảo luận, phát huy trí tuệ để đưa ra các môn học hợp lý nhất, có tính tối ưu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuyệt đối tránh tình trạng vì bệnh thành tích mà chỉ có một hoặc vài người tham gia để “cho ra bằng được chương trình đào tạo” trong thời gian ngắn nhất. - Chủ động lựa chọn đội ngũ chuyên gia có chuyên môn tốt, nhất là những người có kinh nghiệm lâu năm, có chuyên môn tốt, tâm huyết tham gia xây dựng, thiết kế từng phần, từng chương, từng nội dung của môn học đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Xây dựng, phát triển hệ thống chương trình đào tạo là một hoạt động chuyên môn phức tạp, cần huy động chất xám của tập thể; do đó, cần lựa chọn những cá nhân tham gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả, chất lượng trong thực tiễn của 159
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN chương trình đào tạo. Sau đó, tổ chức hội thảo nhiều lần để lựa chọn dung lượng, cấu trúc các môn học thật phù hợp, bảo đảm vừa sâu về nghiệp vụ, vừa đúng với lý luận và sát với thực tiễn. Đồng thời, khi chương trình đào tạo đưa ra Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường nghiệm thu, đơn vị có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo phải kiên quyết bảo vệ những nội dung khoa học đã được tập thể khoa, bộ môn cho ý kiến thống nhất; có trách nhiệm tiếp thu tối đa các ý kiến chuyên gia nhằm chỉnh sửa chương trình đào tạo thật sự gắn với thực tiễn trong tình hình mới. - Chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế cần được cập nhật thường xuyên nhằm theo kịp nhu cầu phát triển cũng như xu thế sử dụng lao động của xã hội. Trong chương trình học, cần tạo điều kiện để sinh viên làm quen, hoặc thậm chí là tham gia với tư cách thành viên các đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong khuôn khổ một dự án, đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp trường, cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước. Từ đó, sinh viên có thể trau dồi được khả năng tư duy sáng tạo độc lập, khả năng làm việc tập thể đa ngành và khả năng thích nghi tốt với các biến động, đổi mới liên tục của khoa học và công nghệ. - Thực tế sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Toán kinh tế dễ dàng tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đặc biệt liên quan đến tài chính, ngân hàng. Chẳng hạn, đối với chuyên viên phân tích đầu tư tại các công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán hay ngân hàng, để thành công trong lĩnh vực này, phải có kiến thức toán học, khả năng đánh giá mức độ rủi ro và tính toán giá trị của các khoản đầu tư khác nhau cũng như kỹ năng phân tích các kết quả đã nghiên cứu. Hoặc như với chuyên viên phân tích ngân sách, khi các cơ quan chính phủ, các công ty nghiên cứu hoặc các tổ chức học thuật cần phải quyết định cách phân bổ kinh phí giữa các dự án khác nhau, họ thường tìm tới các nhà phân tích ngân sách. Các chuyên gia này phân tích các chi phí gắn liền với các đề xuất ngân sách khác nhau và xác định tác động tiềm năng của chúng đối với tình trạng tài chính tổng thể của một tổ chức để từ đó đưa ra các khuyến nghị tài trợ dựa trên những phát hiện của họ... Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội việc làm liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, các yêu cầu đặt ra đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng khá cao. Theo đó, sinh viên phải có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Toán học, Toán học ứng dụng để đáp ứng tốt các công việc đặc thù có liên quan như: nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp cho một số vấn đề trong kỹ thuật, kinh tế, tài chính; thiết lập cơ sở lý thuyết của vấn đề, mô hình hóa Toán học và tìm cách giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực đa dạng và luôn biến đổi của thực tế. 160
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 3. KẾT LUẬN Nhằm đáp ứng thị trường lao động trong nước cũng như các nước trong khu vực, Trường Đại học Tài chính - Marketing tiếp tục mở thêm ngành Toán kinh tế nhằm đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cở sở xác định chuẩn đầu ra; từ đó, thiết kế chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế nhằm đào tạo sinh viên sau khi ra trường có tư duy toán học, thống kê, phân tích dữ liệu và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi và có thể chủ động hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành công việc chuyên môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2019), Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 2. Nhật Hồng (2018), Cần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành toán kinh tế trong trường đại học, Báo Dân trí điện tử. 3. Nguyễn Minh Phong (2019), Nhận diện Kinh tế số, Báo Nhân dân điện tử. 4. Phong Nguyễn (2019), Cách nào để kinh tế số chiếm trên 30% GDP? Báo Lao động điện tử. 5. Trọng Đạt (2019), Chuyển đổi số và hiện trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam, Báo Vietnamnet điện tử. 6. Giao dịch thuật toán (Algorithmic Trading) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý. Truy cập từ: https://vietnambiz.vn/giao-dich-thuat-toan-algorithmic-trading-la-gi- nhung-dac-diem-can-luu-y-20191205025413985.htm 7. Kinh tế số là gì? Truy cập từ: https://unitrain.edu.vn/kinh-te-so-la-gi/ 8. Toán học trong Y tế công cộng Việt Nam. Truy cập từ: https://tiasang.com.vn/-doi- moi-sang-tao/Toan-hoc-trong-Y-te-cong-cong-Viet-Nam-14007 9. Vị trí Việt Nam trong kinh tế số hóa toàn cầu. Truy cập từ: https://idtvietnam.vn/ vi/vi-tri-viet-nam-trong-nen-kinh-te-so-hoa-toan-cau-676 161
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1