Toán tắt luận văn Thạc sỹ: Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
lượt xem 20
download
Đề tài khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập” theo quan điểm lý thuyết của từ vựng học và phong cách học. Nghiên cứu phương thức hình thành ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng giúp thấy thêm được cái hay cái đẹp và sự uyên bác trong cách dựng từ đặt câu của Nguyễn Trãi thấy được phong cách thi ca của Nguyễn Trãi,... Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Toán tắt luận văn Thạc sỹ: Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
- Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Vương Văn Huy Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập” theo quan điểm lý thuyết của từ vựng học và phong cách học. Nghiên cứu phương thức hình thành ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng giúp thấy thêm được cái hay cái đẹp và sự uyên bác trong cách dựng từ đặt câu của Nguyễn Trãi thấy được phong cách thi ca của Nguyễn Trãi cũng như khắc họa đầy đủ và hoàn chỉnh chân dung con người Nguyễn Trãi, một thi nhân, một nho sỹ, một ẩn sỹ. Keywords: Ngôn ngữ học; Ẩn dụ; Thơ Content MỤC LỤC MỤC LỤC .........................................................................Error! Bookmark not defined. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 2 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 3.1 Mục đích........................................................................................................................ 3 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................... 4 5.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................. 4 5.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 4 6. Bố cục của luận văn ........................................................................................................ 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 5 1.1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi ........................................... 5 1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ thơ .............................................................................. 5
- 1.2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam ................................................................. 5 1.2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam trung đại ................................................. 5 1.3. Một vài vấn đề lý thuyết về phép ẩn dụ ....................................................................... 5 1.3.1. Khái niệm về ẩn dụ ................................................................................................... 5 1.3.2. Các xu hướng nghiên cứu về ẩn dụ ........................................................................... 6 Chương 2 : .......................................................................................................................... 8 ẨN DỤ TỪ VỰNG TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP" ....................................................... 8 2.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” ........................................ 8 2.2. Miêu tả và phân tích ..................................................................................................... 9 2.2.1. Ẩn dụ hình thức ......................................................................................................... 9 Tiểu kết ............................................................................................................................. 10 Chương 3 : ........................................................................................................................ 11 ẨN DỤ TU TỪ TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP" ........................................................... 11 3.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” ...................................... 12 3.2. Miêu tả và phân tích ................................................................................................... 13 3.2.1. Nhóm ẩn dụ nói về thiên nhiên ............................................................................... 13 3.2.2. Nhóm ẩn dụ nói về thế sự ........................................................................................ 13 Tiểu kết ............................................................................................................................. 14 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 15 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong Việt ngữ học ẩn dụ được xem xét từ hai góc độ: ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học (tức là ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của đơn vị từ vựng dựa vào mối tương đồng giữa đối tượng và sự vật) và ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học (tức là ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người). Ẩn dụ không chỉ có giá trị gợi hình, là phương tiện xây dựng hình tượng mà còn chứa sức mạnh biểu cảm. Bởi vậy ẩn dụ được sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thơ ca. Ẩn dụ thể hiện rõ phong cách của tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Mỗi nhà thơ có cách nhìn nhận và phản ánh thế giới theo cách riêng của mình. Nghiên cứu ẩn dụ trong tác phẩm văn học chúng ta có thể tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà thơ.
- Nguyễn Trãi là đại thi hào dân tộc. Từ trước đến nay khi nghiên cứu văn thơ Nguyễn Trãi, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mảng văn “trị quốc”, mà chưa có ai đề cập tới phương diện ẩn dụ trong thơ ông. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi để nghiên cứu. Đó chính là lýdo cho sự ra đời của đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các ẩn dụ xuất hiện trong tập thơ chữ Nôm “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài ( NxB Khoa học xã hội, năm 1969 ). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Mục đích của luận văn là tìm hiểu cách sử dụng phương thức ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập”. Qua đó, chúng tôi muốn đi tìm giá trị phong cách nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Miêu tả và phân loại các ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập” Đồng thời phân tích ý nghĩa của các ẩn dụ để thấy được giá trị và phong cách nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây : 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các loại ẩn dụ xuất hiện trong “Quốc âm thi tập” và thống kê về mặt số lượng để thấy được mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ. Trên cơ sở tập hợp ngữ liệu về các loại ẩn dụ đó, đề tài tiến hành phân loại chúng thành các tiểu loại theo các chủ đề và tìm tần số xuất hiện của chúng. 4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, phân tích tu từ
- Các phương pháp này được sử dụng khi phân tích ý nghĩa biểu tượng. Từ đó có thể rút ra được những nhận xét về đặc điểm của phương thức ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập” trong thơ Nguyễn Trãi. 4.3. Thủ pháp thống kê Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các ẩn dụ xuất hiện trong tập thơ " Quốc âm thi tập ". 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa lý luận Đây là công trình đầu tiên khảo sát một cách hệ thống các hiện tượng ẩn dụ trong tập thơ “Quốc âm thi tập” theo quan điểm lí thuyết của từ vựng học và phong cách học. Các kết quả nghiên cứu của luận văn giúp chúng ta thấy được phương thức hình thành ẩn dụ trong “Quốc âm thi tập”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng giúp thấy thêm được cái hay cái đẹp và sự uyên bác trong cách dùng từ đặt câu của Nguyễn Trãi. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu phong cách thi ca của Nguyễn Trãi cũng như có ý nghĩa đối với việc khắc họa đầy đủ và hoàn chỉnh chân dung con người Nguyễn Trãi, một thi nhân, một nho sĩ, một ẩn sĩ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài sẽ có những tác dụng nhất định đối với sinh viên và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn học, ngôn ngữ học, triết học, tâm lí học,…. Đồng thời những đóng góp này phần nào sẽ giúp cho các độc giả Việt Nam có thêm hiểu biết và cách nhìn về ẩn dụ với sự hành chức của nó trong văn thơ nói chung và trong " Quốc âm thi tập " nói riêng. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lí thuyết Chương 2 : Ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập”
- Chương 3 : Ẩn dụ tu từ trong “Quốc âm thi tập” Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi 1.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ thơ 1.2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam 1) Sự chính xác trong ngôn từ 2) Tính biểu cảm Bên cạnh những đặc điểm chung nhất này của ngôn ngữ thơ ca, thơ ca Việt Nam còn có những đặc điểm nổi bật sau : 1) Tính hình tượng 2) Tính tương xứng 3) Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam 4) Đặc điểm về phong cách của nhà thơ 5) Chơi chữ, một đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam 1.2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam trung đại 1.2.2.1. Tính ước lệ, tượng trưng 1.2.2.2. Tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã 1.2.2.3. Gắn bó với thiên nhiên 1.2.2.4. Tính nhân văn Quan hệ giữa con người và vũ Con người đạo đức Con người phi cá nhân 1.3. Một vài vấn đề lý thuyết về phép ẩn dụ 1.3.1. Khái niệm về ẩn dụ
- Hiện tượng ẩn dụ ( metaphor ) từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi sự vật dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có tính tương đồng hay giống nhau. Có thể xem so sánh ngầm là quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ. Trong các công trình nghiên cứu thuộc về ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ thường chỉ chiếm vị trí khiêm tốn trong phần từ vựng học và tu từ học với quan điểm coi nó là một phương thức phát triển nghĩa mới của từ ( ẩn dụ từ vựng ) hoặc là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ). Ẩn dụ về cơ bản là “ phương thức dùng tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác dựa trên sự tương đồng giữa chúng về chức năng, hình thức … hay nói cách khác là dựa trên sự giống nhau giữa chúng về một khía cạnh nào đó ”. 1.3.2. Các xu hướng nghiên cứu về ẩn dụ Trong ngôn ngữ học có 3 khuynh hướng nghiên cứu ẩn dụ như sau: - Nghiên cứu ẩn dụ theo phương pháp từ vựng học. - Nghiên cứu ẩn dụ theo phong cách học. - Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng tri nhận luận. 1.3.2.1. Nghiên cứu ẩn dụ theo phương pháp từ vựng học ( tức ẩn dụ từ vựng) Ẩn dụ là phương thức biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác. Do đó khi nói đến ẩn dụ với tư cách là phương thức biến đổi ý nghĩa của từ ( ẩn dụ từ vựng ), người ta thường chỉ nghĩ đến những ẩn dụ có tính bền vững tương đối, nghĩa là được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn như chân trời, chân mây, đầu sóng, đầu núi, cánh đồng, cánh thư … 1.3.2.2. Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng phong cách (tức ẩn dụ tu từ) Ẩn dụ tu từ Tác giả Hữu Đạt quan niệm “ ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Như vậy, thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc ”. [12, tr302]
- Ẩn dụ tu từ thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật của tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Chúng ta thấy được vai trò của thủ pháp ẩn dụ tu từ là rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng tác phẩm. Giá trị của ẩn dụ không chỉ ở một hình tượng và biểu cảm mà còn ở chỗ phát hiện bề sâu, bề xa của sự vật theo cách nhìn của tác giả. Bởi vì ẩn dụ thể hiện những hàm ý mà người đọc phải suy ra mới hiểu được. Phân biệt ẩn dụ tu từ với ẩn dụ từ vựng Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ mà nghĩa của từ được ẩn dụ đã được cố định hóa trong hệ thống ngôn ngữ, được toàn dân chấp nhận và sử dụng. Trong khi đó thì ẩn dụ tu từ lại mang tính sáng tạo riêng của cá nhân, mà ở đây chủ yếu là các nhà văn nghệ sĩ. Nó được dùng với nghĩa ngữ cảnh cụ thể, với cách chuyển đổi tên gọi lâm thời. Ẩn dụ dạng này được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và tăng giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt. Phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ Sự giống nhau giữa hai hiện tượng này chính là cách liên tưởng để rút ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ cũng như so sánh tu từ. Nhưng giữa hai hiện tượng này cũng có những điểm khác nhau rõ rệt. Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ Ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ đều có những tính chất giống nhau : đều là sự rút gọn lời nói, đều là những phương thức chuyển nghĩa làm giàu thêm vốn từ, mang vào ngôn ngữ những yếu tố lạ, tạo bất ngờ, gây cảm xúc. Tuy nhiên, ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ lại có những điểm khác nhau cơ bản sau : ẩn dụ được xây dựng trên sự liên tưởng tương đồng còn hoán dụ lại dùng những quan hệ tất yếu để kết hợp những yếu tố có cùng với nhau một mẫu số chung, thành một hệ thống lôgic. 1.3.2.3. Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng tri nhận ( ẩn dụ tri nhận ) Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận Ẩn dụ tri nhận Ẩn dụ thường được cho là một biện pháp tu từ trong văn học, dựa vào sự giống nhau giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ẩn dụ
- còn là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hóa các khái niệm trừu tượng. Ẩn dụ do vậy không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ mà còn là một phương thức để tư duy về sự vật. Chương 2 : ẨN DỤ TỪ VỰNG TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP" 2.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ mà nghĩa của từ được ẩn dụ đã được cố định hóa trong hệ thống ngôn ngữ, được toàn dân chấp nhận và sử dụng. Các nhà nghiên cứu theo phương pháp từ vựng học quan niệm ẩn dụ từ vựng cũng là một phương thức chuyển nghĩa của từ. Ẩn dụ từ vựng làm cho ý nghĩa của từ được mở rộng để biểu thị được nhiều sự vật hiện tượng hơn, tức là làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa. Qua khảo sát các hiện tượng ẩn dụ từ vựng trong tập thơ “Quốc âm thi tập” chúng tôi nhận thấy các trường hợp ẩn dụ này có thể xếp vào 3 nhóm ẩn dụ là ẩn dụ hình thức và ẩn dụ cách thức (theo tiêu chí phân loại của Đỗ Hữu Châu) và ẩn dụ dựa trên mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa trừu tượng, hay ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng ( theo tiêu chí phân loại của Lê Đình Tư ). Ẩn dụ hình thức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, trong tập thơ “Quốc âm thi tập” chỉ có 18 ẩn dụ loại thuộc loại này. Đây là những ẩn dụ rất quen thuộc. Chẳng han : đầu bãi, đầu non, ruột bể, lòng bể, lòng trúc, lòng trời, chân rừng … Ví dụ như : Hột cải tình cờ được mũi kim. ( bài thứ 150 ) Hơn chó được ngồi khi mặt bếp. ( bài thứ 251 ) Ẩn dụ cách thức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng. Chẳng hạn như : cắt hộ khẩu, nắm tư tưởng, hỏi xoáy vấn đề… Trong “Quốc âm thi tập” có tất cả 16 ẩn dụ thuộc dạng này. Ví dụ : Vui xưa chẳng quản đeo ấu. ( bài thứ 19 ) Bếp thắng chè khô cởi thuở âu. ( bài thứ 154 )
- Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng là ẩn dụ lấy vốn từ trước đây chỉ dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động hay đặc trưng, tính chất cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Ví dụ như : nho chín và nghĩ chín trong tiếng Việt, soft ( mềm mại ) và soft winter ( mùa đông ôn hòa, dễ chịu ) trong tiếng Anh. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tập thơ “Quốc âm thi tập” các ẩn dụ từ vựng thuộc loại này có 24 trường hợp. Ví dụ : Quân tử hãy lăm bền chí cũ. ( bài thứ 18 ) Đốt trúc khua na đắng lỗ tai. ( bài thứ 194 ) BẢNG 1 : CÁC ẨN DỤ TỪ VỰNG TRONG QUỐC ÂM THI TẬP ( Tổng số : 60 ẩn dụ ) Ẩn dụ từ vựng Số lượng Tỷ lệ Ẩn dụ hình thức 18 30,0% Ẩn dụ cách thức 16 26,7% Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng 26 43,3% 2.2. Miêu tả và phân tích Các ẩn dụ từ vựng xuất hiện trong thơ tuy không nhiều nhưng cũng có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng hình tượng thơ cũng như thể hiện cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩa của tác giả. Đồng thời với việc phân tích các ẩn dụ từ vựng xuất hiện trong “Quốc âm thi tập” thơ luận văn sẽ chỉ ra đặc điểm của phương thức ẩn dụ này. 2.2.1. Ẩn dụ hình thức Trong tập thơ “Quốc âm thi tập” số lượng ẩn dụ hình thức không nhiều, chỉ có 18 ẩn dụ, trong đó có 1 ẩn dụ xuất hiện 3 lần. Tất cả các ẩn dụ hình thức này đều là những ẩn dụ quen thuộc, đã được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Các ẩn dụ này đã quá quen thuộc và có
- nghĩa cố định nên ở phần này chúng tôi chỉ nhận xét những ẩn dụ có giá trị trong việc xây dựng hình ảnh thơ. 2.2.2. Ẩn dụ cách thức Theo Đỗ Hữu Châu thì ẩn dụ cách thức là “những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng” [4, tr158]. Đối với ẩn dụ từ vựng thì phương thức ẩn dụ theo cách thức là một phương thức thường gặp. Trong tập thơ Quốc âm thi tập, ẩn dụ cách thức xuất hiện 15 lần. Các ẩn dụ này với chức năng ngôn ngữ của mình đã làm tăng tính thẩm mỹ, tăng tính biểu cảm của câu thơ. 2.2.3. Ẩn dụ dựa vào quan hệ “ cụ thể - trừu tượng ” Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng là loại ẩn dụ lấy vốn từ trước đây chỉ dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động hay đặc trưng, tính chất cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Dạng ẩn dụ từ vựng này dễ bị nhầm với ẩn dụ tu từ do cách thức tạo thành của chúng gần giống với biện pháp tu từ : chúng thường khiến người đọc liên tưởng về đối tượng được ẩn dụ. Chẳng hạn như trường hợp nói ngọt, người nghe liên tưởng đến cái ngọt của vị giác => lời nói ngọt là lời nói dễ nghe. Tuy có hình thức gần giống với ẩn dụ tu từ nhưng các ẩn dụ này vẫn là ẩn dụ từ vựng vì chúng đã được toàn dân dùng một cách rộng rãi, và phổ biến với nét nghĩa đã được cố định hóa trong hệ thống từ vựng. Trong “Quốc âm thi tập” có tất cả 25 ẩn dụ dạng này. Các ẩn dụ này chủ yếu nói về chốn quan trường, khí tiết của con người và Nho giáo. Đó là các ẩn dụ như : bền chí, bền lòng, xuân xanh, cửa quyền, bể triều quan, mùi đạo, mùi thế…, trong đó ẩn dụ cửa quyền lặp đi lặp lại tới 7 lần. Tiểu kết Trong tập thơ “Quốc âm thi tập” những ẩn dụ từ vựng có thể xếp vào 3 loại là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức và ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng. Những ẩn dụ hình thức trong thơ được dùng để định danh những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Một sự vật, hiện tượng có thể dùng nhiều từ khác nhau để gọi tên, chẳng hạn như ở trường hợp lòng, ruột. Lựa chọn tên gọi nào là phụ thuộc vào ý đồ của nhà thơ, và qua sự chọn lựa này sẽ phản ảnh phong cách cũng như tài năng của nhà thơ. Nhưng cũng có khi đối tượng chỉ có duy nhất một cách định danh trong hệ thống từ vựng, ví dụ như mũi kim, mặt nước. Do đó
- những đối tượng đã làm hạn chế sự lựa chọn ngôn từ của nhà thơ trong quá trình sáng tác. Trong những trường hợp này thi nhân muốn tạo ra được những đối tượng thơ đẹp, mang tính thẩm mỹ cao buộc phải sử dụng biện pháp tu từ, mà một trong những biện pháp tu từ hiệu quả nhất là xây dựng các ẩn dụ tu từ. Nguyễn Trãi đã sử dụng rất hiệu quả các ẩn dụ cách thức trong tập thơ “Quốc âm thi tập”. Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách thức hành động giữa các đối tượng. Những ẩn dụ cách thức trong Quốc âm thi tập không chỉ có tác dụng tăng hiệu quả thẩm mỹ cho thơ, tạo ra những hình ảnh thơ độc đáo mới lạ như hớp nguyệt, quẩy trăng, cởi tục mà còn giúp nhà thơ tạo ra được lối nói uyển ngữ, tránh phải nói thẳng như việc ngửa tay. Không giống như các ẩn dụ từ dùng tên gọi của sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa chúng, các ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng được xếp vào loại ẩn dụ từ vựng lại có nét tương đồng với các ẩn dụ tu từ. Nét tương đồng giữa 2 loại ẩn dụ này là chúng có sự chuyển dịch nghĩa từ trường nghĩa. Điểm khác nhau giữa chúng là ẩn dụ tu từ thuộc loại ẩn dụ có tính chất lâm thời, trong khi đó nghĩa của các ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng xếp vào loại ẩn dụ từ vựng lại được cố định trong hệ thống ngôn ngữ, được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Nhưng do chúng khá giống các ẩn dụ tu từ nên chúng giàu tính biểu cảm và có tính thẩm mỹ hơn các ẩn dụ hình thức. Nguyễn Trãi đã sử dụng hiệu quả những ẩn dụ dạng này trong thơ. Chương 3 : ẨN DỤ TU TỪ TRONG "QUỐC ÂM THI TẬP" Ẩn dụ tu từ được sử dụng như một biện pháp nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm và giá trị thẩm mĩ trong thơ ca. Dạng ẩn dụ này tuy không gọi thẳng tên của đối tượng nhưng nó lại nói được rất nhiều về đối tượng. Đó là quy luật của một lối diễn đạt lấy từ nọ để biểu hiện từ kia, lấy xa nói gần, lấy vòng nói thẳng, lấy kín nói hở, lấy ít nói nhiều. Ẩn dụ tu từ khai thác khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong quá trình tổ chức và cấu trúc văn bản. Các từ ngữ liên quan với nhau và tạo ra nội dung ngữ nghĩa của toàn cấu trúc, khác với nghĩa của từng yếu tố riêng lẻ. Ta sẽ không thể lĩnh hội được ý nghĩa sâu xa và tiềm ẩn của lời thơ nếu các từ ngữ được sử dụng trong ẩn dụ tu từ nằm ngoài văn cảnh, ngoài cấu trúc văn bản. Chính cách thể hiện đặc biệt này đã góp phần tạo cho thơ ca những khả năng kì diệu.
- “Quốc âm thi tập” là tập thơ được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ được cấu tạo từ chất liệu chữ Hán nhưng có âm đọc thuần Việt, nên cách dùng từ đặt câu không bị gò bò như Hán văn. Do đó từ ngữ trong thơ vừa phong phú vừa gần gũi, là lợi khí giúp cho thi nhân hình thành nên các liên tưởng đầy bất ngờ. Những ẩn dụ tu từ này đã đem lại cho thơ Nguyễn Trãi vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo và đầy sức lôi cuốn. 3.1. Tình hình sử dụng ẩn dụ từ vựng trong “Quốc âm thi tập” Trong tập thơ “Quốc âm thi tập” có tất cả 183 ẩn dụ tu từ. Qua khảo sát các hiện tượng ẩn dụ tu từ trong thơ chúng tôi nhận thấy chúng có thể xếp vào các nhóm nói về : 1. Thiên nhiên ( cảnh đẹp ). 2. Thế sự ( chán ngán, coi thường danh lợi ). 3. Người quân tử ( đức tính cao đẹp của người quân tử ). BẢNG 2 : CÁC ẨN DỤ TU TỪ TRONG QUỐC ÂM THI TẬP ( tổng số : 183 ẩn dụ ) Ẩn dụ tu từ về Số lượng Tỷ lệ Thiên nhiên 84 46,0% Thế sự 63 34,4% Người quân tử 36 19,6% Từ kết quả khảo sát có thể thấy trong các ẩn dụ tu từ xuất khá hiện nhiều trong “Quốc âm thi tập” nhưng tần số xuất hiện lại không đồng đều và hiệu quả biểu đạt của các ẩn dụ này lại ở những mức độ khác nhau. Có thể nhận thấy các ẩn dụ tu từ trong mảng đề tài thiên nhiên có số lượng nhiều hơn cả. Một điều thú vị là các ẩn dụ tu từ nói về người quân tử lại xuất hiện chủ yếu trong các bài thơ viết về các loài thảo mộc. Đây chính là một trong những nét đặc sắc của tập thơ “Quốc âm
- thi tập”.Bằng phương thức nhân hóa, những loài cây loài hoa cũng có những đức tính, những vẻ đẹp của bậc trượng phu. 3.2. Miêu tả và phân tích Các ẩn dụ tu từ xuất hiện trong thơ đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng hình tượng thơ, trong việc thể hiện tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của tác giả. Không chỉ có vậy, qua những ẩn dụ này người đọc có thể thấy được tài năng của Nguyễn Trãi trong việc dùng từ, đặt câu. 3.2.1. Nhóm ẩn dụ nói về thiên nhiên Đề tài về thiên nhiên trong Quốc âm thi tập chiếm một vị trí quan trọng. Thiên nhiên với Nguyễn Trãi cũng như với các thi nhân khác là một nguồn cảm mỹ vô cùng phong phú. Thi nhân như một kẻ đi tìm cái đẹp, và thiên nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gọi mời thi nhân. Với thi nhân, thiên nhiên đã trở thành một người bạn tâm giao. Điều này đã lí giải vì sao những ẩn dụ nhân hóa trong mảng thơ về thiên nhiên của Nguyễn Trãi là một kiểu loại rất được ông ưa chuộng. Đây là kiểu ẩn dụ được hình thành dựa trên các mối quan hệ giữa người và vật. Có thể nói ẩn dụ nhân hóa được xây dựng trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trường về con người và trường về sự vật. 3.2.2. Nhóm ẩn dụ nói về thế sự Trong “Quốc âm thi tập” những bài thơ nói về thế sự là những bài thơ chất chứa nhiều tâm sự của Nguyễn Trãi. Qua những bài thơ này Nguyễn Trãi muốn bộc bạch nỗi lòng của mình cũng như gửi gắm những suy nghĩ, những khuyên răn của mình đến với người đời. Nguyễn Trãi là công thần khai quốc của nhà Hậu Lê. Thế nhưng con đường làm quan của ông lại gập ghềnh trắc trở. Trải qua nhiều sóng gió, nhiều gian truân trên quan lộ, Nguyễn Trãi thấm hiểu được những triết lý nhân sinh sâu sắc của cuộc đời. Những triết lý nhân sinh ấy được ông gửi gắm trong thơ qua những ẩn dụ vô cùng sống động. 3.2.3. Nhóm ẩn dụ nói về người quân tử Nguyễn Trãi là một nho sĩ nên trong thơ ông chứa đầy quan niệm, luân lý của Nho giáo. Nho giáo bao giờ cũng quan tâm đến vấn đề đạo đức con người. Trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là những đức tính và bổn phận mà kẻ sĩ phải thực hiện cho trọn vẹn. Hình ảnh con người quân tử luôn trở đi trở lại trong thơ ông, đặc biệt là trong mảng đề tài về thảo mộc.
- Thảo mộc là một đề tài ưa thích đối với các thi nhân. Với Nguyễn Trãi cây cỏ hoa lá không chỉ là đối tượng, là đích của thơ mà còn hơn thế nữa, chúng đã trở thành bạn tri giao với nhà thơ. Cỏ cây hoa lá trong thơ ông tràn đầy sức sống. Chúng là hiện thân của những đức tinh cao đẹp vốn thường thấy ở những bậc trượng phu, những đấng quân tử. Nguyễn Trãi làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của chúng, và cũng để bày tỏ lòng yêu mến, khâm phục của ông trước các nét đẹp cao quý của chúng. Tiểu kết Các ẩn dụ tu từ xuất hiện trong “Quốc âm thi tập” có số lượng lớn, với 183 ẩn dụ. Điều này cho thấy Nguyễn Trãi đã sử dụng triệt để thủ pháp tu từ trong việc xây dựng hình tượng thơ. Các ẩn dụ này đã phát huy được chức năng tạo hình, chức năng biểu cảm trong thơ. Các ẩn dụ trong những bài thơ về thiên nhiên trong “Quốc âm thi tập” đã cho thấy năng lực rung động, cảm xúc dạt dào và tinh tế của hồn thơ Nguyễn Trãi trước thiên nhiên. Hình tượng thiên nhiên trong thơ ông tươi thắm sắc xuân, chan chứa sức xuân và sống động tình xuân. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các bài thơ như : cây chuối, hoa nhài, hoa đào, cây đa già … "Quốc âm thi tập" phản ánh rõ nét ảnh hưởng của Nho giáo trong phong cách thơ Nguyễn Trãi. Thế giới quan thẩm mỹ trong thơ là thế giới quan thẩm mỹ của Nho giáo. Hình ảnh người quân tử với những đức tính cao đẹp, với cốt cách thanh tao là điểm nhấn trong thơ. Hình ảnh người quân tử luôn trở đi trở lại trong những bài thơ viết về thảo mộc như : cúc, cúc đỏ, mai, hoa sen … Những bài thơ nói về thế sự trong "Quốc âm thi tập" là những bài thơ chất chứa nhiều tâm sự của Nguyễn Trãi. Qua những bài thơ này Nguyễn Trãi muốn bộc bạch nỗi lòng của mình cũng như gửi gắm những nghĩ suy, những khuyên răn của mình đến người đời. KẾT LUẬN Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi sự vật dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có tính tương đồng hay giống nhau. Do đó ẩn dụ là phương thức hữu hiệu nhất để con người ý niệm hóa các phạm trù trừu tượng. Trong lĩnh vực nghệ thuật ẩn dụ là một công cụ trợ giúp đắc lực cho thi nhân thả sức sáng tạo câu chữ. Biện pháp này đã giúp cho các nhà thơ xây dựng được những hình ảnh thơ độc đáo, có tính thẩm mỹ cao từ lượng từ hữu hạn trong kho từ vựng cơ bản.
- Ẩn dụ từ vựng hay còn gọi là ẩn dụ chết do nghĩa đã được cố định hóa trong hệ thống từ vựng là ẩn dụ đã mất đi tính chất bóng bẩy hay hình tượng của ẩn dụ không còn nữa. Những ẩn dụ này chỉ còn tác dụng định danh nên chúng thường không phải đối tượng chính của các nhà thơ trong quá trình sáng tác thơ ca. Tuy nhiên trong " Quốc âm thi tập " chúng ta lại thấy ẩn dụ từ vựng đã được Nguyễn Trãi sử dụng rất có hiệu quả trong việc xây dựng hình tượng thơ. Bên cạnh đó các ẩn dụ này còn góp phần tăng sức biểu cảm cho câu thơ. Điều này đã cho thấy tài năng của Nguyễn Trãi trong việc lựa chọn từ ngữ thích hợp để đưa vào thơ nhằm truyền tải đầy đủ nhất ý thơ. Ẩn dụ tu từ là những ẩn dụ được các thi nhân ra sức tìm tòi sáng tạo để trau chuốt cho câu thơ thêm sống động, thêm biểu cảm. Những ẩn dụ tu từ này sẽ phản ánh một cách rõ nét nhất khả năng sử dụng ngôn từ của các nhà thơ. Tài năng của nhà thơ cũng sẽ được bộc lộ của việc sáng tạo ra những ẩn dụ tu từ. Trong “Quốc âm thi tập” các ẩn dụ tu từ xuất hiện với mật độ khá cao. Việc thống kê, xếp loại và phân tích các ẩn dụ xuất hiện trong thơ đã chỉ ra được đặc điểm của phương thức ẩn dụ trong tập thơ. Qua kết quả khảo sát của luận văn, chúng tôi thấy đây là phương thức tu từ chính trong thơ Nguyễn Trãi. Phương thức này đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao, tạo ra được những hình tượng thơ độc đáo, thú vị, giàu tính biểu cảm. Từ việc phân tích các ẩn dụ xuất hiện trong thơ, luận văn đã chỉ ra đặc điểm của các phương thức ẩn dụ này. Bên cạnh đó, qua việc phân tích các ẩn dụ trong thơ chúng ta cũng có thể thấy được những tình cảm, những nghĩ suy của thi nhân cũng như thấy được quan niệm và thái độ của thi nhân trước thời cuộc. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ cũng từ đó mà trở nên rõ nét hơn trong mắt người đọc. Qua đó cũng khắc họa được chân dung Nguyễn Trãi, một thi nhân, một nho sĩ, một ẩn sĩ, và góp phần tìm hiểu phong cách thơ của Nguyễn Trãi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (2007), Từ điển truyện Kiều, Nxb Phụ nữ. 2. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb DDHvTHCN, Hà Nội. 3. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.
- 4. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội. 5. Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐHSP. 6. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận, Nxb KHXH, Hà Nội. 7. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ ý niệm, Nxb LĐXH, Hà Nội. 8. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội. 9. Nguyễn Du, Truyện Kiều, Nxb Thông tin HN, Hà Nội, 1988. 10. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 11. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội. 12. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội. 13. Hữu Đạt (2002), Tiếng Việt thực hành, Nxb KHXH, Hà Nội. 14. Hữu Đạt (2002), Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 15. Hữu Đạt ( viết chung với Nguyễn Thị Phương Thùy )(2006), Văn học Việt Nam và tiếng Việt văn học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội 16. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb GDVN, Hà Nội. 17. Hữu Đạt (2011), Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, Nxb Từ điển BK, Hà Nội. 18. Nguyễn Thiện Giáp (1988), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội,. 19. Nguyễn Thiện Giáp ( chủ biên ) (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 20. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội. 21. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề “Từ” trong tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
- 23. Cao Xuân Hạo (1999), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb GD, Hà Nội. 24. Đinh Gia Khánh ( chủ biên ) (2009), Điển cố văn học, Nxb Văn học. 25. Đinh Trọng Lạc 2001 (), Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Hà Nội. 26. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội. 28. Hoài Thanh, Hoài Chân (2001), Thi Nhân Việt Nam, Nxb Văn học. 29. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXHHN, Hà Nội. 30. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb GD, Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội. 32. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dụ, Hà Nội,. 33. Lê Đình Tư (chủ biên) (2008), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội. 34. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt ( trong sự so sánh với những dân tộc khác ), Nxb ĐHQGHN, Hà Nội. 35. Nguyễn Đức Tồn (2005), Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy – một hướng nghiên cứu về tâm lí – ngôn ngữ học tộc người, in trong “Việt ngữ học dưới ánh sáng các lí thuyết hiện đại”, Nxb KHXH, Hà Nội. 36. Nguyễn Đức Tồn (2006), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 37. Nguyễn Đức Tồn (2007), Bản chất của ẩn dụ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10-11, trang 1- 9. 38. Nguyễn Đức Tồn (2007), Bản chất của ẩn dụ (tiếp theo và hết), TCNN số 11, tr.1-9. 39. Nguyễn Đức Tồn (2007), Để giúp thêm cho việc dạy khái niệm ẩn dụ, TCNN số 9, tr.63- 69.
- 40. Xtepanop Ju.X. (1977), Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb ĐH &THCN, Hà Nội. 41. (1969), Nguyễn Trãi toàn tập, NXB KHXH, Hà Nội. 42. Hoàng Phê ( chủ biên ) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. Tài liệu nước ngoài ( qua bản dịch ) 43. Ахманова О.С (1966), Словарь лингвистических терминов, М., Советская энциклопедия. 44. Реформатский А.А (1960), Введение в языкознание, М., Учпедгиз. 45. Lakoff, G. & Mark Johnson (1980), Metaphor we live by, Chicago/London : University of Chicago Press.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử: Giải pháp an ninh trong môi trường điện toán đám mây
26 p | 301 | 79
-
Tóm tắt luận văn thạc sỹ ngành Kỹ thuật điện tử: Thiết kệ bộ điều chế - giải điều chế QPSK trên FPGA
26 p | 403 | 78
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu kỹ thuật nhận dạng bàn tay người
28 p | 215 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng điện toán đám mây cho dịch vụ IPTV
12 p | 209 | 52
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật: Phương pháp quy hoạch động và ứng dụng dạy tin học chuyên trung học phổ thông
26 p | 176 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ: Điện toán đám mây, xây dựng và ứng dụng mô hình Cloud backup thử nghiệm trong trường Cao đẳng Thủy sản
35 p | 175 | 33
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học máy tính: Nghiên cứu phương pháp cho bài toán phân cụm và xây dựng hệ thống thử nghiệm
26 p | 129 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ: Nghiên cứu bài toán xây dựng kho dữ liệu và hệ thống hỗ trợ ra quyết định tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
24 p | 92 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kế toán: Hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện tại các doanh nghiệp sản xuất
16 p | 127 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Vai trò của kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
26 p | 101 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kế toán: Kiểm toán nội bộ báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành với việc tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả quản lý ở Công ty Viễn thông liên tỉnh
17 p | 79 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Pháp luật về hoạt động thanh toán bằng thẻ ngân hàng ở Việt Nam
15 p | 71 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc
18 p | 74 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong Luật Hình sự Việt Nam
0 p | 67 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam
21 p | 64 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội
15 p | 101 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án
13 p | 71 | 1
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ ứng dụng: Nghiên cứu giải pháp xây dựng kè bảo vệ bờ sông Lại Giang đoạn Khánh Trạch, tỉnh Bình Định
39 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn