i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1 Tính cấp thiết của Đề tài<br />
Một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hoạt động có hiệu quả là yếu tố<br />
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường khả năng<br />
cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập của doanh<br />
nghiệp. Từ đó, có thể thấy việc xây dựng hệ thống KSNB trở thành một vấn đề<br />
cấp thiết trong quản lý tại các tổng công ty (TCT) nhà nước nói chung và TCT<br />
Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc (HKMB) nói riêng.<br />
TCT Khai thác Cảng HKMB là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt<br />
động công ích được thành lập trên cơ sở Cụm Cảng HKMB. Nhiệm vụ của<br />
TCT là cung cấp các dịch vụ tại các Cảng hàng không thuộc khu vực Miền<br />
Bắc, phục vụ cho các chuyến bay an toàn và hiệu quả. Để đảm bảo sử dụng có<br />
hiệu quả vốn và tài sản của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển bền vững và thích<br />
ứng với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, TCT cần hoàn thiện hơn nữa<br />
cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là hệ thống KSNB.<br />
Với kiến thức đã học và xuất phát từ yêu cầu của đơn vị, tác giả đã chọn<br />
Đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cƣờng quản lý tài chính<br />
tại TCT Khai thác Cảng hàng không Miền Bắc” làm luận văn thạc sỹ.<br />
2 Mục đích nghiên cứu của Đề tài<br />
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về KSNB, hệ thống KSNB và thực<br />
trạng hệ thống KSNB tại TCT Khai thác Cảng HKMB, Luận văn đưa ra những<br />
giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm tăng cường hiệu quả<br />
quản lýtài chính tại TCT<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài<br />
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hệ thống KSNB tại TCT Khai thác<br />
<br />
ii<br />
<br />
Cảng HKMB. Đề tài đi sâu vào việc hoàn thiện các biện pháp kiểm soát tài<br />
chính của đơn vị.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch<br />
sử, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, các phương pháp phân tích và tổng hợp<br />
để đánh giá các thủ tục kiểm soát đã được áp dụng.<br />
5. Đóng góp của Đề tài<br />
Một là, Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB nói<br />
chung và hệ thống KSNB trong các TCT Khai thác Cảng Hàng không nói riêng;<br />
Hai là, Phân tích thực trạng tổ chức quản lývà hệ thống KSNB tại TCT<br />
Khai thác Cảng HKMB;<br />
Ba là, Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với việc<br />
tăng cường quản lý tài chính của TCT.<br />
6. Tên và kết cấu Luận văn<br />
Tên luận văn: “Hoàn thiện Hệ thống KSNB với việc tăng cường quản<br />
lý tài chính tại TCT Khai thác Cảng HKMB”<br />
Phần nội dung: Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:<br />
Chƣơng 1: Lý luận chung về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp kinh<br />
doanh dịch vụ hàng không.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng KSNB và quản lý tài chính tại TCT Khai thác<br />
Cảng HKMB<br />
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với<br />
việc tăng cường quản lý tài chính tại TCT Khai thác Cảng HKMB.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƢƠNG I<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG<br />
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG<br />
1.1. Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
1.1.1. Kiểm tra - kiểm soát trong quản lý<br />
Quản lý là quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã<br />
định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá<br />
trình này bao gồm chuỗi các công việc có liên hệ với nhau : Lập kế hoạch, tổ<br />
chức thực hiện kế hoạch, cung cấp các nguồn lực để thực hiện kế hoạch, điều<br />
hành thực hiện kế hoạch và xác định kết quả.<br />
Kiểm tra – kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một pha của quản<br />
lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quản lý, là một chức năng<br />
của quản lý gắn liền với hoạt động quản lý. Tuy nhiên chức năng này được<br />
thực hiện khác nhau tuỳ thuộc vào cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình<br />
hoạt động, vào truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế, xã hội trong từng<br />
thời kỳ lịch sử cụ thể. Hoạt động kiểm soát bao gồm nhiều loại:<br />
Theo nội dung kiểm soát, kiểm soát gồm kiểm soát tổ chức (hành chính)<br />
và kiểm soát kế toán;<br />
Theo phạm vi và đối tượng kiểm soát, kiểm soát gồm kiểm soát tổng<br />
quát và kiểm soát chuyên đề;<br />
Theo quan hệ với quá trình tác nghiệp, kiểm soát gồm kiểm soát ngăn<br />
ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh;<br />
Theo quan hệ chủ thể - khách thể: kiểm soát gồm KSNB (nội kiểm) và<br />
kiểm soát từ bên ngoài ( ngoại kiểm).<br />
Trong quản lý, một qui trình kiểm soát bao gồm tám bước cơ bản là:<br />
Xác định và triển khai các mục tiêu; Xác định các tiêu chí, chuẩn mực, định<br />
<br />
iv<br />
<br />
mức cho các nghiệp vụ; Đo lường kết quả thực hiện; So sánh thực tế với mục<br />
tiêu; Phân tích nguyên nhân chênh lệch; Xác định hành động quản lý thích<br />
hợp; Thực hiện hành động quản lý; Những vấn đề về tiếp tục đánh giá.<br />
1.1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
1.1.2.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Hệ thống KSNB là một hệ thống các chính sách và các thủ tục kiểm<br />
soát nhằm các mục đích: Bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của<br />
thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động<br />
của đơn vị, Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và hiệu năng của quản lý.<br />
Các chính sách trong KSNB bao gồm tất cả các chính sách về quản lý<br />
nhân sự, quản lý tiền lương, vật tư, tài sản, chính sách về tài chính, kế toán,<br />
các chính sách về hoạt động của đơn vị ...;<br />
Các thủ tục kiểm soát bao gồm các biện pháp sắp đặt theo một trật tự<br />
xác định do các nhà quản lý xây dựng dựa trên các nguyên tắc: bất kiêm<br />
nhiệm; phân công, phân nhiệm rõ ràng; uỷ quyền và phê chuẩn.<br />
1.1.2.2. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Môi trường kiểm soát là toàn bộ các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn<br />
vị tác động đến việc thiết kế, sự hoạt động và tính hữu hiệu của hệ thống<br />
KSNB, bao gồm: Đặc thù về quản lý của doanh nghiệp; Qui mô và mức độ<br />
hoạt động của doanh nghiệp; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; Chính sách nhân<br />
sự; Công tác kế hoạch; Ủy ban kiểm soát.<br />
Hệ thống kế toán là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị bao gồm hệ<br />
thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ<br />
thống bảng tổng hợp - cân đối kế toán. Trong hệ thống đó quá trình lập và luân<br />
chuyển chứng từ có vai trò quan trọng trong kiểm soát nghiệp vụ.<br />
Thủ tục kiểm soát phải tuân thủ các nguyên tắc sau:<br />
- Nguyên tắc phân công phân nhiệm: trách nhiệm và công việc phải<br />
<br />
v<br />
<br />
được phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và nhiều người trong bộ phận, tránh<br />
cả hai xu hướng quá tập trung hoặc quá phân tán.<br />
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm qui định sự cách ly trách nhiệm thích hợp<br />
về việc thực hiện một loại nghiệp vụ cụ thể. Ba sự cách li quan trọng gồm:<br />
Cách li quyền phê chuẩn với việc thực hiện nghiệp vụ kinh tế, cách li việc bảo<br />
quản tài sản với kế toán, cách li chức năng thực hiện nghiệp vụ với kiểm soát .<br />
- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Quyền hạn của người lãnh đạo<br />
cao nhất cần được ủy nhiệm cho các cấp dưới quyết định và giải quyết một số<br />
công việc một cách hợp lý. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn<br />
đúng đắn bởi nhà quản lý hoặc người được uỷ quyền.<br />
Kiểm toán nội bộ: Bộ phận kiểm toán nội bộ là một nhân tố cơ bản<br />
trong hệ thống KSNB, cung cấp sự đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt<br />
động của doanh nghiệp bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành<br />
chính sách và thủ tục kiểm soát. Để kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả cần<br />
quan tâm các mặt sau: Đào tạo đội ngũ kiểm toán viên nội bộ, thiết kế qui<br />
trình kiểm toán, thiết lập bộ phận quản lý kiểm toán nội bộ.<br />
1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ với công tác quản lý tài chính trong doanh<br />
nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không<br />
Ngoài các đặc điểm chung của dịch vụ, các dịch vụ hàng không còn có<br />
một số đặc điểm sau: Các dịch vụ được cung ứng bởi cảng hàng không rất đa<br />
dạng có đặc tính kinh tế kỹ thuật và mang tính đặc thù rất cao; Dịch vụ tại các<br />
cảng hàng không có xu hướng bị độc quyền; Dịch vụ tại cảng hàng không được<br />
thực hiện trên một mặt bằng thường có sự hạn chế về không gian.<br />
Phương thức cung ứng dịch vụ chủ yếu tại cảng hàng không gồm: Trực<br />
tiếp cung ứng dịch vụ; liên doanh, liên kết và nhượng quyền.<br />
Dịch vụ tại các cảng hàng không được chia thành: Dịch vụ hàng không,<br />
dịch vụ phi hàng không và dịch vụ thiết yếu khác.<br />
<br />