TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN<br />
<br />
VIỆC ÁP DỤNG CÁC CHUẨN NGHIỆP VỤ<br />
TRONG XỬ LÝ TÀI LIỆU VÀ BIÊN MỤC TẠI<br />
CÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA<br />
BÀN HÀ NỘI<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Vũ Dương Thúy Ngà<br />
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Trần Thị Nga<br />
LỚP: Thư viện 37B<br />
<br />
HÀ NỘI – NĂM 2009<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
AACR2<br />
<br />
: Quy tắc biên mục Anh – Mỹ ấn bản lần 2<br />
<br />
BBK<br />
<br />
: Khung phân loại thư viện thư mục<br />
<br />
CSDL<br />
<br />
: CSDL<br />
<br />
DDC<br />
<br />
: Khung phân loại thập phân Dewey<br />
<br />
ISBD<br />
<br />
: Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế<br />
<br />
LCC<br />
<br />
: Bảng phân loại thư viện Quốc hội Mỹ<br />
<br />
MARC21<br />
<br />
: Biên mục có thể đọc bằng máy<br />
<br />
T T T T- TV<br />
<br />
: Trung tâm thông tin thư viện<br />
<br />
TV<br />
<br />
: Thư viện<br />
<br />
TVQG<br />
<br />
: Thư viện Quốc gia<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Lời nói đầu .................................................................................................... 1<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1<br />
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3<br />
5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3<br />
6. Bố cục của bài khóa luận ............................................................................ 3<br />
Chương 1: VAI TRÒ CỦA VIỆC CHUẨN HÓA TRONG CÔNG TÁC<br />
XỬ LÝ TÀI LIỆU VÀ BIÊN MỤC ............................................................. 5<br />
1.1<br />
<br />
Tổng quan về công tác xử lí tài liệu ...................................................... 5<br />
<br />
1.1.1 Mô tả tài liệu ........................................................................................ 5<br />
1.1.2 Phân loại tài liệu .................................................................................... 6<br />
1.1.3 Định chủ đề tài liệu............................................................................... 7<br />
1.1.4 Định từ khoá tài liệu ............................................................................. 9<br />
1.2<br />
<br />
Tổng quan về công tác biên mục ........................................................ 10<br />
<br />
1.2.1 Tổ chức mục lục truyền thống ............................................................. 10<br />
1.2.2 Biên mục đọc máy .............................................................................. 10<br />
1.3 Vai trò của việc chuẩn hoá trong công tác xử lí tài liệu và biên mục...... 12<br />
1.3.1 Một số chuẩn nghiệp vụ trong công tác xử lí tài liệu và biên mục....... 12<br />
1.3.2 Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chuẩn hoá trong công tác xử lí tài<br />
liệu và biên mục đối với các thư viện Việt Nam ........................................... 17<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CHUẨN NGHIỆP VỤ<br />
TRONG CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU VÀ BIÊN MỤC TẠI CÁC THƯ<br />
VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................... 20<br />
2.1 Xu hướng áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lí tài liệu và biên mục ở<br />
Việt Nam ...................................................................................................... 20<br />
<br />
2.2 Thư viện trường Đại học với việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lí<br />
tài liệu và biên mục ...................................................................................... 24<br />
2.3 Thực trạng việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong công tác xử lí tài liệu<br />
và biên mục tại một số thư viện trường Đại học trên địa bàn Hà Nội............ 27<br />
2.3.1 Thực trạng việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong công tác xử lí tài<br />
liệu ............................................................................................................... 27<br />
2.3.1.1 Mô tả tài liệu ................................................................................... 27<br />
2.3.1.2 Phân loại tài liệu ............................................................................... 31<br />
2.3.1.3 Định chủ đề tài liệu........................................................................... 36<br />
2.3.1.4. Định từ khoá tài liệu ........................................................................ 40<br />
2.3.2 Thực trạng việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong công tác biên mục ..... 43<br />
2.3.2.1 Tổ chức mục lục truyền thống .......................................................... 43<br />
2.3.2.2 Biên mục đọc máy ............................................................................ 45<br />
2.4 Đánh giá về thực trạng áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong công tác xử lí<br />
tài liệu và biên mục tại các thư viện trường Đại học trên địa bàn Hà Nội ..... 48<br />
2.4.1 Ưu điểm .............................................................................................. 48<br />
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................. 51<br />
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG<br />
CƯỜNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC CHUẨN NGHIỆP VỤ TRONG CÔNG<br />
TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU VÀ BIÊN MỤC TẠI CÁC THƯ VIỆN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ..................................... 53<br />
3.1 Một số kiến nghị đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thư<br />
viện .............................................................................................................. 53<br />
3.2 Một số giải pháp đối với các thư viện trường Đại học ............................ 55<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................. 58<br />
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 59<br />
<br />
1<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong thời đại ngày nay - thời đại của nền kinh tế tri thức, thông tin giữ<br />
vai trò trọng yếu. Sự bùng nổ cách mạng thông tin đã làm thay đổi căn bản về<br />
lối sống, cách làm việc, tư duy của con người. Thực tế cho thấy mỗi một quốc<br />
gia muốn phát triển đất nước của mình, thì không chỉ dựa vào nội lực của đất<br />
nước mà phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên<br />
thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và là xu<br />
thế tất yếu của thời đại ngày nay. Xu thế này đã mở ra những thời cơ mới và<br />
những thách thức mới cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia<br />
đang phát triển, trong đó có Việt Nam.<br />
Trong sự phấn đấu chung để theo kịp sự phát triển của thế giới thì sự<br />
nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đóng một vai trò đáng kể. Giáo<br />
dục đại học đã và đang cung cấp cho tương lai những chủ nhân có tri thức<br />
cao, có khả năng độc lập, tư duy để làm chủ thực sự. Thư viện với chức năng<br />
là cơ quan văn hóa, giáo dục ngoài nhà trường có vai trò quan trọng trong<br />
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thư viện phải là<br />
cơ sở cho việc tự học cho toàn dân, bởi vì nó nắm công cụ chủ yếu cho việc<br />
tự học đó là sách báo, tài liệu. Trong cơ cấu các trường đại học, Thư viện<br />
chính là bộ phận không thể thiếu, được coi như giảng đường thứ hai của sinh<br />
viên bởi vì nó góp phần trực tiếp vào nhiệm vụ, mục tiêu và kết quả của sự<br />
nghiệp giáo dục đai học.<br />
Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện sự hội nhập và hợp<br />
tác, thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục đại học nói trên là vấn đề cập nhật<br />
và chia sẻ nguồn tin giữa các nước, các Thư viện với nhau. Trong đó vấn đề<br />
<br />