Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hμ Néi<br />
Khoa v¨n hãa d©n téc thiÓu sè<br />
<br />
--------***--------<br />
<br />
ẨM THỰC CỦA NGƯỜI TÀY Ở<br />
XÃ QUỐC KHÁNH, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH,<br />
TỈNH LẠNG SƠN<br />
Gi¶ng viªn h−íng dÉn : TS.Dương Văn Sáu<br />
Sinh viªn thùc hiÖn : Ngọc Thị Ánh<br />
<br />
Hμ néi - 2014<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành bài khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, người<br />
viết đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong<br />
khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số. Đặc biệt, người viết xin bày tỏ lòng biết<br />
ơn sâu sắc đến TS.Dương Văn Sáu – người đã trực tiếp hướng dẫn trong<br />
quá trình thực hiện đề tài.<br />
Người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND, các nghệ nhân dân<br />
gian, các trưởng thôn, CB biên phòng và bà con người Tày ở xã Quốc Khánh,<br />
các cơ quan quản lý văn hóa huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã nhiệt tình<br />
cung cấp những thông tin và số liệu chính xác, quý báu cho khóa luận.<br />
Do hạn chế nhiều mặt, chắc chắn khóa luận sẽ còn nhiều khiếm khuyết.<br />
Vì vậy, người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của của các<br />
thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014<br />
Sinh viên thực hiện:<br />
Ngọc Thị Ánh<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2<br />
3. Đối tuợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ................................................. 4<br />
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 4<br />
5. Nguồn tài liệu .................................................................................................... 5<br />
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 6<br />
7. Bố cục ................................................................................................................ 6<br />
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở XÃ QUỐC KHÁNH .............. 7<br />
1.1. Các điều kiện tự nhiên .................................................................................. 7<br />
1.1.1. Vị trí địa lý và tên gọi .................................................................................. 7<br />
1.1.2. Địa hình, địa thế .......................................................................................... 8<br />
1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn ......................................................................... 8<br />
1.1.4. Thảm thực vật, thế giới sinh vật ................................................................. 10<br />
1.2. Các điều kiện xã hội ...................................................................................... 11<br />
1.2.1. Cấu trúc và phân bố dân cư ....................................................................... 11<br />
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 11<br />
1.3. Đặc trưng văn hoá ......................................................................................... 13<br />
1.3.1. Văn hoá vật chất .......................................................................................... 13<br />
1.3.2. Văn hoá tinh thần ....................................................................................... 16<br />
Chương 2: ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ<br />
QUỐC KHÁNH .................................................................................................... 21<br />
2.1. Đồ ăn, uống truyền thống trong sinh hoạt thường nhật............................ 21<br />
2.1.1. Nguồn nguyên liệu ...................................................................................... 21<br />
2.1.2. Các món ăn, đồ uống đặc trưng ................................................................. 28<br />
2.2. Đồ ăn, uống truyền thống trong lễ tết, hội hè ............................................. 39<br />
<br />
2.2.1. Những món ăn, đồ uống đặc trưng trong lễ tết, hội hè............................. 39<br />
2.2.2. Các thức sử dụng Văn hoá ẩm thực trong lễ tết, hội hè ........................... 51<br />
Chương 3: BIẾN ĐỔI TRONG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ<br />
QUỐC KHÁNH HIỆN NAY ............................................................................... 70<br />
3.1. Xu hướng biến đổi trong ẩm thực ............................................................... 70<br />
3.1.1. Biến đổi trong nguồn nguyên liệu .............................................................. 70<br />
3.1.2. Biến đổi trong cách chế biến ...................................................................... 71<br />
3.1.3. Biến đổi trong cách sử dụng ....................................................................... 74<br />
3.2. Nguyên nhân khiến ẩm thực truyền thống biến đổi .................................. 77<br />
3.2.1. Ngưyên nhân khách quan .......................................................................... 77<br />
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan .............................................................................. 80<br />
3.3. Bảo tồn và khai thác giá trị của ẩm thực truyền thống người Tày<br />
trong cuộc sống đương đại .................................................................................. 81<br />
3.3.1. Quan điểm cá nhân ..................................................................................... 81<br />
3.3.2. Những giải pháp trước mắt ........................................................................ 82<br />
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 86<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 88<br />
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 90<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam là<br />
thể thống nhất văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Tính<br />
thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể đóng<br />
góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện<br />
không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người. Nền văn hóa này đã chịu đựng<br />
được sự thử thách và khảo nghiệm của lịch sử trong quá trình dựng nước và<br />
giữ nước. Chúng ta đã xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam với<br />
tất cả sự phong phú và độc đáo của 54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta.<br />
Việc phát triển văn hóa nhằm mục tiêu tạo nên sự phát triển bền vững của<br />
văn hóa Việt Nam, nhưng làm thế nào để tạo dựng nên một sự bền vững khi<br />
trên con đường phát triển các dân tộc lại đang đánh mất bản sắc văn hóa của<br />
dân tộc mình. Bên cạnh đó, hiện nay các thế lực phản động trong nước và<br />
quốc tế đã và đang sử dụng văn hóa như một công cụ để kích động mâu<br />
thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc. Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc<br />
văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay<br />
không tồn tại đối với mỗi dân tộc.<br />
Dân tộc Tày là cư dân bản địa và lâu đời ở nước ta. Họ phân bố trên<br />
phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào<br />
Cai xuống vùng trung du; từ biên giới phía đông của tỉnh Quảng Ninh, Lạng<br />
Sơn, Cao Bằng qua huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Đà Bắc tỉnh<br />
Hòa Bình. Lạng Sơn là một trong những tỉnh đồng bào Tày có mặt lâu đời<br />
và có số dân đông.<br />
Do sớm có mặt ở Lạng sơn nói chung, xã Quốc Khánh nói riêng, lại<br />
chiếm tỷ lệ dân số khá đông, trong tiến trình phát triển của lịch sử, đồng bào<br />
<br />
1<br />
<br />