TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
<br />
VƯƠNG MAI LUẬN<br />
LỄ HỌI ĐÌNH LÀNG MỎ, XÃ QUANG LANG, HUYỆN CHI<br />
LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC<br />
THIỂU SỐ<br />
MÃ SỐ : 52220110<br />
<br />
Giảng viên hướng dẫn<br />
<br />
: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm<br />
<br />
Sinh viên thực hiện<br />
<br />
: Vương Mai Luận<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
: VHDT 18A<br />
<br />
Hà Nội : 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1<br />
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 4<br />
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................. 5<br />
3. Mục tiêu và nhiệm vụ......................................................................... 7<br />
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 7<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 7<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 7<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 8<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8<br />
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 8<br />
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................... 9<br />
7. Bố cục của đề tài................................................................................. 9<br />
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LÀNG MỎ VÀ ĐÌNH LÀNG MỎ, XÃ<br />
QUANG LANG, HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠNError! Bookmark not defined.<br />
1.1. Khái quát chung xã Quang Lang ............. Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................ Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư .. Error! Bookmark not defined.<br />
1.2. Tổng quan về đình Làng Mỏ xã Quang LangError! Bookmark not defined.<br />
1.2.1. Lịch sử hình thành xã Quang Lang và Làng MỏError! Bookmark not defined.<br />
1.2.2. Khái quát về đình Làng Mỏ .............. Error! Bookmark not defined.<br />
Tiểu kết chương 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.<br />
Chương 2: LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG MỎ XÃ QUANG LANG,TRONG<br />
XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG............................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.1. Một số khái niệm .................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.2. Mục đích, ý nghĩa, thời gian diễn ra lễ hội truyền thống đình<br />
Làng Mỏ ......................................................................................................<br />
2.3. Công tác chuẩn bị................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.4. Diễn trình Lễ hội đình Làng Mỏ ........... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
Error! Bo<br />
<br />
2.4.1. Phần Lễ ............................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.4.2. Phần hội ............................................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.5. Giá trị của lễ hội đình Làng Mỏ ............ Error! Bookmark not defined.<br />
2.5.1. Giá trị nhân văn ................................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.5.2. Giá trị văn hóa .................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.5.3. Giá trị lịch sử .................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.5.4. Giá trị tâm linh .................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.5.5. Giá trị cố kết cộng đồng .................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.5.6. Giá trị giáo dục.................................. Error! Bookmark not defined.<br />
Tiểu kết chương 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.<br />
Chương 3: LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG MỎ Ở XÃ QUANG<br />
LANGTRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ........ Error! Bookmark not defined.<br />
3.1. Những biến đổi của lễ hội đình Làng MỏError! Bookmark not defined.<br />
3.2. Nguyên nhân biến đổi lễ hội đình Làng MỏError! Bookmark not defined.<br />
3.3. Quá trình phục dựng đình Làng Mỏ..... Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.1. Lý do phục dựng đình Làng Mỏ ....... Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.2. Quá trình phục dựng......................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
3.3.3. Đánh giá quá trình phục dựng lễ hội đình Làng MỏError! Bookmark not defined<br />
3.4. Giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ngôi đình và<br />
lễ hội đình Làng Mỏ ở xã Quang Lang hiện nayError! Bookmark not defined.<br />
3.5. Một số khuyến nghị ................................ Error! Bookmark not defined.<br />
Tiểu kết chương 3 ......................................... Error! Bookmark not defined.<br />
KẾT LUẬN ...................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Lễ hội truyền thống là một hình thái văn hóa biểu thị những giá trị<br />
tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Nó là một trong những nhân tố<br />
tạo sự gắn kết cộng đồng, tiềm ẩn sức mạnh của dân tộc trong lao động,<br />
trong chiến đấu. Đây cũng là môi trường để giáo dục truyền thống của<br />
cha ông cho các thế hệ con cháu. Đồng thời nó chính là phương tiện để<br />
con người giao tiếp với thần linh với những nguyện vọng, ước mơ về<br />
cuộc sống tốt đẹp, no ấm, hạnh phúc. Bên cạnh đó, lễ hội truyền thống<br />
còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm bản sắc<br />
tộc người, vùng miền.<br />
Lễ hội đình Làng Mỏ là một lễ hội truyền thống và vô cùng độc<br />
đáo, có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào nơi<br />
đây. Lễ hội là dịp vui vẻ, đưa mọi người đến gần nhau hơn, thắt chặt tình<br />
làng nghĩa xóm, tình anh em, tình đoàn kết.Lễ hội như một phần của cuộc<br />
sống đồng bào để họ hòa mình với truyền thống xưa, gợi nhớ và bày tỏ<br />
lòng biết ơn đối với tổ tiên và những tiền nhân đã đóng góp công sức của<br />
mình trong quá trình bảo vệ làng, xã.Ai đã từng đến với lễ hội đình Làng<br />
Mỏ sẽkhông thể quên được những nét đặc sắc trong lễ hội, những nghi<br />
thức thờ cúng linh thiêng của phần lễ, những trò chơi, điệu múa, tiếng hát<br />
vui vẻ và phấn chấn của phần hội. Đặc biệt trong đó các nghi thức trong<br />
đám rước là trung tâm của lễ hội, là biểu tượng sức mạnh cộng đồng.<br />
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngôi đình làng Mỏ đã bị tàn<br />
phá và từ đó lễ hội truyền thống đình Làng Mỏ đã bị gián đoạn trong một<br />
thời gian dài,nên những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong đó<br />
cũng bị mai một dần. Đến năm 2014, khi đời sống nhân dân làng Mỏ<br />
được cải thiện, các hộ gia đình trong thôn đã chung tay xây dựng lại phần<br />
hậu cung đình Làng Mỏ và đến 2015 hội đình Làng Mỏ được phục dựng<br />
trở lại theo truyền thống xưa. Việc xây dựng lại hậu cung và phục dựng<br />
<br />
lại lễ hội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần<br />
của người dân trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, việc phục hồi lễ hội<br />
truyền thống đình làng Mỏ hiện nay đang đứng trước những thuận lợi và<br />
thách thức của mặt trái cơ chế thị trường, sự xã hội hóa và cuộc sống hiện<br />
đại... đã làm cho diện mạo lễ hội đình Làng Mỏ biến đổi, đồng thời nảy<br />
sinh những vấn đề mới cần phải quan tâm, bàn luận.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy những giá trị văn tốt đẹp<br />
của lễ hội đình Làng Mỏ, đồng thời định hướng, điều chỉnh những phát<br />
sinh tiêu cực mới trong lễ hội nhằm phục vụ công cuộc phát triển chung<br />
là việc là hết sức cần thiết hiện nay. Đây không chỉ là công việc của các<br />
các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa mà<br />
là công cuộc của toàn dân. Vì vậy tôi chọn đề tài “Lễ hội đình Làng Mỏ<br />
xãQuang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài khóa luận tốt<br />
nghiệp của mình.<br />
2. Lịch sử nghiên cứu<br />
Liên quan đến lễ hội, đặc biệt các lễ hội của tỉnh Lạng Sơn, từ<br />
trước đến nay đã có nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu đến.Song việc tìm<br />
hiểu và nghiên cứu về lễ hội đình Làng Mỏ rất ít tài liệu.<br />
Những tư liệu đề cập lễ hội đình Làng Mỏ có các công trình như:<br />
Địa chí Lạng Sơn (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, 1999) do<br />
nhóm biên tập: Hoàng Phong Hà, Khuất Duy Hải, Nguyễn Khánh Hòa,<br />
Bùi Thị Hồng Thúy, Nguyễn Đình Thực, Nguyễn Cường Dũng, Đinh Thị<br />
Mỹ Vân, Nguyễn Kim Nga đã đề ở khía cạnh khái quát về lễ hội, về thời<br />
gian tổ chức lễ hội, Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu đề cập<br />
đến đình Làng Mỏ và lễ hội đình Làng Mỏ, như Văn hóa Lạng Sơn (xuất<br />
bản năm 2012) của tác giả Hoàng Páo, Hoàng Giáp, Lạng Sơn vùng đất<br />
của Chi Lăng- Đồng Đăng- Kỳ Lừa (Xuất bản năm 2012- Nhà xuất bản<br />
trẻ) tác giả Mã Thế Vinh,Lịch sử đảng bộ xã QuangLang 1930- 2010<br />
(Xuất bản 2012) do Ban Thường Vụ Đảng Uỷ xã Quang Lang tổng hợp<br />
<br />