Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hμ Néi<br />
Khoa v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè<br />
-------------------------<br />
<br />
<br />
<br />
Tôc lμm vÝa, lμm vÝa gi¶i h¹n cña ng−êi th¸i<br />
ë x· m«n s¬n, huyÖn con cu«ng, tØnh nghÖ an<br />
<br />
Kho¸ luËn tèt nghiÖp cö nh©n v¨n ho¸<br />
Chuyªn ngμnh v¨n ho¸ d©n téc thiÓu sè<br />
M∙ sè: 608<br />
Sinh viªn thùc hiÖn <br />
<br />
: ng©n thÞ thu thñy, vhdt 15B <br />
<br />
Gi¶ng viªn h‐íng dÉn <br />
<br />
: ths. Hoμng v¨n hïng<br />
<br />
Hμ Néi, 05-2013 <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thiện bài khóa luận này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bạn thân<br />
em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan đoàn thể và cá nhân<br />
trong suốt quá trình làm đề tài . Đầu tiên em xin bày tỏ sự biết ơn tới các thầy<br />
giáo, cô giáo trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số đặc biệt là Thầy giáo, Thạc<br />
sỹ Hoàng Văn Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình<br />
làm khóa luận.<br />
Xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Con Cuông, Ủy ban nhân dân xã<br />
Môn Sơn và bà con người Thái ở huyện Con Cuông với các thầy mo trong xã<br />
Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã giúp em trong suốt quá trình<br />
thu thập tài liệu tại địa phương. Xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình và người thân<br />
đã luôn ủng hộ em trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận.<br />
Do còn hạn chế nhiều mặt khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót<br />
vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và<br />
các bạn để bài viết được hoàn thiện.<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
Sinh Viên<br />
<br />
Ngân Thị Thu Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .....................................................................................................2<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 4<br />
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 5<br />
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 6<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6<br />
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7<br />
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 7<br />
7. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 7<br />
Chương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH<br />
TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ MÔN SƠN, HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH<br />
NGHỆ AN ...................................................................................................8<br />
1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 8<br />
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 8<br />
1.1.2. Địa hình ............................................................................................. 8<br />
1.1.3. Khí hậu .............................................................................................. 9<br />
1.1.4. Nguồn nước..................................................................................... 10<br />
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 10<br />
1.3. Tổng quan về người Thái ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông ............... 11<br />
Chương 2: NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA VÀ CÁC HÌNH THỨC LÀM VÍA,<br />
TỤC LÀM VÍA GIẢI HẠN CỦA NGƯỜI THÁI Ở CON CUÔNG........ 15<br />
2.1. Tín ngưỡng và nguồn gốc của tục làm vía người Thái ở Con Cuông ........ 15<br />
2.2. Mục đích, bản chất, ý nghĩa của tục làm vía......................................... 20<br />
2.2.1. Mục đích của tục làm vía ................................................................ 20<br />
2.2.2. Bản chất của tục làm vía ................................................................. 21<br />
2.2.3. Ý nghĩa của tục làm vía .................................................................. 23<br />
2.3. Các hình thức làm vía ........................................................................... 24<br />
2.3.1. Gọi hồn lạc (Hiếc khoăn lông)........................................................ 25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
2.3.2. Gọi hồn lạc trở về với thân xác ....................................................... 26<br />
2.3.3. Bốc vía ra cử ................................................................................... 26<br />
2.3.4. Ệt khoăn hớ ái mệ tòi kin công (làm lễ buộc chỉ cổ tay cho cha mẹ<br />
đã làm tròn nghĩa vụ nuôi con khôn lớn trưởng thành) gọi tắt là lễ báo<br />
hiếu của con .............................................................................................. 27<br />
2.3.5. Hiếc khoăn hớ lúc liệng (Làm vía cho con nuôi) ........................... 28<br />
2.3.6. Hiếc khoăn hớ lan nài (làm vía cho cháu ngoại) ............................ 28<br />
2.4. Tên gọi, mục đích làm vía giải hạn của người Thái Con Cuông ....... 29<br />
2.4.1. Tên gọi ............................................................................................ 29<br />
2.4.2. Mục đích ......................................................................................... 29<br />
2.5. Lễ vật và các bước làm lễ giải hạn........................................................ 29<br />
2.5.1. Lễ vật .............................................................................................. 29<br />
2.5.2. Các đồ nghề của thầy mo ................................................................ 31<br />
2.5.3. Các bước giải hạn ........................................................................... 31<br />
Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ<br />
KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO TỒN NHỮNG NÉT ĐẸP TRONG PHONG<br />
TỤC LÀM VÍA CỦA NGƯỜI THÁI ...................................................... 36<br />
3.1. Đánh giá chung ..................................................................................... 36<br />
3.1.1. Những biến đổi tích cực.................................................................. 36<br />
3.1.2. Những biến đổi tiêu cực.................................................................. 37<br />
3.2. Nguyên nhân biến đổi ........................................................................... 38<br />
3.3. Giải pháp và kiến nghị để bảo tồn và phát huy những nét đẹp trong<br />
phong tục làm vía của người Thái ............................................................... 40<br />
KẾT LUẬN ............................................................................................... 43<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 48<br />
PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................... 51<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong lĩnh vực văn hóa, mỗi dân tộc đều có quá trình sáng tạo văn hóa<br />
riêng của mình chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nên sự phát triển văn<br />
hóa của mỗi dân tộc không đều nhau những yếu tố về lịch sử về chế độ xã hội,<br />
về đạo lý, kinh tế, khoa học...không tách rời những yếu tố văn hóa trong đó<br />
phong tục, tập quán là bộ phận cấu thành trong đời sống hóa của mỗi cộng đồng<br />
dân tộc. Phong tục, tập quán vốn là những nét đặc trưng mang đậm nét văn hóa<br />
của từng cộng đồng tộc người, có những phong tục ăn sâu bám rễ duy trì mối<br />
quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo một trật tự nhất định nếu nó bị phá vỡ,<br />
xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống cộng đồng, xã hội.<br />
Phong tục, tập quán còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tôn<br />
giáo, tín ngưỡng của mỗi dân tộc do đó Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến<br />
vấn đề phong tục, tập quán của các cộng đồng nhất là người dân tộc thiểu số<br />
nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại<br />
để xây dựng xã hội ổn định, văn minh, phát triển bền vững. Việc nghiên cứu đề<br />
tài tục làm vía để có được cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về vốn truyền thống văn<br />
hóa của các dân tộc nói chung và dân tộc Thái tại huyện Con Cuông nói riêng<br />
qua đó thấy được chúng ta cần giữ gìn cái gì, phát huy cái gì đang là vấn đề<br />
phức tạp cần được nghiên cứu, lý giải bằng phương pháp khoa học.<br />
Con Cuông là một huyện miền núi ở miền Tây Nghệ An, hơn nữa lại là<br />
vùng biên giới giáp Lào cho nên mọi vấn đề dân tộc, tôn giáo rất được Đảng<br />
và Nhà Nước chú trọng, quan tâm. Chính vì thế việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo<br />
tồn giá trị văn hóa phong tục làm vía giải hạn là một hoạt động văn hóa, lễ tục<br />
mang màu sắc tín ngưỡng dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở<br />
Con Cuông nhưng nó không trượt sâu vào mê tín dị đoan mà đậm đà bắn sắc<br />
văn hóa dân tộc.<br />
<br />