Trường Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
<br />
Khoa Văn hóa du lịch<br />
<br />
1<br />
<br />
Tr-êng ®¹i häc v¨n hãa Hµ Néi<br />
Khoa V¨n hãa - Du lÞch<br />
-------------- --------------<br />
<br />
gi¶i ph¸p khai th¸c hiÖu qu¶<br />
khu du lÞch hµm rång<br />
Khãa luËn tèt nghiÖp<br />
<br />
Gỉang viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Thúy<br />
Sinh viên thực hiện<br />
<br />
: Mai Ánh Tuyết<br />
<br />
Lớp<br />
<br />
: Văn hóa du lịch 16A<br />
<br />
Hà Nội, 2012<br />
<br />
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
<br />
3<br />
<br />
Khoa Văn hóa du lịch<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1<br />
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANH HÓA VÀ HÀM RỒNG .... 11<br />
<br />
1.1. Giới thiệu tổng quan về Thanh Hóa ................................................ 11<br />
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .......................................................... 11<br />
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh ........................................... 14<br />
1.2. Tiềm năng phát triển du lịch Hàm Rồng ........................................ 20<br />
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .......................................................... 20<br />
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ......................................................... 25<br />
CHƢƠNG 2: PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH HÀM RỒNG NHỮNG THUẬN<br />
LỢI VÀ KHÓ KHĂN .......................................................................................... 31<br />
<br />
2.1. Dự án quy hoạch tổng thể Khu du lịch Hàm Rồng......................... 31<br />
2.1.1. Khu trung tâm .............................................................................. 31<br />
2.1.2. Khu du lịch khảo cổ...................................................................... 33<br />
2.1.3. Khu biệt thự cao cấp ..................................................................... 33<br />
2.1.4. Khu vui chơi gỉai trí ..................................................................... 34<br />
2.1.5. Khu cắm trại ................................................................................. 35<br />
2.1.6. Khu du lịch văn hóa các dân tộc Thanh hoá .................................. 36<br />
2.1.7. Khu thắng cảnh, du lịch lâm viên, vườn thực vật .......................... 36<br />
2.1.8. Hệ thống cáp treo ......................................................................... 37<br />
2.1.9. Nhận xét ....................................................................................... 37<br />
2.2. Thuận lợi và khó khăn của khu du lịch Hàm Rồng ........................ 37<br />
2.2.1. Thuận lợi ...................................................................................... 38<br />
2.2.2. Khó khăn ...................................................................................... 45<br />
<br />
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
<br />
4<br />
<br />
Khoa Văn hóa du lịch<br />
<br />
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ KHU DU LỊCH<br />
HÀM RỒNG ....................................................................................................... 52<br />
<br />
3.1. Tổ chức quản lý ................................................................................ 52<br />
3.2. Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị hạ tầng<br />
du lịch....................................................................................................... 53<br />
3.3. Xây dựng Khu du lịch Hàm Rồng thành điểm đến du lịch ............ 55<br />
3.3.1. Du lịch sinh thái cảnh quan .......................................................... 56<br />
3.3.2. Du lịch văn hoá, lịch sử, cách mạng ............................................. 56<br />
3.3.3. Du lịch hội nghị, hội thảo ............................................................. 56<br />
3.3.4. Du lịch nhân văn .......................................................................... 56<br />
3.3.5. Du lịch cắm trại ............................................................................ 57<br />
3.4. Xây dựng các tuyến du lịch .............................................................. 57<br />
3.4.1. Các tuyến du lịch nội tỉnh ............................................................. 57<br />
3.4.2. Tuyến du lịch liên tỉnh .................................................................. 61<br />
3.5. Phƣơng thức kinh doanh.................................................................. 62<br />
3.5.1. Đối với khách theo tour, theo đoàn (kết hợp với các hãng lữ hành,<br />
đại lý du lịch) ......................................................................................... 62<br />
3.5.2. Đối với khách đi lẻ ....................................................................... 62<br />
3.6. Công tác tuyên truyền quảng cáo .................................................... 62<br />
3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch & chất lƣợng sản<br />
phẩm du lịch ............................................................................................ 65<br />
3.8. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch ............................... 67<br />
3.9. An ninh, an toàn và bảo vệ môi trƣờng du lịch............................... 69<br />
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 76<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
<br />
5<br />
<br />
Khoa Văn hóa du lịch<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu du lịch ngày<br />
càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt<br />
là ở các nước phát triển. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã thu hút một<br />
lực lượng lao động đông đảo trên khắp thế giới, mang lại lợi ích to lớn về<br />
nhiều mặt, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, tạo<br />
ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế quốc dân, là phương tiện quan trọng để<br />
thực hiện giao lưu giữa các nền kinh tế và văn hoá. Phát triển du lịch còn tạo<br />
ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các<br />
dân tộc. Đối với nhiều quốc gia, du lịch thực sự đã trở thành “con gà đẻ trứng<br />
vàng” và là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.<br />
Được ví như là một nước Việt Nam thu nhỏ có rừng, có núi, thung<br />
lũng, trung du, đồng bằng, biển, có hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn phong<br />
phú, đa dạng. Với vị trí cách Hà Nội khoảng 150km, Thanh Hóa là một Tỉnh<br />
hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành ngành<br />
kinh tế quan trọng của Tỉnh. Du khách đến với Thanh Hóa là đến với vùng đất<br />
lịch sử linh thiêng bởi trống đồng Đông Sơn, Lam Kinh, Thành nhà Hồ,<br />
những câu hò Sông Mã đi vào lòng người giữa những năm chiến tranh vệ<br />
quốc oanh liệt, bởi sự quý hiếm vô giá của Rừng Quốc gia Bến En, Suối Cá<br />
thần Cẩm Lương, đến với hệ thống du lịch biển - du lịch sinh thái bốn mùa...<br />
Trong đó không thể không nhắc đến Khu du lịch Hàm Rồng cách thành phố<br />
3km về phía Bắc, trên trục quốc lộ 1A, địa danh có nhiều di tích lịch sử, cách<br />
mạng, có di chỉ khảo cổ nổi tiếng trong nước và thế giới – làng Đông Sơn, có<br />
nhiều cảnh quan đẹp, địa hình phong phú: Có sông, có núi, có hang động…<br />
Từ xa xưa, vẻ đẹp của Hàm Rồng đã được nhắc đến như một biểu tượng của<br />
<br />
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội<br />
<br />
6<br />
<br />
Khoa Văn hóa du lịch<br />
<br />
Xứ Thanh: “Thanh Hóa thắng địa là nơi, rồng vờn hạt ngọc hạc bơi chân<br />
thành”. Hiện nay, Hàm Rồng được xác định là một trong những trung tâm du<br />
lịch tầm cỡ của tỉnh Thanh Hoá - Thành phố có lợi thế nối tuyến du lịch trong<br />
tỉnh và toàn quốc. Với điều kiện đầu tư kinh tế hạ tầng thuận lợi có thể thu hút<br />
được khách du dịch bằng các loại hình du lịch đa dạng.<br />
Tuy nhiên, việc khai thác du lịch ở Khu du lịch Hàm Rồng hiện vẫn<br />
còn nhiều bất cập. Là một người con Thanh Hóa, nhận thấy việc tìm hiểu tiềm<br />
năng, thực trạng việc khai thác, phát triển du lịch ở Khu du lịch Hàm Rồng &<br />
làm thế nào để phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn của khu<br />
du lịch, bảo vệ các tài nguyên du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực của<br />
hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường tự nhiên đảm bảo sự phát triển<br />
bền vững của du lịch Tỉnh nói chung và khu du lịch Hàm Rồng nói riêng, đem<br />
lại ấn tượng đặc biệt trong lòng du khách về vùng đất “địa linh nhân kiệt”<br />
này là một vấn đề hết sức cấp thiết. Chính vì vậy, đây cũng chính là lý do thúc<br />
đẩy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Gỉai pháp khai thác hiệu quả khu du<br />
lịch Hàm Rồng”<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Tiến hành tìm hiểu tiềm năng, thực trạng việc khai thác và phát triển du<br />
lịch ở khu du lịch Hàm Rồng hiện nay, trên cơ sở đó bước đầu đề xuất một số<br />
kiến nghị, giải pháp nhằm từng bước đưa Khu du lịch Hàm Rồng phát triển<br />
nhanh chóng & mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng trên cơ sở phát huy<br />
các lợi thế tài nguyên du lịch sẵn có, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật<br />
du lịch và thúc đẩy các ngành khác phát triển.<br />
3. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Tiềm năng phát triển Khu du lịch Hàm Rồng trước và sau khi triển khai<br />
dự án quy hoạch tổng thể Khu du lịch Hàm Rồng.<br />
<br />