TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH<br />
----------<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
Đề tài :<br />
XÂY DỰNG LỄ HỘI LÚA THÁI BÌNH PHỤC<br />
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br />
<br />
Giảng viên hướng dẫn<br />
Sinh viên thực hiện<br />
Lớp<br />
<br />
: Th.s Nguyễn Văn Thắng<br />
: Phạm Thị Yến<br />
: VHDL 15A<br />
<br />
Hà Nội - 05/ 2011<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................................5<br />
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................5<br />
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................7<br />
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................8<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................9<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9<br />
5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin. ....................................................9<br />
5.2. Phương pháp thống kê du lịch.........................................................................9<br />
5.3. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa :...................................................... 10<br />
6. Bố cục của đề tài ..................................................................................................10<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN VỀ THÁI BÌNH VÀ DU LỊCH THÁI BÌNH.....................................11<br />
1.1. Khái quát chung về Thái Bình .........................................................................11<br />
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 11<br />
1.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội .........................................................................14<br />
1.1.3. Đặc điểm kinh tế......................................................................................... 18<br />
1.2. Khái quát về du lịch Thái Bình ........................................................................21<br />
1.2.1. Những tiềm năng cơ bản của du lịch Thái Bình .......................................21<br />
1.2.2. Thực trạng phát triển của du lịch Thái Bình ............................................26<br />
1.2.3. Nhận xét về những thuận lợi và khó khăn của du lịch Thái Bình............40<br />
Chương 2<br />
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI LÚA THÁI BÌNH ...................................45<br />
2.1. Sự cần thiết để xây dựng lễ hội và mục tiêu của lễ hội ....................................45<br />
2.2. Không gian và thời gian tổ chức lễ hội............................................................. 47<br />
2.3. Đơn vị tổ chức và các thành phần tham gia lễ hội ...........................................47<br />
2.4. Kế hoạch tổ chức lễ hội..................................................................................... 48<br />
2.4.1. Xây dựng kịch bản lễ hội lúa Thái Bình....................................................48<br />
2.4.2. Tổ chức đánh giá, quán triệt mục đích, phổ biến kế hoạch...................... 50<br />
2.4.3. Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, tổ chức ..........................................51<br />
2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực cho lễ hội....................................51<br />
2.4.5. Xã hội hóa hoạt động tổ chức lễ hội, kêu gọi tài trợ ................................ 54<br />
2.4.6. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ lễ hội du lịch.............55<br />
2.4.7. Tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch....................................................57<br />
2.4.8. Kiểm tra đánh giá, bổ sung, hoàn thiện công tác chuẩn bị....................... 59<br />
2.4.9. Tổng duyệt chương trình ...........................................................................60<br />
Chương 3<br />
TRIỂN KHAI TỔ CHỨC LỄ HỘI LÚA THÁI BÌNH ..............................................62<br />
3.1. Những hoạt động sẽ diễn ra trong Lễ hội lúa Thái Bình.................................62<br />
3.1.1. Hoạt động diễn ra tại thành phố Thái Bình ..............................................62<br />
3.1.2. Hoạt động diễn ra tại các khu vực khác trên địa bàn Thái Bình .............64<br />
3.2. Khai thác lễ hội lúa để phát triển du lịch......................................................... 68<br />
3.2.1. Liên kết vùng và tiểu vùng tham gia tổ chức và khai thác lễ hội lúa .......69<br />
<br />
3.2.2. Xúc tiến thương mại, thu hút vốn đầu tư cho du lịch ............................... 70<br />
3.2.3. Khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường ...................................85<br />
3.2.4. Xây dựng các chương trình du lịch ........................................................... 86<br />
3.3. Đánh giá, tổng kết lễ hội lúa Thái Bình............................................................ 93<br />
3.3.1. Lễ hội Lúa Thái Bình dưới góc độ văn hóa – xã hội .................................93<br />
3.3.2. Lễ hội Lúa Thái Bình dưới góc độ kinh tế du lịch ....................................95<br />
KẾT LUẬN..................................................................................................................97<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................99<br />
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 101<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Với hơn bốn nghìn năm văn hiến, lịch sử đất nước ta trải qua nhiều<br />
thăng trầm biến cố. Nhiều kẻ thù mưu toan đồng hóa văn hóa Việt Nam để<br />
hòng đô hộ đất nước ta lâu dài. Nhưng nền văn hóa Việt Nam không những<br />
được bảo vệ, giữ gìn mà cha ông ta còn biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa<br />
của các nước khác làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Có được một<br />
nền văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc như ngày nay là cả một quá<br />
trình lao động, sáng tạo và đấu tranh bền bỉ của dân tộc, vừa xây dựng cái<br />
đẹp, cái văn minh, cái tiến bộ, vừa chống lại cái xấu cái lạc hậu, phản động,<br />
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bài trừ văn hóa lai căng, vọng ngoại.<br />
Qủa thật để giữ gìn và phát huy được “cái hồn” của văn hóa dân tộc quả là<br />
một cuộc đấu tranh gay gắt. Cuộc đấu tranh đó đã trở thành sống còn, bởi lẽ<br />
một dân tộc đánh mất bản sắc dân tộc của văn hóa là dân tộc đó tự đánh mất<br />
chính mình.<br />
Những năm qua, khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong tiến<br />
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống vật<br />
chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao. Do đó, tham gia<br />
lễ hội càng trở thành một nhu cầu, một món ăn tinh thần không thể thiếu.<br />
Hiện tại, cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm<br />
88,36%), có 332 lễ hội lịch sử cách mạng (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo<br />
(chiếm 6,82%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam (chiếm<br />
0,12%) và 40 lễ hội khác, (chiếm 0,50%). Nhu cầu tổ chức lễ hội đã lan tỏa<br />
ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt là loại hình lễ hội văn hóa<br />
du lịch.<br />
<br />
Lễ hội là một hoạt động văn hóa mang tính tổng hợp đáp ứng một<br />
cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân<br />
trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội, bảo tồn và phát<br />
huy các giá trị văn hóa của các vùng, miền, dân tộc, tri ân công đức các anh<br />
hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối đã có công dựng nước và<br />
giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua sinh hoạt lễ hội, nhân dân được<br />
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo sự chuyển biến nhận thức biết ơn quá<br />
khứ, uống nước nhớ nguồn, giáo dục giá trị chân, thiện, mỹ cho nhân dân.<br />
Văn hóa dân tộc được bảo tồn và hòa vào dòng chảy chung của văn hóa<br />
nhân loại. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo lưu, tạo<br />
nền tảng vững chắc cho văn hóa có sức đề kháng chống lại sự xâm lăng của<br />
văn hóa ngoại lai. Việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội đã có tác<br />
dụng khai thác tiềm năng du lịch, một nguồn thu rất lớn bổ sung cho nguồn<br />
thu ngân sách quốc gia. Qua các lễ hội, chúng ta giao lưu với các nền văn<br />
hóa trong khu vực và thế giới, làm đậm đà hơn bản sắc dân tộc.<br />
Hoà cùng với sự phát triển của du lịch cả nước nói chung, du lịch Thái<br />
Bình cũng đang chuyển mình phát triển với vai trò là ngành kinh tế mũi<br />
nhọn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, làm<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo nay chuyển<br />
sang cơ cấu ngành công nghiệp và du lịch dịch vụ giữ vai trò chính. Hơn thế<br />
nữa, việc phát triển du lịch sẽ khai thác được tiềm năng về tài nguyên sẵn có<br />
của Thái Bình cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Đồng thời nó đáp ứng nhu cầu<br />
ngày càng cao về du lịch của mọi người và tạo ra sản phẩm du lịch làm<br />
phong phú thêm cho sản phẩm du lịch Việt Nam…<br />
Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Bình - một<br />
mảnh đất giàu có về tài nguyên đất, nổi tiếng về sản phẩm từ nông nghiệp<br />
<br />