1<br />
<br />
TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hμ NéI<br />
Khoa v¨n hãa häc<br />
--------------------<br />
<br />
NguyÔn thÞ h−¬ng<br />
<br />
GIAO L¦U V¡N HãA ë CHî “T¢Y”<br />
PHè T¤ NGäC V¢N, PH¦êNG qu¶ng an,<br />
quËn t©y hå, Hμ NéI<br />
<br />
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: ts. ®Æng hoμi thu<br />
<br />
Hμ Néi - 2014<br />
<br />
2<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động<br />
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.<br />
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Hoài Thu, người đã tận<br />
tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.<br />
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa<br />
học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã cho em những kiến thức quý báu và<br />
hữu ích trong những năm học vừa qua. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các<br />
thầy cô của khoa đã cho em có cơ hội để thực hiện đề tài nghiên cứu của<br />
mình.<br />
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu , Phòng Đào<br />
tạo trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Ban quản lý chợ “Tây” phố Tô Ngọc<br />
vân, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội , đã tạo điều kiện<br />
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập tài liệu nghiên cứu đề tài.<br />
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người nhiệt thành đã tham gia trả<br />
lời phiếu khảo sát ý kiến cho đề tài nghiên cứu của tôi. Sự nhiệt tình và chân<br />
thành của các bạn là nguồn động lực rất lớn cả về khoa học và cả về tinh<br />
thần, để cho tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu cảu mình.<br />
Lời cảm ơn cuối cùng xin gửi tới gia đình, người thân, bạn bè đã<br />
động viên và khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên<br />
cứu của mình.<br />
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014<br />
Tác giả<br />
<br />
Nguyễn Thị Hương<br />
<br />
3<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 <br />
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỢ “TÂY” TRÊN PHỐ TÔ NGỌC VÂN<br />
PHƯỜNG QUẢNG AN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....... 12 <br />
1.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................... 12 <br />
<br />
1.1.1. Khái niệm văn hóa.......................................................................... 12 <br />
1.1.2. Khái niệm giao lưu văn hóa .......................................................... 17 <br />
1.1.3. Khái niệm chợ và văn hóa chợ ....................................................... 22 <br />
1.2. CHỢ “ TÂY” – PHIÊN CHỢ ĐỘC ĐÁO TRÊN PHỐ TÔ NGỌC VÂN, QUẬN<br />
TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................... 25 <br />
<br />
1.2.1. Vài nét về phố Tô Ngọc Vân, phường Quảng An, quận Tây Hồ,<br />
Thành phố Hà Nội .................................................................................... 25 <br />
1.2.2. Chợ “ Tây” – phiên chợ độc đáo .................................................... 30 <br />
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC BIỂU HIỆN GIAO LƯU VĂN HÓA Ở<br />
CHỢ “TÂY” TRÊN PHỐ TÔ NGỌC VÂN PHƯỜNG QUẢNG AN,<br />
QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................. 37 <br />
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỢ “TÂY” ............................................................................ 37 <br />
<br />
2.1.1. Đối tượng tham gia họp chợ........................................................... 37 <br />
2.1.2. Thời gian và không gian họp chợ................................................... 39 <br />
2.1.3. Các ngành hàng được buôn bán, giá cả và đơn vị tiền tệ thanh toán<br />
tại chợ “Tây” ............................................................................................ 42 <br />
2.2. CÁC BIỂU HIỆN GIAO LƯU VĂN HÓA Ở CHỢ “TÂY” .............................. 48 <br />
<br />
2.2.1. Giao lưu trong ngôn ngữ ................................................................ 48 <br />
2.2.2. Giao lưu trong âm nhạc .................................................................. 50 <br />
2.2.3. Giao lưu trong ẩm thực .................................................................. 52 <br />
2.2.4. Giao lưu văn học ............................................................................ 55 <br />
2.2.5. Giao lưu trong thời trang ................................................................ 57 <br />
<br />
4<br />
2.3. ĐÁNH GIÁ ............................................................................................................. 58 <br />
<br />
2.3.1. Điểm mạnh ..................................................................................... 58 <br />
2.3.1. Điểm yếu ........................................................................................ 59 <br />
Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỢ “TÂY” TRÊN PHỐ<br />
TÔ NGỌC VÂN, PHƯỜNG QUẢNG AN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH<br />
PHỐ HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................... 61 <br />
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỢ “ TÂY” TRÊN PHỐ TÔ NGỌC VÂN,<br />
PHƯỜNG QUẢNG AN, QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..............................61 <br />
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................................................................. 63 <br />
<br />
3.2.1. Quy định của Nhà nước.................................................................. 63 <br />
3.2.2. Giải pháp để phát huy những giá trị tích cực của chợ “Tây” trên<br />
phố Tô Ngọc Vân, phường Quảng An, Thành phố Hà Nội. .................... 64 <br />
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69 <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71 <br />
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 74 <br />
<br />
5<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Dưới cái nhìn “ Địa – Nhân văn”, Thăng Long – Hà Nội là loại đô thị<br />
với nét nổi bật là “ Chợ và Hồ”. Sự sầm uất của thành phố là yếu tố cấu thành<br />
diện mạo của chợ (thị). Từ đó, chợ chính là nơi phản ánh tương đối rõ ràng<br />
đời sống văn hóa của cư dân thành phố Hà Nội.<br />
Từ bao đời nay, trong tâm thức người Việt, chợ không đơn thuần chỉ là<br />
nơi trao đổi hàng hóa mà còn là một loại hình sinh hoạt văn hóa của người<br />
dân, nơi người ta đến để gặp gỡ, trao đổi thông tin, tạo sự gắn kết với nhau. Ở<br />
mỗi địa phương, mỗi vùng miền đất nước, hình thức tổ chức chợ có thể khác<br />
nhau, mang hơi thở cuộc sống, dấu ấn đặc sắc bản địa, nhưng chúng đều có<br />
vai trò to lớn và thiết yếu đối với cuộc sống của cư dân, lối sống và sức khỏe<br />
của cộng đồng. Theo thời gian và quá trình xuất hiện, dần dần đã hình thành<br />
nên một nét văn hóa rất đặc trưng của người Hà Nội nói riêng và của người<br />
Việt Nam nói chung, đó là “ Văn hóa chợ”.<br />
Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa<br />
dạng hóa quan hệ quốc tế, văn hóa nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri<br />
thức, các nguồn lực và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp thu tinh hoa văn hóa<br />
nhân loại và sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Sự tác động mạnh mẽ của các<br />
xu hướng, các phong cách mới có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện<br />
mạo, đặc điểm, loại hình văn hóa,…. của nước nhà. Với những chính sách phát<br />
triển văn hóa và ngoại giao văn hóa thông thoáng và cởi mở của Nhà nước<br />
trong vấn đề hội nhập quốc tế thời gian vừa qua đã được thể hiện thông qua rất<br />
nhiều lĩnh vực như : kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng – an ninh,…<br />
Kết quả của quá trình hội nhập và giao lưu đó là sự xuất hiện của nhiều<br />
loại hình , hiện tượng văn hóa mới của nước ngoài ở Việt Nam. Những hiện<br />
<br />