1<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
<br />
KHOA XUẤT BẢN – PHÁT HÀNH<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA SÁCH ĐIỆN TỬ TỚI SÁCH IN<br />
TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
Sinh viên thực hiện:<br />
<br />
PHẠM MINH QUÂN<br />
<br />
Lớp:<br />
<br />
PH30A<br />
<br />
Người hướng dẫn:<br />
<br />
TS. ĐỖ THỊ QUYÊN<br />
THS. NGUYỄN THỊ NGỌC LÂM<br />
<br />
Hà Nội - 2015<br />
<br />
4<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... 4<br />
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 5<br />
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ 6<br />
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ SÁCH ĐIỆN TỬ ................... 11<br />
1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 11<br />
1.1.1. Xuất bản phẩm ......................................................................... 11<br />
1.1.2. Sách in truyền thống ................................................................. 12<br />
1.1.3. Sách điện tử .............................................................................. 14<br />
1.2. Đặc điểm của sách điện tử ................................................................... 15<br />
1.2.1. Quy trình xuất bản .................................................................... 15<br />
1.2.2. Sản xuất nhanh chóng với giá thành thấp .................................. 18<br />
1.2.3. Tính tích hợp ............................................................................ 19<br />
1.2.4. Tính tiện ích ............................................................................. 20<br />
1.2.5. Ứng dụng các thiết bị điện tử .................................................... 21<br />
1.3. Phân loại sách điện tử ......................................................................... 26<br />
1.3.1. Theo cách thức phát hành và lưu trữ ......................................... 26<br />
1.3.2. Theo cách thức thể hiện dạng thông tin .................................... 26<br />
1.3.3. Theo mục đích sử dụng............................................................. 27<br />
1.3.4. Theo công nghệ từ phía người sử dụng ..................................... 28<br />
1.4. Vai trò của sách điện tử....................................................................... 28<br />
1.4.1. Đối với xã hội ........................................................................... 28<br />
1.4.2. Đối với doanh nghiệp ............................................................... 30<br />
<br />
5<br />
<br />
1.4.3. Đối với người sử dụng .............................................................. 31<br />
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SÁCH ĐIỆN<br />
TỬ TỚI SÁCH IN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........ 33<br />
2.1. Tổng quan về tình hình phát triển của sách điện tử hiện nay ........... 33<br />
2.2.1. Trên thế giới ............................................................................. 33<br />
2.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................. 38<br />
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của sách điện tử tới sách in truyền thống ở<br />
Việt Nam hiện nay ...................................................................................... 41<br />
2.2.1. Ảnh hưởng tới thị phần ............................................................. 41<br />
2.2.2. Ảnh hưởng tới giá cả ................................................................ 45<br />
2.2.3. Ảnh hưởng tới phương thức kinh doanh ................................... 47<br />
2.2.4. Ảnh hưởng tới văn hóa đọc và thói quen sử dụng ..................... 55<br />
2.3.5. Ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng .................................... 58<br />
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của sách điện tử tới sách in truyền thống ở Việt<br />
Nam hiện nay .............................................................................................. 60<br />
2.3.1. Ảnh hưởng tích cực .................................................................. 60<br />
2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực .................................................................. 61<br />
CHƯƠNG 3: CĂN CỨ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SÁCH ĐIỆN TỬ<br />
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI SÁCH IN TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT<br />
NAM ............................................................................................................ 65<br />
3.1. Một số căn cứ chủ yếu ......................................................................... 65<br />
3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước trong phát triển công nghệ<br />
thông tin ............................................................................................. 65<br />
3.1.2. Định hướng của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản.....<br />
........................................................................................................... 67<br />
<br />
6<br />
<br />
3.1.3. Thực tiễn phát triển các khu vực thị trường xuất bản phẩm trong<br />
nước hiện nay ..................................................................................... 69<br />
3.2. Nhóm giải pháp vi mô – đẩy mạnh kết hợp công tác xuất bản in<br />
truyền thống với xuất bản điện tử ............................................................. 73<br />
3.2.1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa nội dung sách .................. 73<br />
3.2.2. Chú trọng phát triển công nghệ xuất bản .................................. 74<br />
3.2.3. Tuyên truyền và nâng cao văn hóa đọc ..................................... 77<br />
3.3. Nhóm giải pháp vĩ mô – một số kiến nghị đối với Nhà nước............. 81<br />
3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và công tác quản lý .................. 81<br />
3.3.2. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng ..<br />
........................................................................................................... 84<br />
3.3.3. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử quốc gia ........................... 86<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90<br />
<br />
7<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do lựa chọn đề tài<br />
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên gọi là “kỷ nguyên thông tin” (hay<br />
còn gọi là kỷ nguyên điện tử, kỷ nguyên truyền thông mới), là bước nhảy vọt<br />
của nhân loại trong phát minh sáng tạo và trao truyền thông tin, điển hình là<br />
sự chuyển dịch từ công nghệ analog truyền thống sang công nghệ số (digital).<br />
Với xuất phát điểm là cuộc cách mạng công nghệ thông tin bắt nguồn từ<br />
những năm 1950 của thế kỷ trước, loài người đã chứng kiến sự ra đời của<br />
hàng loạt các thành tựu phát minh từ các thiết bị truyền thông tin bằng điện và<br />
điện tử (điện thoại, điện báo, radio, truyền hình) cho tới hai phát minh quan<br />
trọng nhất thay đổi hoàn toàn cuộc sống loài người – máy tính và mạng<br />
Internet. Nhờ các thành tựu này, có thể nhanh chóng truyền tải tất cả các loại<br />
hình thông tin và tri thức đến toàn bộ loài người trên quy mô toàn cầu, đồng<br />
thời lưu trữ được toàn bộ tri thức nhân loại trong suốt quá trình hình thành và<br />
phát triển của nền văn minh. Tuy vậy, kỷ nguyên thông tin cũng tạo ra những<br />
thách thức mới đối với nhiều quan niệm truyền thống của xã hội loại người.<br />
Như một câu nói nổi tiếng trong tác phẩm Hamlet của nhà soạn kịch vĩ đại<br />
nước Anh, William Shakespeare: “Tồn tại hay không tồn tại, đó là một vấn đề<br />
trăn trở” (To be or not to be, that is the question), một câu hỏi đã được đặt ra<br />
là liệu sự ra đời của những thành tựu công nghệ kỹ thuật mới có thay thế và<br />
phủ nhận những phương tiện, những giá trị truyền thống cũ?<br />
Theo xu thế phát triển chung toàn cầu và đáp ứng nhu cầu thông tin của<br />
nhân loại, trong lĩnh vực xuất bản cũng có những thay đổi chuyển biến rõ rệt.<br />
Sách điện tử đã xuất hiện song song với sách in truyền thống và trở thành một<br />
xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay. Là sản phẩm của ứng dụng công<br />
nghệ thông tin, sách điện tử đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới,<br />
<br />