1<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA BẢO TÀNG<br />
----------------------------<br />
<br />
NGUYỄN THANH LOAN<br />
<br />
DI TÍCH CHÙA LA CẢ<br />
XÃ DƯƠNG NỘI – HUYỆN HOÀI ĐỨC – HÀ NỘI<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
NGÀNH BẢO TÀNG<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN :<br />
<br />
HÀ NỘI- 6/2009<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4 <br />
.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... .... ... 4<br />
2.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 5<br />
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................6 <br />
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................6<br />
5. Bố cục của khóa luận ....................................................................................................6<br />
Chương 1: CHÙA CẢ LA TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ...............................................6 <br />
1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG LA CẢ .............................................................................8 <br />
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................8 <br />
1.1.2. Dân cư và đời sống kinh tế ................................................................................10 <br />
1.1.2.1. Thành phần dân cư .................................................................................................10 <br />
1.1.2.2. Tổ chức làng xóm ...................................................................................................12 <br />
1.1.2.3. Đời sống kinh tế .....................................................................................................16 <br />
1.1.3. Văn hóa - xã hội ................................................................................................20 <br />
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CHÙA LÀNG LA CẢ ....26 <br />
Chương 2 .............................................................................................................................30 <br />
GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA CHÙA LA CẢ ..............................................30 <br />
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC .............................................................................................30 <br />
2.1.1. Không gian cảnh quan .......................................................................................30 <br />
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể ..................................................................................34 <br />
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ...............................................................................................36 <br />
2.1.3.1. Phương đình ...........................................................................................................36 <br />
2.1.3.2. Tiền đường .............................................................................................................37 <br />
2.1.3.3. Thượng điện ...........................................................................................................40 <br />
2.1.3.4. Điện Mẫu ................................................................................................................42 <br />
2.1.4. Trang trí trên kiến trúc ......................................................................................43 <br />
2.2. TƯỢNG THỜ VÀ CÁC DI VẬT TRONG CHÙA .................................................48 <br />
2.2.1. Tượng thờ ...................................................................................................... 48 <br />
2.2.1.1. Tượng Phật giáo (Xem sơ đồ hệ thống tượng ở phần phụ lục) ............................ 49 <br />
2.2.1.2. Tượng Mẫu ............................................................................................................65 <br />
2.2.1.3. Tượng Tổ ...............................................................................................................66 <br />
2.2.1.4. Tượng hậu .............................................................................................................67 <br />
2.2.2. Một số di vật tiêu biểu .......................................................................................67 <br />
2.2.2.1. Các di vật bằng đá .................................................................................................67 <br />
2.2.2.2. Các di vật bằng đồng .............................................................................................70 <br />
2.2.2.3. Các di vật bằng gốm sứ ..........................................................................................72 <br />
2.2.2.4. Các di vật bằng gỗ .................................................................................................74 <br />
Chương 3 .............................................................................................................................76 <br />
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA LA CẢ .......................................76 <br />
3.1. THỰC TRẠNG DI TÍCH CHÙA LA CẢ ...............................................................76 <br />
3.1.1. Thực trạng di tích ..............................................................................................76 <br />
3.1.2. Thực trạng di vật ...............................................................................................79 <br />
3.2. VẤN ĐỀ BẢO TỒN CHÙA LA CẢ .......................................................................80 <br />
3.2.1. Cơ sở pháp lý.....................................................................................................80 <br />
3.2.2. Bảo tồn không gian cảnh quan ..........................................................................82 <br />
<br />
3<br />
<br />
3.2.3. Quy hoạch di tích ..............................................................................................83 <br />
3.2.4. Bảo tồn các cấu kiện kiến trúc ..........................................................................84 <br />
3.2.5. Bảo tồn các di vật ..............................................................................................87 <br />
3.3. VẤN ĐỀ TÔN TẠO DI TÍCH .................................................................................88 <br />
3.4. VẤN ĐỀ KHÁI THÁC, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH .......................................89 <br />
KẾT LUẬN .........................................................................................................................95 <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................98 <br />
PHỤ LỤC .........................................................................................................................100 <br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU <br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài <br />
Di tích Việt Nam đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài dựng nước<br />
và giữ nước. Với quá trình lịch sử oanh liệt ấy, người Việt Nam đã sáng tạo<br />
nên một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng. Trong đó di sản văn hóa trong<br />
một sự phân chia tương đối bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể là<br />
những giá trị văn hóa được xây dựng từ đời này qua đời khác. Trải qua bao<br />
thăng trầm của lịch sử các di sản trở thành dấu ấn huy hoàng của quá khứ,<br />
nền tảng của đời sống đương đại và là bậc thềm vững chắc để dân tộc ta bước<br />
tới tương lai.<br />
Theo luật Di sản văn hóa, di tích lịch sử- văn hóa là một bộ phận cấu<br />
thành nên hệ thống di sản văn hóa và được xếp vào dạng di sản văn hóa vật<br />
thể. Nhưng bên trong nó bao hàm cả giá trị văn hóa phi vật thể. Nó đã và<br />
đang thực sự khẳng định được vị trí vai trò của mình trong đời sống xã hội.<br />
Đồng hành trong suốt thời gian dài cùng lịch sử dân tộc nên ngôi chùa<br />
hiện diện ở hầu hết các làng quê Việt Nam từ bao đời. Điều này được khẳng<br />
định qua tấm bia chùa Thiên Phúc, Bắc Giang, do một nhân vật nổi tiếng thời<br />
Trần là sử thần Lê Quát viết: “Chỗ nào có người ở tất có chùa Phật, bỏ rồi lại<br />
xây, hỏng rồi lại sửa, chuông trống lâu đài chiếm đến nửa phần dân cư”1.<br />
Đạo Phật thịnh rất dễ mà được rất mực tôn sùng là vậy! Đến với chùa<br />
là người ta tìm đến sự yên bình trong tâm hồn và hướng tới những điều thiện.<br />
Bên cạnh đó ta còn được hiểu biết thêm về lịch sử kiến trúc, cảm nhận được ý<br />
nghĩa của những pho tượng cùng với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ đặc sắc.<br />
<br />
1<br />
<br />
Hà Văn Tấn (1993)- Chùa Việt Nam – Nxb KHXH – Hà Nội; tr.43.<br />
<br />
5<br />
<br />
Vì những lý do đó chùa trở thành một thực thể văn hóa có vai trò quan trọng<br />
trong đời sống tinh thần cũng như trong việc tiếp cận nghiên cứu.<br />
Chùa La Cả (tên chữ là Hoa Nghiêm Tự) là một trong những di tích cổ<br />
nằm trong làng La Cả một vùng quê giàu truyền thống văn hóa của xã Dương<br />
Nội- huyện Hoài Đức- Hà Nội. Qua khảo sát các tư liệu cho biết ngôi chùa có<br />
niên đại khá sớm mang nhiều nét kiến trúc điêu khắc của thời Mạc. Trải qua<br />
hơn nửa thế kỷ chiến tranh và biến động xã hội nhưng chùa làng La Cả vẫn<br />
bảo tồn được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Giá trị vật thể được<br />
thể hiện cụ thể thông qua không gian kiến trúc, cảnh quan và một số hiện vật<br />
(tượng thờ) cùng với các giá trị tâm linh có ý nghĩa biểu đạt sâu sắc (ngày giỗ<br />
tổ, ngày sóc, vọng v.v…). Ngoài ra chùa còn lưu giữ các di vật có giá trị tiêu<br />
biểu như: chuông đồng thời Nguyễn, khánh thời Tây Sơn và các tấm bia thời<br />
Hậu Lê. Bên cạnh đó là những giá trị văn hóa phi vật thể với những nét đặc<br />
sắc riêng, thông qua những hoạt động văn hóa của cộng đồng cư dân làng La<br />
Cả. Chính vì vậy, ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa -Thông tin (nay là Bộ Văn<br />
hóa- Thể Thao-Du lịch) xếp hạng là Di tích lích sử văn hóa theo Quyết định<br />
06/2000 QĐ/BVHTT, ngày 13/4/2000. Bởi vậy, việc nghiên cứu toàn diện từ<br />
góc độ bảo tồn bảo tàng sẽ góp phần lưu giữ bảo tồn và phát huy các giá trị<br />
văn hóa vật thể và phi vật thể trong điều kiện hiện nay. Vì lý do trên nên em<br />
chọn đề tài “ Tìm hiểu di tích chùa La Cả, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức,<br />
Hà Nội” làm khoá luận tốt nghiệp Đại học của mình.<br />
2.Mục đích nghiên cứu <br />
Khóa luận có mục đích tìm hiểu lịch sử, sự ra đời và quá trình tồn tại<br />
của chùa La Cả, nghiên cứu, khảo tả các giá trị kiến trúc, nghệ thuật. Qua tìm<br />
hiểu thực trạng của di tích, vận dụng những kiến thức lý luận đã học, bước<br />
đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích<br />
trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />