intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa: Thực trạng công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

95
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý chính là nhằm mục đích làm nổi bật lên những độc đáo của chợ Viềng mà không nơi nào có được, thể hiện phần nào nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân Nam Định qua đó thấy được thực trạng của công tác tổ chức quản lý lễ hội trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác tổ chức quản lý để có những biện pháp phù hợp hơn giúp lễ hội phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa: Thực trạng công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br /> <br /> KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA<br /> CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA<br /> <br /> THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ<br /> HỘI CHỢ VIỀNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỤ BẢN<br /> TỈNH NAM ĐỊNH<br /> <br /> Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Cao Đức Hải<br /> Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến<br /> Lớp: QLVH13C<br /> Khóa học: 2012 - 2016<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Để thực hiện khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc<br /> đến Thầy Cao Đức Hải – giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong<br /> suốt quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ<br /> nhiệt tình của Thầy, giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.<br /> Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Quản lý<br /> văn hóa, thầy cô trong thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình<br /> truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành đề tài này.<br /> Tôi xin gửi lời cảm ơn các cô, chú công tác tại Phòng Văn hóa – Thông<br /> tin huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã cung cấp những tài liệu quý giá giúp tôi<br /> hoàn thành bài khóa luận này. Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức và trình<br /> độ chuyên môn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được các<br /> thầy cô đóng góp ý kiến cho tôi để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn !<br /> Sinh viên<br /> <br /> Nguyễn Thị Yến<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3<br /> Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VỤ BẢN VÀ HỘI CHỢ VIỀNG .....9<br /> 1.1. Khái quát về vùng đất Vụ Bản ............................................................. 9<br /> 1.1.1. Lịch sử - văn hóa – xã hội ............................................................. 9<br /> 1.1.2. Địa lý – dân cư ..............................................................................10<br /> 1.1.3. Kinh tế ..........................................................................................10<br /> 1.2. Sự ra đời hội chợ Viềng ......................................................................13<br /> 1.2.1. Cơ sở ra đời...................................................................................13<br /> 1.2.2. Thời gian ra đời.............................................................................16<br /> 1.2.3. Tên gọi chợ ...................................................................................19<br /> 1.3. Hội chợ Viềng xưa và nay...................................................................21<br /> 1.3.1. Về ý nghĩa phiên chợ ....................................................................21<br /> 1.3.2. Về sản phẩm hàng hóa ..................................................................23<br /> 1.3.3. Công tác tổ chức quản lý của chính quyền địa phương ..................25<br /> Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỘI CHỢ<br /> VIỀNGTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNHGIAI ĐOẠN 2010<br /> – 2015 ...........................................................................................................29<br /> 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ...........................................................29<br /> 2.2. Công tác chuẩn bị ...............................................................................30<br /> 2.2.1. Về thời gian – không gian – địa điểm ............................................30<br /> 2.2.2. Chuẩn bị kế hoạch chỉ đạo tổ chức quản lý ...................................32<br /> 2.3. Công tác tổ chức quản lý .....................................................................40<br /> 2.3.1. Công tác tuyên truyền quảng bá hội chợ Viềng và quản lý các hoạt động<br /> văn hóa, dịch vụ văn hóa.........................................................................40<br /> 2.3.2. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hội chợ Viềng ...............42<br /> 2.3.3. Quản lý về thị trường và thu thuế tại hội chợ Viềng ......................43<br /> 2.3.4. Quản lý y tế và vệ sinh môi trường................................................45<br /> <br /> 2.3.5. Công tác đảm bảo kịp thời các yêu cầu đón tiếp khách và phục vụ hoạt<br /> động của Ban chỉ đạo chợ Viềng.............................................................46<br /> 2.4. Đánh giá công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng ...............................46<br /> 2.4.1. Tích cực ........................................................................................46<br /> 2.4.2. Một số vấn đề còn tồn tại ..............................................................47<br /> 2.4.3. Nguyên nhân .................................................................................48<br /> Chương 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁCTỔ CHỨC QUẢN<br /> LÝ ĐỐI VỚI HỘI CHỢ VIỀNG TẠI HUYỆN VỤ BẢN ................................49<br /> 3.1. Nhu cầu đổi mới quản lý hội chợ Viềng đối với địa phương ...............49<br /> 3.2. Cơ sở pháp lý công tác tổ chức quản lý hội chợ Viềng ........................49<br /> 3.3. Một số giải pháp .................................................................................50<br /> 3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý ...............................51<br /> 3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ...................................................52<br /> 3.3.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa ......................................................54<br /> 3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm<br /> 56<br /> 3.3.5. Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường và trật tự công cộng<br /> 57<br /> KẾT LUẬN ..................................................................................................60<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................62<br /> PHỤ LỤC .....................................................................................................66<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt, chợ không chỉ là trung tâm<br /> buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn của<br /> cả một cộng đồng dân cư. Đặc biệt có những phiên chợ, mỗi năm chỉ họp một lần<br /> vào dịp giáp tết hay đúng vào ngày tết. Dẫu xa xôi, cách trở, bận rộn mấy, người ta<br /> cũng đến để du xuân, cầu duyên, cầu tài lộc hay đơn giản chỉ là dịp gặp gỡ, thăm<br /> hỏi, chúc tết lẫn nhau. Chợ một phiên họp khi tết đến xuân về đã vượt ra ngoài ý<br /> nghĩa kinh tế thông thường để trở thành một thú vui ngày xuân, một cách giao<br /> duyên đầu năm mới, một lễ hội truyền thống của người Việt ta.<br /> Trên mọi miền đất nước, ở nhiều địa phương đã xuất hiện hình thức chợ một<br /> phiên độc đáo này với những màu sắc đặc trưng riêng cho từng vùng quê khác<br /> nhau. Có thể kể ra như chợ Đồng ở Hà Nam họp ngày 24 tháng chạp, chợ Cưới ở<br /> Vĩnh Phúc họp ngày 25 tháng chạp, chợ Gò Trường Úc ở Bình Định họp ngày<br /> mồng 1 tết, chợ Gà ở Bắc Ninh họp đêm mồng 4 tết. Hay ở cố đô Huế có chợ Gia<br /> Lạc vốn là một phiên chợ hoàng tộc do Định Viễn Công Nguyễn Phước Bình, con<br /> thứ tư của vua Gia Long lập ra từ thời Minh Mạng vào tết nguyên đán Bính Tuất<br /> năm 1826. Chợ xuân Gia Lạc họp đông vui trong cả 3 ngày mồng 1, mồng 2, mồng<br /> 3 tết. Dù có tên gọi khác nhau nhưng những phiên chợ một năm một lần vào dịp tết<br /> này có một điểm chung. Đó không chỉ là nơi mua sắm mà còn là nơi sinh hoạt văn<br /> hóa dân gian, cầu chúc những điều may mắn tốt lành đến trong năm mới.<br /> Với vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất Nam Định nay – Thiên<br /> Trường xưa có một chiều dài lịch sử, một bề dày văn hóa đã góp phần không nhỏ<br /> vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có 1655 di tích lịch sử văn hoá,<br /> hàng trăm vùng văn hoá dân gian cổ truyền, hàng trăm lễ hội truyền thống, trong<br /> đó có lễ hội mang tính quốc gia hay vùng miền rộng lớn như: lễ hội Đền Trần, lễ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0