24<br />
<br />
1<br />
<br />
(c). Các sensor huỳnh quang Hg2L2 và AMC đều có thể phát<br />
hiện Cys trong dung dịch với lượng nhỏ dung môi hữu cơ, thời gian<br />
của phản ứng xảy ra nhanh, có thể phát hiện được Cys với nồng độ<br />
thấp hơn trong nội bào và thấp hơn so với các sensor đã công bố.<br />
5. Đã sử dụng phương pháp TD-DFT để nghiên cứu đặc tính<br />
huỳnh quang của các chất dựa trên hình học tối ưu tại trạng thái cơ<br />
bản và các trạng thái kích thích; kết hợp với sử dụng phương pháp<br />
phân tích NBO để xem xét sự biến đổi đặc tính huỳnh quang của các<br />
chất dựa trên nghiên cứu bản chất các liên kết. Kết quả tính toán cho<br />
thấy, ion Hg(II) gây nên phản ứng tạo phức với L dẫn đến làm giảm<br />
khoảng cách năng lượng giữa HOMO và LUMO, đồng thời làm thay<br />
đổi hệ liên hợp electron π, là nguyên nhân dẫn đến sự dập tắt huỳnh<br />
quang trong phức Hg2L2. Sự phát xạ huỳnh quang của AMC, AMCCys, AMC-Hcy và AMC-GSH đều xuất phát từ các trạng thái kích<br />
thích electron ở mức cao (S2, S4) về trạng thái cơ bản S0. Đây là một<br />
trường hợp ngoại lệ của quy tắc Kasha.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Glutathione (GSH), Cysteine (Cys) và Homocysteine (Hcy) là<br />
là những hợp chất thiol, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh<br />
học. Mức độ bất thường của các biothiol có liên quan đến nhiều loại<br />
bệnh. Thủy ngân là một trong những chất gây ô nhiễm nguy hiểm và<br />
phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe con người. Vì vậy,<br />
việc xác định biothiol trong tế bào, hàm lượng thủy ngân trong các<br />
nguồn nước là rất quan trọng trong sự chẩn đoán sớm các bệnh liên<br />
quan, bảo vệ môi trường sống và hiện đang thu hút sự quan tâm của<br />
các nhà khoa học trong và ngoài nước.<br />
Có nhiều phương pháp đã được áp dụng phát hiện các<br />
biothiol và ion Hg(II) như phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao<br />
(HPLC), phương pháp phổ khối lượng (MS),…,và phương pháp<br />
huỳnh quang. Trong đó, phương pháp huỳnh quang có nhiều ưu điểm<br />
hơn, đó là không đòi hỏi thiết bị máy móc đắt tiền, dễ thực hiện, ít<br />
tốn kém, và áp dụng phân tích cho nhiều đối tượng, đặc biệt có thể<br />
phân tích các chất trong tế bào sống.<br />
Phương pháp huỳnh quang được Giáo sư Anthony W.<br />
Czarnik ở Đại học Quốc gia Ohio nghiên cứu và đề xuất cách tiếp<br />
cận mới trong lĩnh vực sensor quang học vào năm 1992. Với những<br />
ưu thế của phương pháp huỳnh quang, nên trong nhiều năm qua, các<br />
nghiên cứu về sensor huỳnh quang nhằm phát hiện các ion kim loại,<br />
anion, đặc biệt các phân tử sinh học luôn thu hút sự quan tâm của<br />
các nhà khoa học trong và ngoài nước với số lượng các sensor<br />
huỳnh quang mới được công bố ngày càng nhiều trên thế giới. Ở<br />
Việt Nam, việc nghiên cứu sensor huỳnh quang bắt đầu từ năm 2007<br />
bởi tác giả Dương Tuấn Quang.<br />
Để xác định các biothiol, các nghiên cứu đã thiết kế sensor<br />
huỳnh quang dựa trên các phản ứng đặc trưng của biothiol, phản ứng<br />
trao đổi phức (phức của chất huỳnh quang với ion Cu(II)…). Các<br />
nghiên cứu về sensor huỳnh quang phát hiện ion Hg(II) đã dựa trên<br />
các phản ứng đặc trưng của ion Hg(II) và dựa trên phản ứng tạo phức<br />
giữa ion Hg(II) với các phối tử -O, -N, -S trong vòng hoặc ở mạch hở.<br />
<br />
2<br />
Tuy nhiên, đa phần các sensor này vẫn tồn tại một số hạn chế như sử<br />
dụng một lượng lớn dung môi hữu cơ, giới hạn phát hiện còn cao, có<br />
bước sóng phát xạ ngắn gây ảnh hưởng đến tế bào, và phản ứng giữa<br />
sensor với chất phân tích xảy ra chậm. Hiện nay, các nhà khoa học trên<br />
thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thiết kế các sensor huỳnh quang có<br />
độ nhạy và độ chọn lọc cao để phát hiện các biothiol và ion Hg(II).<br />
Hiện nay, hoá tính toán đã trở thành công cụ quan trọng<br />
trong nghiên cứu hoá học nói chung và nghiên cứu sensor huỳnh<br />
quang nói riêng. Sự kết hợp hóa tính toán với nghiên cứu thực<br />
nghiệm là hướng nghiên cứu hiện đại. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất ít<br />
sensor huỳnh quang nghiên cứu theo hướng này được công bố.<br />
Trước những thực trạng trên, chúng tôi thực hiện đề tài:<br />
"Thiết kế, tổng hợp một số sensor huỳnh quang từ dẫn xuất của<br />
cyanine và coumarin để xác định biothiol và Hg(II) ".<br />
Những đóng góp mới của luận án:<br />
- Sensor L mới được thiết kế từ dẫn xuất cyanine đã được<br />
công bố, phát hiện chọn lọc ion Hg(II) dựa trên phản ứng tạo<br />
phức, hoạt động theo kiểu ON-OFF; phức chất của Hg(II) với L<br />
(Hg2 L2) phát hiện chọn lọc Cys dựa trên phản ứng trao đổi phức,<br />
hoạt động theo kiểu tắt-bật (OFF-ON). Giới hạn phát hiện và giới<br />
hạn định lượng ion Hg(II) bằng L tương ứng là 11,8 μg/L và 39,3<br />
μg/L hay 0,059 μM và 0,19 μM; giới hạn phát hiện và giới hạn<br />
định lượng Cys bằng Hg2 L2 tương ứng là 0,2 μM và 0,66 μM.<br />
- Sensor AMC mới được thiết kế từ dẫn xuất coumarin đã<br />
được công bố, phát hiện chọn lọc Cys dựa trên phản ứng cộng<br />
Michael, hoạt động theo kiểu dựa trên sự biến đổi tỷ lệ cường độ<br />
huỳnh quang ở hai bước sóng. Giới hạn phát hiện và giới hạn định<br />
lượng Cys được xác định tương ứng là 0,5 μM và 1,65 μM.<br />
- L và AMC được nghiên cứu bằng sự kết hợp linh hoạt<br />
nghiên cứu tính toán hóa lượng tử với nghiên cứu thực nghiệm.<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Tổng quan nghiên cứu về sensor huỳnh quang<br />
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sensor huỳnh quang<br />
<br />
23<br />
NHỮNG KẾT LUẬN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN<br />
1. Đã kết hợp linh hoạt giữa tính toán hóa học lượng tử và<br />
nghiên cứu thực nghiệm để nghiên cứu phát triển thành công hai<br />
sensor huỳnh quang mới là L và AMC. Sự kết hợp linh hoạt này đã<br />
giảm đáng kể khối lượng tính toán lý thuyết và thực nghiệm, tiết<br />
kiệm thời gian và chi phí hóa chất sử dụng, tăng khả năng thành<br />
công, làm sáng tỏ được bản chất các quá trình, tạo cơ sở khoa học<br />
cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
2. Các phản ứng tổng hợp sensor L và sensor AMC đã được<br />
nghiên cứu dự đoán từ tính toán và khẳng định từ kết quả tổng hợp<br />
thực nghiệm sau đó.<br />
3. Cấu trúc, đặc tính của sensor L và sensor AMC đã được<br />
xác định ở mức lý thuyết B3LYP/LanL2DZ với kết quả đáng<br />
tin cậy, thông qua kiểm tra, đối chiếu và khẳng định từ các kết<br />
quả thực nghiệm.<br />
4. (a). Sensor L có thể phát hiện chọn lọc ion Hg(II) trong sự<br />
có mặt các ion kim loại khác, hoạt động theo kiểu bật-tắt huỳnh<br />
quang. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng ion Hg(II) theo<br />
phương pháp trắc quang là 0,076 μM và 0,25 μM; theo phương pháp<br />
huỳnh quang là 0,059 μM và 0,19 μM. Phức Hg2L2 có thể phát hiện<br />
chọn lọc Cys trong sự hiện diện các amino acids không có nhóm<br />
thiol, hoạt động theo kiểu tắt-bật huỳnh quang. Giới hạn phát hiện và<br />
giới hạn định lượng Cys tương ứng là 0,2 μM và 0,66 μM. Sensor L<br />
phát hiện ion Hg(II) và phức Hg2L2 phát hiện Cys dựa trên phản ứng<br />
trao đổi phức giữa ion trung tâm Hg(II) với hai phối tử là L và Cys.<br />
(b). Sensor AMC có thể phát hiện chọn lọc các biothiol (Cys,<br />
GSH, Hcy) trong sự hiện diện các amino acids không có nhóm thiol,<br />
hoạt động dựa trên sự biến đổi tỉ lệ cường độ huỳnh quang ở hai bước<br />
sóng. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng Cys tương ứng là 0,5<br />
μM và 1,65 μM. Sensor AMC phản ứng với các biothiol (Cys, GSH,<br />
Hcy) theo cơ chế phản ứng AMC cộng Michael.<br />
<br />
22<br />
<br />
3<br />
<br />
Đối với AMC-Cys, các quá trình chuyển electron từ S1 về S0<br />
tại cấu hình REES1 và cấu hình REES2 là bị cấm. Trong khi đó, các quá<br />
trình chuyển electron từ S2 về S0 tại cấu hình REES1 và cấu hình REES2<br />
của AMC-Cys là xảy ra. Thêm vào đó, do cường độ dao động (f) của<br />
cả hai quá trình này là rất lớn, trong đó cường độ dao động (f) ở bước<br />
sóng 340,3 nm là 0,5122, lớn hơn ở bước sóng 324,5 nm là 0,3171;<br />
điều này dẫn đến cường độ huỳnh quang của AMC-Cys quan sát<br />
được trong thực nghiệm là rất mạnh, và ở bước sóng dài 340,3 nm là<br />
mạnh hơn nhiều so với ở bước sóng ngắn 324,5 nm. Ngoài ra, do quá<br />
trình chuyển electron từ S2 về S1 tại cấu hình REES1, với cấu hình S2<br />
tương ứng không phải là cấu hình có năng lượng cực tiểu, nên quá<br />
trình (6) ở Hình 3.48b ít chiếm ưu thế hơn so với quá trình (4) ở Hình<br />
3.48b. Đó có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến cường độ huỳnh<br />
quang ở bước sóng dài (340,3 nm) mạnh hơn rất nhiều so với ở bước<br />
sóng ngắn (324,5 nm) như quan sát trong thực nghiệm.<br />
Đối với AMC-Hcy và AMC-GSH (tương tự AMC-Cys).<br />
Như đã trình bày, kết quả nghiên cứu về hình học tối ưu các<br />
trạng thái kích thích của AMC, AMC-Cys, AMC-Hcy và AMCGSH cho thấy, đối với sensor AMC, có sự xoắn góc mạnh giữa tiểu<br />
phần coumarin và tiểu phần acryloxy tại cấu hình REES1 và REES2, điều<br />
này dẫn đến sự phá vỡ hệ thống electron π liên hợp giữa hai tiểu<br />
phần, kéo theo đó là mật độ electron giữa tiểu phần coumarin và tiểu<br />
phần acryloxy bị phân tách mạnh. Kết quả là có sự xen phủ rất ít giữa<br />
các MO trong các bước chuyển đổi electron ở trạng thái kích thích<br />
của sensor AMC. Ngược lại, tại REES2 của AMC-Cys, AMC-Hcy và<br />
AMC-GSH, tiểu phần coumarin và tiểu phần acryloxy nằm trong<br />
cùng một mặt phẳng. Đây là một yếu tố thuận lợi cho sự xen phủ<br />
giữa các MO trong các bước chuyển đổi trạng thái.<br />
Những phân tích ở trên cho thấy, sự phát huỳnh quang của<br />
sensor AMC và các sản phẩm cộng của nó với các biothiol không bắt<br />
nguồn từ trạng thái S1. Đây là một trường hợp ngoại lệ của quy tắc<br />
của Kasha.<br />
<br />
1.1.2. Nguyên lý hoạt động của sensor huỳnh quang<br />
1.1.3. Cấu tạo của sensor huỳnh quang<br />
1.1.4. Nguyên tắc thiết kế các sensor huỳnh quang<br />
1.2. Vai trò của các biothiol trong tế bào và phương pháp phát hiện<br />
1.2.1. Các biothiol và vai trò của chúng<br />
1.2.2. Phương pháp phát hiện các biothiol<br />
1.3. Nguồn ô nhiễm, độc tính, phương pháp phát hiện ion Hg(II)<br />
1.3.1. Nguồn ô nhiễm, độc tính của ion Hg(II)<br />
1.3.2. Phương pháp phát hiện ion Hg (II)<br />
1.4. Sensor huỳnh quang phát hiện các biothiol<br />
1.4.1. Dựa trên phản ứng tạo vòng với các aldehyde<br />
1.4.2. Dựa trên phản ứng cộng Michael<br />
1.4.3. Dựa trên phản ứng ghép nối peptide<br />
1.4.4. Dựa trên phản ứng sắp xếp lại nhóm thế ở nhân thơm<br />
1.4.5. Dựa trên phản ứng phân tách sulfonamide ester hoặc sulfonate<br />
ester bởi thiol<br />
1.4.6. Dựa trên phản ứng phân tách disulfides bởi thiol<br />
1.4.7. Dựa trên phản ứng hình thành và phân hủy phức<br />
1.4.8. Dựa trên các cơ chế khác<br />
1.5. Sensor huỳnh quang phát hiện ion Hg(II)<br />
1.5.1. Dựa trên các phản ứng tạo phức với ion Hg(II)<br />
1.5.2. Dựa trên các phản ứng đặc trưng của ion Hg(II)<br />
1.6. Sensor huỳnh quang phát hiện biothiol và ion Hg(II) dựa<br />
trên fluorophore là cyanine và coumarin<br />
1.7. Tổng quan ứng dụng hóa học tính toán trong nghiên cứu<br />
các sensor huỳnh quang<br />
CHƯƠNG 2<br />
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu thiết kế, tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng<br />
sensor huỳnh quang L từ dẫn xuất của cyanine để phát hiện chọn lọc<br />
các biothiol và ion Hg(II):<br />
<br />
4<br />
<br />
21<br />
<br />
+ Nghiên cứu lý thuyết về thiết kế, tổng hợp và đặc trưng của<br />
sensor L.<br />
+ Nghiên cứu thực nghiệm tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng<br />
của sensor L.<br />
+ Nghiên cứu lý thuyết về ứng dụng của sensor L phát hiện<br />
ion Hg(II).<br />
+ Nghiên cứu sử dụng phức (tạo bởi ion Hg(II) với sensor L)<br />
phát hiện các biothiol. Trong đó, nghiên cứu lý thuyết được tiến hành<br />
trước để định hướng cho việc nghiên cứu ứng dụng của phức tiếp theo.<br />
- Nghiên cứu thiết kế, tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng của<br />
sensor AMC từ dẫn xuất của coumarin để phát hiện chọn lọc<br />
các biothiol:<br />
+ Nghiên cứu lý thuyết về thiết kế, tổng hợp sensor AMC và<br />
phản ứng của sensor AMC với các biothiol.<br />
+ Nghiên cứu thực nghiệm về tổng hợp, đặc trưng và ứng<br />
dụng của sensor AMC.<br />
+ Nghiên cứu lý thuyết về đặc tính và ứng dụng của<br />
sensor AMC.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tính toán lý thuyết<br />
- Việc xác định cấu trúc hình học bền, năng lượng điểm đơn<br />
được thực hiện bằng phương pháp DFT tại B3LYP/LanL2DZ, sử<br />
dụng phần mềm Gaussian 03.<br />
- Các thông số năng lượng tương tác được hiệu chỉnh ZPE<br />
gồm biến thiên entanpi và biến thiên năng lượng tự do Gibbs của các<br />
phản ứng được tính toán dựa trên sự khác biệt giữa tổng năng lượng<br />
của các sản phẩm và tổng năng lượng các chất tham gia.<br />
- Tính toán trạng thái kích thích và các yếu tố phụ thuộc thời<br />
gian được thực hiện bởi phương pháp TD-DFT ở cùng mức lý thuyết.<br />
- Các phân tích AIM và NBO được tiến hành ở cùng mức lý<br />
thuyết B3LYP/LanL2DZ.<br />
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm<br />
<br />
quang của AMC là nhỏ như quan sát được trong thực nghiệm. Ngoài<br />
ra, do quá trình kích thích từ S0→S1 (quá trình (1) ở Hình 3.48a) có<br />
cường độ dao động lớn hơn nhiều so với quá trình kích thích từ<br />
S0→S2 (quá trình (2) ở Hình 3.48a), nên quá trình chuyển electron từ<br />
S1 về S0 (quá trình (3) ở Hình 3.48a) sẽ chiếm ưu thế hơn từ S2 về S0<br />
(quá trình (4) ở Hình 3.48a). Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến<br />
cường độ huỳnh quang ở bước sóng dài (469,5 nm) mạnh hơn cường<br />
độ huỳnh quang ở bước sóng ngắn (417,4 nm) như quan sát trong<br />
thực nghiệm.<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
(c)<br />
<br />
(d)<br />
<br />
Hình 3.48. Giản đồ năng lượng các quá trình kích thích và giải phóng<br />
năng lượng kích thích tại hình học bền ở trạng thái cơ bản (RGS) và trạng thái kích<br />
thích electron (REES1, REES2,...) ở mức lý thuyết B3LYP/LanL2DZ: (a) AMC;<br />
(b) AMC-Cys; (c) AMC-Hcy; (d) AMC-GSH<br />
<br />
20<br />
<br />
5<br />
<br />
3.2.3.2. Nghiên cứu lý thuyết phổ kích thích và phổ huỳnh quang<br />
a. Nghiên cứu lý thuyết phổ kích thích<br />
Từ kết quả tính toán cho thấy, trong sensor AMC, bước<br />
chuyển electron singlet từ trạng thái cơ bản S0 lên trạng thái kích<br />
thích S1 là bước chuyển chính, với cường độ dao động (f) lớn nhất là<br />
0,5348, tại bước sóng 320,9 nm. Bước chuyển trạng thái S0→S1 chủ<br />
yếu là do sự đóng góp của bước chuyển electron từ HOMO→LUMO,<br />
với tỷ lệ đóng góp lên đến 96,21%. Bên cạnh đó, sự xen phủ giữa<br />
HOMO và LUMO là rất lớn, điều này cho thấy việc chuyển electron<br />
từ HOMO sang LUMO là thuận lợi. Các bước chuyển trạng thái khác<br />
đều có cường độ dao động (f) nhỏ không đáng kể.<br />
Trong khi đó, với AMC-Cys, AMC-Hcy, và AMC-GSH, số<br />
liệu tính toán cho thấy, bước chuyển electron singlet từ trạng thái cơ<br />
bản S0 lên trạng thái kích thích S2 là bước chuyển chính, với cường<br />
độ dao động (f) lần lượt là 0,3723; 0,3694 và 0,3801 (lớn hơn rất<br />
nhiều so với các bước chuyển khác), tại các bước sóng tương ứng là<br />
300,6; 300,4 và 300,7 nm. Trong các bước chuyển trạng thái này,<br />
bước chuyển electron từ HOMO-1→LUMO là bước chuyển chính,<br />
với tỷ lệ đóng góp tương ứng là 89,17; 89,05 và 89,24%. Mặt khác,<br />
sự xen phủ giữa HOMO-1 và LUMO là rất lớn, nên việc chuyển<br />
electron từ HOMO-1 lên LUMO là thuận lợi. Các bước chuyển trạng<br />
thái khác đều có cường độ dao động (f) nhỏ không đáng kể.<br />
Kết quả phân tích các MO biên cũng cho thấy, không có sự<br />
xen phủ giữa HOMO và HOMO-1. Do đó, trong AMC, AMC-Cys,<br />
AMC-Hcy và AMC-GSH không xảy ra quá trình PET từ HOMO đến<br />
HOMO-1. Kết quả, các chất AMC, AMC-Cys, AMC-Hcy và AMCGSH đều phát huỳnh quang như trình bày ở thực nghiệm.<br />
b. Nghiên cứu lý thuyết phổ huỳnh quang<br />
Đối với sensor AMC, tại cấu hình REES1, các quá trình<br />
chuyển electron từ S1 và S2 về S0 là bị cấm. Tại cấu hình REES2, các<br />
quá trình chuyển electron từ S1 và S2 về S0 là xảy ra. Thêm vào đó,<br />
do cường độ dao động (f) của cả hai quá trình (3) và (4) ở trên là lớn<br />
không đáng kể (0,0137 và 0,0152), điều này dẫn đến cường độ huỳnh<br />
<br />
- Đặc trưng cấu trúc của các chất được khẳng định bởi các<br />
phổ 1H -NMR, phổ 13C- NMR, phổ khối MS.<br />
- Đặc tính, ứng dụng của các sensor được thực hiện bởi<br />
phương pháp quang phổ huỳnh quang và UV-Vis.<br />
- Các điều kiện tổng hợp các sensor đã được nghiên cứu dựa<br />
trên kết quả dự đoán từ tính toán lý thuyết và kết quả thực nghiệm<br />
công bố trước đây về các phản ứng tương tự [2], [3], [29]. Quy trình<br />
tổng hợp các sensor được tóm tắt như sau:<br />
a. Tổng hợp sensor L<br />
* Tổng hợp CBZT<br />
2-methylbenzothiazole (3,0 g, 0,02 mol) và acid bromoacetic<br />
(4,18 g, 0,03 mol) được hòa tan trong 50 mL ethanol tuyệt đối. Hỗn<br />
hợp phản ứng được đun hồi lưu trong 8 giờ. Sau đó để nguội đến<br />
nhiệt độ phòng và thu được kết tủa. Rửa sạch kết tủa nhiều lần với<br />
ethanol trong môi trường kiềm, sau đó làm khô thu được chất rắn<br />
CBTZ (khoảng 4,0 g với hiệu suất 75%).<br />
* Tổng hợp sensor L<br />
CBTZ<br />
(290mg,1mmol)<br />
và<br />
4-diethylamino-2hydroxybenzaldehyde (190 mg, 1 mmol) được hòa tan trong 30 mL<br />
ethanol tuyệt đối. Thêm 1 giọt piperidine, dung dịch phản ứng<br />
chuyển sang màu đỏ. Đun hồi lưu hỗn hợp phản ứng trong 10 giờ,<br />
sau đó làm nguôi đến nhiệt độ phòng. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch nhiều<br />
lần bởi diethyl ether và sau đó làm khô thu được sản phẩm L (khoảng<br />
3,0 g, với hiệu suất khoảng 38%).<br />
b. Tổng hợp AMC<br />
Hòa tan 4-methyl-7-hydroxylcoumarin (1,7 g, 9,4 mmol) và<br />
Et3N (7,9 mL, 56,4 mmol) trong CH2Cl2 (20 mL), thêm một lượng<br />
nhỏ chất xúc tác 4-dimethylaminopyridine, thu được dung dịch. Làm<br />
lạnh và giữ dung dịch phản ứng ở nhiệt độ 0 oC. Thêm từ từ (trong<br />
khoảng thời gian 1 giờ) vào dung dịch phản ứng từng giọt dung dịch<br />
acryloyl chloride (1,9 mL, 23,5 mmol) trong CH2Cl2 (20 mL). Sau<br />
đó, khuấy dung dịch phản ứng 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Thêm nước<br />
vào dung dịch thu được để hòa tan các muối amine. Tiếp tục rửa sạch<br />
pha hữu cơ thu được bằng nước, sau đó làm khô pha hữu cơ bằng<br />
<br />