Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông
lượt xem 6
download
Luận án "Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông" có bố cục gồm 4 chương. Trong đó, chương 1 trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, chương 2 phân tích đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc, chương 3 phân tích đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện giao tiếp xã hội, chương 4 làm rõ thái độ ngôn ngữ của xã hội đối với sự lựa chọn ngôn ngữ giới trẻ. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- ĐỖ THÙY TRANG NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ QUA PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG C u n n n N n n ữ ọc Mã số 62 22 02 40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HUẾ - 2018
- Công trình được hoàn thành tại: Trƣờn Đại ọc K oa ọc - Đại ọc Huế Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. N u ễn T ị Bạc N ạn 2. TS. N u ễn Tƣ Sơn Phản biện 1: ……………………………………………….. Phản biện 2: ……………………………………………….. Phản biện 3: ……………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại Thành phố Huế. Vào hồi ………giờ……. ngày… tháng….. năm …. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia.
- MỞ ĐẦU 1. Lý do c ọn đề t i 1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Cùng với sự biến đổi của xã hội, ngôn ngữ không ngừng biến đổi theo để có thể hoàn thành sứ mệnh của mình. Điều này đặt ra đòi hỏi đối với người nghiên cứu ngôn ngữ là cần kịp thời nghiên cứu những xu hướng phát triển mới của ngôn ngữ nhằm phục vụ công tác dự báo, định hướng, chuẩn hóa và giáo dục ngôn ngữ phù hợp với từng giai đoạn. 2. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, tiếng Việt đang có biến đổi sâu sắc, tạo ra nhiều phương ngữ xã hội khác nhau cùng hoạt động. Trong đó, ngôn ngữ giới trẻ là một kiểu phương ngữ xã hội nổi bật, thổi luồng mới lạ vào đời sống tiếng Việt, tạo ra nhiều luồng dư luận khen chê trái chiều. 3. Truyền thông đại chúng có dấu ấn đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có ngôn ngữ. Truyền thông cũng là địa hạt thể hiện những xu hướng sử dụng tiếng Việt mới mẻ, khác lạ một cách nhanh chóng, cập nhật. Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông” nhằm nghiên cứu phương ngữ xã hội giới trẻ của tiếng Việt hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn về phương ngữ xã hội, góp phần vào công cuộc chuẩn hóa và giáo dục ngôn ngữ trong giai đoạn mới. 2. Mục đíc n i n cứu Về phương diện lý luận, luận án nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ trong mối tương quan với Ngôn ngữ học xã hội, đặc biệt là phương ngữ xã hội và truyền thông đại chúng, vấn đề lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Qua đó, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về phương ngữ xã hội nói chung và phương ngữ xã hội giới trẻ nói riêng. Về phương diện thực tiễn, luận án hướng đến việc nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ trong cảnh huống ngôn ngữ của tiếng Việt hiện đại, góp phần phục vụ cho công cuộc chuẩn hóa tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong thời đại mới. 3. Nhiệm vụ n i n cứu - Khảo sát các biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông. - Mô tả, phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện 1
- cấu trúc và giao tiếp xã hội. - Điều tra, phân tích thái độ ngôn ngữ của xã hội đối với việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. Phân tích mối tương quan giữa các nhân tố xã hội với thái độ ngôn ngữ. - Đề xuất những giải pháp về sử dụng và đánh giá hiện tượng ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt hiện nay. 4. Đối tƣợn v p ạm vi n i n cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: - Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Các hình thức thể hiện tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt: chêm xen tiếng Anh, tiếng lóng giới trẻ và kết cấu mới lạ giới trẻ. - Phạm vi khảo sát: báo mạng điện tử tiếng Việt dành cho giới trẻ: Hoa Học trò, Sinh viên Việt Nam, Thế giới trẻ, YanNews, Kênh14, Zing.vn... 5. P ƣơn p áp n i n cứu - Phương pháp thu thập ngữ liệu. - Phương pháp miêu tả ngôn ngữ. - Phương pháp điều tra ngôn ngữ học. - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu bằng SPSS. 6. Đón óp của luận án Về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ lý thuyết về phương ngữ xã hội và những vấn đề có liên quan. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt, góp phần phục vụ cho công tác chuẩn hóa, công tác giáo dục ngôn ngữ trong bối cảnh mới. 7. Bố cục của luận án Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc Chương 3. Đặc điểm ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện giao tiếp xã hội Chương 4. Thái độ ngôn ngữ của xã hội đối với sự lựa chọn ngôn ngữ giới trẻ 2
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổn quan tìn ìn n i n cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trên thế giới Các công trình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trên thế giới tập trung ở hai vấn đề: (1) Hiện tượng sử dụng tiếng lóng giới trẻ; (2) Chêm xen tiếng Anh vào một ngôn ngữ bản địa. (1) Về tiếng lóng giới trẻ: Kansas university slang: A new generation của Dundes (1963), Hudson trong The language of the teenage revolution: the dictionary defeated (1983), The latest youth slang của Thorne (2007)… Word-up: A lexicon and guide to communication in the 21st century của McCrindle (2011). Các nghiên cứu khẳng định tiếng lóng giới trẻ là hiện tượng ngôn ngữ lệch chuẩn, có tính phổ quát trong nhiều ngôn ngữ, làm thành một cuộc cách mạng ngôn ngữ. (2) Hiện tượng chêm xen tiếng Anh vào các ngôn ngữ bản địa: tiếng Anh và tiếng Nga trong The influence of the English language on the Russian youth slang của Derkach (2016), tiếng Anh và ngôn ngữ giới trẻ Trung Quốc trong The effects of the English language on the cultural identity of Chinese university students của Seppala (2011), Language contact and English borrowings in a Vietnamese magazine for teenagers của Nguyễn Thúy Nga, Đại học Queensland, Úc. Những công trình này khẳng định sự ảnh hưởng của tiếng Anh đến ngôn ngữ bản địa, đặc biệt diễn ra mạnh mẽ ở ngôn ngữ giới trẻ. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trong nước Ở Việt Nam, các công trình Ngôn ngữ học xã hội có ý nghĩa lí luận: Ngôn ngữ học xã hội của Nguyễn Văn Khang (1999), Tiếng lóng Việt Nam (2001), Từ ngoại lai trong tiếng Việt (2007)… đã cung cấp cơ sở lí luận và gợi mở vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ. Các công trình nghiên cứu biến thể ngôn ngữ dưới tác động của nhân tố xã hội như Ngôn từ, giới, nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt" của Lương Văn Hy (2000), Một số vấn đề về phương ngữ xã hội của Trần Thị Ngọc Lang (2005), Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay (2014) của Trịnh Cẩm Lan… Các bài viết đề cập đến một số đặc điểm, một số hình thức thể hiện cụ thể của biến thể ngôn ngữ giới trẻ: Về cách nói lợi dụng yếu tố đồng 3
- âm trong giao tiếp thường ngày của giới trẻ hiện nay của Phạm Thị Hòa (2002), Một số cách viết tắt của học sinh phổ thông hiện nay của Lê Thị Thuỳ Vinh (2005), Tiếng lóng của sinh viên, học sinh Tp Hồ Chí Minh Trần Thị Ngọc Lang (2005), Ngôn ngữ teen trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay của Đặng Thị Diệu Trang (2015)…Đặc biệt là những nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiệp (2014) Một số vấn đề mới trong phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”… Các nghiên cứu ở Việt Nam đi đến khẳng định có xuất hiện những hình thức ngôn ngữ phi chuẩn của giới trẻ trong tiếng Việt hiện nay cần được nghiên cứu. 1.2 Cơ sở lí luận 1.2.1 Phương ngữ xã hội Phương ngữ xã hội là các biến thể ngôn ngữ theo nhóm xã hội trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, dưới tác động của các biến xã hội như: tuổi tác, giai tầng, trình độ học vấn, nghề nghiệp, văn hóa… Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm này để nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ như là một phương ngữ xã hội của nhóm giới trẻ trong tiếng Việt. * Biến thể ngôn ngữ, chuẩn và phi chuẩn Biến thể ngôn ngữ, biến thể chuẩn và biến thể phi chuẩn là sự khu biệt ngôn ngữ dưới tác động của xã hội. Biến thể ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ học xã hội, bao gồm các hình thức biểu hiện như: phương ngữ, phong cách nói năng, từ, âm vị… Biến thể có khả năng biểu hiện ý nghĩa, phân biệt chức năng xã hội, là hình thức ngôn ngữ có sự phân bố xã hội. Chuẩn ngôn ngữ là những chuẩn mực được cộng đồng xã hội chấp nhận, phù hợp với quy luật nội tại của ngôn ngữ. Trái với chuẩn là phi chuẩn, lệch chuẩn. Nhưng lệch chuẩn không có nghĩa là sai. Sự phát triển của ngôn ngữ có thể biến đổi các hiện tượng lệch chuẩn trở thành chuẩn mực sau một thời gian sử dụng. Ngôn ngữ giới trẻ được luận án nghiên cứu như là một biến thể phi chuẩn trong tiếng Việt. * Cộng đồng giao tiếp Cộng đồng giao tiếp là cộng đồng xã hội dân cư sử dụng chung một ngôn ngữ hoặc một số hình thức ngôn ngữ nhất định. Từ góc độ Ngôn ngữ học xã hội, cộng đồng giao tiếp là tập hợp những người có cùng một số đặc tính xã hội học thống nhất như nhóm xã hội, tuổi tác, tôn giáo, đoàn thể chính trị, tầng lớp xã hội. * Tiếng lóng Tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội, gắn liền với một nhóm xã 4
- hội cụ thể, do nhóm xã hội đó tạo ra và sử dụng; thể hiện rõ nét bản sắc của nhóm xã hội đó. Tiếng lóng có phạm vi sử dụng hạn chế, phi chính thức. Tiếng lóng mang tính chất lâm thời, xuất hiện nhanh chóng và thay đổi, có thể mất đi cũng nhanh chóng. Tính nội bộ nhóm là đặc trưng của tiếng lóng. * Ngôn ngữ giới trẻ là phương ngữ xã hội của nhóm xã hội thanh niên trong tiếng Việt với những biểu hiện đặc thù. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là miêu tả những hình thức nổi bật của phương ngữ xã hội này. 1.2.2 Truyền thông và vấn đề lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ * Phương tiện truyền thông và báo mạng điện tử Truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông tin giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết, thay đổi nhận thức. Để thực hiện truyền thông, con người cần các phương tiện truyền thông, tức là sử dụng những phương tiện tự nhiên và nhân tạo để diễn tả và chuyển tải thông điệp. Truyền thông đại chúng có các loại hình cơ bản là: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, quan hệ công chúng. Truyền thông đại chúng thế kỷ XX có sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện nhờ các bước tiến về công nghệ. Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông công nghệ mới với sản phẩm là văn bản đa phương thức, có phương tiện biểu đạt đa dạng: ngôn ngữ ngữ nói, ngôn ngữ viết, hình ảnh, âm thanh… Phương thức chuyển tải trực tiếp, đảm bảo tính nhanh nhạy, thời sự, cập nhật, tương tác đa chiều với bạn đọc. * Vấn đề lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ Lựa chọn ngôn ngữ được làm rõ với các cơ chế như sau: - Chuyển mã: sử dụng luân phiên hai hoặc nhiều ngôn ngữ/ phương ngữ trong cùng một lời nói hoặc cùng một cuộc trò chuyện, trong đó các ngôn ngữ đều có vai trò, tư cách bình đẳng. - Trộn mã: sử dụng một mã ngôn ngữ để giao tiếp, chêm xen thêm một số yếu tố của một mã ngôn ngữ khác. Mã chêm xen chỉ có số lượng ít, chiếm thế yếu, chịu áp lực của ngôn ngữ chính. - Vay mượn: là kết quả của quá trình chuyển mã và trộn mã, các yếu tố ngoại lai sau khi được chuyển mã và trộn mã được đồng hóa bởi ngôn ngữ bản địa, trở thành một bộ phận của ngôn ngữ bản địa. Các hiện tượng chuyển mã, trộn mã, vay mượn có đường ranh giới tinh tế, là những điểm trên một đường liên tục của quá trình tiếp xúc, giao thoa ngôn ngữ. 5
- * Thái độ ngôn ngữ Thái độ ngôn ngữ là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ hoặc một hiện tượng ngôn ngữ. Sự hình thành thái độ ngôn ngữ là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố xã hội như: địa vị xã hội, bối cảnh văn hóa, quan hệ xã hội, tuổi tác, giới, nhóm xã hội, trình độ văn hóa… * Cảnh huống ngôn ngữ và cảnh huống tiếng Việt hiện nay Cảnh huống ngôn ngữ là tình hình tồn tại và hành chức của các ngôn ngữ hoặc các hình thức của ngôn ngữ trong phạm vi cộng đồng xã hội hay lãnh thổ. Cảnh huống ngôn ngữ Việt Nam hiện nay có những đặc điểm: thay đổi mạnh mẽ theo bối cảnh toàn cầu hóa, đô thị hóa và số hóa, tạo ra một tiếng Việt hiện đại, phát triển năng động, đầy sức sống, xuất hiện nhiều phương ngữ xã hội mới của nhiều nhóm xã hội phản ánh lối sống và tư duy trong thời đại mới, đặt ra những yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn trong công cuộc chuẩn hóa tiếng Việt. 1.2.3 Giới trẻ và bối cảnh bản sắc văn hóa giới trẻ * Khái niệm giới trẻ: Giới trẻ là những người thuộc tầng lớp thanh niên trong xã hội, trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi với những đặc điểm chung về tâm sinh lí lứa tuổi như: năng động, sáng tạo, táo bạo, thích khám phá, cách tân… * Bối cảnh bản sắc văn hóa giới trẻ hiện nay: Cộng đồng giới trẻ có bản sắc văn hóa nhóm độc đáo, khác biệt với các nhóm xã hội khác, thể hiện ở quan điểm sống, thị hiếu và nhu cầu thẩm mỹ, dẫn đầu nhiều xu thế và trào lưu của xã hội, trong đó có việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. 1.2.4 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ * Khái niệm giao tiếp: là quá trình trao đổi thông tin giữa con người với con người bằng phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ, nhằm thể hiện bản thân, thiết lập, duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội. * Mô hình giao tiếp: Hoạt động giao tiếp là một quá trình do nhiều nhân tố hợp thành. Mô hình giao tiếp khái quát hóa các nhân tố cấu thành và mối quan hệ giữa chúng để tạo thành một cuộc giao tiếp: người nói, người nghe (nhân vật giao tiếp), mã (phương tiện giao tiếp), thông điệp (nội dung giao tiếp), hoàn cảnh giao tiếp và mục đích (động cơ giao tiếp). * Tiểu kết c ƣơn 1: Chương 1 luận án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá về các công 6
- trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, phân tích những khái niệm cơ bản và cốt lõi nhất của phương ngữ xã hội cũng như một số vấn đề liên quan đến truyền thông, báo mạng điện tử, giới trẻ, bản sắc văn hóa giới trẻ và hoạt động giao tiếp phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giới trẻ của luận án. CHƢƠNG 2 – ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC 2.1 Đặt vấn đề Trong chương này, chúng tôi miêu tả các đặc điểm nổi bật, tiêu biểu nhất của ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc trên cơ sở số liệu thu thập được qua 1000 bài báo mạng điện tử dành cho giới trẻ. 2.2 Tổn quát sự t ể iện n n n ữ iới trẻ qua báo mạn điện tử Bảng 2.1 Số lượng các hình thức thể hiện của ngôn ngữ giới trẻ Các hình Số thức thể Ví dụ Ngữ liệu lượng hiện Chêm xen 654 Teen, like, clip, - Cả hai đều chọn cho mình tiếng Anh showbiz, hotgirl, set đồ thoải mái mix cùng web, chat, event, giày thể thao năng động, dancesport… backpack và snapback cá tính. Tiếng 150 Gấu bông, gà - Mùa lễ hội đang đến gần lóng giới cưng, gạch đá, soái nhưng bệnh viêm màng túi trẻ ca, thánh, viêm của bạn lại tái phát trầm màng túi… trọng. Kết cấu 97 Ảo tưởng sức - Tuyển tập những bức ảnh mới lạ mạnh, bá đạo đếm kỉ yếu bá đạo đếm không giới trẻ không hết gạo, … hết gạo. 2.3 Đặc điểm của một số ìn t ức t ể iện n n n ữ iới trẻ 2.3.1 Đặc điểm hiện tượng chêm xen tiếng Anh Chêm xen tiếng Anh là việc giới trẻ sử dụng những đơn vị ngoại lai có gốc tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt. Hiện tượng này có số lượng lớn, trong 1000 bài báo có 654 đơn vị với 5412 lần xuất hiện, trung bình 7
- mỗi bài có 5,412 lượt. Tỉ lệ này cao gấp 5.3 lần trên báo Nhân Dân và Lao Động điện tử. 2.3.1.1 Đặc điểm ngữ âm: từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trong ngôn ngữ giới trẻ ở cả hai dạng: viết đúng theo hình thức chuẩn tiếng Anh (hot, clip, showbiz, cool…) và viết theo cách phỏng âm của người Việt (kul, xì tin, xì căng đan...) Trong đó, hình thức chuẩn chiếm tỉ lệ tuyệt đối, 95.4%, hình thức phỏng âm chỉ chiếm 4.6%. Giới trẻ cũng biến hóa ngữ âm tiếng Anh thành những hình thức mới lạ: viết tắt, số hóa, phỏng âm (4u, 2hand, pro5, FA…) Phỏng âm, biến âm là đặc điểm tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ, lạ hóa hình thức chữ viết các đơn vị tiếng Anh trong tiếng Việt. 2.3.1.2 Đặc điểm ngữ pháp Về mặt cấu tạo, từ là đơn vị tiếng Anh được chêm xen chủ yếu, (chiếm 78.8%), cụm từ chỉ chiếm 19.6% và câu rất hiếm (1.7%). Đối với cụm từ, xuất hiện hiện tượng Việt hóa trật tự từ (topic hot, game online, group chat...) cụm từ tiếng Anh trong lời nói tiếng Việt. Về từ loại, danh từ - cụm danh từ được giới trẻ sử dụng chêm xen nhiều nhất (72.9%), động từ/cụm động từ chiếm 14.8%, tính từ/cụm tính từ chiếm 11.7% và các từ loại khác chỉ chiếm 0.6%. Xu hướng các từ tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ giới trẻ là danh từ. Đặc biệt, trong ngôn ngữ giới trẻ, đặc điểm từ loại của từ tiếng Anh có sự biến đổi. Chuyển di ý nghĩa từ loại là hiện tượng thường gặp trong ngôn ngữ giới trẻ. 2.3.1.3 Đặc điểm ngữ nghĩa Về trường nghĩa, từ ngữ tiếng Anh có sự phân bố khác biệt theo từng trường nghĩa chúng tôi khảo sát. Chuyên mục Số lượng Tần số Tỉ lệ (tần số/bài) Chính trị xã hội 97 243 1.22 Giáo dục 182 591 2.96 Văn hóa giải trí 440 1430 7.15 Đời sống giới trẻ 406 1551 7.76 Công nghệ 305 1597 7.99 Trong đó, có 32.1% từ ngữ chỉ ý nghĩa chỉ công nghệ, 27.5% từ ngữ thuộc trường nghĩa văn hóa giải trí, chỉ tính riêng ý nghĩa chỉ trang phục, thời trang đã có 11.9% số lượng đơn vị từ ngữ tiếng Anh. Về ý nghĩa, các đơn vị tiếng Anh chêm xen có ý nghĩa liên quan đến khái niệm, thuật ngữ thường được bảo lưu nghĩa gốc, còn những từ có ý nghĩa miêu tả thường có sự biến động theo hướng thu hẹp hoặc mở rộng 8
- nghĩa gốc: sexy, hot, style… * Ngôn ngữ giới trẻ sử dụng chêm xen từ ngữ tiếng Anh với số lượng lớn, tần suất xuất hiện cao theo xu hướng chung trên toàn thế giới. Đặc biệt, khi đi vào ngôn ngữ giới trẻ, các đơn vị tiếng Anh có sự biến đổi về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa đa dạng, tạo ra sự khác biệt của biến thể ngôn ngữ giới trẻ. 2.3.2 Đặc điểm tiếng lóng giới trẻ 2.3.2.1 Đặc điểm ngữ âm – cấu tạo Tiếng lóng giới trẻ được tạo ra bằng ba cách thức cơ bản là: vay mượn từ nước ngoài (@, xxx, soái ca…) chiếm 9.3%, sáng tạo mới (phượt, quẩy, bựa, xõa, ngáo…) chiếm 7.3% và biến đổi những đơn vị có sẵn của tiếng Việt (dế, gạch đá, gấu, bồ kết…), 83.3%. Giới trẻ đã biến đổi hình thức ngữ âm bằng cách biến đổi một phần âm tiết, chơi chữ đồng âm, nói lái, tỉnh lược (bình loạn, cá kiếm, tỉnh tò, nghía…); biến đổi ngữ nghĩa bằng cách cấp thêm nghĩa mới hoặc thu hẹp nghĩa gốc, thay đổi phạm vi sử dụng của từ (dế, sao, vệ tinh, bá đạo, khủng, tín đồ…). Như vậy, biến đổi những đơn vị có sẵn của tiếng Việt là con đường tạo từ lóng chủ yếu của ngôn ngữ giới trẻ, tạo ra những từ lóng có hình thức ngữ âm quen thuộc nhưng ý nghĩa mới mẻ, chưa có trong tiếng Việt toàn dân. 2.3.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa Đặc điểm nổi bật của tiếng lóng giới trẻ là tính đa nghĩa. Thứ nhất là hiện tượng đa nghĩa do nghĩa gốc và nghĩa lóng tạo nên: dế, nai, gấu, sao, vệ tinh, gạch đá…chiếm 90%. Đây là kiểu nghĩa lóng chồng lên nghĩa gốc, tạo ra những từ lóng mới trên cơ sở từ gốc tiếng Việt. Thứ hai là hiện tượng đa nghĩa lóng: trâu, nóng, hàng, bão, gà, chảnh,… chiếm 6%. Không tính nghĩa gốc, những từ này có nhiều nghĩa lóng khác nhau. Điểm chung của chúng là thiết lập quan hệ liên tưởng dựa trên nét tương đồng với nghĩa gốc bằng các cách thức chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ. “5 mẹo để núi đôi "màn hình phẳng" trông nữ tính hơn.” Vui tươi, hài hước, dí dỏm là ý nghĩa biểu thái chung của tiếng lóng giới trẻ. Tiếng lóng giới trẻ không mang tính bí mật, giấu giếm như quan niệm thường thấy về tiếng lóng. Tính nội bộ nhóm thể hiện màu sắc hài hước, dí dỏm, nhí nhảnh của ngôn ngữ giới trẻ. Tiếng lóng giới trẻ có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với tiếng lóng của các tầng lớp xã hội khác. So sánh với Từ điển Tiếng lóng Việt Nam (2001) của Nguyễn Văn Khang, chúng tôi nhận thấy tiếng lóng 9
- giới trẻ có sự khác biệt về ý nghĩa với các từ lóng trong Từ điển với những phương thức cấu tạo mới chưa có ở thời điểm tác giả làm từ điển. * Tiếng lóng là biểu hiện nổi bật của ngôn ngữ giới trẻ. Với các đặc điểm khác biệt về phương thức cấu tạo, ý nghĩa biểu hiện và ý nghĩa biểu thái, tiếng lóng tạo nên màu sắc trẻ trung, hài hước, dí dỏm đặc trưng cho cộng đồng giao tiếp giới trẻ. 2.3.3 Đặc điểm kết cấu mới lạ giới trẻ Kết cấu mới lạ là một hình thức biểu hiện độc đáo của ngôn ngữ giới trẻ. Về cấu tạo, chúng là cụm từ, được tổ hợp từ các từ theo một quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp nhất định, nằm trong giới hạn một câu, đảm nhiệm chức năng một thành phần cú pháp trong câu. Ngôn ngữ giới trẻ có những kết cấu có quy tắc tổ chức và quan hệ kết hợp mới lạ, mang giá trị biểu đạt mới, thể hiện tính đặc sắc của biến thể ngôn ngữ giới trẻ. 2.3.3.1 Đặc điểm ngữ âm – cấu tạo Kết cấu mới lạ của giới trẻ được tạo ra bằng nhiều phương thức khác nhau: hiệp vần (46.4%), cải biên (12.4%), vay mượn (11.3%), sáng tạo mới (29.9%). Tương ứng với mỗi phương thức, kết cấu mới lạ có những đặc điểm cấu tạo khác nhau. Phương thức hiệp vần được giới trẻ sử dụng chủ yếu để tạo ra kết cấu mới lạ, gồm 2 kiểu: (1) hiệp vần trên cơ sở logic về nghĩa (nhỏ mà có võ, hiện đại hại điện …), (2) hiệp vần không có quan hệ về nghĩa (chán như con gián, sành điệu củ kiệu…). Đặc điểm ngữ âm chung là tính hài hòa, uyển chuyển, nhịp nhàng, cân đối. Do ít bị ràng buộc về logic ngữ nghĩa, nên kết cấu mới lạ hiệp vần có tính lỏng lẻo, năng sản, dễ dàng được thay đổi để tạo thành nhiều biến dị cùng tồn tại: chất nhất quả đất, chất phát ngất, chất hết nấc… Phương thức cải biên tạo ra những kết cấu mới lạ được biến đổi từ thành ngữ truyền thống: anh hùng bàn phím, chân dài não ngắn, mạng ảo tù thật… Kết cấu cải biên có tính gần gũi, quen thuộc của những yếu tố cũ đồng thời lại bất ngờ, mới mẻ do yếu tố mới mang lại, thể hiện sự kế thừa và sáng tạo ngôn ngữ mới lạ của giới trẻ. Phương thức vay mượn sử dụng tên gọi của các sự kiện điện ảnh, âm nhạc, giải trí nổi bật trên phương tiện truyền thông như là một đơn vị mới của ngôn ngữ giới trẻ: xách ba lô lên và đi, bỗng dưng muốn khóc… Trong ngôn ngữ giới trẻ, chúng không còn tư cách danh từ riêng với chức năng định danh mà trở thành cụm từ có chức năng miêu tả với nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau. 10
- Phương thức sáng tạo mới cũng là con đường tạo kết cấu cố định phổ biến của giới trẻ, với đặc điểm nổi bật là tính đối xứng về cấu tạo: ảo tưởng sức mạnh, trai xinh gái đẹp, yêu cuồng sống vội… 2.3.3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa - Tính thành ngữ: kết cấu mới lạ giới trẻ có tính cố định hóa và chặt chẽ tương đối nên ít nhiều có tính thành ngữ theo các mức độ khác nhau. Ý nghĩa của chúng gồm nhiều tầng nghĩa xếp chồng lên nhau, làm thành một chỉnh thể. - Tính biểu trưng: Thể hiện sự khái quát hóa và trừu tượng hóa những hình ảnh riêng lẻ, gắn liền với những nét nghĩa cố định: chân dài não ngắn, chân dài đại gia… Có những kết cấu đạt giá trị hình tượng cao, có tư cách thành ngữ: hồng nhan bạc tỉ, anh hùng bàn phím, phi công trẻ lái máy bay bà già… - Tính dân tộc và tính thời đại: Kết cấu cố định sử dụng những chất liệu quen thuộc của tiếng Việt nên mang tính gần gũi, thân thuộc với văn hóa Việt Nam, lại hòa trộn với những hiện tượng, nhận thức mới của thời đại: anh hùng bàn phím, bó tay chấm com, long lanh như sao Hàn… - Ý nghĩa biểu thái tiêu cực là chủ đạo, gắn liền với thái độ mỉa mai, châm biếm, chế giễu. * Tiểu kết c ƣơn 2 Biến thể ngôn ngữ giới trẻ có sự thể hiện rất đa dạng, phong phú với 3 hình thức: chêm xen tiếng Anh, sử dụng tiếng lóng và kết cấu mới lạ. Bằng việc phân tích các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của các hình thức này, chúng tôi đã miêu tả ngôn ngữ giới trẻ từ bình diện cấu trúc hệ thống, qua đó xác lập những đặc trưng nổi bật nhất của ngôn ngữ giới trẻ. Như vậy, có thể nói ngôn ngữ giới trẻ không phải là một hiện tượng dị thường, đột biến trong tiếng Việt mà chúng đã thể hiện sự kế thừa và cách tân, sáng tạo của giới trẻ trên hành trình đổi mới ngôn ngữ của tầng lớp thanh niên. 11
- CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TỪ BÌNH DIỆN GIAO TIẾP XÃ HỘI 3.1 Đặt vấn đề Trong chương này, chúng tôi sẽ dựa vào hướng tiếp cận xã hội học ngôn ngữ để miêu tả đặc điểm của ngôn ngữ giới trẻ. Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung phân tích đặc điểm của biến thể ngôn ngữ giới trẻ từ quá trình lựa chọn ngôn ngữ, phân tích lĩnh vực giao tiếp và phân tích động cơ, mục đích lựa chọn ngôn ngữ giới trẻ qua báo mạng điện tử cũng như từ thực tế sử dụng. 3.2 Đặc điểm lựa c ọn n n n ữ tron iao tiếp Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu bản chất hiện tượng chêm xen các đơn vị tiếng Anh trong ngôn ngữ giới trẻ. Khái niệm chêm xen trong luận án chỉ chung cho các hành vi sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong các bài báo mạng tiếng Việt dành cho giới trẻ, gồm vay mượn, trộn mã và chuyển mã. - Chuyển mã: Vận dụng lý thuyết Khung ngôn ngữ ma trận của Myers-Scotton, trong ngôn ngữ giới trẻ, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ ma trận, còn các đơn vị tiếng Anh được chêm xen có tư cách là ngôn ngữ nhúng. Hiện tượng chuyển mã xảy ra đối với giới trẻ là những người đa ngữ, có khả năng chuyển từ mã tiếng Việt sang mã tiếng Anh mà vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, chuẩn mực của cả hai ngôn ngữ. Trong ngữ liệu khảo sát của luận án, hiện tượng chuyển mã rất hiếm, chủ yếu diễn ra ở cấp độ câu trong hội thoại: Chị chia sẻ:“Những năm đầu tiên đi làm, bạn hãy luôn nghĩ “Work to learn not work to earn”. .. Cuối buổi, chị Hồng Len nhắn nhủ các bạn “Keep calm and fly high!”… - Trộn mã: là đặc trưng của hiện tượng chêm xen tiếng Anh vào trong giao tiếp tiếng Việt của giới trẻ trong ngữ liệu của luận án. Nếu chuyển mã là hiện tượng một người nói nhiều ngôn ngữ, mỗi mã là một “ngôn ngữ nguyên vẹn” thì trộn mã là sử dụng những “mảnh nhỏ” mã trộn vào trong ngôn ngữ khác. Khởi điểm của trào lưu này là ở châu Âu với những party mùa hè sôi động, những concert ngoài trời lấp lánh vào buổi tối. Theo tiêu chí hình thái cú pháp của mô hình chuyển mã Poplack, những đơn vị tiếng Anh chỉ được trộn với tư cách đơn vị ý nghĩa, không đảm bảo hình thái cú pháp. Do ngữ liệu được thu thập ở báo mạng điện tử tiếng Việt nên tiếng Việt giữ vai trò mã chính, từ ngữ tiếng Anh 12
- chêm xen vào chỉ là mã phụ, được trộn vào mã chính. Bạn đọc giới trẻ là đối tượng được cho là có đa ngữ tiếng Anh (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn). Vì thế, việc tiếp nhận trộn mã được xem là không có trở ngại đáng kể. - Vay mượn: Nếu hình dung chuyển mã, trộn mã và vay mượn từ vựng như là một đường liên tục theo quan niệm của Fasol thì vay mượn chính là đoạn cuối của quá trình này. Một mã trộn tiếng Anh được sử dụng lặp đi lặp lại trong mã chính, làm cho người ta cảm thấy quen thuộc, quên mất nguồn gốc của mã trộn thì nó được xem là từ vay mượn. Trong luận án, sử dụng tiêu chí đồng hóa (Việt hóa) để xác định tư cách vay mượn của từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt trên cơ sở đối chiếu với Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê năm 2010) và Từ điển tiếng Việt thông dụng (Trung tâm Từ điển học Vietlex 2014), chúng tôi xác định được 79/515 từ tiếng Anh, chiếm 15.3% có tư cách vay mượn: web, wifi, Internet, virus… * Hiện tượng chêm xen tiếng Anh vào trong lời nói tiếng Việt của giới trẻ Việt hiện nay là kết quả của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa – ngôn ngữ trong thời đại toàn cầu hóa. Hiện tượng này có thể được hình dung như một quá trình liên tục, từ chuyển mã, trộn mã đến vay mượn. Nhưng đặc trưng nổi bật nhất trong sự lựa chọn ngôn ngữ của giới trẻ vẫn là hiện tượng trộn mã. 3.3 Đặc điểm về n ân vật iao tiếp Nhân vật giao tiếp là những người tham gia giao tiếp, đảm bảo cho cuộc giao tiếp có thể diễn ra, bao gồm người phát và người nhận, với sự luân phiên lượt lời cho nhau. Trong ngữ liệu ngôn ngữ giới trẻ ở báo mạng điện tử, nhân vật giao tiếp, quan hệ giao tiếp được xác định qua hệ thống nhân xưng từ. Kiểu giao tiếp phổ biến là người nói ẩn danh (người viết) nói với giới trẻ, thể hiện qua các nhân xưng từ như: mình, chúng mình, chúng ta, các bạn, tớ, chúng tớ, bạn, các bạn, ấy, đằng ấy... “Không ai khác, chính là VJ Nam Hee đình đám. Tình cờ gặp anh chàng trên phố, hãy cùng chúng tớ nghía qua street style của Nam Hee nha!” Như vậy, bất luận vai xã hội thực của người viết là ai, người viết – người đọc có vai giao tiếp lâm thời bình đẳng, là thành viên trong nội bộ nhóm giới trẻ. Ngôn ngữ giới trẻ được sử dụng như là phương tiện giao tiếp trong nội bộ nhóm những người trẻ (hoặc tự coi là trẻ) “cùng vai phải lứa” với nhau. 13
- Để kiểm nghiệm tính xác thực của luận điểm này, chúng tôi đã tiến hành điều tra ngôn ngữ học với 350 cộng tác viên giới trẻ. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau: 60% 50% Chưa bao giờ 40% Ít khi 30% Thỉnh thoảng 20% 10% Thường xuyên 0% Chêm xen tiếng Tiếng lóng Kết cấu mới lạ Anh Biểu đồ 3.1. Tần suất sử dụng các hình thức ngôn ngữ giới trẻ Chỉ có 8.8% cộng tác viên là giới trẻ chưa bao giờ sử dụng ngôn ngữ giới trẻ, còn lại tuyệt đại đa số (91.2%) đều sử dụng biến thể ngôn ngữ này. Trong đó thỉnh thoảng là tần suất được sử dụng nhiều nhất, với tỉ lệ trung bình là 46.7%. Điều này khẳng định việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ khá phổ biến hiện nay trong cộng đồng giới trẻ, đặc biệt là việc trộn mã tiếng Anh và sử dụng tiếng lóng. Giới trẻ sử dụng biến thể này chủ yếu để giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi (89.4%), với người nhỏ hơn (28.9%). Tỉ lệ cực đoan là không dùng với ai, hoặc nói với mọi người đều chiếm rất thấp, có tính cá biệt (2.3%-6.3%). * Ngôn ngữ giới trẻ là phương tiện giao tiếp quen thuộc, phổ biến của cộng đồng giao tiếp giới trẻ, gồm cả chủ thể phát và đối tượng tiếp nhận. 3.4 Đặc điểm o n cản iao tiếp - Hoàn cảnh giao tiếp rộng: Ngôn ngữ giới trẻ được sử dụng trong bối cảnh xã hội Việt Nam và bối cảnh văn hóa giới trẻ Việt Nam đương đại có nhiều biến động về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, lối sống, thị hiếu và sự tác động của quá trình toàn cầu hóa. - Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: chính là phạm vi giao tiếp cụ thể của biến thể ngôn ngữ giới trẻ. Do phạm vi nghiên cứu của luận án là qua báo mạng điện tử dành cho giới trẻ nên báo mạng giới trẻ chính là chu cảnh xuất hiện BTNNGT. Xét trong nội bộ báo mạng giới trẻ, ngôn ngữ 14
- giới trẻ xuất hiện có sự phân bố theo từng chuyên mục nội dung. Lĩnh vực công nghệ có số lượng và tỉ lệ từ ngữ tiếng Anh xuất hiện lớn nhất, với 305 từ ngữ với 1.597 lượt được sử dụng, tính trung bình mỗi bài về chủ đề công nghẹ có 7.99 đơn vị tiếng Anh xuất hiện. Tiếng lóng và các kết cấu mới lạ xuất hiện nhiều ở chuyên mục Văn hóa giải trí và đời sống giới trẻ, nhằm định danh mới sự vật sự việc, biểu hiện những tâm trạng tình cảm đặc thù của giới trẻ: bồ kết, sao, gấu bông, chém gió… Xét theo cấu trúc mỗi bài báo giới trẻ, các đơn vị của BTNNGT thường xuất hiện ngay từ tiêu đề nhằm biểu đạt nội dung thông tin, thể hiện chủ đề của văn bản và đặc biệt là thu hút sự chú ý ngay lập tức của bạn đọc báo mạng vốn không có nhiều thời gian. Ví dụ: Gỡ bom cho gà bông!, Những cô nàng cực chất của Toppo girl, Tiết lộ bí mật khó đỡ trong MV mới, Bộ đôi Trấn Thành – Anh Đức tung clip hài bá đạo… Để làm rõ các phạm vi giao tiếp ngoài báo mạng điện tử giới trẻ, chúng tôi tiến hành điều tra ngôn ngữ học CTV giới trẻ. Kết quả cho thấy, hoàn cảnh giao tiếp mà biến thể này được sử dụng nhiều nhất là mạng xã hội (77.7%), nhà trường (27.4%), gia đình (12.3%). Tỉ lệ cực đoan sử dụng ngôn ngữ giới trẻ mọi nơi và không nơi nào đều rất ít, chiếm 6.6%. * Ngôn ngữ giới trẻ được sử dụng chủ yếu ở mạng xã hội, nó là phương tiện giao tiếp được ưa thích của cộng đồng ảo vì tính tự do, ít ràng buộc. Báo mạng điện tử cũng là một phạm vi hoạt động tiêu biểu của BTNNGT. 3.5 Đặc điểm mục đíc sử dụn Mục đích sử dụng ngôn ngữ giới trẻ được luận án tiếp cận từ hai hướng. Một là phân tích định tính từ thực tế ngữ liệu. Hai là phân tích định lượng qua điều tra ngôn ngữ học với 350 cộng tác viên giới trẻ. Mục đích giao tiếp là nhân tố quyết định phương tiện, cách thức giao tiếp, chi phối đến sự lựa chọn ngôn ngữ. Sử dụng ngôn ngữ giới trẻ có thể là hành vi thói quen, vô tình, không cố ý (lựa chọn không đánh dấu) hoặc là nhằm những mục đích nhất định (lựa chọn chiến lược, đánh dấu). Mô hình động cơ lựa chọn ngôn ngữ giới trẻ có tính chiến lược được chúng tôi phân tích thành những biểu hiện cụ thể: - Thể hiện bản sắc nhóm giới trẻ, nhằm thiết lập cộng đồng giao tiếp thanh niên với các đặc điểm: (1) tính thời thượng, nhạy bén; (2) tính hài hước, dí dỏm, thông minh; (3) nhu cầu sáng tạo, lạ hóa ngôn từ. - Nói giảm, nói tránh những vấn đề tế nhị - Nhấn mạnh điều muốn nói 15
- - Không nhằm mục đích gì Kết quả điều tra mục đích sử dụng ngôn ngữ giới trẻ cũng phù hợp với thực tế ngữ liệu qua báo mạng điện tử. Trong đó, CTV cho biết lựa chọn BTNNGT với động cơ chủ yếu là thể hiện sự hài hước, dí dỏm; giao tiếp trong nội bộ nhóm giới trẻ; lạ hóa, làm mới lời nói; thể hiện sự sành điệu, thời thượng. Có 25.5% cộng tác viên sử dụng ngôn ngữ giới trẻ thói quen, không có mục đích gì, cũng phản ánh sự ảnh hưởng sâu rộng của BTNNGT đến thói quen ngôn ngữ của giới trẻ. * Như vậy, BTNNGT được sử dụng như là một chiến lược giao tiếp rõ ràng, với mục đích chủ yếu là thể hiện bản sắc hài hước, dí dỏm. Phạm vi giao tiếp cũng được xác lập là trong nội bộ nhóm. Tỉ lệ những người sử dụng ngôn ngữ giới trẻ không cố ý, chỉ là thói quen cũng phản ánh sự phổ biến sâu rộng của ngôn ngữ giới trẻ, có sức ảnh hưởng, chi phối đến thói quen lựa chọn ngôn ngữ của giới trẻ. Tiểu kết c ƣơn 3 Qua việc phân tích ngữ liệu và kết quả điều tra ngôn ngữ học 350 cộng tác viên giới trẻ, chúng tôi đã phân tích và lí giải sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ từ bình diện giao tiếp xã hội. Trong đó, chọn mã là điển hình của quá trình chêm xen tiếng Anh vào giao tiếp tiếng Việt của giới trẻ. Từ bình diện giao tiếp, ngôn ngữ giới trẻ là phương tiện giao tiếp được sử dụng trong nội bộ nhóm giới trẻ, với những nhân vật có vai giao tiếp bình đẳng, trong phạm vi điển hình là mạng xã hội với những động cơ giao tiếp xác định, nổi bật nhất là để thể hiện bản sắc nhóm giới trẻ. CHƢƠNG 4. THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI SỰ LỰA CHỌN NGÔN NGỮ CỦA GIỚI TRẺ 4.1 Đặt vấn đề Trong chương này, từ kết quả điều tra ngôn ngữ học 600 cộng tác viên, chúng tôi sẽ phân tích thái độ ngôn ngữ đối với sự lựa chọn ngôn ngữ của giới trẻ. Từ đó làm rõ vấn đề thái độ ngôn ngữ có mối quan hệ gì với các đặc trưng xã hội của cộng tác viên hay không? 4.2 Kết quả điều tra v b n luận 4.2.1 Thái độ ngôn ngữ đối với ngôn ngữ giới trẻ Ở nội dung nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bảng hỏi để điều tra thái độ ngôn ngữ của 600 cộng tác viên với các đặc trưng xã hội khác nhau đối với ngôn ngữ giới trẻ. Tư liệu được phân tích bằng phần mềm 16
- SPSS phiên bản 23. Thái độ ngôn ngữ chung chúng tôi thu được là 3.61/7.00, đạt giá trị trung hòa theo thang vi phân ngữ nghĩa bảy điểm do Osgood, Suci và Tanneubaum đề xuất. 8 7 7 6 5 4,46 4 4,05 3 3,08 2,85 2 1 0 TĐNN với Thang 1- Thang 2 - Thang 3 - Thang 4- BTNNGT Gần gũi Hiểu Thú vị Thích Biểu đồ 4.1. Giá trị thái độ ngôn ngữ xét theo thang đo Xét theo thang đo, tiêu chí Hiểu đạt giá trị trung bình thái độ cao nhất (4.46), tiêu chí Thích đạt giá trị thấp nhất (2.85). Cả hai thang Thú vị và Thích đều có thái độ chung tiêu cực. Giá trị thái độ ngôn ngữ theo thang đo có sự khác biệt rõ rệt, đường biểu diễn diễn gấp khúc, diễn biến từ giá trị trên trung bình đến điểm thấp nhất là dưới mức trung bình so với tổng tối đa 7. Chúng tôi lí giải kết quả này từ thực trạng ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt. Biến thể này được dùng nhiều, trong phạm vi rộng, có tần suất xuất hiện lớn qua truyền thông nên tạo ra thái độ gần gũi và dễ hiểu đối với cộng đồng. Thang 1,2 vì vậy có tính khách quan, gắn liền với thực trạng hành chức của biến thể ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng Việt hiện nay. Còn thang 3, 4 (Thú vị và Thích) liên quan đến tình cảm ngôn ngữ, mang tính chủ quan của cá nhân, gắn liền với quan điểm riêng của từng người. 17
- 8 7 7 6 5 4 3,72 3,66 3,54 3,53 3 2 1 0 TĐNN với Chêm xen Chêm xen Sử dụng Sử dụng kết BTNNGT tiếng Anh tiếng Anh tiếng lóng cấu mới lạ nguyên dạng phỏng âm Biểu đồ 4.2. Giá trị thái độ ngôn ngữ xét theo biến quan sát Xét theo biến quan sát (các hình thức thể hiện của ngôn ngữ giới trẻ), thái độ ngôn ngữ đối với hình thức tiếng Anh nguyên dạng đạt cao nhất (3.72), thái độ ngôn ngữ tiêu cực nhất đối với tiếng lóng (3.53), tương đương với hình thức tiếng Anh phỏng âm (3.54). Nhưng về cơ bản, thái độ đối với các biến khá đồng đều, đường biểu diễn hầu như là đường thẳng, xoay quanh giá trị trung bình chung. Cộng đồng có khuynh hướng chấp nhận những hiện tượng gần chuẩn nhiều hơn (tiếng Anh nguyên dạng), có thái độ tiêu cực với hiện tượng lệch chuẩn (tiếng Anh phỏng âm). Trong các biến quan sát, hình thức tiếng Anh phỏng âm có sự diễn biến ngược chiều. Nó nhận thái độ đánh giá tiêu cực nhất cho ba thang: Gần gũi, Hiểu, Thích, nhưng lại đạt giá trị thang Thú vị cao nhất tất cả các biến. Vì theo lẽ thông thường, những gì khác xa với chuẩn mới tạo ra sự mới mẻ, thú vị. Về sự tác động của biến thể ngôn ngữ giới trẻ đến hiện trạng tiếng Việt, phần lớn cộng tác viên (62.2%) đánh giá bình thường, 28.7% đánh giá tiêu cực và chỉ có 9.2% đánh giá tích cực. * Thái độ chung đối với ngôn ngữ giới trẻ là trung hòa, thậm chí thấy dễ hiểu và gần gũi. Cộng đồng chấp nhận ngôn ngữ giới trẻ như một biến thể bình thường trong tiếng Việt hiện đại. Đặc biệt những hình thức càng gần với chuẩn (tiếng Anh nguyên dạng) thì càng được đánh giá tích cực. Thái độ này được chúng tôi lí giải từ bối cảnh xã hội, văn hóa, giáo dục và cảnh huống tiếng Việt hiện nay. 4.2.2 Thái độ ngôn ngữ và các đặc trưng xã hội Nội dung này nghiên cứu và trả lời cho câu hỏi, liệu thái độ ngôn ngữ đối với ngôn ngữ giới trẻ có liên quan gì với các đặc trưng xã hội của cộng tác viên hay không? 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
26 p | 874 | 266
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Đại học
215 p | 293 | 70
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
27 p | 223 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh
33 p | 159 | 12
-
cẩm nang học tập và nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh: phần 1 - viện kinh tế và quản lý
30 p | 144 | 8
-
cẩm nang học tập và nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh: phần 2 - viện kinh tế và quản lý
32 p | 68 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn