MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong nền kinh tế thị trường hiêṇ nay, các cơ quan muốn tồn tại và phát<br />
triển thì ngoài việc phải có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại thì còn phải<br />
phát huy một cách tối đa nguồn lực con người. Bởi vì con người chính là yếu tố<br />
quan trọng nhất đem lại thành công cho cơ quan, tổ chức. Để sử dụng có hiệu<br />
quả nguồn lực con người thì một trong những biện pháp hữu hiệu là tạo động<br />
lực cho người lao động. Nếu công tác tạo động lực được thực hiện tốt sẽ có tác<br />
dụng khuyến khích đô ̣i ngũ cán bô ̣ nhân viên tích cực làm việc, người lao động<br />
sẽ cố gắng học tập, nâng cao trình độ, đóng góp một cách tối đa cho cơ quan.<br />
Khi đó cơ quan không những đạt được kết quả như mong muốn mà còn có được<br />
một đội ngũ lao động có chuyên môn, trình độ và gắn bó với cơ quan.<br />
Là một cơ quan nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Phú Yên (Tỉnh<br />
Đoàn Phú Yên) là một tổ chức chính trị - xã hội, tham mưu và đề xuất với Tỉnh<br />
ủy - HĐND - UBND tỉnh về quy chế chính sách bảo vệ quyền lợi cho Đoàn viên<br />
thanh niên và thiếu niên nhi đồng, đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động<br />
đoàn viên thanh niên thực hiện chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của<br />
Nhà nước; thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt cho Đoàn viên thanh niên<br />
và thiếu niên nhi đồng, tạo điều kiện cho Đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế<br />
tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng Đoàn viên<br />
thanh niên và thiếu niên nhi đồng. Tấ t cả những điề u này ta ̣o ra sức ép công việc<br />
là rất lớn nên đôi khi đô ̣i ngũ cán bô ̣, công chức và người lao động rất dễ rơi vào<br />
trạng thái căng thẳng, chán nản, mất đi động lực làm việc. Chính vì vậy, công<br />
tác tạo động lực cho cán bô ̣, công chức và người lao động lại càng trở nên cần<br />
thiết đối với cơ quan. Từ đó, tôi đã quyế t tâm lựa chọn đề tài: “Đo lường và<br />
đánh giá các yế u tố ta ̣o đô ̣ng lư ̣c làm viêc̣ cho cán bô ̣ chuyên trách ta ̣i Tỉnh<br />
Đoàn Phú Yên” để làm đề tài nghiên cứu của mình.<br />
<br />
1<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Tổng hợp các cơ sở lý thuyết về tạo động lực cho người lao động.<br />
- Xây dựng mô hình nghiên cứu và các phương pháp để phân tích mô<br />
hình nghiên cứu.<br />
- Đưa ra kết quả mô hình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng<br />
cao công tác tạo động lực làm việc cho đô ̣i ngũ cán bô ̣ chuyên trách đang công<br />
tác tại cơ quan Tỉnh Đoàn Phú Yên.<br />
3. Đố i tươ ̣ng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến động lực<br />
và tạo động lực làm việc cho cán bô ̣ chuyên trách tại cơ quan Tỉnh Đoàn Phú Yên.<br />
- Phạm vi nghiên cứu là tấ t cả cán bô ̣ chuyên trách đang làm viê ̣c tại cơ<br />
quan Tỉnh Đoàn Phú Yên.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu định tính: Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, mô<br />
tả và phân tích dữ liệu thứ cấp. Từ đó thiết kế xây dựng mô hình nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu định lượng: Khảo sát dữ liệu sơ cấp, sử dụng phần mềm<br />
SPSS để kiểm tra độ phù hợp của mô hình, điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù<br />
hợp với yếu tố tạo động lực làm việc tại doanh nghiệp, đưa ra kết quả mô hình<br />
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực làm<br />
việc cho người lao động tại doanh nghiệp<br />
5. Bố cục đề tài<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc<br />
Chương 2: Đo lường, phân tích đô ̣ng lực làm viê ̣c và các yế u tố ta ̣o đô ̣ng<br />
lực cho cán bô ̣ chuyên trách Tỉnh Đoàn Phú Yên<br />
Chương 3: Đề xuấ t giải pháp nâng cao đô ̣ng lực làm viê ̣c cho cán bô ̣<br />
chuyên trách Tỉnh Đoàn Phú Yên<br />
<br />
2<br />
<br />
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
Nguồn nhân lực bao giờ cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển<br />
của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, chỉ phát triển nguồn nhân lực đó không vẫn<br />
chưa đủ, vấn đề là phải huy đông và phát huy nguồn lực đó trong thực tế hoạt<br />
động của tổ chức. Liên quan đến việc phát huy nguồn lực đó, đã có nhiều công<br />
trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước mà tác giả đã tiến hành<br />
tham khảo nghiên cứu trong đề tài này như sau:<br />
Nghiên cứu của Herzberg (1959) đã chỉ ra có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng<br />
đến động lực làm việc là các nhân tố thúc đẩy và nhân tố duy trì. Một số biến đo<br />
lường này được vận dụng vào trong nghiên cứu của tác giả.<br />
Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu các yếu tố tạo động lực của<br />
các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trường Y tại Mỹ trên cơ sở sử<br />
dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc (JDJ) của<br />
Smith, Kendall và Hulin (1969). Theo đó, nhân tố tạo động lực được chia làm<br />
hai nhóm: nhóm nhân tố nội tại gồm bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng<br />
tiến và nhóm nhân tố bên ngoài gồm lương, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan<br />
hệ với đồng nghiệp.<br />
Abby M. Brooks (2007) đã tiến hành nghiên cứu bằng cách phỏng vấn<br />
thông qua bảng câu hỏi gồm 53 biến quan sát đối với 181 người làm các công<br />
việc khác nhau trên khắp nước Mỹ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp<br />
giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong công việc là cách tốt nhất<br />
để dự đoán động lực làm việc của nhân viên; các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ<br />
đến sự hài lòng của nhân viên bao gồm: đánh giá hiệu quả công việc, đào tạo,<br />
cấp trên, đóng góp vào tổ chức.<br />
Trong nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011) dựa trên lý thuyết<br />
hai nhân tố của Herzberg, hai tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố<br />
tác động đến động lực làm việc để tiến hành cuộc khảo sát với nhân viên bán<br />
hàng tại Malaysia. Kết quả các phân tích đã chứng minh rằng biến động lực<br />
quan trọng nhất là điều kiện làm việc. Sự công nhận là yếu tố đáng kể thứ hai,<br />
tiếp theo chính sách công ty và các yếu tố tài chính. Các bằng chứng kết luận<br />
3<br />
<br />
rằng các nhân tố duy trì hiệu quả hơn nhân tố động viên trong việc tạo động lực<br />
cho nhân viên bán hàng.<br />
Marko Kukanja (2012) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
động lực làm việc của các nhân viên trong ngành dịch vụ du lịch tại khu vực ven<br />
biển Piran của Slovenia. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiền lương là yếu tố<br />
quan trọng nhất, tiếp theo là phúc lợi xã hội và thời gian làm việc linh hoạt; yếu<br />
tố đào tạo được đánh giá ít quan trọng nhất.<br />
Shaemi Barzoki và các cộng sự (2012) đã tiến hành phân tích các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến động lực của nhân viên dựa trên thuyết của Herzberg. Các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên mà tác giả đề xuất gồm 7 yếu<br />
tố: an toàn nghề nghiệp, chính sách của công ty, mối quan hệ với đồng nghiệp,<br />
giám sát và mối quan hệ với cấp trên, điều kiện làm việc, cuộc sống cá nhân,<br />
tiền lương và thưởng. Kết quả cho thấy trong số các yếu tố thì tiền lương và tiền<br />
công có ảnh hưởng lớn nhất đến động lực làm việc của nhân viên. Theo ý kiến<br />
của họ, so sánh với các yếu tố khác thì cuộc sống cá nhân ảnh hưởng ít nhất đến<br />
động lực của nhân viên.<br />
Lưu Thị Bích Ngọc, Lưu Hoàng Mai và các tác giả khác (2013) dựa trên<br />
cơ sở lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và mô hình của Teck-Hong và Waheed<br />
(2011) đã tiến hành nghiên cứu đối với 136 nhân viên ở các khách sạn 3-5 sao<br />
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả thấy rằng có 4 nhân tố tác động<br />
nhiều đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn theo mức độ quan trọng<br />
thấp dần, bao gồm: quan hệ với cấp trên, phát triển nghề nghiệp, điều kiện làm<br />
việc và bản chất công việc.<br />
Cùng một số tài liệu, luận văn của các tác giả nghiên cứu khác.<br />
Các nghiên cứu trên là cơ sở cho quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài<br />
luận văn này.<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀ M VIỆC<br />
1.1. TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC<br />
1.1.1. Khái niêm<br />
̣<br />
Động lực làm việc ngày nay đã trở thành khái niệm phổ biến và đã được<br />
nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm qua. Hiện nay có rất nhiều định<br />
nghĩa khác nhau về động lực làm việc đã được các nhà nghiên cứu công bố.<br />
Theo Vroom (1964) động lực là trạng thái hình thành khi người lao động<br />
kỳ vọng rằng họ sẽ nhận được kết quả, phần thưởng như mong muốn nếu họ nỗ<br />
lực thực hiện công việc.<br />
Theo Mitchell (1982) động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt<br />
tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình.<br />
Baron (1991) định nghĩa động lực là trạng thái mà người lao động muốn<br />
hành động và lựa chọn để hành động nhằm đạt được thành công tại nơi làm việc.<br />
Hơn nữa, động lực được giải thích như là năng lượng, khuyến khích thực hiện<br />
các hành vi liên quan đến công việc và ảnh hưởng đến phong cách làm việc, sự<br />
chỉ đạo, cường độ và thời gian.<br />
Theo Robbins (1993) Động lực là sự sẵn sàng để phát huy nỗ lực đạt<br />
mục tiêu cao nhất của tổ chức, với điều kiện là tổ chức phải có khả năng đáp<br />
ứng một số nhu cầu cá nhân.<br />
Bartol và Martin (1998) mô tả động lực như một sức mạnh củng cố hành<br />
vi, tác động đến hành vi và gây nên những xu hướng tiếp tục.<br />
Locke (2000) mô tả động lực như tạo thành bốn khái niệm quan trọng:<br />
nhu cầu, giá trị, mục tiêu và ý định và cảm xúc.<br />
Crossman & Abou Zaki (2003) là những hành động khuyến khích như<br />
bản thân công việc, tiền lương, sự thăng tiến, giám sát và mối quan hệ với đồng<br />
nghiệp có thể ảnh hưởng đến thái độ, hành vi và xác định được mức độ đam mê,<br />
cam kết, sự tham gia, sự tập trung.<br />
Debarshi roy & Palas Sengupta (2005) động lực thường được mô tả bao<br />
gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động lên con người và bắt đầu một<br />
hành vi cụ thể.<br />
5<br />
<br />