ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br />
<br />
<br />
NGUYỄN HUY BÌNH<br />
<br />
ĐO LƯỜNG SỰ GẮN KẾT CỦA<br />
NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI<br />
CÁC THƯƠNG HIỆU BẰNG BIG DATA<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
Mã số: 60.34.01.02<br />
<br />
Đà Nẵng – Năm 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học : TS. Võ Quang Trí<br />
Phản biện 1: TS. Nguyễn Văn Hùng<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp<br />
thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học<br />
Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 08 năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Khái niệm gắn kết người tiêu dùng với thương hiệu đang ngày<br />
càng nhận được nhiều sự quan tâm của cả giới học thuật lẫn ứng<br />
dụng. Theo nghiên cứu của các tổ chức Gallup (2016), McKinsey<br />
(2014), PeopleMetrics (2008) Gắn kết người tiêu dùng sẽ mang lại<br />
nhiều lợi ích thiết thực: tăng doanh thu, tăng lòng trung thành đối với<br />
thương hiệu, tăng số lần mua hàng, giảm tỉ lệ rời bỏ thương hiệu,<br />
tăng tỉ lệ mua các sản phẩm và dịch vụ cộng thêm (cross-sell).<br />
Gắn kết người tiêu dùng đối với thương hiệu là một khái niệm<br />
mới mẻ và còn đang tranh luận; tuy nhiên theo quan điểm của các<br />
nhà ứng dụng thì gắn kết là “hành động tham gia tương tác trên các<br />
nền tảng mạng xã hội và phải được ghi nhận bằng cách đo lường<br />
hành vi” (ARF, 2006; Econsultancy, 2008).<br />
Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội<br />
(Social Media) giúp cho việc gắn kết với thương hiệu của người tiêu<br />
dùng trở nên nhanh chóng, thuận tiện và tức thời. Điều này, một mặt<br />
giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tương tác với khách hàng, người<br />
tiêu dùng; mặt khác doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc thu<br />
thập, đo lường và phân tích về những hành vi tương tác này khi mà<br />
phương pháp truyền thống vốn dĩ đòi hỏi nhiều nguồn lực, thời gian<br />
và chi phí.<br />
Trong những năm gần đây, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ<br />
của Dữ liệu lớn (Big data) mang đến một công cụ hiệu quả trong việc<br />
thu thập và phân tích dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu trên internet.<br />
<br />
2<br />
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiệu nhiều<br />
công cụ đo lường gắn kết người tiêu dùng đối với thương hiệu sử<br />
dụng nền tảng Big data, tuy nhiên vẫn còn vài tồn tại:<br />
- Chi phí giá thành để sử dụng công cụ này là rất lớn.<br />
- Chưa tập trung vào những nhu cầu chuyên biệt.<br />
- Yêu cầu bản thử nghiệm (demo) rất khó.<br />
- Nguồn dữ liệu chưa tạo tính tin cậy, bị lặp lại dữ liệu.<br />
Trước những cơ hội và thực trạng như vậy, tác giả thực hiện<br />
nghiên cứu đề tài: “Đo lường sự gắn kết của người tiêu dùng đối<br />
với các thương hiệu bằng Big data” như là một cách tiếp cận trong<br />
việc đo lường khái niệm mới mẻ và quan trọng này.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Bên cạnh việc hệ thống hóa lý thuyết và những nghiên cứu về<br />
gắn kết người tiêu dùng đối với thương hiệu, mục đích của tác giả là<br />
mong muốn thông qua đề tài này để chứng minh tính khả thi của việc<br />
áp dụng Big data trong việc đo lường, thu thập và phân tích dữ liệu<br />
trên các phương tiện truyền thông xã hội, đồng thời đi tìm lời giải<br />
đáp các câu hỏi nghiên cứu sau đây:<br />
- Lợi ích của phương pháp và công cụ này là gì?<br />
- Công cụ này có thể giúp doanh nghiệp theo dõi đối thủ<br />
cạnh tranh, hay giúp lắng nghe thương hiệu hay không?<br />
- Mối liên hệ giữa gắn kết thương hiệu và các nhân tố khác<br />
như: thị phần thuơng hiệu, doanh số bán ra các dòng sản<br />
phẩm, hiệu quả của chiến dịch marketing?<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: là sự gắn kết của người tiêu dùng<br />
<br />
đối với các thương hiệu điện thoại di động, cụ thể là hành vi “bình<br />
<br />
3<br />
luận” của người tiêu dùng.<br />
- Phạm vi nghiên cứu<br />
+ Không gian: là trang web của hai công ty lớn nhất Việt Nam<br />
trong lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động (www.thegioididong.com và<br />
www.fptshop.com.vn).<br />
+ Thời gian: từ tháng 3/2017 đến 6/2017.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc xây dựng công cụ để<br />
lấy dữ liệu từ các trang web, đồng thời so sánh với dữ liệu thứ cấp (từ<br />
các công bố của các công ty nghiên cứu thị trường, của bản thân các<br />
doanh nghiệp…) nhằm tìm ra mối liên hệ giữa gắn kết của người tiêu<br />
dùng với thương hiệu và các nhân tố khác như: thị phần thương hiệu,<br />
doanh số bán ra, hiệu quả của các chiến dịch truyền thông.<br />
5. Kết cấu bố cục đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn nghiên cứu được<br />
trình bày với kết cấu gồm các chương sau:<br />
Chương 1: Lý thuyết về gắn kết người tiêu dùng đối với các<br />
thương hiệu<br />
Chương 2: Phương pháp đo lường gắn kết người tiêu dùng với<br />
thương hiệu bằng Big data<br />
Chương 3: Xây dựng công cụ đo lường gắn kết người tiêu<br />
dùng với thương hiệu<br />
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
Cho đến này vẫn chưa có sự đồng thuận về định nghĩa khái<br />
niệm gắn kết; trong khi một số tác giả nhấn mạnh quá trình diễn biến<br />
tâm lý, thì những người khác chú trọng vào hành vi.<br />
<br />