i<br />
<br />
Mở đầu<br />
1. Tính cấp thiết của Đề tài:<br />
Công tác quản lý là một trong những vấn đề mà mọi doanh nhiệp quan<br />
tâm đặc biệt là việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB). Một hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu không những có thể đảm bảo các mục tiêu<br />
bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm<br />
bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý, đảm bảo hiệu quả và năng lực quản lý<br />
mà qua đó nó còn nâng cao hiệu quả hoạt động.<br />
Công ty cổ phần Thạch Bàn (TBC) là một doanh nghiệp hoạt động trong<br />
lĩnh vực sản xuất gạch ngói đất sét nung. Năm 2004 TBC được chuyển đổi thành<br />
Công ty cổ phần, hiện nay đang được phát triển theo mô hình Công ty mẹ con<br />
gồm Công ty mẹ và 8 công ty con. Việc thiết lập và duy trì một HTKSNB hữu<br />
hiệu kiểm soát được các hoạt động từ Công ty mẹ đến các Công ty con có ý<br />
nghĩa vô cùng quan trọng đối với TBC.<br />
Nhận thức được vấn đề này các cấp lãnh đạo đã và đang quan tâm đến<br />
việc xây dựng một HTKSNB tối ưu. Tuy nhiên hiện nay HTKSNB ở đây còn<br />
bộc lộ nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Vì vậy hoàn thiện<br />
HTKSNB tại TBC trong giai đoạn này là thực sự cần thiết để tăng cường<br />
công tác quản lý nâng cao hiệu quản hoạt động và tạo ra sự phát triển bền<br />
vững cho Công ty.<br />
Với tư cách là thành viên ban kiểm soát nội bộ và để góp phần nghiên<br />
cứu về mặt lý luận và thực tiễn HTKSNB tại Công ty và từ đó đưa ra các giải<br />
pháp hoàn thiện HTKSNB nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh của TBC tôi chọn Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại<br />
Công ty cổ phần Thạch bàn Viglacera”<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu những lý luận chung về HTKSNB trong một<br />
doanh nhiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.<br />
Phân tích và đánh giá thực trạng HTKSNB tại TBC<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với phân tích và đánh giá thực<br />
<br />
ii<br />
tiễn từ đó đưa ra một số biện pháp hoàn thiện HTKSNB tại TBC.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn<br />
Đối tượng nghiên cứu là HTKSNB trong doanh nghiệp hoạt động trong<br />
mô hình công ty mẹ – công ty con.<br />
Phạm vi nghiên cứu là Công ty cổ phần Thạch Bàn<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Kế thừa những kết quả nghiên cứu lý luận về HTKSNB đã đạt được của<br />
các tài liệu đã công bố, trực tiếp quan sát và nghiên cứu tài liệu hiện có tại<br />
đơn vị nghiên cứu, tổng hợp, phân tích đánh giá tổng quát, hệ thống hoá để<br />
đánh giá thực trạng HTKSNB của TBC. Tìm hiểu HTKSNB và hoạt động của<br />
một số đơn vị tương đồng để đánh giá và đúc kết đưa ra các giải pháp hoàn<br />
thiện HTKSNB tại TBC.<br />
5. Đóng góp của Luận văn:<br />
Về mặt lý luận, hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về<br />
HTKSNB, đặc biệt trong các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty<br />
mẹ – công ty con.<br />
Về mặt thực tế, Luận văn đã phân tích rõ thực trạng và đánh giá được<br />
những tồn tại của HTKSNB tại TBC.<br />
Về các đề xuất, Luận văn đã đưa ra phương hướng hoàn thiện HTKSNB tại<br />
TBC và đưa ra các giải pháp xây dựng, hoàn thiện một HTKSNB hữu hiệu tại<br />
TBC đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay..<br />
6. Tên và kết cấu của Luận văn<br />
Tên Luận văn: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ<br />
phần Thạch bàn Viglacera ”.<br />
Kết cấu Luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương.<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
trong doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ –<br />
công ty con;<br />
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần<br />
Thạch Bàn;<br />
<br />
iii<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội<br />
bộ tại Công ty Cổ phần Thạch Bàn.<br />
Chương 1<br />
Nhũng vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh<br />
nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con<br />
1.1. Lý luận chung về kiểm soát trong hệ thống quản lý<br />
Quản lý là một lĩnh vực rộng bao trùm từ việc hoạch định chính sách, tổ<br />
chức thực hiện, kiểm soát việc thực hiện để đạt được mục tiêu. Kiểm soát là<br />
một chức năng không thể thiếu của quá trình quản lý nhằm cung cấp thông tin<br />
về việc thực hiện các mục tiêu đề ra để đưa ra các quyết định quản lý thích<br />
hợp. Hoạt động kiểm soát được tiến hành thường xuyên trong tất cả các giai<br />
đoạn của quá trình quản lý.<br />
Quản lý không thể thiếu thông tin do đó kiểm soát là một chức năng<br />
quan trọng. Đây là hoạt động tiến hành thường xuyên dưới nhiều hình thức<br />
nhằm cung cấp thông tin quản lý giúp cho nhà lãnh đạo có cơ sở đưa ra những<br />
quyết định phù hợp. Mà thông tin kiểm soát lại được tăng cường độ chính xác<br />
chính là nhờ vào hệ thống kiểm soát nội bộ.<br />
1.2. Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
1.2.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), HTKSNB là một hệ thống<br />
chính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm<br />
bảo độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý<br />
và bảo đảm hiệu quả của các hoạt động.<br />
HTKSNB có bốn mục tiêu cơ bản là bảo vệ tài sản, đảm bảo độ tin cậy<br />
của thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và mục tiêu bảo đảm<br />
hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý<br />
1.2.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ<br />
HTKSNB bao gồm bốn yếu tố cơ bản là: Môi trường kiểm soát, hệ<br />
<br />
iv<br />
thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ.<br />
Môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và<br />
bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và<br />
xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Các nhân tố môi trường kiểm<br />
soát bao gồm: đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công<br />
tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát và các ảnh hưởng bên ngoài.<br />
Hệ thống thông tin mục đích của một hệ thống kế toán của một tổ chức<br />
là sự nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài<br />
chính của tổ chức đó, thoả mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động<br />
kế toán. Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát<br />
chi tiết về các mặt là tính có thực; sự phê chuẩn; tính đầy đủ; sự đánh giá;<br />
phân loại; tính đúng kỳ; quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác<br />
Hệ thống thông tin kế toán càng phát huy vai trò cung cấp thông tin khi<br />
nó được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với qui mô của doanh nghiệp và<br />
cho phép phân tích, tổng hợp thông tin của các bộ phận.<br />
Các thủ tục kiểm soát do Ban giám đốc đơn vị thiết lập và thực hiện<br />
nhằm đạt được các mục tiêu quản lý cụ thể. Các thủ tục kiểm soát được thiết lập<br />
trong đơn vị dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm<br />
rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; và nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn.<br />
Kiểm toán nội bộ<br />
Kểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến<br />
hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị. Là<br />
một trong những nhân tố cơ bản trong HTKSNB của doanh nghiệp, bộ phận<br />
kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ<br />
hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận<br />
hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ<br />
hữu hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin kịp thời điều chỉnh<br />
và bổ sung những qui chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.<br />
Các điều kiện để Bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả: Bộ<br />
<br />
v<br />
phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp cao nhất, hoạt động tương đối<br />
độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra.<br />
Nhân lực là những người có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề<br />
nghiệp phù hợp với các qui định hiện hành.<br />
1.3 Vai trò, vị trí của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý<br />
HTKSNB với những chính sách, nội quy, quy chế cùng các thủ tục<br />
kiểm soát được thiết lập chính là các công cụ và cách thức để các nhà quản lý<br />
tiến hành các hoạt động quản lý của mình. HTKSNB có vai trò quan trọng<br />
trong công tác quản lý doanh nghiệp. Một công ty không thiết lập được một<br />
HTKSNB cũng đồng nghĩa với việc công ty đó không có quản lý với đầy đủ ý<br />
nghĩa của khái niệm này.<br />
HTKSNB ngày càng được các cấp quản lý coi trọng đặc biệt là trong<br />
doanh nghiệp có tầm hoạt động, có quy mô lớn. Việc xây dựng một HTKSNB<br />
hữu hiệu là chìa khoá cho sự thành công trong công tác quản lý.<br />
1.4 Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp hoạt<br />
động theo mô hình công ty mẹ – công ty con<br />
1.4.1 Đặc điểm mô hình công ty mẹ – công ty con<br />
Mô hình công ty mẹ – công ty con là một mô hình ưu việt. Tính gắn kết<br />
và chủ động của mô hình tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển nguồn<br />
lực, thị phần, uy tín và thương hiệu của toàn bộ tập đoàn nói chung và từng<br />
công ty nói riêng. Mô hình này tạo điều kiện cho các công ty mở rộng quy mô<br />
và phạm vi kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động,<br />
thích ứng hơn với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
Trong mô hình này: Công ty mẹ là một thực thể pháp lý có ít nhất một<br />
đơn vị trực thuộc – công ty con.<br />
Công ty con là một thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công ty mẹ.<br />
Đặc trưng của mô hình công ty mẹ – công ty con: Công ty mẹ, công ty<br />
<br />