i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hiện nay, nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết và quan trọng trong<br />
điều kiện xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng<br />
được mở rộng và mang tính chất đa dạng, phức tạp. Để tổ chức hệ thống<br />
thông tin một cách khoa học cần tiếp cận cách phân loại thông tin dựa vào đối<br />
tượng tiếp nhận thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh<br />
nghiệp qua hai bộ phận kế toán doanh nghiệp. Theo đó, kế toán tài chính chủ<br />
yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, kế toán<br />
quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp.<br />
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, việc quản lý<br />
tốt chi phí luôn được doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu. Rõ ràng,<br />
một nhà quản trị doanh nghiệp tốt là người có thể kiểm soát được chi phí của<br />
doanh nghiệp mình. Kiểm soát được chi phí sẽ giúp cho việc định giá sản<br />
phẩm sát với thực tế hơn, từ đó có thể đưa ra được phương án kinh doanh hợp<br />
lý và hiệu quả. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là rất cần<br />
thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương<br />
trường.<br />
Trong ngành công nghiệp dệt - may ở Việt Nam hiện nay, may mặc là<br />
lĩnh vực tập trung và có khả năng cạnh tranh xuất khẩu cao nhất. Lực lượng<br />
lao động rẻ, dồi dào đang là một lợi thế so sánh quan trọng của ngành may<br />
mặc Việt Nam. Không những thế, nhu cầu tiêu dùng trong nước của hơn 80<br />
triệu dân cũng là một tiềm năng lớn cho sự phát triển của ngành này. Chính<br />
vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc ngày càng phát triển<br />
mạnh mẽ và sự phát triển của Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên<br />
cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán quản trị chi<br />
phí tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên sẽ hỗ trợ đắc lực cho<br />
<br />
ii<br />
<br />
công tác quản lý, điều hành Công ty nhằm tăng cường khả năng hội nhập, tạo<br />
nên sự an toàn cho nhà quản lý là một tất yếu khách quan, đặc biệt là trong<br />
nền kinh tế thị trường hiện nay.<br />
Dựa vào vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị, tầm quan trọng của việc<br />
kiểm soát chi phí và triển vọng thực tế của thị trường hàng may mặc Việt<br />
Nam, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí<br />
tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên" nhằm góp phần vào việc<br />
nâng cao năng lực quản lý của Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên<br />
nói riêng và các doanh nghiệp may mặc nói chung.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
Đề tài vận dụng những lý luận và phương pháp phân tích khoa học để<br />
nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần<br />
may xuất khẩu Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số phương hướng giải quyết<br />
thực trạng và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phục vụ công tác quản lý<br />
doanh nghiệp.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong<br />
doanh nghiệp sản xuất.<br />
Đề tài cũng nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại<br />
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên, đưa ra một số mô hình kế toán<br />
quản trị chi phí áp dụng ở một số nước, từ đó đề xuất phương hướng hoàn<br />
thiện kế toán quản trị chi phí phù hợp với tình hình thực tế của công ty.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng<br />
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú trọng quan điểm lịch sử cụ<br />
thể, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp kết hợp logic với lịch sử,<br />
<br />
iii<br />
<br />
phương pháp thống kê, so sánh và các phương pháp khác để làm rõ đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
5. Những đóng góp của đề tài<br />
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh<br />
nghiệp sản xuất.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công<br />
ty Cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên.<br />
- Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phục vụ cho nhà quản trị doanh<br />
nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả trong kinh doanh.<br />
6. Bố cục của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:<br />
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh<br />
nghiệp sản xuất.<br />
Chương II: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần may<br />
xuất khẩu Thái Nguyên.<br />
Chương III: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần may<br />
xuất khẩu Thái Nguyên.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI<br />
PHÍ<br />
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp<br />
sản xuất<br />
1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí<br />
Cho đến nay, khi bàn về bản chất của kế toán quản trị có nhiều quan<br />
điểm khác nhau, chẳng hạn như các quan điểm của Ronald W. Hilton, Ray H.<br />
Garrison Jack L. Smith, Robert M. Keith và William L. Stephens... Từ những<br />
quan điểm đó cho thấy bản chất của kế toán quản trị: Là việc thu thập, xử lý,<br />
phân tích và cung cấp những thông tin định lượng về hoạt động của doanh<br />
nghiệp một cách cụ thể, giúp các nhà quản trị trong doanh nghiệp thực hiện<br />
tốt các chức năng quản trị gồm: hoạch định, kiểm tra, đánh giá và đặc biệt là<br />
ra quyết định trong mọi khâu công việc trong quá trình kinh doanh.<br />
Như vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là việc thu thập, xử lý,<br />
phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí của doanh nghiệp nhằm giúp<br />
các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng quản trị chi phí<br />
trong quá trình kinh doanh.<br />
1.1.2. Đối tượng của kế toán quản trị chi phí<br />
Đối tượng của kế toán quản trị chi phí thực chất là quá trình hình thành<br />
và hiệu quả chi phí của doanh nghiệp hay là quá trình khai thác sự hình thành<br />
và phát sinh các loại chi phí khác nhau nhằm thực hiện các mục tiêu được xác<br />
định để giúp cho nhà quản lý điều hành doanh nghiệp có hiệu quả nhất.<br />
1.1.3. Các phương pháp của kế toán quản trị trong công tác quản lý<br />
chi phí trong doanh nghiệp sản xuất<br />
1.1.3.1. Nhóm phương pháp hình thành số liệu<br />
<br />
v<br />
<br />
* Phương pháp chứng từ kế toán<br />
* Phương pháp tài khoản kế toán<br />
* Phương pháp tính giá<br />
* Phương pháp tổng hợp - cân đối<br />
1.1.3.2. Nhóm phương pháp phân tích số liệu<br />
* Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được<br />
Là phương pháp thu thập, tính toán, phân tích, thiết kế các thông tin kinh<br />
tế - tài chính thành dạng có thể so sánh được nhằm giúp các nhà quản trị<br />
doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.<br />
* Phân loại chi phí (Nhận diện chi phí) đáp ứng mục tiêu quản lý<br />
Là phương pháp sắp xếp những chi phí khác nhau vào từng nhóm, từng<br />
loại theo những đặc trưng nhất định của chi phí nhằm tạo lập các thông tin<br />
thích hợp cho việc ra quyết định của nhà quản trị.<br />
* Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán theo dạng phương<br />
trình<br />
Là phương pháp trình bày thông tin theo mối quan hệ ràng buộc giữa các<br />
biến số trong phương trình nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tính toán<br />
lập kế hoạch, phân tích và dự báo.<br />
* Trình bày các thông tin dưới dạng đồ thị<br />
Là phương pháp đồ thị hoá các thông tin thu thập được nhằm phản ánh<br />
mối quan hệ và xu hướng biến thiên mang tính quy luật của thông tin.<br />
1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất<br />
1.2.1. Chi phí và phân loại chi phí<br />
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ về hao phí lao<br />
động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá<br />
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.<br />
1.2.1.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí<br />
<br />