Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của<br />
Hồ Anh Thái<br />
Nguyễn Thị Kim Thanh<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br />
Luận văn ThS. ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Thành<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract. Tìm hiểu những vấn đề chung về văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá - văn<br />
học, bức tranh chung về văn hoá Ấn Độ và dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh<br />
Thái. Tái dựng bức tranh lắp ghép đa chiều quá khứ – hiện tại về tính cách con<br />
người và xã hội nơi xứ sở Ganga. Tìm hiểu một nét đặc trưng trong nhân sinh quan<br />
của Hồ Anh Thái: cảm hứng Phật giáo và sự chi phối của cảm hứng này trong sáng<br />
tác của nhà văn. Khảo sát và phân tích kĩ thuật xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ<br />
Anh Thái: yếu tố ảo – kỳ ảo; người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật; sự đa thanh<br />
của giọng điệu trần thuật.<br />
Keywords. Lý luận văn học; Văn hóa Ấn Độ; Văn học Việt Nam; Truyện ngắn<br />
Content<br />
A.PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hồ Anh Thái là một trong những tên tuổi đáng chú ý của nền văn xuôi đương đại Việt<br />
Nam với sức viết dồi dào và khá đa dạng. Gần như năm nào Hồ Anh Thái cũng có sách xuất<br />
bản. Mỗi cuốn sách là một lát cắt bén ngọt lách vào giữa những đường gân của cuộc sống và<br />
điểm trúng huyệt cuộc sống. Có lẽ vì vậy tác phẩm của anh luôn được bạn đọc đón đợi và gây<br />
được tiếng vang trong dư luận.<br />
Ấn Độ là một trong những nền văn hoá cổ xưa và lâu đời đã quy tụ quanh mình cả<br />
một trường văn hóa và các tiểu vùng văn hoá rộng lớn. Việt Nam hiện nay không thiếu những<br />
chuyên khảo nghiên cứu về nền văn hoá ấn Độ. Nhưng trong lĩnh vực sáng tác văn học dường<br />
như đây vẫn còn là một miền đất chưa mấy ai khai phá.<br />
Hồ Anh Thái đã có sáu năm sống và học tập trên đất nước ấn Độ (1988 -1994). Đây<br />
có thể coi là một cơ duyên hiếm có tạo điều kiện cho Hồ Anh Thái tìm hiểu, khám phá về đất<br />
nước, con người và xứ sở Ganga. Tầm văn hoá của một tiến sĩ văn hoá phương Đông, cái<br />
nhìn sắc bén của một cử nhân quan hệ quốc tế hoà trong cảm nhận tinh tế của một nhà văn có<br />
cơ hội ngụp lặn thả sức mình trong các đại dương văn hoá ấn Độ cổ kính, kỳ vĩ. Không dừng<br />
lại ở cách viết phảng phất chất huyền bí của người ấn mà có hẳn một dòng chảy văn hoá ấn<br />
Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Và chính những sáng tác về đề tài ấn Độ này đã tạo ra<br />
những nét độc đáo trong văn phong và ghi những dấu ấn sâu đậm trong nghiệp văn của anh.<br />
<br />
Vì những lý do trên, trong luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu Văn hoá ấn Độ<br />
trong sáng tác của Hồ Anh Thái – một sắc diện khá đặc trưng trong sáng tác của nhà văn có<br />
phong cách độc đáo này.<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
Những bài viết về Hồ Anh Thái xuất hiện khá nhiều và cũng khá đa dạng về hướng khai<br />
thác. Nhưng tìm kiếm Hồ Anh Thái theo hướng đi vào mảng đề tài văn hoá ấn Độ trong sáng<br />
tác của anh thì chưa có luận văn nào triển khai.<br />
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
Trong luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu những nét văn hoá - xã<br />
hội ấn Độ và cách thức xử lý chất liệu văn hoá ấn trong sáng tác của Hồ Anh Thái qua ba tác<br />
phẩm viết về đề tài này: Tiếng thở dài qua rừng kim tước (tập truyện, NXBHNV, Hà Nội,<br />
1998); Đức Phật, nàng Savitri và tôi (tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng, 2007) và Namaska! Xin<br />
chào ấn Độ (Tiểu luận và biên khảo, NXB Hà Nội, 2008).<br />
4. Cấu trúc luận văn<br />
Luận văn gồm những phần sau:<br />
Mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
3. Lịch sử vấn đề<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
5. Mục đích, ý nghĩa<br />
6. Cấu trúc đề tài<br />
Chương 1: Văn hóa và nguồn cảm hứng về văn hóa ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái<br />
1.1 Quan niệm chung về văn hóa<br />
1.1.1 Định nghĩa văn hóa<br />
1.1.2 Phân biệt văn hóa với một số thuật ngữ liên quan<br />
1.2 Cảm hứng sáng tác văn học từ chất liệu văn hóa của nước ngoài<br />
1.3 Sáng tác về văn hóa ấn Độ của Hồ Anh Thái<br />
1.3.1 Khái quát chung về nền văn hóa ấn Độ<br />
1.3.2 Dòng chảy ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái<br />
Chương 2: Bức tranh văn hóa – xã hội ấn Độ và cảm hứng Phật giáo trong sáng tác của Hồ<br />
Anh Thái<br />
2.1 Con người ấn Độ dưới ngòi bút Hồ Anh Thái<br />
2.1.1 Tinh thần mộ đạo<br />
2.1.2 Sức sống mãnh liệt và khao khát theo đuổi giá trị cuộc sống<br />
2.1.3 Hòa hợp với thiên nhiên<br />
2.2 Xã hội ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái<br />
2.2.1 Sự phân chia đẳng cấp<br />
2.2.2 Bi kịch của người phụ nữ và vấn đề nữ quyền<br />
2.2.3 Vấn đề tình yêu và tình dục trong xã hội ấn Độ<br />
2.2.4 Văn hóa xã hội ấn Độ - đa dạng và thống nhất<br />
2.2.5 Một số vấn đề văn hóa – xã hội khác<br />
2.3 Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Tháia<br />
2.3.1 Vai trò của Phật giáo trong xã hội ấn Độ<br />
2.3.2 Tinh thần giải thương Đức Phật<br />
2.3.3 Sự biểu hiện tư tưởng Phật giáo<br />
Chương 3: Phương thức tiếp cận và xử lý chất liệu văn hóa ấn Độ của Hồ Anh Thái<br />
3.1 Sử dụng yếu tố ảo – kỳ ảo<br />
3.1.1 Quan niệm về cái ảo – kỳ ảo<br />
3.1.2 Những dạng thức cái kỳ ảo trong sáng tác về văn hóa ấn Độ của Hồ Anh Thái<br />
<br />
3.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật<br />
3.2.1 Cơ sở lý luận<br />
3.2.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong sáng tác Hồ Anh Thái<br />
3.3 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật<br />
3.3.1 Giọng điệu trần thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái<br />
3.3.2 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật trong sáng tác viết về ấn Độ<br />
Kết luận<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
Chương 1: Văn hoá và nguồn cảm hứng về văn hoá ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh<br />
Thái<br />
1.1. Quan niệm chung về văn hoá<br />
Trên cơ sở đưa ra nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau của các học giả trong nước và<br />
thế giới về văn hoá người viết đưa ra cách hiểu chung nhất về văn hoá: Văn hoá là tổng thể<br />
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Con người là chủ thể sáng tạo ra<br />
văn hoá và những nét văn hoá đó sẽ quy định phương thức ứng xử của cả cộng đồng người;<br />
Văn hoá là một dòng chảy bắt nguồn từ quá khứ, được hiện tại tiếp tục bồi đắp để tạo lập<br />
những giá trị nền tảng cho tương lai; Văn hoá mang tính dân tộc rõ nét.<br />
1.2. Cảm hứng sáng tác văn học từ chất liệu văn hoá của nước ngoài<br />
Trong văn học Việt Nam và thế giới, việc kể chuyện về văn hoá, con người của một đất<br />
nước khác không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên đây không phải là chuyện dễ. Công việc<br />
này một mặt bắt nguồn từ chính sức hút nội tại của nền văn hoá; mặt khác phụ thuộc vào tài<br />
năng và sự tinh tế trong cảm nhận cũng như quá trình lao động nghệ thuật hết mình của người<br />
viết.<br />
1.3. Sáng tác về văn hoá ấn Độ của Hồ Anh Thái<br />
Đối với Hồ Anh Thái, việc đến với ấn Độ trước hết là một nhân duyên. Trong thời<br />
gian sinh sống tại ấn Độ, Hồ Anh Thái không bỏ lỡ cơ hội khám phá các vùng đất nổi danh<br />
cũng như tiếp xúc với nhiều tầng lớp người ấn, cố gắng thu thập nhiều tài liệu quý hiếm để<br />
làm cơ sở cho những sáng tạo của mình. Và tập truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước;<br />
tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi; Tập biên khảo Namaska! Xin chào ấn Độ đã ra đời<br />
từ những nỗ lực hết mình đó của nhà văn.<br />
Chương 2: Bức tranh văn hoá - xã hội ấn Độ và cảm hứng Phật giáo trong sáng tác của<br />
Hồ Anh Thái<br />
2.1. Con người ấn Độ dưới ngòi bút Hồ Anh Thái<br />
2.1.1. Tinh thần mộ đạo<br />
Mộ đạo ở đây với nghĩa là tư tưởng sùng kính thánh thần, là vai trò tối cao của tôn<br />
giáo trong tâm linh con người. Một người mộ đạo tức là người hoàn toàn tin tưởng vào ý<br />
nghĩa và sự cao cả của tôn giáo cũng như của thánh thần trong đời sống. Họ hướng tới đó với<br />
sự sùng kính linh thiêng.<br />
Trong cuộc sống của người ấn Độ thần linh có vai trò vô cùng quan trọng. Thần linh<br />
là hiện diện của uy quyền, của sức mạnh siêu nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng của những<br />
gì cao đẹp nhất trong cuộc sống: lòng từ bi bác ái, sự công bằng và hướng thiện. Do vậy<br />
người ấn luôn suy nghĩ và hành động dưới sự giám sát, bảo hộ và soi đường của thần linh. Và<br />
chính ý thức về đời sống tâm linh đã làm nên chiều sâu trong suy nghĩ của người ấn, tạo nên<br />
sự nhẫn nhịn và cam chịu nhiều khí đến khó hiểu trong tính cách của họ.<br />
2.1.2. Sức sống mãnh liệt và khao khát theo đuổi giá trị cuộc sống<br />
Người ấn sùng đạo, sống cam chịu và bền bỉ. Người ấn ít nói và có cảm giác như mỗi<br />
cá nhân là một tiểu vũ trụ bất khả xâm phạm. Nhưng đằng sau dáng vẻ âm thầm và chịu<br />
<br />
đựng, sau vẻ lầm lì đến khó hiểu ấy lại chứa đựng những trái tim nhiệt thành, khát sống, là<br />
những bộ óc thông minh, linh hoạt; là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và rất sâu sắc.<br />
2.1.3. Hòa hợp với thiên nhiên<br />
Có một di sản lớn mà Phật giáo để lại trong tính cách ấn Độ là tôn trọng sự sống của<br />
muôn loài. Người ấn quan niệm rằng: lẽ nào người ta lại đi sát sinh, hủy diệt sự sống của<br />
những giống loài khác, trong khi ai ai cũng coi mạng sống của mình là quý nhất trên đời?<br />
Giáo lý của nhà Phật đó ngấm dần, lan tỏa khắp tiểu lục địa ấn Độ và ảnh hưởng sang các tôn<br />
giáo khác, cho tới ngày nay trở thành một phần tính cách ấn.<br />
2.2. Xã hội ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái<br />
2.2.1. Sự phân chia đẳng cấp<br />
ấn Độ là đất nước có chế độ phân chia đẳng cấp nặng nề kéo dài hàng nghìn năm.<br />
Người dân ấn đã “ăn đời ở kiếp” với sự phân biệt này và thậm chí đã tạo nên những đặc trưng<br />
riêng trong tính cách và suy nghĩ của họ. Ngày nay, mặc dù ấn Độ là một nước theo nền cộng<br />
hoà với chủ trương “bình đẳng giai cấp và giải phóng đẳng cấp” nhưng dư âm của sự phân<br />
biệt đẳng cấp ngàn năm trước vẫn còn đọng lại trong đời sống, trong tâm thức người dân. Hệ<br />
thống đẳng cấp vẫn tồn tại ngấm ngầm, đặc biệt là ở nông thôn và những vùng xa đô thị,<br />
lặng lẽ sắp đặt ngôi thứ và trật tự trong các làng xã.<br />
2.2.2. Bi kịch của người phụ nữ và vấn đề nữ quyền<br />
Vấn đề thân phận Eva trong xã hội ấn Độ không phải là vấn đề mới mẻ. Nhưng nó đã,<br />
đang và sẽ luôn nhức nhối trong lòng mỗi nhân tâm. Qua trang viết của Hồ Anh Thái người<br />
đọc cảm thấu được những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội ấn Độ cổ đại và hiện đại.<br />
Dường như mỗi người phụ nữ trong xã hội ấn Độ đều ít nhiều mang trên mình những nỗi đau.<br />
Nhưng nỗi đau lớn nhất là không được làm chủ chính mình. Họ được sinh ra và quyền định<br />
đoạt số phận nằm ngoài tầm tay họ (phụ thuộc vào cha mẹ, vào phong tục, tập quán xã hội,<br />
vào nhà chồng).<br />
Hồ Anh Thái không chỉ nêu ra bi kịch của người phụ nữ mà quan trọng hơn anh còn<br />
truy tìm và cố gắng cắt nghĩa nguồn gốc bi kịch của họ. Những nỗi đau mà người phụ nữ phải<br />
hứng chịu một phần không nhỏ bắt nguồn từ những tập tục, hủ tục lạc hậu đã mục ruỗng<br />
nhưng vẫn còn sức níu kéo sự hiện hữu ở đời. Mặt khác, bi kịch cũng nảy sinh từ sự đói<br />
nghèo, từ sự nhẫn tâm của người đời. Và cũng từ đó, biết bao cảnh ngộ thương tâm, éo le<br />
“giữa xã hội như thể chợ trời” đã diễn ra.<br />
Vấn đề nữ quyền và bi kịch của người phụ nữ không chỉ là vấn đề riêng của Ấn Độ.<br />
Và sáng tác của Hồ Anh Thái không những đó “điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”<br />
(K.Pandey – tiến sĩ văn học người Ấn) mà còn mang màu sắc nhân loại trong việc đề cập đến<br />
những vấn đề chung muôn thuở.<br />
2.2.3. Vấn đề tình yêu và tình dục trong xã hội ấn Độ<br />
Qua trang viết của Hồ Anh Thái, người đọc nhận thấy sự tồn tại song hành của hai thế<br />
giới đối lập nhau trong xã hội ấn Độ: Một ấn Độ của hàng ngàn những quy tắc và định kiến<br />
trong sự phân chia giai cấp nặng nề; một ấn Độ lại rất phóng túng và tự do trong quan hệ nam<br />
nữ (ở đó có những con người coi dục lạc là điều duy nhất trên đời và thậm chí còn đồng nhất<br />
tình yêu với tình dục).<br />
Người ấn rất coi trọng sự trinh trắng của người con gái, coi trọng sự chung thuỷ trong<br />
tình yêu nhưng trong hôn nhân lại rất đề cao sự tự do trong quan hệ nam nữ và thậm chí còn<br />
coi quan hệ tình dục là một thứ nghệ thuật được bảo hộ bởi thần tình yêu Kama.<br />
2.2.4. Văn hóa xã hội ấn Độ - đa dạng và thống nhất<br />
ấn Độ là một khối mâu thuẫn lớn, một đất nước chứa đựng rất nhiều điều khác biệt cả<br />
về địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội và văn hóa. Những sự khác biệt này tạo cho xã hội ấn Độ<br />
sự đa dạng, nhiều màu sắc nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều thành kiến, phân biệt, thậm chí<br />
xung đột và bạo lực.<br />
<br />
Hồ Anh Thái đã đề cập khá nhiều tới các vấn đề nóng bỏng trong đời sống văn hóa –<br />
xã hội ấn Độ. Hiện lên qua những trang văn xuôi là một ấn Độ đan xen đời sống hiện đại với<br />
những tăm tối của một đất nước đang sống cuộc sống ngàn năm của mình. Đó là một ấn Độ<br />
đầy kịch tính trong cuộc đấu tranh giữa văn minh và lạc hậu, giữa cái Thiện và cái ác; giữa<br />
hoà bình và những bất ổn thường trực; một ấn Độ trong xu thế hội nhập với những câu<br />
chuyện bi hài.<br />
2.2.5. Tính chân thực trong cảm quan về ấn Độ qua sáng tác của HAT<br />
Qua lăng kính của một người ngoại quốc, những tác phẩm về ấn Độ của Hồ Anh Thái<br />
mang sắc thái rất riêng, vừa khách quan vừa chủ quan, vừa chung vừa riêng so với những nhà<br />
văn người ấn viết về chính quê hương mình. Không bị ngợp bởi ký ức của nền văn hóa khổng<br />
lồ, không sa chân vào bóng tối mênh mông, những trang văn về đất nước ấn Độ của Hồ Anh<br />
Thái đã chạm đến ngưỡng của sự chân thực khi định vị về văn hóa của ấn Độ.<br />
2.3. Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Thái<br />
Trong những nhân tố tạo lập nên tư tưởng văn chương của Hồ Anh Thái có lẽ nhân<br />
sinh quan Phật giáo đóng vai trò quan trọng. Dấu ấn của tôn giáo lớn này in đậm trong văn<br />
xuôi của Hồ Anh Thái, tạo thành một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào và chi phối khá nhiều<br />
tới văn phong của anh.<br />
2.3.1. Vai trò của Phật giáo trong xã hội ấn Độ<br />
Ra đời khoảng 500 năm TCN, đạo Phật là sản phẩm điển hình của tư duy và văn hóa<br />
ấn Độ. Phật giáo đã ăn sâu vào phong tục tập quán, lối nghĩ và hành xử của người ấn, trở<br />
thành một nét đặc trưng văn hóa tạo nên tính cách dân tộc ấn.<br />
2.3.2. Tinh thần giải thiêng Đức Phật<br />
Tinh thần giải thiêng ở đây không có nghĩa là báng bổ thánh thần mà theo nghĩa quét<br />
sạch mây mù huyền thoại bao quanh cuộc đời Đức Phật để làm hiển lộ chân dung một nhà<br />
hiền triết, một nhà tư tưởng đã tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi những nỗi<br />
khổ trần gian. Đây là cách tiếp cận rất đặc biệt của Hồ Anh Thái.<br />
Xuyên suốt các chương Đức Phật (trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi)<br />
người đọc nhận thấy thường xuyên có một sự phản biện ngầm của tác giả trước những chi tiết<br />
mang màu sắc huyền thoại về Đức Phật mà kinh điển Phật giáo đã ghi lại. Tinh thần giải<br />
thiêng còn được thể hiện qua việc phát triển đạo pháp và xây dựng giáo hội của Đức Phật. Và<br />
sự tồn tại của nàng công chúa Savitri cùng “tình yêu dữ dội” (chữ dùng của Hồ Anh Thái)<br />
dành cho hoàng tử Siddhartha đã hoàn tất quá trình giải thiêng hình ảnh Đức Phật.<br />
2.3.3. Sự biểu hiện tư tưởng Phật giáo<br />
Trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi, thông qua việc dựng lại câu chuyện<br />
biên niên về cuộc đời của Đấng Giác Ngộ, Hồ Anh Thái đã chuyển tải một cách nhuần<br />
nhuyễn những nguyên lý cơ bản của học thuyết Phật giáo.<br />
Tư tưởng đó một mặt được thể hiện thông qua những lời giáo huấn trực tiếp của Đức<br />
Phật, mặt khác còn được chuyển tải qua cuộc đời và số phận của các nhân vật. Hồ Anh Thái<br />
đã lý giải số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo: quy luật nhân quả, luật luân hồi và sức<br />
mạnh của tình thương, của sự giác ngộ qua cuộc đời của tên cướp Anguli Mali, của<br />
Ajatasatru và cuộc đời của công chúa Savitri.<br />
Với việc vay mượn những truyền tích Phật giáo, sáng tạo và hư cấu trên tinh thần tôn<br />
trọng lõi chân sử, kết hợp khéo léo giữa huyền thoại và lịch sử, sử dụng bảng phối giọng đa<br />
âm, Hồ Anh Thái đó thành công trong việc dựng lên chân dung một Đấng giác ngộ vừa<br />
thiêng liêng vừa gần gũi cũng như chuyển tải khá nhuần nhuyễn những tư tưởng của đạo Phật<br />
vào tác phẩm mà không hề khiên cưỡng.<br />
Chương 3: Phương thức tiếp cận và xử lý chất liệu văn hoá ấn Độ của Hồ AnhThái<br />
3.1. Sử dụng yếu tố ảo - kỳ ảo<br />
3.1.1. Quan niệm về cái ảo - kỳ ảo<br />
<br />