intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

60
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu là: Nghiên cứu chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hoạt động Ngân hàng những năm gần đây tiếp tục phát triển tốt, góp<br /> phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các Ngân hàng<br /> Thương mại mở rộng mạng lưới hoạt động từng bước tiến tới cổ phần hóa để<br /> thu hút vốn đầu tư và công nghệ. Lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, nhất là ở<br /> các Ngân hàng Thương mại Cổ phần, rủi ro trong lĩnh vực cấp tín dụng có<br /> biểu hiện tăng: Nợ xấu có xu hướng tăng cao, thị trường nhà đất trầm lắng thu<br /> hồi vốn chậm.<br /> Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An là một chi nhánh cấp I trực thuộc<br /> NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập năm 2004, hoạt động trên địa bàn<br /> thủ đô là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, tập trung nhiều NHTM lớn<br /> và có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An đã<br /> đứng vững được trên thị trường trở thành một trong số các chi nhánh hoạt<br /> động hiệu quả nhất của NHNo & PTNT Việt Nam tại Hà Nội và đang trên đà<br /> phát triển mở rộng thị phần.<br /> Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An có hoạt động kinh doanh chủ yếu<br /> dựa và hoạt động tín dụng nhưng do phải cạnh tranh với các NHTM lớn tại<br /> Hà Nội nên hoạt động tín dụng tuy có phát triển song tiềm ẩn rủi ro khá lớn.<br /> Là một cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An trong qua<br /> trình làm việc, tiếp cận với thực tế bằng kinh nghiệm và đánh giá của bản thân<br /> đã giúp tôi nhận biết được phần nào thực trạng chất lượng tín dụng tại chi<br /> nhánh trong những năm qua. Vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài " Nâng<br /> cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An " để hoàn<br /> thành luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình.<br /> <br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> <br /> ii<br /> <br /> - Nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT<br /> Quảng An<br /> - Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh<br /> NHNo & PTNT Quảng An<br /> - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh<br /> NHNo & PTNT Quảng An<br /> <br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng : Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An thời gian<br /> từ năm 2004 đến năm 2006<br /> <br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử<br /> - Tư duy logích biện chứng: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện<br /> chứng, duy vật lịch sử<br /> - Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài: Phân<br /> tích, thống kê, tổng hợp, điều tra, kiểm soát.<br /> <br /> 5. Đóng góp của đề tài<br /> Thứ nhất: Hệ thống hóa và bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về tín<br /> dụng, chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.<br /> Thứ hai: Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng nói chung và<br /> chất lượng tín dụng nói riêng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An trong<br /> thời gian từ năm 2004 - 2006, qua đó thấy được những thành công cũng như<br /> hạn chế và xác định rõ nguyên nhân làm căn cứ đưa ra những giải pháp thích<br /> hợp nâng cao chất lượng tín dụng góp phần tăng hiệu quả, tăng khả năng cạnh<br /> tranh của Chi nhánh.<br /> <br /> iii<br /> <br /> Thứ 3: Kiến nghị thực hiện đồng bộ một số quan điểm, biện pháp,<br /> phương hướng quản lý hoạt động tín dụng để nâng cao hơn nữa chất lượng tín<br /> dụng.<br /> <br /> 6. Kết cấu luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương<br /> với nội dung căn bản sau:<br /> Chương 1: Chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại<br /> Chương 2: Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh NHNo &<br /> PTNT Quảng An<br /> Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh<br /> NHNo & PTNT Quảng An<br /> <br /> iv<br /> <br /> Chƣơng 1<br /> CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> <br /> 1.1. Ngân hàng thƣơng mại<br /> 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thƣơng mại<br /> Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là: “ngân hàng được thực hiện toàn<br /> bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì<br /> mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”.<br /> 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thƣơng Mại<br /> Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các<br /> dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ<br /> thanh toán. Với hai chức năng chủ yếu là tạo tiền và kinh doanh tiền tệ nhằm<br /> mục tiêu sinh lợi, một ngân hàng thương mại có các hoạt động chủ yếu sau<br /> đây:<br /> a) Hoạt động huy động vốn<br /> Các ngân hàng thương mại tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời<br /> nhàn rỗi trong nền kinh tế để kinh doanh cho vay, cấp tín dụng.<br /> b) Hoạt động tín dụng<br /> Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt độngt ín dụng thông qua việc cho<br /> vay đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức cho vay.<br /> c) Hoạt động trung gian<br /> Các nghiệp vụ trung gian bao gồm: thanh toán hộ, chuyển tiền, thu hộ,<br /> bảo lãnh, mở L/C, cung cấp thông tin về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh<br /> nghiệp, quản lý hộ tài sản...<br /> <br /> v<br /> <br /> 1. 2. Tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại<br /> 1.2.1. Khái niệm<br /> Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là<br /> Ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân trong xã hội, trong đó<br /> Ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho họ với những điều kiện thoả thuận<br /> nhất định (thời gian, lãi suất, khối lượng, điều kiện đảm bảo).<br /> 1.2.2. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại<br /> Để phân loại các hình thức tín dụng các Ngân hàng thương mại thường<br /> căn cứ vvào mục đích cho vay, thời hạn cho vay, mức độ tín nhiệm của khách<br /> hàng vay, hình thái giá trị của các khảon vay, phương thức cho vay để phân<br /> loại các khoản vay cho phù hợp với đặc điểm của từng Ngân hàng.<br /> <br /> 1.3. Chất lƣợng tín dụng Ngân hàng<br /> 1.3.1 Quan niệm chất lƣợng tín dụng Ngân hàng<br /> Hoạt động tín dụng hiện nay mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho các<br /> ngân hàng thương mại.<br /> “chất lượng tín dụng là sự đáp ứng nhu cầu của khách (người vay tiền)<br /> phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển<br /> của ngân hàng”<br /> 1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng<br /> a, Chất lượng tín dụng đối với phát triển của nền kinh tế - xã hội<br /> Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng<br /> kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình<br /> phát triển của xã hội.<br /> b, Chất lượng hoạt động tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của<br /> các NHTM<br /> Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các<br /> NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và<br /> thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2