TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1996, hiện nay hoạt động<br />
đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội vẫn còn<br />
nhiều hạn chế và mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai. Chính vì vậy,<br />
đề tài “Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho<br />
Corporate, Chi nhánh Hà Nội” đã được chọn để nghiên cứu.<br />
Hoạt động đầu tư chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động<br />
của Ngân hàng thương mại, thể hiện trong việc cung cấp nguồn thu nhập bổ sung<br />
cho Ngân hàng thương mại, tạo nguồn thanh khoản, giảm thiểu rủi ro nhờ việc đa<br />
dạng hoá hoạt động sử dụng vốn. Các chứng khoán còn có thể sử dụng như những<br />
khoản thế chấp cho các khoản đi vay của Ngân hàng. Khi thị trường tín dụng trầm<br />
lắng, thông qua hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng thương mại, một bộ<br />
phận vốn trên thị trường tín dụng sẽ được dịch chuyển sang thị trường chứng<br />
khoán. Khi có nhu cầu cho vay hay đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác, Ngân hàng<br />
thương mại có thể bán các chứng khoán đang nắm giữ. Việc dịch chuyển vốn như<br />
vậy giúp Ngân hàng thương mại sử dụng tối đa nguồn huy động, nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động.<br />
Việc phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng thương mại có<br />
thể được biểu hiện thành các nội dung:<br />
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư chứng khoán: Muốn phát triển<br />
hoạt động đầu tư chứng khoán, Ngân hàng thương mại cần phải có chiến lược và<br />
kế hoạch đầu tư chứng khoán cụ thể. Trước hết là chiến lược huy động và sử dụng<br />
vốn thích hợp. Ngân hàng phải xác định được có thể huy động vốn từ những nguồn<br />
nào và theo những kỳ hạn nào. Trên cơ sở đó, xác định rõ tỷ lệ phân bổ thích hợp<br />
giữa hoạt động cho vay và đầu tư chứng khoán.<br />
<br />
- Phân tích chứng khoán để quyết định hướng phát triển đầu tư chứng<br />
khoán: phân tích đầu tư chứng khoán là một hoạt động quan trọng nhằm giúp nhà<br />
đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư chứng khoán đúng đắn. Có hai phương pháp<br />
cơ bản được sử dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán là phân tích cơ bản và<br />
phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ bản là việc phân tích các báo cáo tài chính của<br />
doanh nghiệp cũng như việc phát triển công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các<br />
chuyển biến giá chứng khoán. Phân tích cơ bản giúp cho doanh nghiệp có thể lựa<br />
chọn được cơ cấu danh mục đầu tư phù hợp. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu cung và<br />
cầu chứng khoán dựa trên các nghiên cứu số lượng và giá cả. Nhà phân tích dùng<br />
các biểu đồ để phân tích chiều hướng giá cả. Không giống như phân tích cơ bản,<br />
nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến vị thế tài chính của doanh nghiệp.<br />
- Tiến hành đầu tư và kiểm soát quá trình đầu tư chứng khoán: bao gồm<br />
làm các thủ tục trước khi tiến hành đầu tư, kiểm soát công việc và quá trình đầu tư<br />
- Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ phụ trợ cho hoạt động đầu tư chứng<br />
khoán: Các nghiệp vụ phụ trợ cho hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng<br />
thương mại như đăng ký làm thành viên lưu ký, thành viên bảo lãnh phát hành trái<br />
phiếu, thành viên đấu thầu… tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư<br />
chứng khoán tại Ngân hàng thương mại song lại góp phần giúp Ngân hàng thương<br />
mại tham gia tích cực hơn vào thị trường tài chính và thị trường chứng khoán với<br />
tư cách là thành viên hỗ trợ thị trường.<br />
Đề tài đã đề cập đến một số kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của một số chi<br />
nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở<br />
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà<br />
Nội như:<br />
- Tham gia đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo<br />
lãnh, trái phiếu doanh nghiệp<br />
<br />
- Tham gia góp vốn, mua cổ phần<br />
- Tham gia các hoạt động và nghiệp vụ bổ trợ: đăng ký làm thành viên lưu<br />
ký, thành viên đấu thầu, thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, tham<br />
gia tư vấn cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại quốc doanh…<br />
Khái quát về Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội<br />
Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội được thành lập theo Quyết<br />
định số 36/1996 của Ngân hàng Nhà nước. Chính thức đi vào hoạt động ngày 10<br />
tháng 7 năm 1996, đến nay Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội đã đi<br />
vào hoạt động được hơn 10 năm. Là một chi nhánh của Ngân hàng Mizuho<br />
Corporate, Hội sở chính, Tokyo, ngoài việc chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân<br />
hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội còn<br />
chịu sự quản lý của Ngân hàng Mizuho Corporate, Hội sở chính. Bên cạnh đó,<br />
Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội không có tư cách pháp nhân.<br />
Tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi<br />
nhánh Hà Nội<br />
Ban đầu tư Ngân hàng Mizuho Corporate, Hội sở chính, Tokyo là người<br />
chịu trách nhiệm xét duyệt và thông qua các đơn xin đầu tư, hạn mức đầu tư của<br />
chi nhánh Hà Nội. Ban đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động đầu tư<br />
của chi nhánh Hà Nội lên tập đoàn Tài chính Mizuho (Mizuho Financial Group).<br />
Phòng kinh doanh vốn và tiền tệ là phòng chịu trách nhiệm chính trong việc<br />
cập nhập tình hình biến động giá chứng khoán, đưa ra các quyết định đầu tư, chịu<br />
trách nhiệm trực tiếp về lợi nhuận của các giao dịch. Khi tiến hành hoạt động đầu<br />
tư chứng khoán, Phòng kinh doanh vốn và tiền tệ phải chuẩn bị hồ sơ thuyết trình<br />
về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, tình hình hoạt động<br />
của chi nhánh và gửi về Ban đầu tư của Hội sở chính từ tháng 9 năm 2005. Và đến<br />
tháng 6 năm 2006, yêu cầu này đã được chấp nhận.<br />
<br />
Phòng quản trị rủi ro chịu trách nhiệm đánh giá các rủi ro khi đầu tư chứng<br />
khoán, đưa ra các khuyến nghị và dự báo.<br />
Bộ phận Nghiệp vụ có trách nhiệm nhập các giao dịch đầu tư chứng khoán<br />
vào hệ thống và đảm bảo các dữ liệu nhập vào đúng với những gì đã diễn ra trong<br />
thực tế tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội.<br />
Phòng Kế toán và pháp chế chịu trách nhiệm kiểm tra lại tính hợp lệ và<br />
chính xác của giao dịch, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến<br />
hoạt động đầu tư chứng khoán để thông tin kịp thời cho Phòng kinh doanh vốn và<br />
tiền tệ và Ban Tổng giám đốc chi nhánh.<br />
Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động đầu tư<br />
chứng khoán<br />
Hiện nay, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội đang sử dụng hệ<br />
thống Reuter 3000 Version 5.0 cho phép cung cấp tin tức cập nhật 24/24 giờ, lưu<br />
trữ thông tin trong quá khứ vô thời hạn với chức năng tìm kiếm dễ dàng, cung cấp<br />
hệ thống định giá và lãi suất linh hoạt, đảm bảo việc định giá chứng khoán chính<br />
xác và dễ dàng, hỗ trợ đắc lực cho công tác tính toán và xác định lãi suất chiết<br />
khấu.<br />
Hiện nay, mọi giao dịch đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho<br />
Corporate, Chi nhánh Hà Nội giữa các cán bộ giao dịch Phòng kinh doanh vốn và<br />
tiền tệ của chi nhánh với các cán bộ giao dịch của các Ngân hàng hay công ty<br />
chứng khoán khác đều được thực hiện qua điện thoại và qua máy fax, dẫn đến tốn<br />
thời gian và công sức trong việc duy trì hệ thống máy fax, lưu trữ dữ liệu, tài liệu<br />
giao dịch…<br />
Đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho<br />
Corporate, Chi nhánh Hà Nội<br />
<br />
Ngày 31 tháng 7 năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến<br />
trình đầu tư chứng khoán của Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội khi<br />
tiến hành mua 50 tỷ đồng trái phiếu Kho bạc mã chứng khoán CP061109 với lãi<br />
suất coupon 8.63% .Tính cho đến nay, Ngân hàng đã mua được 120 tỷ đồng trái<br />
phiếu Kho bạc tương ứng với 3 mã chứng khoán. Việc đầu tư trên đã đạt được<br />
một số kết quả sau:<br />
Góp phần tạo nên một kênh đầu tư mới an toàn: nói đây là một kênh đầu<br />
tư mới là vì Ngân hàng Mizuho Corporate, chi nhánh Hà Nội là một trong những<br />
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống Mizuho Corporate đầu tư<br />
vào trái phiếu Chính phủ bằng tiền huy động được tại nước đặt trụ sở chi nhánh.<br />
Còn nói đây là một kênh đầu tư an toàn vì từ trước đến nay trái phiếu Chính phủ<br />
vẫn được coi là an toàn nhất trong các loại chứng khoán vì được đảm bảo thanh<br />
toán bởi Chính phủ Việt Nam.<br />
Tạo một bước tiến dài trong quá trình thâm nhập vào thị trường tài chính<br />
Việt Nam: cùng với việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng Mizuho<br />
Corporate, chi nhánh Hà Nội có thể sử dụng số trái phiếu này để tham gia vào<br />
nghiệp vụ thị trường mở, tham gia vào các nghiệp vụ cầm cố, thấu chi, repo trái<br />
phiếu… và các giao dịch tiền tệ khác trên thị trường tiền tệ Việt Nam.<br />
Lựa chọn thời điểm đầu tư hợp lý: Việc lựa chọn thời điểm đầu tư mặc dù<br />
không phải ở thời kỳ lãi suất cao nhất, song Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi<br />
nhánh Hà Nội đã đầu tư tại thời điểm lãi suất tương đối ổn định và an toàn. Bởi vì,<br />
sau thời điểm này, lãi suất coupon của trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là trái phiếu<br />
Kho bạc kỳ hạn 5 năm đi xuống rõ rệt, cá biệt có trường hợp trong phiên đấu thầu<br />
ngày 28 tháng 3 năm 2007, lãi suất này đã xuống còn 6.5%.<br />
Những hạn chế<br />
<br />