i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại<br />
hàng đầu tại Việt Nam, một Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng lớn cho đầu<br />
tư phát triển nền kinh tế và các dự án quan trọng mang tầm vóc quốc gia Do đó<br />
việc tìm ra giải pháp để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi<br />
ro ở mức tối thiểu và đảm bảo lợi nhuận ở mức tối đa là đòi hỏi cấp thiết có tính<br />
chất quyết định sự phát triển ổn định và bền vững đối với Ngân hàng.<br />
Do đó tôi chọn đề tài “Tăng cường đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân<br />
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” là vấn đề nghiên cứu cho luận văn. Đây là<br />
một đề tài đang dành được sự quan tâm lớn của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam,<br />
Ngành Ngân hàng nói chung và cả của các cơ quan quản lý Nhà nước.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn<br />
Góp phần hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận cơ bản về đảm bảo an<br />
toàn tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.<br />
Kiến nghị và đề xuất với các ngành, các cấp liên quan trong việc hoàn<br />
thiện chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng và an toàn trong hoạt động<br />
tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tƣợng nghiên cứu: Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng<br />
của Ngân hàng thương mại ( Hoạt động tạo lập vốn, huy động vốn và hoạt<br />
động sử dụng vốn ).<br />
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đảm bảo an toàn tín dụng tại<br />
Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam từ Năm 2004 đến 2006 và giải pháp nhằm<br />
nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT Việt<br />
nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2015.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
<br />
ii<br />
<br />
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng<br />
phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử, kết<br />
hợp với các phương pháp phân tích tình huống, điều tra, phân tích, tổng hợp,<br />
so sánh để luận giải thực trạng hoạt động tín dụng, từ đó, đề xuất các giải<br />
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn tín dụng tại<br />
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vần đề.<br />
Khái quát hóa một số vần đề lý luận cơ bản về đảm bảo an toán tín<br />
dụng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại.<br />
Phân tích những vấn đề cơ bản về điều kiện đảm bảo an toàn tín dụng<br />
trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại.<br />
Phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng<br />
ĐT & PT Việt Nam trong những năm vừa qua để từ đó đưa ra những đánh giá<br />
nhận xét, nêu ra những mặt được và chưa được, những tồn tại cần giải quyết.<br />
Đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt<br />
động tín dụng tại Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam và hệ thống Ngân hàng<br />
thương mại nói chung.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn<br />
được kết cấu thành 03 chương<br />
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng và đảm bảo an<br />
toàn tín dụng tại các Ngân hàng thương mại.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng ĐT & PT<br />
Việt Nam.<br />
Chƣơng 3: Giải pháp đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng ĐT & PT<br />
Việt Nam.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƢƠNG 1:<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ<br />
ĐẢM BẢO AN TOÀN TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG<br />
THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của hoạt động Tín dụng ngân hàng<br />
Trong nền kinh tế thị trƣờng.<br />
1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng.<br />
Tín dụng tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa được biểu hiện trước hết là<br />
sự vay mượn tạm thời một số vốn tiền tệ hay tài sản mà nhờ đó người đi vay<br />
có thể sử dụng một lượng giá trị trong thời gian nhất định và sẽ hoàn trả lại<br />
theo một thời gian nhất định. Quan hệ tín dụng trước hết là quan hệ kinh tế<br />
dựa vào lòng tin là chủ yếu. Theo quan điểm của một số Nhà nghiên cứu: Tín<br />
dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau dựa trên cơ sở có hoàn trả cả vốn và lãi<br />
sau một thời gian nhất định. Hay nói cách khác: Tín dụng là một phạm trù<br />
kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức<br />
nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân<br />
hay tổ chức khác với những điều kiện ràng buộc nhất định về số tiền hoàn trả,<br />
số lãi phải trả, thời gian hoàn trả…<br />
Các điều kiện thường được sử dụng trong quan hệ tín dụng<br />
Từ khái niệm về tín dụng Ngân hàng ta có thể thấy, hoạt động tín dụng<br />
của Ngân hàng được hiểu trên hai khía cạnh là hoạt động tạo lập vốn và hoạt<br />
động sử dụng vốn. Đây là hai hoạt động cơ bản và chủ yếu của bất kỳ Ngân<br />
hàng thương mại nào.<br />
1.1.2. Đặc trưng của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.<br />
Một là: Trong nền kinh tế thị trường tín dụng Ngân hàng ngày càng<br />
được mở rộng và phát triển cả về đối tượng lẫn qui mô<br />
<br />
iv<br />
<br />
Hai là: Tín dụng Ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức<br />
Ba là: Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường không chỉ dừng<br />
lại ở phạm vi quốc gia mà còn mở rộng và phát triển ra phạm vi quốc tế<br />
Bốn là: Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng Ngân hàng được thực<br />
hiện thông qua nhiều loại tiền tệ khác nhau<br />
Năm là: Sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng Ngân hàng ngày càng<br />
khốc liệt<br />
Sáu là: Tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường ngày càng<br />
chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro<br />
1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị<br />
trường.<br />
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng<br />
trong mọi hoạt động kinh tế. Sự vận động của tín dụng Ngân hàng luôn gắn<br />
liền với sự hoạt động của nền kinh tế. Do vậy đảm bảo cho hoạt động tín<br />
dụng Ngân hàng diễn ra liên tục thường xuyên đáp ứng đầy đủ các nhu cầu<br />
vốn cho nền kinh tế là vấn đề luôn dành được sự quan tâm của Nhà nước, các<br />
nghành và các cấp và cảu các Ngân hàng thương mại.<br />
1.2. những vấn đề cơ bản về đảm bảo an toàn tín dụng của Ngân hàng<br />
thƣơng mại<br />
1.2.1. Khái niệm về đảm bảo an toàn tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
Đảm bảo an toàn tín dụng là việc đảm bảo lợi ích của Ngân hàng và các<br />
bên có lợi ích liên quan trong hoạt động tín dụng Ngân hàng nhằm duy trì sự<br />
ổn định và phát triển của Ngân hàng và khách hàng cũng như của toàn bộ nền<br />
kinh tế.<br />
1.2.2. Sự cần thiết phải đảm bảo an toàn tín dụng của các Ngân hàng<br />
thương mại.<br />
<br />
v<br />
<br />
Thứ nhất: Đảm bảo an toàn tín dụng tạo điều kiện cho các Ngân hàng<br />
đảm bảo an toàn vốn và tài sản cũng như đảm bảo an toàn cho tiền gửi của<br />
khách hàng và những đối tượng có liên quan.<br />
Thứ hai: Đảm bảo an toàn tín dụng thì mới nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động của Ngân hàng.<br />
Thứ ba: Đảm bảo an toàn tín dụng là điều kiện để Ngân hàng thương<br />
mại đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế quốc dân.<br />
Thứ tư: Đảm bảo an toàn tín dụng của Ngân hàng thương mại là điều<br />
kiện để phát triển ổn định nền kinh tế và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô<br />
của Nhà nước.<br />
Thứ năm: Đảm bảo an toàn tín dụng còn là điều kiện cần thiết để ổn<br />
định và nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân dân và ổn định chính trị.<br />
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá an toàn tín dụng của Ngân hàng thương mại.<br />
Chỉ tiêu định lƣợng<br />
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn toàn vốn và huy động vốn.<br />
- Chỉ tiêu 1: Hệ số an toàn vốn (CAR- Capital Adequacy Ratio – A1.1)<br />
- Chỉ tiêu 2: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn (A1.2 )<br />
- Chỉ tiêu 3: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn, lãi suất (A1.3 )<br />
- Chỉ tiêu 4: Cơ cấu nguồn vốn/ nhu cầu cho vay của khách hàng (A1.4 )<br />
- Chỉ tiêu 5: Hệ số đảm bảo tiền gửi ( A1.5)<br />
- Chỉ tiêu 6: Hệ số đòn bảy ( A1.6)<br />
1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng nguồn vốn<br />
- Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ tài sản có sinh lời so với nguồn vốn phải trả lãi ( A2.1 )<br />
- Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động ( A2.2 )<br />
- Chỉ tiêu 9: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung hạn (A2.3 )<br />
1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá an toàn trong hoạt động cho vay.<br />
- Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ đảm bảo tiền vay ( A3.1)<br />
<br />