i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Mười ba năm qua, kể từ khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam<br />
và cộng đồng tài trợ quốc tế được nối lại, chúng ta đã nhận được nhiều sự hỗ<br />
trợ quý báu về vốn và kinh nghiệm quản lý của Ngân hàng Thế giới (WB),<br />
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính đối với mục tiêu phát triển<br />
kinh tế đất nước theo đòi hỏi kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Là<br />
một đơn vị thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch 3<br />
được thành lập với mục đích chính là tiếp nhận nguồn vốn và thực hiện các dự<br />
án được tài trợ bởi Chính phủ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Hơn<br />
bốn năm hoạt động, đơn vị đã và đang thực hiện hơn 50 dự án lớn nhỏ khác<br />
do Chính phủ Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp và các tổ chức tài chính quốc tế<br />
như WB, ADB, JBIC, NIB… tài trợ. Mặc dù kết quả là khả quan, nhưng hoạt<br />
động quản lý các nguồn vốn đặc biệt là các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ<br />
chức tài chính quốc tế tại Sở giao dịch 3 còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc<br />
nghiên cứu làm rõ bản chất, nội dung, vai trò của quản lý để đưa ra các giải<br />
pháp nhằm tăng cường quản lý các nguồn vốn này đạt hiệu quả cao có tính<br />
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là lý do tại sao em đã chọn đề tài:<br />
“Tăng cường quản lý các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài<br />
chính quốc tế tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt<br />
Nam”.<br />
<br />
* Mục đích nghiên cứu của luận văn<br />
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về nội dung quản lý các nguồn<br />
vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại ngân hàng; luận giải về<br />
thực trạng thực hiện quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế<br />
tài trợ tại Sở giao dịch 3 – Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trong thời gian qua<br />
để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các nguồn vốn này.<br />
<br />
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
<br />
ii<br />
<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ<br />
chức tài chính quốc tế mà Việt Nam có quan hệ (bao gồm IFM, WB, ADB) và<br />
phân tích hoạt động quản lý các nguồn vốn Dự án Tài chính nông thôn I, II tại<br />
Sở giao dịch 3 trong đó chủ yếu tập trung ở quản lý cấu phần tín dụng còn<br />
việc quản lý cấu phần năng lực thể chế chỉ được khái quát để minh hoạ cho<br />
hoạt động chung.<br />
<br />
* Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn vận dụng các quy luật kinh tế, sử dụng các phương pháp<br />
nghiên cứu tổng hợp số liệu, so sánh, phương pháp biểu đồ, phân tích logic,<br />
đánh giá báo cáo tổng kết để đưa ra nhận định và giải pháp.<br />
<br />
* Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm ba chương<br />
như sau:<br />
Chương 1: Lý luận chung về quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính<br />
quốc tế tài trợ tại ngân hàng.<br />
Chương II: Thực trạng quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc<br />
tế tài trợ tại Sở giao dịch 3 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br />
Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý các nguồn vốn do các tổ<br />
chức tài chính quốc tế tài trợ tại Sở giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát<br />
triển Việt Nam.<br />
<br />
Chương I: Lý luận chung về quản lý các nguồn vốn do<br />
các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại ngân hàng<br />
1.1. Khái quát về các tổ chức tài chính quốc tế<br />
Việc tổ chức lại trật tự tài chính quốc tế sau chiến tranh thế giới II đã<br />
được khởi động bằng việc thành lập hai tổ chức tài chính toàn cầu: Quỹ tiền tệ<br />
quốc tế và Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển vào tháng 7 năm 1944 tại<br />
<br />
iii<br />
<br />
Hội nghị Bretton Woods. Tiếp đến, các định chế tài chính khu vực cũng lần<br />
lượt xuất hiện: Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (năm 1958), Ngân hàng phát triển<br />
liên Mỹ (năm 1959), Ngân hàng phát triển Châu Phi (năm 1964), Ngân hàng<br />
phát triển Châu Á (năm 1966)…<br />
Có nhiều cách phân loại các tổ chức tài chính quốc tế. Nếu căn cứ vào<br />
hạm vi hoạt động thì có: các tổ chức tài chính toàn cầu, các tổ chức tài chính<br />
<br />
quốc tế khu vực. Còn nếu căn cứ vào mục tiêu tài trợ thì có: tổ chức tài chính<br />
quốc tế tài trợ cán cân thanh toán của các nước thành viên, các tổ chức tài<br />
chính quốc tế tài trợ các dự án đầu tư trung và dài hạn.<br />
<br />
1.2. Tổng quan về các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc<br />
tế tài trợ<br />
Có thể hiểu: "Nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ là<br />
nguồn vốn ưu đãi mà các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các quốc gia<br />
thành viên vì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói<br />
riêng và của toàn cầu nói chung.”<br />
Mỗi một nguồn vốn được tài trợ bởi một tổ chức tài chính có những đặc<br />
điểm khác nhau nhưng có thể rút ra một số điểm chung nhất sau: Tính chất ưu<br />
đãi, Tính chất hỗ trợ, Tính chất rủi ro, Tính chất vay nợ.<br />
Xét về phương thức tài trợ các nguồn vốn, Quỹ tiền tệ quốc tế có<br />
phương thức là: Rút vốn dự trữ, Tín dụng thông thường theo đợt, Tài trợ bù<br />
đắp và bất ngờ, Dự trữ điều hoà. Trong khi đó Ngân hàng thế giới lại có các<br />
phương thức như: Cho vay đầu tư đặc biệt, Cho vay lĩnh vực, Cho vay điều<br />
chỉnh lĩnh vực, Cho vay điều chỉnh cơ cấu, Cho vay tái thiết khẩn cấp. Còn<br />
phương thức tài trợ của ADB theo dự án, chương trình, khoản vay theo<br />
ngành, hạn mức tín dụng nhưng phạm vi tài trợ giới hạn nằm trong các nước<br />
Châu Á và Châu Đại Dương.<br />
<br />
1.3. Quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài<br />
<br />
iv<br />
<br />
trợ tại ngân hàng<br />
Phải nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý nguồn vốn do các tổ chức<br />
tài chính quốc tế tài trợ vì thực chất giá trị thực tế của nguồn vốn được tài trợ<br />
thấp hơn giá trị danh nghĩa của nó. Điều này có nghĩa tính ưu đãi của vốn<br />
ODA giảm, chi phí để có vốn này sẽ tiến dần đến vốn thương mại trên thị<br />
trường tài chính nếu không có sự quản lý chặt thì chi phí này ngày càng cao.<br />
Ngoài ra nước tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng sử dụng không hiệu quả nguồn<br />
vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế.<br />
Chính vì nhận thức được ý nghĩa quan trọng của quản lý các nguồn vốn<br />
được tài trợ nên ngân hàng được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý có<br />
trình tự, chặt chẽ và hiệu quả ở các khâu<br />
<br />
* Thiết kế dự án và vận động nguồn vốn<br />
Quản lý phải được coi trọng ngay từ khâu thiết kế dự án và vận động<br />
nguồn vốn vì đây là bước xác định địa điểm, đối tượng đầu tư. Quản lý thực<br />
hiện ngay từ đầu sẽ đảm bảo được cả hiệu quả quản lý được thông suốt ở các<br />
khâu tiếp sau.<br />
<br />
* Đàm phán và ký kết<br />
Quản lý ở bước này chủ yếu là việc trao đổi và thống nhất với các tổ<br />
chức tài chính quốc tế việc được tài trợ hay không, về số tiền, thời hạn vay, lãi<br />
suất cùng các điều kiện đi kèm để triển khai dự án.<br />
<br />
* Tiếp nhận các nguồn vốn<br />
Khi thống nhất các điều kiện tài trợ, hai bên đã xác định được kênh dẫn<br />
vốn tài trợ như thế nào cho nên nguồn vốn được tiếp nhận phải đưa đến đầu<br />
mối: đúng về lượng lẫn thời gian để từ đó chúng được chuyển tài đến những<br />
nơi đầu tư và triển khai các dự án.<br />
<br />
* Thực hiện cho vay các nguồn vốn<br />
<br />
v<br />
<br />
Ngân hàng phải đảm bảo được nguồn vốn tiếp nhận từ nhà tài trợ đến<br />
được với những người cần vốn, do vậy phải quản lý rất chặt chẽ, cẩn trọng<br />
song cũng hết sức linh hoạt ở việc thực hiện cho vay đảm bảo đáp ứng được<br />
nhu cầu của người cần vốn, cũng như nhà tài trợ.<br />
<br />
* Giám sát việc sử dụng vốn của người vay<br />
Nguồn vốn sau khi được giải ngân đến người vay cuối cùng thì phải<br />
được giám sát để xem chúng có được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng nhu<br />
cầu người vay, đem lại lợi ích cho những người sử dụng chúng hay không.<br />
<br />
* Thu nợ vốn cho vay<br />
Hết thời hạn cho vay, vốn phải được ngân hàng thương mại thu về.<br />
Quản lý phải đảm bảo xử lý kịp thời cả với tình huống không thể thu hồi đủ<br />
các khoản cho vay<br />
<br />
* Hoàn trả nguồn vốn<br />
Hết thời hạn vay nguồn vốn được Chính phủ hoàn trả lại cho các tổ<br />
chức tài trợ. Do đó ngân hàng phải chuyển toàn bộ số tiền đã thu hồi được cho<br />
Chính phủ. Đến khâu này quá trình quản lý nguồn vốn dự án mới thực sự kết<br />
thúc.<br />
<br />
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý các nguồn vốn do<br />
các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại ngân hàng<br />
Quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ chịu ảnh<br />
hưởng của nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Yếu tố chủ quan là<br />
những yếu tố từ phía ngân hàng như:<br />
<br />
* Cơ chế chính sách quản lý các nguồn vốn được tài trợ<br />
Một cơ chế chính sách linh hoạt không chỉ mang lại thuận lợi cho ngân<br />
hàng vận động, tiếp nhận vốn, giải ngân và giám sát của ngân hàng mà còn<br />
<br />