Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT tại trung tâm giáo dục thường xuyên
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng học tập và kết quả học tập của học viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT tại trung tâm giáo dục thường xuyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐỖ ĐỨC TRỊ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9. 14. 01. 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
- 2 HÀ NỘI 2018 Công trình được hoàn thành tại VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THÀNH HƯNG Phản biện 1: .................................................................. .................................................................. Phản biện 2: .................................................................. .................................................................. Phản biện 3: .................................................................. .................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam Vào hồi ..... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm ............... 2
- Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
- 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Kỹ năng học tập có một vai trò quan trọng góp phần quyết định hiệu quả của hoạt động học tập. Kỹ năng học tập giúp cho người học tiếp thu tri thức và có công cụ học tập độc lập để tiếp thu kiến thức, học tập suốt đời. Vì vậy, về mặt lý luận hình thành và rèn luyện kỹ năng học tập cho người học là vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục. 1.2. Hiện nay, học viên bổ túc THPT tại các trung tâm GDTX có nhiều khó khăn hơn trong học tập so với học sinh ở các trường THPT, các em là học sinh đã tốt nghiệp THCS có độ tuổi của học sinh THPT và các độ tuổi lớn hơn, trung tâm GDTX tuyển tất cả các học sinh không dự thi hoặc các học sinh thi không đỗ vào các trường THPT quốc lập hay những người lớn tuổi đang tham gia lao động, bởi thế hầu như các em chưa được tuyển chọn về học lực. Vì vậy kỹ năng học tập của học viên còn yếu và hoạt động học tập thường không đạt kết quả cao, không đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra của trung tâm GDTX. 1.3. Trong lĩnh vực giáo dục: Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho loại hình người học đặc biệt là học sinh bổ túc THPT đang theo học tại các trung tâm GDTX trong cả nước thì còn rất mỏng, rất ít được nghiên cứu. Thực tế các nghiên cứu thực tiễn lại rất cần thiết về vấn đề này để nâng cao chất lượng học tập, chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX. Đặc biệt tạo ra cho người học có thể bước vào cuộc sống và học tập suốt đời. Vì các lý do trên, đề tài “Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT tại trung tâm giáo dục thường xuyên” đã xác định được điểm mới và có giá trị thực tiễn. Nghiên cứu của luận án sẽ nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học ở trung tâm GDTX. 4
- 5 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng học tập và kết quả học tập của học viên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trung tâm GDTX 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX 4. Giả thuyết khoa học Kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên chỉ được hình thành phát triển thông qua quá trình rèn luyện và hoạt động của học viên trong môi trường sư phạm dưới tác động tích cực của giáo viên. Hiện nay kỹ năng học tập của học viên bổ túc trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của học viên. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập phù hợp với loại hình học tập ở trung tâm, phù hợp với học viên: Cung cấp tri thức về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho cán bộ, giáo viên và học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên; Hoàn thiện quy trình rèn luyện kỹ năng học tập và vận dụng linh hoạt qui trình vào rèn luyện các kỹ năng học tập cụ thể; Biên soạn tài liệu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT; Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo hướng tăng cường tự rèn luyện kỹ năng học tập của học viên; Sử dụng đa dạng các hình thức rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên thì sẽ nâng cao được kỹ năng học tập cho học viên và chất lượng học tập ở trung tâm giáo dục thường xuyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX. 5.2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX. 5
- 6 5.3. Tổ chức thực nghiệm khoa học khẳng định hiệu quả của biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX. 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT đang theo học tại các trung tâm GDTX cấp huyện. Địa bàn khảo sát được giới hạn ở các trung tâm GDTX cấp huyện thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Hòa Bình. Tổ chức thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại trung tâm GDTX Yên Phong, Bắc Ninh. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận phức hợp; Tiếp cận hoạt động. 7.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp xử lý số liệu. 8. Đóng góp mới của luận án Xây dựng cơ sở lý luận về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX. Phát hiện thực trạng kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX. Đề xuất và khẳng định hiệu quả của biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương. 6
- 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động học tập Hoạt động học tập là hoạt động cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của cá nhân và xã hội và quyết định cho sự phát triển của cá nhân và xã hội nên đã được các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, giáo dục học, tâm lý học... tập trung nghiên cứu thể hiện trong các học thuyết lý luận, quan điểm khoa học của các nhà khoa học như: Aritxtôt, J.Locke, G.Berkeley, D.Ghatli, H.Spenxơ, J.Watson, J.Piaget... Các nhà tâm lý học Xô viết như: L.X. Vưgôtxki, A.N. Lêonchiev, P.Ia. Galperin; Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn, Hồ Ngọc Đại, Phan Trọng Ngọ, Lê Khánh Bằng, Hà Thị Đức, Vũ Trọng Rỹ, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Cảnh Toàn, Thái Duy Tuyên... Các nghiên cứu về hoạt động học tập của các tác giả trong và ngoài nước trong cả bình diện lý luận và nghiên cứu thực tiễn: khái niệm, bản chất, cấu trúc và thực trạng hoạt động học tập của người học ở các lứa tuổi khác nhau tại các cơ sở giáo dục. 1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập Các nghiên cứu về kỹ năng hoạt động, kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập:B.Ph. Lomov, E.N. Kavanova, A.V. Petropxki, V.A. Cruchetski, N.D. Lêvitov, A.G. Kovaliov, Annett, và các tác giả phương Tây hiện đại đã nói ở trên.V.G. Loox, V.V. Tsebưseva, K.K. Piatonôv, E.A. Milerian.P.M. Kecgientxev, N.I. Mikheev, L. Umanxki, A.I. Kitov, X I. Kixengof, N.V. Cudơmina, Kevin Barry và Len King...Tác giả Vũ Trọng Rỹ, Đặng Thành Hưng, Hoàng Anh, Dương Thị Thoan, Dương Thị Thanh 7
- 8 Thanh,Nguyễn Quang Uẩn, Lê Khánh Bằng, Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành, Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Văn Hoan, Trịnh Thị Xim,…trong các công trình nghiên cứu, cho rằng rèn luyện kỹ năng học tập là điều kiện quan trọng để người học tiến hành được hoạt động học tập và nâng cao kết quả học tập, đồng thời giúp cho người học có thể tiếp tục học tập sau khi họ hoàn thành giáo dục đại học chính qui hoặc là điều kiện để người học chủ động trong học tập và học tập suốt đời. * Nhận xét: Các công trình nghiên cứu đi trước tập trung nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhiều vào hoạt động học tập của người học ở các khía cạnh khác nhau (khái niệm, bản chất, đặc điểm, cơ sở khoa học của hoạt động học tập, cơ chế học tập từ góc độ sinh lý học, tâm lý học...; Các nghiên cứu về kỹ năng hoạt động của con người như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng quản lý lãnh đạo... được tập trung nghiên cứu nhiều còn các nghiên cứu về kỹ năng học tập của người học còn ít được nghiên cứu; Nghiên cứu về kỹ năng học tập của người học ở phổ thông, đại học theo hệ chính quy được tập trung nghiên cứu nhiều còn các nghiên cứu về học tập và kỹ năng học tập của học viên đang theo học tại các Trung tâm GDTX còn ít được nghiên cứu, mặc dù hướng nghiên cứu này rất cần thiết cho giáo dục và cho xã hội. 1.2. Giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục thường xuyên 1.2.1. Giáo dục thường xuyên 1.2.1.1 Khái niệm: Giáo dục thường xuyên từ tên gọi giáo dục không chính quy, nó là sự thống nhất về bản chất của giáo dục bổ túc và đào tạo bồi dưỡng tại chỗ là tính liên tục của quá trình học tập (học tập là công việc suốt đời, học tập trong nhà trường của một giai đoạn). 1.2.1.2. Vị trí: Giáo dục thường xuyên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức văn hoá và nghiệp vụ cho toàn dân, đặc biệt là những người do hoàn cảnh khác nhau mà chưa được học tập có hệ thống… 8
- 9 1.2.1.3. Chức năng: thay thế; nối tiếp; bổ sung; hoàn thiện 1.2.2.Trung tâm giáo dục thường xuyên 1.2.2.1. Khái niệm: Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội hiện nay. 1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDTX: Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc.Các tổ chuyên môn: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề Hướng nghiệp; Tổ GDTX; Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp. 1.2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ 1.2.2.4. Vai trò của trung tâm GDTX đối với phát triển xã hội:nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho người dân và cộng đồng. 1.3. Hoạt động học tập của học viên ở trung tâm GDTX 1.3.1. Hoạt động học tập Hoạt động học là hoạt động có ý thức có mục đích, có kế hoạch của người học lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kĩ xảo để phát triển bản thân dưới sự tổ chức dạy học của người dạy. 1.3.2. Hoạt động học tập của học viên ở trung tâm GDTX Hoạt động có ý thức, mục đích, kế hoạch của học viên đang theo học tại trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kĩ xảo để phát triển cá nhân và chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp dưới sự tổ chức dạy học của giáo viên. 1.3.3. Đặc điểm hoạt động học tập của học viên ở trung tâm GDTX 9
- 10 Bảng 1.1. Bảng so sánh sự khác nhau giữa học tập ở trung tâm GDTX và giáo dục chính quy T Tiêu chí Giáo dục chính quy GDTX T 1 Đối tượng học Học theo độ tuổi quy định Mọi lứa tuổi, mọi trình độ tập 2 Thời gian học tập Học liên tục theo quy chế Thời gian linh hoạt và gián đoạn 3 Chương trình học Theo chương trình định Linh hoạt theo nhu cầu và tập sẵn của các cơ quan quản năng lực của người học lí nhà nước về giáo dục thẩm định 4 Phương thức học Tập trung trong trường Học tập trung, tại nơi làm tập học việc, vừa học vừa làm, học buổi tối, tự học có hướng dẫn, học trực tuyến trên mạng từ xa… linh hoạt 5 Nguồn tài chính Chính phủ cung cấp là chủ Đa dạng hóa nguồn tài chính dành cho học tập yếu từ Chính Phủ, nhân dân tổ chức xã hội, cá nhân… 6 Các kỹ năng học Nghe, ghi trên lớp. Về nhà Nghe, ghi và ghi nhớ bài tập cơ bản được đọc sách giáo khoa, đọc giảng, làm bài tập về nhà, áp dụng trong các tài liệu tham khảo, làm thi và kiểm tra. học tập của các bài tập, ôn tập, thi và (Chưa chủ động, chưa biết người học kiểm tra lập kế hoạch học tập, chưa (HS đa phần chủ động biết điểm yếu của bản thân thực hiện nhiệm vụ học trong học tập để khắc tập) phục…) 10
- 11 1.4. Kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm GDTX 1.4.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập của học viên ở trung tâm GDTX Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện có kết quả một hành động hay hoạt động trong điều kiện thực tiễn. Kỹ năng học tập được hiểu là khả năng thực hiện có kết quả các hành động học tập trên cơ sở vận dụng nhũng tri thức, kĩ xảo đã có để giải quyết tốt những nhiệm vụ học tập trong những điều kiện học tập nhất định. Kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thường xuyên là khả năng thực hiện có kết quả các hành động học tập trên cơ sở vận dụng nhũng tri thức, kĩ xảo đã có để giải quyến tốt những nhiệm vụ học tập trong những điều kiện học tập nhất định của trung tâm giáo dục thường xuyên. 1.4.2. Vai trò của kỹ năng học tập trong việc nâng cao chất lượng dạyvà học ở trung tâm GDTX: Kỹ năng học tập là công cụ, phương tiện để nâng cao chất lượng dạy và học ở Trung tâm GDTX. 1.4.3. Phân loại kỹ năng học tập và kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX 1.4.3.1. Các loại kỹ năng học tập: Có nhiều cách phân loại kỹ năng học tập dựa vào các tiêu chí khác nhau, ví dụ có thể kể ra một cách phân loại chia kỹ năng thành các nhóm sau : Nhóm kỹ năng lập kế hoạch học; Nhóm kỹ năng tổ chức việc học; Nhóm kỹ năng làm bài thi, kiểm tra, đánh giá việc học của bản thân. 1.4.3.2. Các loại kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thường xuyên:Kỹ năng xác định mục tiêu và nội dung học tập; Kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng trên lớp; Kỹ năng đọc và hiểu tài liệu học tập; Kỹ năng trình bày vấn đề trong học tập; Kỹ năng 11
- 12 làm bài tập và kiểm tra trong học tập; Kỹ năng giao tiếp với giáo viên, bạn bè; Kỹ năng khắc phục khó khăn cản trở học tập; Kỹ năng quản lý thời gian trong học tập... Tất cả các kỹ năng học tập trên đều cần thiết và đặc trưng cho học viên theo học tại trung tâm GDTX nhưng trong giới hạn phạm vi luận án, sẽ thực nghiệm biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT để nâng cao các kỹ năng học tập nhưng tập trung vào kỹ năng quản lý thời gian học tập . Vì vậy, trong cơ sở lý luận của luận án sẽ tập trung làm rõ về mặt lý luận kỹ năng quản lý thời gian học tập. 1.4.3.3. Kỹ năng quản lý thời gian học tập Kỹ năng quản lý thời gian học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX là khả năng thực hiện có kết quả các hành động quản lý thời gian học tập trên cơ sở vận dụng nhũng tri thức, kĩ xảo đã có để giải quyến tốt những nhiệm vụ học tập trong những điều kiện học tập nhất định của trung tâm GDTX. 1.4. 3.4. Quá trình hình thành kỹ năng học tập Vấn đề hình thành kỹ năng học tập trong hoạt động học tập cho người học là vấn đề cơ bản trong lý luận dạy học, giáo dục học, tâm lý học... vì vậy đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước như: V. A. Cruchetxki, Phạm Minh Hạc, N. Đ. Lêvitôv, A. V. Petrôvxki, Geoffrey Fetty, K.K. Platônôv và G.G. Gôlubev quan tâm nghiên cứu. Các tác giả với những chính kiến khoa học và quan niệm khác nhau đã có các ý kiến khác nhau về giai đoạn hình thành kỹ năng học tập cho người học, nhưng đều thống nhất ở một điểm cơ bản là: kỹ năng học tập được hình thành trong hoạt động học tập. 12
- 13 1.5. Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX 1.5.1. Khái niệm “rèn luyện” và “rèn luyện kỹ năng học tập” Rèn luyện là“luyện tập một cách thường xuyên để đạt tới những phẩm chất hay trình độ ở một mức nào đó” Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX là: tổ chức luyện tập một cách thường xuyên để giúp cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm có được những kỹ năng học tập cần thiết đảm bảo cho việc lĩnh hội kiến thức kỹ năng, kỹ xảo theo mục đích học tập đặt ra ở Trung tâm. 1.5.2. Vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng học tập Rèn luyện kỹ năng học tập làm thay đổi phong cách, phương pháp học,... tăng tính chủ động, hiệu quả, năng lực... 1.5.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên trong quá trình dạy học ở trung tâm GDTX Giai đoạn 1: Chuẩn bị Giai đoạn 2: Rèn luyện lí thuyết Giai đoạn 3: Thực hành rèn luyện kỹ năng học tập Giai đoạn 4: Đánh giá kết quả rèn luyện 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở trung tâm GDTX: Các yếu tố thuộc về học viên theo học ở trung tâm GDTX;Các yếu tố thuộc về môi trường của trung tâm và ngoài xã hội. Kết luận chương 1 Kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX là khả năng thực hiện có kết quả các hành động học tập trên cơ sở vận dụng nhũng tri thức, kĩ xảo đã có để giải quyến tốt những nhiệm vụ học tập trong những điều kiện học tập nhất định của trung tâm GDTX. 13
- 14 Căn cứ vào quá trình học tập của học viên bổ túc THPT có thể xác định kỹ năng học tập cần có của học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX bao gồm các kỹ năng chủ yếu là: Kỹ năng xác định mục tiêu và nội dung học tập; Kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng trên lớp;Kỹ năng đọc và hiểu tài liệu học tập; Kỹ năng trình bày vấn đề trong học tập; Kỹ năng làm bài tập và kiểm tra trong học tập ; Kỹ năng giao tiếp với giáo viên, bạn bè với mục đích học tập; Kỹ năng khắc phục khó khăn cản trở học tập của cá nhân; Kỹ năng quản lý thời gian trong học tập. Rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ hóa THPT ở trung tâm GDTX là: tổ chức luyện tập một cách thường xuyên để giúp cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm giáo dục thường xuyên có được những kỹ năng học tập cần thiết đảm bảo cho việc lĩnh hội kiến thức kỹ năng, kỹ xảo theo mục đích học tập đặt ra ở Trung tâm. Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên ở trung tâm GDTX bao gồm: Các yếu tố thuộc về học viên theo học ở trung tâm GDTX; Các yếu tố thuộc về môi trường của Trung tâm và ngoài xã hội. Chương 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN BỔ TÚC THPT Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 2.1. Hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên 2.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên Bảng 2.1. Số liệu thống kê Giáo dục thường xuyên ở Việt Nam 2011 2012 2015 2016 Năm học 2012 2013 2016 2017 Trung tâm GDTX tỉnh, quận, huyện 712 703 733 707 14
- 15 2011 2012 2015 2016 Năm học 2012 2013 2016 2017 Provincial, District Continuing Edu Centers Trường BTVH/ x x 11 10 Complementary schools Trung tâm Học tập cộng đồng phường, xã 10,826 10,815 11057 11081 Commune Community Learning Centres Trung tâm tin học, ngoại ngữ 1,891 1,935 1538 2199 Foreign language, informatics centers Học viên xóa mù chữ/llliterate learners 19,910 21,973 29503 20220 Học sinh sau xóa mù chữ/Literate learners 15,922 17,797 x x Học viên BTVH/Parttime learner 296,617 273,518 215550 210884 Tiểu học/Primary x x x x Trung học cơ sở/Lower secondary 54,673 42,883 27703 21959 Trung học phổ thông/Upper secondary 241,944 230,635 187847 188925 Số các trung tâm GDTX có giảm từ năm 2010 đến 2012(từ 706 năm 2011 xuống còn 703 năm 2013), nhưng ổn định những năm tiếp theo (trên 700 trung tâm). Số học viên bổ túc THPT giảm năm 2010 đến 2012 (từ 241 944 xuống còn 230 635), nhưng ổn định những năm tiếp theo vào khoảng 190 000 học viên bổ túc THPT. 2.1.2.Các trung tâm GDTX trong phạm vi nghiên cứu của luận án: Gồm 10 TTGDTX cấp huyện thuộc 2 tỉnh Bắc Ninh và Hòa Bình. 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX 2.2.1. Mục đích khảo sát Khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX để xây dựng cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX. 15
- 16 2.2.2. Nội dung khảo sát Khảo sát thực trạng mức độ hiện có của kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT; mức độ phù hợp và mức độ thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT và các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT đang theo học tại trung tâm GDTX. 2.2.3. Phương pháp khảo sát Điều tra bằng phiếu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp quan sát; Phương pháp toán thống kê. 2.2.4. Cách cho điểm và thang đánh giá Mức độ Điểm Thang đánh giá Phù hợp, tốt, thành thạo, ảnh hưởng 3 2,34 3,0 nhiều Trung bình, ít thành thạo, ít ảnh hưởng 2 1,68 2,33 Không phù hợp và thấp, không đạt yêu 1
- 17 5 Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 7 60 67 6 Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 18 176 194 7 Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 15 55 70 8 Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 12 54 66 9 Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 14 59 73 10 Cao Phong, tỉnh Hòa Bình 14 38 52 Tổng 10 trung tâm 132 813 945 (13,07) (86,03) 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập ở trung tâm GDTX 2.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT Bảng 2.5. Thực trạng mức độ đạt được kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT Cán bộ quản Học Kỹ Chung lý và viên năng TT giáo học viên tập Th Th Thứ ứ ứ bậc bậc bậc Kỹ năng xác định mục 1 288 2,2 2 1989 2,4 1 2277 2,4 1 tiêu, nội dung học tập Kỹ năng nghe và ghi 2 258 2,0 4 1680 2,1 3 1938 2,1 3 chép bài giảng trên lớp Kỹ năng đọc/hiểu tài 3 273 2,1 3 1638 2,0 4 1911 2,0 4 liệu học tập Kỹ năng trình bày vấn 4 315 2,4 1 1884 2,3 2 2199 2,3 2 đề trong học tập 17
- 18 Kỹ năng làm bài tập và 5 bài kiểm tra trong học 234 1,8 6 1377 1,7 6 1611 1,7 6 tập Kỹ năng giao tiếp với 6 giáo viên, bạn bè với 252 1,9 5 1554 1,9 5 1806 1,9 5 mục đích học tập Kỹ năng quản lý thời 7 219 1,7 7 1296 1,6 7 1515 1,6 7 gian trong học tập Kỹ năng khắc phục khó 8 khăn cản trở hoạt động 198 1,5 8 1218 1,5 8 1416 1,5 8 học tập của cá nhân 1,95 1,93 1,94 Kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTXcó rất nhiều loại kỹ năng cần thiết cho học tập. Cán bộ quản lý, giáo viên và học viên tham gia khảo sát, đánh giá mức độ hiện có của kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT đang theo học tại Trung tâm đạt mức độ trung bình với = 1,94. Mức độ đạt được của các kỹ năng học tập của học viên không đồng đều nhau. 2.3.2. Kết quả khảo sát về rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX 2.3.2.2. Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX TT Biện Cán Học Chung pháp bộ viên rèn quản luyện lý và giáo viên 18
- 19 Th Thứ Thứ ứ bậc bậc bậc Tự học, tự rèn luyện 1 291 2,2 4 1779 2,2 3 2070 2,2 3 của học viên Biên soạn tài liệu rèn luyện kỹ năng học 2 315 2,4 1 1965 2,4 1 2280 2,4 1 tập và phổ biến cho học viên Giáo viên bộ môn tổ chức rèn luyện kỹ 3 năng học tập thông 303 2,3 2 1872 2,3 2 2175 2,3 2 qua giảng dạy các môn học Đưa nội dung rèn luyện kỹ năng học 4 tập vào các môn học 219 1,7 9 1365 1,7 9 1584 1,7 7 bắt buộc từ năm học đầu tiên Rèn luyện kỹ năng học tập thông qua các hình thức hoạt động 5 306 2,3 2 1764 2,2 3 2070 2,2 3 khác nhau (hoạt động của đoàn thanh niên) v.v... Tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập trong 6 270 2,0 6 1719 2,1 5 1989 2,1 5 các năm học theo chương trình riêng Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi về kỹ 7 năng học tập và rèn 279 2,1 5 1620 2,0 6 1899 2,0 6 luyện kỹ năng học tập cho học viên 19
- 20 Mời chuyên gia tư vấn về kỹ năng học 8 tập và rèn luyện kỹ 216 1,6 10 1332 1,6 10 1548 1,6 8 năng học tập cho học viên 2,0 2,06 2,07 8 Đánh giá mức độ thực hiện của biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập của học viên bổ túc THPT cán bộ quản lý, giáo viên và học viên tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ khá tốt với = 2,07 (min = 1, max = 3). Mức độ thực hiện của biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên có sự khác biệt. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên được đánh giá thực hiện tốt hơn “ Biên soạn tài liệu rèn luyện kỹ năng học tập và phổ biến cho học viên”, “Giao cho giáo viên bộ môn tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập thông qua giảng dạy các môn học” với = 2,4 và 2,3 xếp bậc 1, 2/8... Các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên được đánh giá thấp hơn “Đưa nội dung rèn luyện kỹ năng học tập vào các môn học bắt buộc từ năm học đầu tiên”, “Mời chuyên gia tư vấn về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên” với = 1,6 và 1,7 xếp bậc 7, 8/8... 2.3.3. Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng học tập bao gồm các yếu tố thuộc về học viên và thuộc về môi trường. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rất nhiều, trong đó yếu tố thuộc về học viên và giáo viên ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố thuộc về môi trường (=2,88 so với = 2,75) 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập cho học viên bổ túc THPT ở trung tâm GDTX 2.3.4.1. Đánh giá về kỹ năng học tập của học viên 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 130 | 15
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức độ biểu hiện và giá trị chẩn đoán, tiên lượng của một số microRNA ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
27 p | 17 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút mạch
28 p | 22 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị tủy răng hàm thứ nhất, thứ hai hàm trên bằng kĩ thuật Thermafil có sử dụng phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón
27 p | 23 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi các chỉ số khí máu động mạch và cơ học phổi khi áp dụng nghiệm pháp huy động phế nang trong gây mê phẫu thuật bụng ở người cao tuổi
14 p | 15 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát nhồi máu não của aspirin kết hợp cilostazol
27 p | 16 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất bằng phương pháp xạ trị lập thể định vị thân
27 p | 22 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18 F-FDG PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên
27 p | 23 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy hệ tĩnh mạch cửa và vòng nối ở bệnh nhân xơ gan có chỉ định can thiệp TIPS
28 p | 19 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát hô hấp của phương pháp thông khí ngắt quãng và thông khí dạng tia trong phẫu thuật tạo hình khí quản
27 p | 18 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu độ dày nội trung mạc động mạch đùi và giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm Doppler
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình ảnh động mạch xuyên ở vùng cẳng chân bằng chụp cắt lớp vi tính 320 dãy và ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần mềm
27 p | 15 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ và giá trị tiên lượng của hs-Troponin T, NT-proBNP, hs-CRP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu
27 p | 22 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi
27 p | 31 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis
27 p | 24 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của SPECTCT 99mTc-MAA trong tắc mạch xạ trị bằng hạt vi cầu Resin gắn Yttrium-90 ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan
29 p | 13 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả sau cấy ghép
27 p | 21 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn Angle có cắn sâu bằng hệ thống máng chỉnh nha trong suốt
27 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn