Đề bài: Tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng<br />
<br />
1. Bài mẫu 1: Tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng<br />
<br />
Chuyện xảy ra ở Giồng Ké. Trần Văn Sửu, một nông dân hiền lành, chất phác, là con <br />
rể của hương thị Tào. Vợ của anh ta là thị Lựu, tuy đã có ba mặt con rồi, nhưng vẫn còn <br />
trăng hoa. Một hôm, khi thị đang ngoại tình với hương hào Hội thì bị chồng bắt được quả <br />
tang. Thị Lựu đã níu áo chồng cho gã nhân tình chạy thoát. Thị kêu la, chửi mắng Sửu; hai vợ <br />
chồng đôi co. Trần Văn Sửu tức giận xô vợ ngã đập đầu vào phản chết ngay. Sửu vô cùng <br />
hoảng sợ, vọt ra khỏi nhà chạy trốn biệt tích. Ai cũng tưởng anh ta đã nhảy xuống sông tự <br />
tử.<br />
<br />
Trần Văn Sửu lặn lội đến một vùng heo hút xa xôi, đổi tên là Sơn Rùm, làm thuê kiếm <br />
sống, tập nói tiếng Thổ, rồi chạy được giấy thuế thân. Nhưng anh ta vẫn đêm ngày thương <br />
nhớ đàn con thơ dại và ân hận về chuyện làm vợ chết. Đứa con út chết, hai đứa con của anh <br />
ta, con Quyên và thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Chúng khôn lớn dần, lại <br />
siêng năng làm ăn. Trong vùng có bà hương quản Tồn rất thương hai đứa con của Sửu, hết <br />
sức chăm sóc, đỡ đần và nhắm dựng vợ gả chồng cho chúng.<br />
<br />
Mười mấy năm đã trôi qua. Một đêm trăng sáng, hương thị Tào bỗng thấy một người <br />
Thổ bước vào sân nhà. Cha vợ và con rể gặp nhau. Vì còn ấm ức chuyện cũ, lại sợ làng tổng <br />
đến bắt, ảnh hướng đến hạnh phúc của hai đứa cháu nên hương thị Tào không cho Sửu vào <br />
nhà gặp con. Đau khổ, thất vọng, Sửu chắp tay xá cha vợ, rồi đội nón lên và bươn bả bước <br />
ra lộ hướng về cánh đồng Phú Tiên. Thằng Tí đứng trong cửa nhìn ra, nghe hết mọi chuyện <br />
đã xảy ra giữa ông ngoại và cha nó. Nó bước vội ra sân trách móc ông ngoại "sao đuổi cha tôi <br />
đi?". Thằng Tí chạy ra lộ đuổi theo cha. Đường vắng vẻ, đồng lúa bao la, trăng sáng,... Trần <br />
Văn Sửu ngoái đầu nhìn lại thấy có người đuổi theo, anh ta ngỡ là làng tổng rượt đuổi bắt. <br />
Quá hoảng sợ, anh ta co giò mà chạy. Oua khỏi cánh đồng Phú Tiên, Sửu ngoái đầu lại, anh ta <br />
mừng thầm vì không thấy bóng người đuổi rượt theo nữa. Sửu ngồi nghỉ trên cầu Mê Tức. <br />
Xúc động, bồi hổi, anh ta nhìn dòng nước mà nghĩ: có chết mới quên được việc cũ, có chết <br />
mới hết cực khổ buồn rầu. Sửu chui đầu qua lan can cầu, toan nhảy xuống sông tự tử thì <br />
nghe thấy tiêng người gọi : "Ai đó? Phải cha đó không, cha?" Hai cha con ôm lấy nhau mà <br />
khóc, bịn rịn bàn bạc mãi chuyện đi, về cho đến lúc sao Mai mọc.<br />
<br />
Từ đó, thằng Tí cứ bí mật đi đến sóc người Thổ thăm cha nó. Về sau nhờ cậu Ba Giai <br />
là chồng của cô Quyên lo lót, vận động, Trần Văn Sửu được miễn truy tố, anh ta được trở lại <br />
quê hương sum họp với các con.<br />
<br />
2. Bài mẫu 2: Tóm tắt tác phẩm Cha con nghĩa nặng<br />
<br />
Trần Văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lựu sinh được ba con: <br />
Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. <br />
Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình hương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ ngã vấp vào <br />
phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử. Anh em <br />
thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà <br />
hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn <br />
tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh <br />
phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi... Sau đó, Sửu được xóa án và cha <br />
con đoàn tụ.<br />
<br />
3. Bài mẫu 3: Tóm tắt đoạn trích Cha con nghĩa nặng<br />
<br />
Đoạn trích được học kể lại sự việc thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau <br />
trên cầu Mê Tức. Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả tình cha con nghĩa nặng. Nó thể <br />
hiện ở lương tâm, lời nói, cử chỉ của người cha và cả người con. Đó là mối quan hệ “phụ tử <br />
tình thâm”. Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện sâu sắc và cảm động trong <br />
màn gặp gỡ.<br />
Trần Văn Sửu đã 11 năm biệt tích. Cuộc gặp gỡ giữa anh với cha vợ và các con lần <br />
này với anh không phải là quá bất ngờ. Nó được nung nấu trong ân hận và nhớ thương. Anh <br />
đã chủ động tìm về. Được cha vợ cho biết hai đứa con anh đã được bà hương quản Tồn <br />
thương. Một lấy làm con dâu, một chuẩn bị dựng vợ cho. Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, <br />
mãn nguyện. Tình của người cha với con cũng chỉ mong có thế. Sửu chấp nhận: “Phải chịu <br />
đau đớn, cực khổ, buồn sầu”, “miễn là con được sung sướng”, đặc biệt đoạn độc thoại: <br />
“Bây giờ mình còn sống nữa làm gì! Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì <br />
mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó bơ vơ đói <br />
rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình, <br />
mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết <br />
việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Tình nghĩa của người cha bộc lộ ở suy <br />
nghĩ này.<br />
<br />
Biết con anh sắp thành gia thất, lí ra anh phải rất sung sướng nhưng anh lại nghĩ đến <br />
cái chết hoặc đi biệt tích. Hành động của anh xuất phát từ lí lẽ giản đơn: “Để cha đi. Cha đi <br />
cho biệt tích, đặng con lấy vợ và con Quyên lấy chồng mới tử tế được”. Muốn con được <br />
sung sướng hạnh phúc, người cha phải chấp nhận mọi hi sinh chính mâu thuẫn trong tâm <br />
trạng càng khẳng định tình nghĩa cha con của Trần Văn Sửu.<br />
<br />
Cha Tí trở về là bất ngờ lớn nhất với Tí. Vì Tí cứ nghĩ cha đã chết từ lâu rồi. Bất ngờ <br />
hơn, Tí đã nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. Tí đã hiểu tình cảm của cha nó. Nó <br />
càng thương, càng quý trọng cha nó. Cho nên khi cha nó nghe lời ông ngoại bỏ đi luôn, Tí đã <br />
chạy đuổi theo. Mãi tới cầu Mê Tức mới gặp cha nó. Đây là hình ảnh thật cảm động của tình <br />
cha con: “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng <br />
trong lòng mà nói: "Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy?”. Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí <br />
khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui <br />
lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Chẳng cần phải bình thêm cử chỉ ấy của tình cha con <br />
đã nói giùm tất cả.<br />