Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 12: RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNH<br />
TỔNG HỢP 10 BÀI PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU TRONG “TRUYỆN<br />
NGẮN RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH”<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
“Rừng xà nu” là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử<br />
thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được<br />
bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.<br />
Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống mạch hồn của tác<br />
phẩm. Khi cầm bút sáng tác thiên truyện này, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí ông là cây<br />
xà nu, những cánh rừng xà nu. Hình tượng thiên nhiên ấy đã trở thành chủ âm của tác phẩm, nó<br />
chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn : nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh<br />
cây xà nu còn trở đi trở lại nhiều lần tạo nên không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.<br />
Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên. Cây xà nu hiện lên<br />
trong tác phẩm là một loài cây đặc thù, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây<br />
xà nu, nhà văn đã tạo dựng được hình ảnh hung vĩ và hoang dã mang đậm màu sắc Tây Nguyên<br />
cho câu truyện.<br />
Cây xà nu luôn gắn bó gần gũi với đời sống của dân làng Xô man, có mặt trong đời sống<br />
hàng ngày của dân làng. Lửa xà nu cháy dần dật trong mỗi bếp, trong đống lửa của nhà ưng tập<br />
hợp dân làng, khói xà nu xông bảng nứa để Tnu và Mai học chữ. Khi Tnu trở về đơn vị, cụ Mết<br />
và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn.<br />
Cây xà nu còn tham gia vào những sự<br />
kiện trọng đại của dân làng: ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lấy<br />
giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị nổi dậy. Mười ngón tay Tnu bị đốt vì giẻ tẩm nhựa xà nu,<br />
và chính vì cảnh tượng đau thương ấy dân làng đã nổi dậy để “ đống lửa xà nu lớn giữa nhà” soi<br />
rõ “xác mười tên lính giặc nằm ngổn ngang”. Cây xà nu cũng đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ<br />
của người Tây Nguyên. Tnu cảm nhận về cụ Mết “ ngực cụ căng như cây xà nu lớn”. Trong câu<br />
truyên vê Tnu, cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự<br />
hào: “không có gì mạnh bằng cây xà nu nước ta”, cây xà nu đã trở thành máu thịt trong đời sống<br />
vật chất và tinh thần của con người Tây Nguyên.<br />
Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên trong chiến<br />
tranh cách mạng. Ta có thể thấy ý đồ nghệ thuật này khi tác giả miêu tả song hành hai hình<br />
tượng cây xà nu và những con người Tây Nguyên . Thứ nhất, thương tích của rừng xà nu do<br />
đại bác của giặc gây ra tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà người dân Tây<br />
Nguyên phải chịu đựng. Nếu rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương thì con<br />
người Tây Nguyên cũng vậy. Những cây xà nu non bị đại bác chặt đứt làm đôi thì tượng trưng<br />
cho những đứa con của Tnu và Mai. Còn những cây xà nu trưởng thành đại bác không giết nổi<br />
chúng thì cũng giống như Tnu và Dít, những con người trưởng thành từ những đau thương mất<br />
mát của chiến tranh.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Thứ hai, cây xà nu có đặc tính ham ánh sáng, đặc tính ấy tượng trưng cho niềm khát khao<br />
tự do của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết “ít có loài cây nào ham ánh sáng<br />
mặt trời đến thế…” Con người Tây Nguyên cũng vậy luôn khao khát tự do, mặc dù bon giặc đã<br />
giết bà Nhan, anh Xút vầ cả anh cán bộ Quyết nhưng Tnu và Mai vẫn kiên trì nuôi giấu cán bộ.<br />
Thứ ba, khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu và sự rộng lớn của rừng xà nu giúp ta gợi liên<br />
tưởng dến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết “Trong<br />
rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , cạnh một cây xà nu mới ngã đã có bốn,<br />
năm cây con mọc lên xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Làng Xô man cũng có<br />
hững thế hệ tiếp nối như vậy: cụ Mết là cây xà nu lớn. Tnu, Mai và Dít là những cây xà nu<br />
trưởng thành và bé Heng là cây xà nu con rắn rỏi. Thứ Tư, sự tồn tại của rừng xà nu qua những<br />
hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt và khả năng vươn lên mạnh mẽ<br />
của con người Tây Nguyên trong chiến đấu.<br />
Những cây xà nu trưởng thành nhanh chóng liền vết thương, vượt lên cao hơn đầu người<br />
thay thế cho những cây xà nu đã ngã. Vì thế bon hủy diệt không thể nào hủy diệt được rừng xà<br />
nu. Người Tây Nguyên cũng vậy, các thế hệ thay nhau che chắn bảo vệ cho cách mạng.<br />
Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnu. Hai hình tượng<br />
này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới<br />
chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học “chúng nó đã càm súng<br />
mình phải cầm giáo”.<br />
Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan<br />
khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sưc sống. Tác giả luôn<br />
miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều<br />
được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hung vĩ của thiên nhiên và gợi ra những lien tưởng<br />
về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với<br />
giọng văn đầy biểu cảm.<br />
Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào<br />
hung đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó chất thơ và chất sử thi hòa<br />
làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa<br />
giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực<br />
về con người và mảnh đất Tây Nguyên hung vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu<br />
của Nguyễn TRung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây<br />
dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên<br />
mảnh đất này.<br />
Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng<br />
trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng<br />
nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dao, kiên cường và bất khuất.<br />
Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không<br />
chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.<br />
Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết<br />
thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. KHông phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này,<br />
đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hung vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa<br />
khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.<br />
Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với<br />
cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng<br />
thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị<br />
Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lây dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải<br />
đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sang, cũng giống như con<br />
người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khan, thử thách như thế nào. Dường<br />
như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.<br />
Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô<br />
man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng<br />
được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng<br />
cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại<br />
trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây<br />
xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.<br />
Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn,<br />
chat rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát,<br />
đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá<br />
hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn<br />
nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thê gắng gượng và chiến đấu đến cùng.<br />
Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó<br />
khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng<br />
như thế này.<br />
Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác<br />
giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.<br />
Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao<br />
nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao<br />
cháy bỏng về tương lai tương lai.<br />
Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình<br />
ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu<br />
cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.<br />
NGuyễn TRung Thành bằng tình yêu Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành<br />
công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm.<br />
Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đố với mảnh đất và con người tây nguyên.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 3:<br />
Nguyễn Trung Thành là bút danh của Nguyên Ngọc trong thời kì vào hoạt động ở chiến<br />
trường miền Nam.Ông thuộc thế hệ những nhà văn trửng thành trong hai cuộc kháng chiến<br />
chống Pháp và chống Mĩ.Những sáng tác của Nguyên Ngọc thường đậm đà tính chất sử thi,đề<br />
cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc ,của đất nước, qua những nhân vật anh hùng.<br />
Nguyên Ngọc có vốn sống khá phong phú và sự gắn bó sâu sắc với chiến trường Tây<br />
Nguyên, với những dân tộc ít người .Mảnh đất Tây Nguyên và con người Tây Nguyên đã xuất<br />
hiên trong những sáng tác của Nguyên Ngọc với một tinh thần quật cường ,thiết tha với cách<br />
mạng ,yêu quý tự do,chân thành ,đôn hậu…Cùng với tác phẩm Đát nước đứng lên,Rừng xà nu có<br />
thể coi như một bản anh hùng ca của nhân dân Tây Nguyên anh hùng chống kẻ thù xâm lược ,mà<br />
dân làng XôMan trong truyện là những con người tiêu biểu.Đại diện cho dân làng này phải kể<br />
đến những nhân vật thiếu niên như Heng, như Tnú, như Dít và phụ lão như già Mết…Bên cạnh<br />
đó còn có một nhân vật hết sức quan trọng là cây xà nu.<br />
Cây xà nu là hình tượng nổi bật xuyên suốt truyện ngắn này. Nó được tác giả dụng công<br />
mô tả ,và trên thực tế, hình tượng cây xà nu đã mang lại hiệu quả đáng kể. Đọc truyên Rừng Xà<br />
Nu ,gấp sách lại ,không mấy ai quên được hình tượng cây xà nu.<br />
Trong bài viết Về một truyện ngắn – Rừng xà nu in trong tác phẩm văn học 19301975,chính tác giả đã tâm sự :ngay từ năm 1962, trên đường cùng một số văn nghệ sĩ từ miền<br />
Bắc vào chiến trường miền Nam, đến miền Tây tỉnh Thùa Thiên giáp Lào , Nguyên Ngọc được<br />
tấn mắt trông thấy những rừng xà nu bát ngát “xanh tít tận chân trời” .Đấy là những rừng cây<br />
“hùng vĩ và cao thượng ,man dại và trong sạch , mỗi cây cao vút ,vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vùa<br />
thanh nhã ,vừa rắn rỏi”.Những rừng cây này đã gây ấn tượng mạnh mẽ khơi nguồn cảm hứng<br />
cho Nguyên Ngọc để 3 năm sau (1965) nó trở thành hình tượng chính trong một truyện ngắn khá<br />
tiêu biểu của văn học thời chống Mĩ- truyện ngắn rừng xà nu.<br />
Trong truyện ngắn này , cây xà nu được nhắc đến hàng chục lần.Mở đầu và kết thúc<br />
truyện , nhà văn đã dành một đoạn khá dài để nói đến rừng xà nu .Đây là những đoan văn vừa<br />
làm nền cho toàn bộ diễn biến câu chuyện , vừa nhằm gây cho người đọc ấn tượng sâu sắc về cây<br />
xà nu.<br />
Trước hết đây là loại cây chứng kến sự ác liệt của chiến tranh hủy diệt. Cây xà nu bỗng<br />
nhiên trở thành đối tượng hủy diệt của bom đạn kẻ thù. Mở đầu tác phẩm ,nhà văn vẽ ra trước<br />
mắt người đọc bức tranh đau thương”cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị<br />
thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình , đổ ào như một cơn bão”. Không dừng ở<br />
đấy , tác giả mô tả kĩ hơn” ở chỗ vết thương nhựa ứa ra , tràn trề thơm ngào ngạt , long lanh nắng<br />
hè gay gắt, rồi dần dân bầm lại, đen và đặc quện thành cục máu lớn.”<br />
Nhưng mặc cho bom đạn ác liệt của kẻ thù hủy diệt , rừng xà nu vẫn tồn tại , cây xà nu<br />
vẫn vươn lên ,bằng một sức sống thật mãnh liệt .Có mất mát, có hi sinh, có những cây bị chết đi ,<br />
nhưng rừng xà nu thì vẫn còn mãi.Cây xà nu đâu còn là một vật vô tri vô giác?Cây xà nu đã trở<br />
thành người dũng sĩ rực rỡ tráng kiệt có sức sống mãnh liệt ,bất chấp sự tàn bạo của kẻ<br />
thù:”Cạnh một cây xà nu mới ngã gục ,đã có bốn năm cây con mọc lên, ngon xanh rờn hình nhọn<br />
mũi tên lao thẳng lên bầu trời.Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trới đến thế.Nó phóng lên rất<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />