intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 1

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

218
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp các văn hóa lễ hội Việt Nam Độc đáo huyền thoại và văn hóa cà phê Tây Nguyên Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ III/2011, trong ngày 11/3/2011, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã đồng loạt diễn ra lễ khai mạc trưng bày những hiện vật Bảo tàng Cà phê và triển lãm ảnh nghệ thuật về cà phê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử Đồn điền cà phê CADA (Compagne Argicole D’asie-Công ty Nông nghiệp Á châu) và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 1

  1. Tổng hợp các văn hóa lễ hội Việt Nam Độc đáo huyền thoại và văn hóa cà phê Tây Nguyên Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ III/2011, trong ngày 11/3/2011, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã đồng loạt diễn ra lễ khai mạc trưng bày những hiện vật Bảo tàng Cà phê và triển lãm ảnh nghệ thuật về cà phê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử Đồn điền cà phê CADA (Compagne Argicole D’asie-Công ty Nông nghiệp Á châu) và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên. Thu hút rất đông người xem là khu vực trưng bày Bảo tàng Cà phê do Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên thực hiện. Nhiều hiện vật phong phú liên quan đến chế biến, rang xay cà phê bằng phương thức thủ công truyền thống lâu đời đã đi vào huyền thoại cà phê thế giới như: Máy pha chế cà phê, máy rang cà phê, ca múc cà phê bằng đồng, máy xay cà phê treo tường bằng sứ, bình sứ chứa cà phê... của các nước Costa Rica, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia, Italia... Tại khu vực triển lãm tổng hợp với 4 nhóm chuyên đề chính bao gồm: Lịch sử đồn điền cà phê CADA; âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên; ảnh thời sự-nghệ thuật về cà phê, văn hóa lễ hội và du lịch Đắk Lắk; ngoạn thạch vi ảnh đã tạo thành một không gian văn hóa- nghệ thuật đậm nét huyền sử cà phê Tây Nguyên. Ban tổ chức cho biết: Chỉ riêng chuyên đề về “Lịch sử đồn điền cà phê CADA” đã có 100 hình ảnh và 137 hiện vật được chia theo 3 chủ đề chính: “Dấu ấn một thời”, “Chặng đường phát triển”, “Uống nước nhớ nguồn”. Những hình ảnh, hiện 1
  2. vật được trưng bày chủ yếu là công cụ sản xuất, sinh hoạt của công nhân đồn điền từ thời Pháp thuộc và giai đoạn sau năm 1975. Đồn điền CADA là một trong những đồn điền ra đời sớm bởi quá trình khai thác thuộc địa lần thứ II của Pháp ở Đông Dương nói chung và Đắk Lắk nói riêng (năm 1922) với diện tích ban đầu 2.000 ha. Một nét không thể thiếu của văn hóa-nghệ thuật Tây Nguyên là âm nhạc cồng chiêng. Chuyên đề này thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi 188 bức ảnh và hiện vật được trưng bày, trong đó có 87 hình ảnh về cồng chiêng Tây Nguyên những năm 40, 50, 60 của thế kỷ XX do người Pháp chụp và hiện được lưu giữ tại Pháp; số còn lại thuộc Viện Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam. Lễ hội Làng Vạc – Nghệ An Cứ mỗi độ Xuân về, Thị Xã Thái Hòa lại tổ chức lễ hội Làng Vạc để nhân dân trong vùng và du khách muôn phương về dâng hương tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân khai dân lập ấp từ thuở hồng hoang, khai sinh ra vùng đất Phủ Quì. Năm nay, Lễ hội Làng Vạc được tổ chức trong 3 ngày (11 đến 13/3). Hàng ngàn người các dân tộc trên địa bàn và các vùng lân cận đã về tham gia lễ hội. Trong phần lễ, có lễ rước Vạc đồng. Hội rước đông vui, trống dong cờ mở, đồng bào các dân tộc mặc những trang phục truyền thống dân tộc mình bằng vải thổ cẩm hoa văn rực rỡ. Những cô gái Thổ, Thái, Thanh xúng xính trong những trang phục rực rỡ sắc màu, những cô gái Kinh thướt tha tà áo dài tham gia Hội rước Vạc đồng, đây là nét độc đáo của lễ hội làng Vạc. Sau lễ rước là lễ tế tại đền 2
  3. được tổ chức tôn nghiêm, thành kính theo lễ nghi truyền thống được các cụ cao niên trong làng thực hiện, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được ấm no, hạnh phúc và ngày càng phát triển. Phần hội náo động, tấp nập. Sau ba hồi trống khai hội của Chủ tịch UBND thị xã Thái Hoà Lê Phúc Ân, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, chọi gà, đấu võ, cờ thẻ, cờ bàn, hội vật,… được mở ra rộn ràng với đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Các cuộc thi đặc sắc như: thi hội cồng chiêng, thi người đẹp làng Vạc, thi kéo co, đẩy gậy nam, nữ, đấu võ, thi vật, bóng chuyền nam, nữ, cắm trại… Sau đó mọi người cùng vui vẻ bên choé rượu cần. Lễ hội Làng Vạc còn có hội diễn văn nghệ quần chúng với các tiết mục tự bi ên tự diễn độc đáo của các bản l àng, phường xã như: múa cồng chiêng, khắc luống, các tiết mục múa hát truyền thống, hiện đại ca ngợi quê hương đất nước, thể hiện rõ bản sắc văn hóa đặc trưng vùng Phủ Quỳ, một đô thị trẻ năng động trên miền tây đang chuyển mình vươn lên. Hơn 10 năm phục dựng và tổ chức, lễ hội Làng Vạc càng phong phú đa dạng, thu hút ngày càng nhiều du khách, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân trong vùng và trở thành điểm hội tụ của các cộng đồng dân tộc. Đặc biệt năm nay khu đền đã được xây dựng khang trang, có thêm khu trưng bày hiện vật cổ làng Vạc, đã có nhiều người dân trong vùng đã tự nguyện đem hiện vật sưu tầm được đến trưng bày tại đền. 3
  4. Đắk Lắk: Tưng bừng hội đua voi và đua thuyền độc mộc Ngày 10/3, tại Khu du lịch hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk) đã tưng bừng diễn ra Hội đua voi và đua thuyền độc mộc. Hàng chục nghìn du khách và người dân bản địa đã đến xem và cổ vũ cho các đội đua. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 36 năm giải phóng Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3 năm 2011. 20 con voi khoẻ mạng nhất của 5 buôn: M’liêng, Chua, Lê, Jun, Tham đã tham dự lễ hội đua voi. Sau hồi tù và hiệu lệnh, những con voi đua được điều khiển bởi những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thuần dưỡng voi gầm rú phóng như bay về phía trước trong tiếng chiêng, trống và tiếng hò reo cổ vũ của hàng chục khán giả đứng chật kín hai bên đường đua. Cuộc đua kết thúc, đoàn voi đua dàn thành hàng dọc đi một vòng xung quanh đường đua và quỳ gối, giơ cao vòi vẫy chào khán giả. Kết quả, voi H’Tao (35 tuổi) của ông Y Náp Triết ở buôn Chua giành giải nhất, voi Khăm Sel của chủ voi Y Gah Hmôk ở buôn Lê dành giải nhì, giải ba thuộc về voi Bak Lăn của ông Ma Dân ở buôn Jun. Tiếp theo hội đua voi là phần đua thuyền độc mộc. 20 chiếc thuyền độc mộc của 60 tay chèo tốt nhất được tuyển chọn ở 4 buôn làng quanh hồ Lắk tham gia thi đấu. Kết quả, thuyền số 3 của buôn Trum giành giải nhất,và thuyền số 19 của buôn Tung giành giải nhì. 4
  5. Tập quán cư trú của người Dao ở Thái Nguyên Tập quán cư trú của người Dao thường được duy trì khá bền bỉ trên cơ sở các mỗi quan hệ cộng đồng và tập quán mưu sinh cổ truyền. Hiện nay, người Dao ở Thái Nguyên đa số vẫn cư trú ở vùng xa, đi lại khó khăn. Một số ít cư trú ở ven đường giao thông liên huyện, liên xã. Họ thường lập bản ở gần rừng hoặc tại các chân đồi, núi. Thông thường, mỗi bản của người Dao gồm từ 15-30 nóc nhà. Việc phân bố dân cư trong từng bản phụ thuộc vào địa hình, phạm vi đất đai. Chẳng hạn, người Dao ở xóm Cộng Hòa (xã Động Đạt, Phú Lương) tụ cư rất tập trung, trong khi đó, người Dao ở xóm Sự Thật (xã Quy Kỳ, Định Hóa) hoặc xóm Tân Đào (xã Tràng Xá, Võ Nhai) lại cư trú khá phân tán. Hiện nay, cơ sở của việc cư trú phân tán không phải do kinh tế nương rẫy mà là được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ. Cư trú phân tán tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, cải tạo ruộng nương, phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, nó cũng gây khó khăn đối với việc cung cấp các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế)… Tập quán chọn nơi dựng nhà ở Theo quan niệm cổ truyền của người Dao, ngôi nhà lý tưởng phải được xây dựng ở nơi cao ráo, cho phép quan sát được khoảng không gian rộng, thuận lợi cho việc làm ruộng 5
  6. nương, có nơi để buộc trâu bò, không thiếu nước ăn trong mùa khô. Họ thích dựng nhà ở gần rừng, bởi rừng là nguồn tài nguyên quyết định mức sống cũng như thời gian cư trú của các gia đình trong bản. Rừng cung cấp đất canh tác, cung cấp rau, củ quả, muông thú, vật liệu để làm nhà… Châm ngôn Dao có câu “Chảm mài kềm lải mài miền” (ở đâu có rừng ở đó có người Dao). Câu nói này không chỉ phán ánh tập quán bám lấy rừng núi để cư trú, mà còn nói lên tầm quan trọng của rừng đối với đời sống kinh tế của các bản người Dao. Trong xã hội cổ truyền, đủ rừng thì người Dao có cuộc sống kinh tế tự cấp tự túc khá ổn định, rừng thu hẹp buộc họ phải đi tìm nơi sinh sống mới. Tập quán du canh du cư chạy theo rừng núi là truyền thống ứng xử với tự nhiên của họ. Trong Quá sơn bảng văn (Bình Hoàng khoán điệp) hiện được lưu giữ ở một số gia đình người Dao các xã Vũ Chấn (Võ Nhai), Quân Chu (Đại Từ) có đoạn viết: … Bình Hoàng khoán điệp được phát xuống 13 tỉnh và các nơi, ghi tên sông núi cho con cháu Bàn Vương được khai phá… Tất cả núi và ruộng thuộc những núi kể trên đều giao cho con cháu Dao Vương cai quản, kinh doanh sinh sống. Con cháu Dao Vương sinh sống nhờ núi rừng được miễn các thứ thuế và tạp dịch… … Triều đình cho phép con cháu Bàn Vương khai phá núi Cối Kê bằng cách đao canh hỏa chủng, trồng lúa nếp và các thứ ngũ cốc nuôi thân, về sau này người đông đất bạc màu hết đất làm ăn một nhà chia làm nhiều nhà, lệnh nhà vua cho phép di chuyển nơi khác chọn núi rừng làm ăn… Trong bản thứ 2 của Bình Hoàng khoán điệp mà người Dao thường gọi là Qua hải đồ cũng có đoạn viết: Báo cho các quận, các ty được biết, Sơn Tử là con cháu Bàn Vương quá quan không cầu dấu, qua đò không cần tiền, nếu có ai không tuân theo, ngăn cản cho phép xử phạt. Tất cả trong núi và ngoài núi có các thứ của rừng, tre, mây, song, đầm, ao đều là đất trồng trọt của tổ tiên Sơn Tử (Dao) nay cho phép sử dụng, các quan, thứ dân không được xâm phạm. Ở một số sử sách khác của người Dao, như cuốn Tôm chiáo sâu, văn khấn cùng Bàn 6
  7. Vương và lễ cấp sắc cũng thấy đề cập đến việc người Dao sống du canh, du cư, dựa vào rừng và núi để sinh tồn. Hiện nay, do rừng cạn kiệt, đất bị xói mòn và cuộc vận động thực hiện định canh, định cư… đã làm thay đổi tập quán cư trú, bộ mặt đời sống kinh tế, xã hội của người Dao ở Thái Nguyên. Tết Chơ Ruh Kơr của đồng bào Ba Na ở Phú Yên Mùa đông giá rét qua đi, mùa xuân ấm áp trở về, cây rừng đơm chồi nẩy lộc, đồng bào Ba Na ở Phú Yên chọn đêm trăng sáng tổ chức ăn tết Chơ Ruh Kơr. Bà con dân tộc Ba Na tổ chức ăn tết Chơ Ruh Kơr rất chu đáo. Ngay từ tháng 11 âm lịch, họ đã chuẩn bị chóe ủ rượu cần cho từng gia đình và cho cả làng. Rượu cần của họ được làm bằng các loại cây ở núi rừng, gồm men say, men cay (nồng), men ngọt... Rượu cần được chứa trong những chóe bằng đất nung có màu nâu sẫm và phải từ một tháng trở lên thì rượu mới có hương thơm vị ngọt. Tiếp đó là chuẩn bị heo, gà hoặc trâu, bò, trái bầu, rau, gạo tẻ, gạo nếp gói bánh đòn như bánh tét của người Kinh, được bó từng đôi. Các già làng gặp nhau bàn bạc, ấn định ngày tết cho mỗi buôn làng để không tổ chức trùng nhau, giúp bà con, họ hàng có thể thăm viếng, chúc tụng nhau, làm cho ngày tết thêm tưng bừng vui vẻ. 7
  8. Ngay từ hôm trước ngày hội tết chính thức, khách xa gần lần l ượt đến tham dự, già làng và những người chủ gia đình lo đón tiếp. Khách và chủ gặp nhau tay bắt mặt mừng, mời nhau hút thuốc uống rượu, hỏi thăm câu chuyện l àm ăn và sức khỏe từng người thật rôm rả. Thanh niên, phụ nữ, trẻ em trong làng lần lượt tập trung về nhà rông (nhà văn hóa cộng đồng) vui chơi nhộn nhịp. Các già làng đã có mặt tại nhà rông trước đó, bàn chuyện lễ cúng thần linh. Chiều đến, chủ và khách ăn cơm tại nhà rông như một đại gia đình. Các món ăn ngon và mới được đem ra đãi khách, gọi là bữa cơm mới. Qua ngày lễ tết chính thức hôm sau, những con heo hoặc trâu bò được mổ thịt và chia phần cho mỗi nóc nhà trong làng. Những gia đình có bà con họ hàng ở xa đến dự cũng được chia một xâu thịt. Tối đến, khi tiếng trống pơ rưng (trống lớn) vang lên lần thứ nhất, mọi người mặc những bộ quần áo mới, may theo trang phục truyền thống có màu sắc rực rỡ, lần lượt kéo về nhà rông. Họ mang những chóe rượu cần đặt ngoài sân. Khi tiếng pơ rưng vang lên lần thứ hai, chủ và khách có mặt đầy đủ bên cây nêu sắp dựng. Những thanh niên bóc lớp lá chuối đậy chóe rượu và cho nước suối vào để rượu sủi tăm. Cắm chung quanh miệng chóe l à những cần rượu làm bằng cây trúc hoặc lồ ô rừng dài hơn 1m. Những con vật dâng cúng là gà trống (mồng càng to càng quý). Đống lửa đã nhóm sẵn, cho thêm củi để bừng cháy to hơn. Chủ lễ là già làng lấy lá dông, làm 3 phễu cột vào cây nêu theo thứ tự muối, gạo và cái trên cùng để không. Người chủ lễ nhổ cánh gà lấy lông cắm vào đầu cây nêu, dùng dao cắt tiết gà lấy máu phết lên từng lông một. Một tí huyết được cho vào phễu lá trên cùng. Con gà được thui chín được lấy tí gan, mề, da, thịt bỏ chung với phễu huyết. Con gà thui được đặt trên tấm lá bốc hơi nghi ngút. Lúc này, cây nêu được dựng lên, người chủ lễ tay phải cầm cần rượu, tay trái áp sát chóe rượu đọc bài cúng: “Hỡi Giàng sông, Giàng núi, xin Giàng cứu giúp cây không thối nghẹn hỏng nát, lỗ không cũng ra, lỗ tự nhi ên cũng mọc, xin cu đất không moi, kiến không tha đi, muốn bụi lúa ban ngày bằng bụi sả, ban đêm bằng cây đa, đừng để con sâu ăn v àng, trắng khô ngọn nứt nẻ. Muốn có 8
  9. toàn hạt chắc mẩy, để nửa nhà, đầy nhà, còn để trút vào chái nhà...”. Lễ cúng xong, chủ và khách cùng đến bên các chóe rượu cần, già làng vít cần uống trước, tiếp đến là khách mời rồi lần lượt các thành viên trong làng. Bánh nếp được bóc ra, thịt được cắt thành miếng để đầy ktơ (trẹt) làm bằng cây giang rừng. Cả làng cùng nhau ăn tết. Họ mời nhau ăn thịt, bánh và uống rượu cần, hết chóe này đến chóe khác. Khi hết rượu trong chóe thì đổ thêm nước vào và uống cho đến lúc rượu nhạt mới thôi. Tiếng cồng, chiêng vang lên, gái, trai trong làng cùng nhau múa hát, chuyện trò suốt đêm quây quần bên nhau thật vui nhộn. Tết Chơ Ruh Kơr của đồng bào dân tộc Ba Na không chỉ tổ chức ở nhà rông mà còn tổ chức trong từng gia đình. Khi từ nhà rông trở về, mỗi gia đình mời khách về nhà mình, gọi là ngày đơp (thăm hỏi). Khách đi trước, đàn cồng, chiêng đi sau gõ nhịp vang lừng. Những chóe rượu thơm ngon nhất được đem ra mời khách uống suốt ngày đêm. Trai gái xoắn xuýt bên nhau, uống rượu, hát hò nhảy múa. Đoàn khách đi hết nhà này đến nhà khác thăm hỏi, chúc tụng vui vẻ. Ngày nay, đồng bào dân tộc Ba Na ở Phú Yên vẫn tổ chức ăn tết Chơ Ruh Kơr truyền thống của mình nhưng có phần đơn giản hơn. Họ bỏ những hủ tục lạc hậu rườm rà tốn kém. Đoàn khách tham gia ngày đơp gồm già làng, lãnh đạo chính quyền và đại diện các ban ngành đoàn thể đến thăm hỏi chúc tết các gia đình chính sách và toàn thể bà con trong mỗi buôn làng. 9
  10. Vài nét về Nhã nhạc Cung đình Huế Nhã nhạc là một thuật ngữ liên quan đến âm nhạc cung đình có mặt tại 4 nước đồng văn: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nhã nhạc là nhạc chính thống của triều đình được dùng ở các cuộc lễ tế Giao, tế Miếu và trong các dịp triều hội; là sản phẩm kết hợp giữa Lễ và Nhạc. Như vậy, có thể nói khi có triều đình phong kiến thì có Nhã nhạc. Tuy nhiên Nhã nhạc Việt Nam hình thành rõ nét và được sử sách ghi lại từ triều đại Lý - Trần, và theo đó các triều đại phong kiến tiếp theo giữ gìn, phát triển, bổ sung , sáng tạo ngày càng phong phú, tinh tế. Chúng ta hãy nghe vua Minh Mạng bàn với quần thần về Nhã nhạc, được sách Đại Nam thực lục ghi lại như sau. Vua nói: “Trẫm thấy buổi đầu gầy dựng, lễ nhạc còn thiếu, thường muốn sáng chế mà chưa nắm được cốt yếu. Các khanh có từng nhờ được nhã nhạc của triều Lê không?”. Quan bộ Lễ Phan Huy Thực đáp: “Nhạc của triều Lê chỉ có đội bả lệnh mà thôi”. Vua nói: “Triều Lê có tiếng là thịnh vượng mà việc nhạc lễ thô bỉ như thế. Nay tuy nhạc xưa đã bỏ mất mà các đồ bát âm còn đó có thể khảo được. Nên tìm người hiểu âm nhạc cùng bọn các ngươi chế tác”. Thực tế là Nhã nhạc triều Nguyễn đã kế thừa và phát triển Nhã nhạc triều Lê, chẳng hạn nó bao gồm các loại nhạc dùng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2