intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 9

Chia sẻ: Pham Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

184
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cơ hội, gặp gỡ, giao lưu hơn để chọn cho mình một người bạn đời tâm đầu, ý hợp, nên các lễ thức tìm hiểu cũng đã có sự biến đổi nhiều so với trước đây. Thú vị tục cưới hỏi của người Thái đen – Điện Biên Người Thái đen sinh sống tập trung ở các tỉnh Tây Bắc và một số huyện vùng cao Nghệ An, Thanh Hóa. Với người Thái đen ở Điện Biên, nhiều phong tục, tập quán trong đời sống vẫn được lưu truyền, duy trì. Hiện nay, các thủ tục trong lễ cưới đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 9

  1. cơ hội, gặp gỡ, giao lưu hơn để chọn cho mình một người bạn đời tâm đầu, ý hợp, nên các lễ thức tìm hiểu cũng đã có sự biến đổi nhiều so với trước đây. Thú vị tục cưới hỏi của người Thái đen – Điện Biên Người Thái đen sinh sống tập trung ở các tỉnh Tây Bắc và một số huyện vùng cao Nghệ An, Thanh Hóa. Với người Thái đen ở Điện Biên, nhiều phong tục, tập quán trong đời sống vẫn được lưu truyền, duy trì. Hiện nay, các thủ tục trong lễ cưới đã được tiết giảm đi nhiều nhưng tựu trung vẫn giữ được những nét cơ bả n truyền thống rất ấn tượng. Nếu bạn được dự các thủ tục cưới hỏi của người Thái đen bạn sẽ thấy vô cùng thú vị. Lần đầu tiên là lễ "Chóm mia" (chạm ngõ). Lần thứ hai là lễ "Khắt cằm kin khươi" (ăn hỏi). Lần thứ ba là lễ "Tỏn mia" (đón vợ). Nếu thuận cả thì hai bên sẽ làm đám cưới ba ngày liền, cùng nhau uống rượu xoè, "khắp" tưng bừng. Đặc biệt, trong suốt lễ cưới của người Thái đen (ở bản Noong Nhai, xã Thanh Xương, thành phố Điện Biên), chỉ đàn bà mới được làm lễ, các ông đều làm bếp hoặc giúp các việc phụ. Ngày cưới, nhà trai dậy sớm mổ bò mổ trâu, chuẩn bị các lễ vật đem sang nhà gái gồm: lợn hơi, gạo nếp, rượu, gà, 4 kẹp “pa hắp” cá suối sấy khô bỏ trong giỏ nan đan hình mắt cáo, 4 ống “Bẳng nhứa” (ống thịt) chọn thịt nạc ướp cùng 81
  2. muối, nhồi vào ống tre để khao “lúng ta” (cậu b ên ngoại), gói “xí hó, khát pú” (4 gói trầu rừng) ăn cùng với rễ cây “co hát”, lá trầu lấy ở rừng về gọi l à “co tói”. Loại trầu này không ăn với vôi, bà con kiêng ăn vôi, sợ con cháu nóng bỏng. Các lễ vật còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của nhà trai và các thành phần “lúng ta” của nhà gái. Lễ trải chăn đệm: Đến giờ tốt, bốn bà đã được chọn là những phụ nữ đảm đang, khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống, tiến hành thủ tục trải chăn đệm cho cô dâu chú rể, nơi gian buồng cô dâu, theo thứ tự: trải chiếu cô dâu trước đến chiếu chú rể trải lên trên; đệm cô dâu đến đệm chú rể; ga đệm cô dâu đến ga đệm chú rể; hai gối cô dâu chú rể đặt sát vào nhau... Bốn bà vừa làm thủ tục trải đệm, vừa có lời cầu may hạnh phúc cho cô dâu chú rể: “Trải đệm cho dầy. Trải chăn cho rộng. Trải đệm rộng lấy con gái con trai nhé!” Cuối cùng bốn bà mắc màn cưới rồi buông xuống trùm kín cả chăn đệm. Lễ Tằng cẩu (Búi tóc ngược) Sáng hôm làm lễ Tằng cẩu, nhà trai cử một đoàn sang nhà gái gồm những thiếu nữ trẻ đẹp và các thiếu phụ khỏe mạnh, tháo vát, am hiểu sâ u sắc phong tục, tập 82
  3. quán và thông thạo động tác búi tóc ngược cho cô dâu mới. Phía nhà gái cũng có số người tương ứng, trong đó có hai thiếu nữ làm phù dâu, thường là bạn thân của cô dâu. Mâm lễ đặt phía gian phòng cô dâu gồm: Đồ sính lễ búi tóc bố mẹ chồ ng đưa sang (Hai búi tóc độn, một cái châm cài tóc bằng bạc, tám sải vải trắng tự dệt, tám sải vải thổ cẩm, một sải thắt l ưng tơ tằm, tiền nhiều ít tuỳ khả năng); Tặng phẩm bố mẹ vợ mừng lễ búi tóc cho con gái (Bốn sải vải trắng tự dệt, bốn sải vải thổ cẩm, một sải thắt lưng tơ tầm, tiền nhiều hay ít tuỳ khả năng, một cái l ược, một bát nước lã... để chải tóc cô dâu). Mâm lễ búi tóc chuẩn bị xong, cô gái sắp thành cô dâu, mặc váy áo, bà mẹ cô gái dắt tay cô gái đến ngồi bệt xuống chiếu tr ước mâm lễ búi tóc. Bà mẹ thả duỗi tóc con gái xuống cho bên nhà trai tiến hành thủ tục búi tóc ngược. Người được chọn để Tằng cẩu đứng ở phía sau lưng cô dâu, nhẹ nhàng chải tóc rồi dùng hai tay vuốt ngược tóc từ phía sau gáy lên kèm theo lọn tóc độn và búi cuốn chặt lại từ trái sang phải hoặc ngược lại. Trong lúc búi tóc cho cô gái, đại diện hai nhà cùng uống rượu và hát đối đáp "khắp toóc". Nội dung của các bài hát nói lên hoàn cảnh của mỗi nhà và những lời dặn dò đôi trai gái. 83
  4. Trong lễ Tằng cẩu, người được chọn búi tóc cho cô dâu hát những lời dặn dò và chúc mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể: "Mái tóc dài, chải cho mượt. Búi ngược lên thành “Tằng cẩu”. Từ nay về sau, người đã có chồng. Nước không đổi dòng. Lòng không đổi hướng, con ơi". Sau lễ Tằng cẩu, cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng. Xong lễ, bà mối thay mặt nhà trai có lời cảm ơn nhà gái đã có sự quan tâm, đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện cho nhà trai tiến hành làm lễ cho hai con đạt kết quả tốt đẹp, thành vợ, thành chồng; Nói xong họ đẩy đôi vợ chồng mới vào trong màn cưới, một lúc sau mới được ra khỏi màn và đi tiếp khách bình thường. Sau vài ngày, nhà trai sẽ tổ chức một buổi cơm thân mật mời nhà gái và chính thức rước con dâu về nhà. Trong buổi lễ này, cô dâu sẽ tặng gia đình nhà trai mỗi người một món quà gồm một chiếc khăn piêu, một chiếc túi Thái… do chính tay cô dâu làm từ trước đó. 84
  5. Lễ hội Cầu Ngư - Múa Siêu: Một nét văn hoá đặc sắc của Bình Thuận ễ hội Cầu ngư là nét đẹp văn hoá của ngư dân nhiều địa phương vùng biển, vốn có truyền thống trên trăm năm rồi. Tuy nhiên hình thức tổ chức mỗi nơi không hoàn toàn giống nhau. Tại Đông Hải (Tp. Phan Rang- Tháp Chàm), cứ ba năm một lần, giữ theo lệ thường, vào các ngày 20 và 23 tháng 5 âm l ịch, ngư dân lại tổ chức lễ hội tại Lăng Ông. Lễ hội Cầu ngư mang ý nghĩa là cầu mong thời tiết thuận lợi, ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản để có cuộc sống ấm no. Nó còn là sự bày tỏ lòng tri ân của ngư dân với biển cả như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng họ. Và cũng nhân đó mà nhiều ngư dân nhận thức rõ hơn về mối tương quan cực kỳ gắn bó với nguồn lợi hải sản, để rồi có cách ứng xử thích hợp, hài hoà với việc khai thác. Cũng như nhiều nơi khác, Lễ hội Cầu ngư tại Đông Hải còn là một dịp cho những hình thức nghệ thuật như hát tuồng, hát bả trạo có đất diễn, góp phần bảo tồn nền văn hoá mang bản sắc dân tộc không bị mai một. Qua đó giúp cho giới hậu sinh hiểu được những điều hay về thời cha ông cũng như cảm được những nét đẹp mang tính nhân văn của người xưa đã gửi gắm trong các tuồng tích. Nhưng đáng lưu ý nhất, ngoài các mục tế, hát tuồng, hát bả trạo, đua 85
  6. thuyền...(giống như nhiều địa phương khác mỗi khi tổ chức), Lễ hội Cầu ngư Đông Hải còn mang thêm một nét đặc biệt, chính là phần múa siêu. Phần này hết sức lôi cuốn, với nội dung là biểu diễn bài võ Siêu Đao tuyệt kỷ trong thời gian gần hai giờ. Bài võ Siêu Đao, dân trong vùng quen gọi bằng Siêu Ông, được trình bày bởi bốn võ sĩ mặc võ phục oai phong như bốn mãnh tướng múa bốn cây đại đao, cùng hai mươi bốn võ sinh cầm trường côn (tượng trưng cho đội hùng binh) mặc trang phục cổ. Chưa kể một vị Tổng tràng điều khiển bằng những hồi trống giục giòn giã. Bằng những chiêu thức đao pháp vừa uyển chuyển, vừa uy vũ của tinh hoa võ Việt ngày xưa truyền lại, bài võ Siêu Đao đã phô diễn tái hiện tính cách mạnh mẽ, hào khí và cũng rất trí tuệ của các bậc tiền nhân đi khai phá v ùng đất hoang sơ mưu cầu cuộc sống tốt đẹp, mang lại hình tượng và tăng khí thế hứng khởi cho người xem. Đặc biệt, với phép sắp xếp cho đoàn tướng binh dịch chuyển theo mô hình Bát Quái. Bài võ vừa thể hiện tính biến hoá, vừa nói lên ý nghĩa thâm sâu của triết học phương Đông. Điều này đã được một giáo sư nghiên cứu văn hoá dân gian công nhận trong một lần về Đông Hải tìm hiểu di tích văn hoá Lăng Ông sau khi xem hình ảnh và nghe một người mô tả phân tích về nội dung của bài võ này. Chính phần biểu diễn của bài võ Siêu Đao đã góp phần lớn làm cho chương trình lễ hội mang tính hấp dẫn. Hàng nghìn người từ các nơi trong và ngoài tỉnh đã không quản ngại xa xôi về tham dự, thưởng thức cũng như tìm hiểu lễ hội một cách hứng thú. Rất nhiều người cho biết rằng họ từng đến với lễ hội này nhiều, nhưng không hề thấy nhàm chán lần nào, mà ngược lại luôn cảm thấy hết sức hào hứng. Còn một vị khách đến từ Tp. Phan Thiết (Bình Thuận) khi ra dự đã có vẻ hết sức hài lòng và tỏ ý mong muốn địa phương mình cũng được như vậy. Với nét độc đáo, Lễ hội Cầu Ng ư- Múa Siêu ở Đông Hải đã góp phần làm phong phú các loại hình du lịch tỉnh nhà trên đường phát triển. 86
  7. Làng văn hóa du lịch PleiỐp – Gia Lai Làng Ốp theo tiếng Jarai là PleiỐP. Đây là làng đồng bào Jarai nằm ở trung tâm thành phố Pleiku có nhiều tiềm năng về du lịch và có vị trí thuận lợi cho sinh hoạt của các làng dân tộc khác. Bên cạnh ưu điểm về vị trí địa lý, thuận lợi cho giao thông đi lại tham quan thì người dân nơi đây với tinh thần đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hoá của cha ông đã giúp PleiỐp bảo tồn được nhiều nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng …Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này suối Giọt và các cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ. Trải qua hai cuộc kháng chiến nhân dân làng Ốp đã chứng minh được bản chất đôn hậu và anh dũng. Ngày nay Pleiốp đang từng bước phát triển đi lên bằng chính tiềm năng và sức mạnh truyền thống của mình. Nằm trong kế hoạch bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử trên địa bàn thành phố, Pleiốp đang được sự đầu tư và quan tâm của nhiều ban ngành, cơ quan cũng như nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung và những ai quan tâm đến văn hóa dân tộc nói riêng. Sau gần 1 năm chung tay cùng dân làng, Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng cốt lõi của một Làng văn hóa du lịch. Sân làng Ốp giờ đã trở thành sân sinh hoạt tập thể cũng như giao lưu chung của nhiều làng đồng bào khác. Nhà Rông lợp lại mái, sân được tu sửa lại phù hợp, rộng rãi và đẹp hơn. 87
  8. Mọi người quây quần trước mái nhà rông, dưới cây nêu để được đánh lên tiếng chiêng, tiếng cồng để cùng nhau thưởng thức ché rượu cần thơm ngon. Sự quây quần, vui vẻ của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh đã tạo thêm nhiều màu sắc, giai điệu cho tiếng chiêng, cho điệu múa soang. Làng Ốp đã có đội cồng chiêng phục vụ cho các buổi sinh hoạt của dân l àng, giao lưu với các đơn vị. Đội cồng chiêng ý thức được giá trị của giai điệu cồng chi êng nên ra sức tập luyện, phục vụ sinh hoạt và biểu diễn. Từ những thành công bước đầu trong việc xây dựng làng văn hóa, rất nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao của thành phố và các đơn vị đã diễn ra tại đây. Hàng tháng đội thông tin lưu động của thành phố cố gắng tổ chức một đêm giao lưu văn nghệ tại làng, vừa giao lưu vừa tuyên truyền đường lối của Đảng và các chính sách pháp luật của Nhà Nước, đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa du lịch. Mỗi năm, Hội thao các dân tộc thiểu số tổ chức một lần tại đây. Các làng đồng bào dân tộc thiểu số về đây giao l ưu, trò chuyện và cùng nhau kể về buôn làng của mình. Câu chuyện như không muốn dứt khi mọi người cùng nhau múa soang quanh ché rượu cần. Du khách đến với PleiỐp được vui vẻ với những điệu múa soang, được trải lòng với thiên nhiên, được thả hồn vào những điệu soang cùng tiếng cồng, tiếng chiêng cao vút ấm áp giữa núi rừng Tây Nguyên. Mỗi lễ hội, mỗi dịp giao lưu của các buôn làng diễn ra tại đây thành công là một niềm vui đến với buôn làng và cả những người, những đơn vị có tâm huyết với PleiỐp. PleiỐp 10 năm liền là Làng văn hoá đang phát tri ển theo hướng văn hoá du lịch, từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Những thành công ban đầu của PleiỐp hứa hẹn một làng văn hóa du lịch, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài tỉnh. 88
  9. Lễ hội Xen Pang Ả của dân tộc Kháng ở vùng Tây Bắc Dân tộc Kháng là một trong những dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam. Kinh tế chính của đồng bào là nương rẫy, trồng lúa kết hợp với ngô khoai. Ở một số vùng sống ven sông, đồng bào rất giỏi làm thuyền độc mộc. Xen Pang Ả là ngày hội lớn, vô cùng ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc Kháng - một trong những dân tộc ít người cư trú lâu đời ở miền núi Tây Bắc. Lễ hội Xen Pang Ả là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên và các thế lực siêu nhiên đã giúp đỡ cho họ có sức khoẻ, bản mường yên bình, no ấm. Đây cũng là dịp để cộng đồng người Kháng vui chơi sau những tháng ngày lao động vất vả. Đặc biệt lễ hội còn là dịp để thanh niên trai gái trong bản tìm hiểu hẹn hò, nên duyên vợ - chồng. Lễ hội Xen Pang Ả được tổ chức 2 – 3 năm/lần, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 với mục đích mời các “ma nhà”, “ma bản”, “ma trời” (theo quan niệm của đồng bào Kháng) về hưởng lễ vật và những người được Pa ả (thầy cúng) chữa cho khỏi bệnh (được coi là con nuôi) đến dâng lễ, tạ ơn. Lễ hội Xen Pang Ả ngoài phần cúng lễ còn là nơi diễn lại các công việc nương rẫy, thu hái lâm sản của người dân thông qua các trò diễn, trò chơi dân gian như hát giao duyên, múa ống, múa khăn. Tuy nhiên, điểm khác của lễ hội Xen Pang Ả với các 89
  10. lễ hội khác là trừ buổi sáng ngày đầu tiên, còn thì phần lễ và phần hội diễn ra đan xen. Lễ hội Lồng Tồng - nét văn hóa truyền thống đặc sắc Sau phần cúng lễ, các chàng trai, cô gái nô nức xuống đồng làm lễ Tịch điền cùng cày cấy mùa vụ mới. Phần hội cũng được các vùng tổ chức với các trò vui chơi giải trí hấp dẫn, mang đậm bản sắc dân tộc. Người Thái có điệu xòe với 6 điệu xòe cổ, điệu khắp say lòng người thì người Tày có điệu dậm thuông với các điệu dậm thuông cổ. Điệu dậm chèo thuyền, dậm múa quạt nhẹ nhàng, thướt tha của các thiếu nữ Tày, rồi dậm đàn tính, dậm múa kiếm vui tươi, khỏe khoắn của hàng trăm chàng trai, cô gái… Tất cả như mời gọi, cuốn hút cả người bản địa lẫn khách phương xa. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, đồng bào các dân tộc Thái, Tày, Dao… lại tưng bừng mở Hội Lồng Tồng (Cầu mùa) để tạ ơn đất, trời, các vị thần linh, thổ địa, thành hoàng trong vùng… đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống tốt lành, đồng thời cầu xin một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh, cuộc sống yên vui, an lành và hạnh phúc… Bên cạnh phần lễ là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu các môn thể thao dân tộc truyền 90
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2