Tổng hợp lý thuyết môn Hóa 12
lượt xem 17
download
Tài liệu tham khảo Tổng hợp lý tuyết giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho kỳ kiểm tra đạt kết quả tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng hợp lý thuyết môn Hóa 12
- TỔNG HỢP LÝ THUYẾT Câu 1. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Cho kim loại liti tác dụng với khí nitơ; (b) Sục khí hiđro iotua vào dung dịch muối sắt (III) Clorua; (c) Cho bạc kim loại vào dung dịch sắt (III) Clorua; (d) Dẫn khí amoniac vào bình đựng khí clo; (e) Cho phân đạm ure vào nước; (g) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 98%; (h) Sục khí đimetyl amin vào dung dịch phenylamoni clorua; (i) Cho dung dịch axit axetic vào dung dịch natri phenolat. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 2. Cho dãy các chất: CO2, H2S, MgO, Cl2, CCl4. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị có cực là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 3. Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và c mol HCO3-. Khi thêm V lít dung dịch Ca(OH)2 (nồng độ x mol/l) để làm giảm độ cứng của nước thì người ta thấy độ cứng trong nước là nhỏ nhất. Biểu thức liên hệ giữa V, a, b, x là A. xV = b + 2a B. 2xV = b + a C. xV = b + a D. xV = 2b + a Câu 4. Phát biểu sai là: A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ. B. Monosaccarit không có phản ứng thủy phân. C. Glucozơ, saccarozơ và mantozơ đều có khả năng làm mất màu nước brom. D. Mantozơ có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím. Câu 5. Cho dãy các chất: Canxi hiđrocacbonat, amoni photphat, etylamoni fomat, amoni axetat, etyl metanoat. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 6. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Tơ lapsan. B. Tơ vinilon. C. Tơ olon. D. Tơ clorin. Câu 7. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân NH4NO3; (b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 (loãng); (c) Đun nóng C2 H5Br với KOH trong etanol; (d) Sục khí NO2 vào dung dịch Ba(OH)2; (e) Sục khí Clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường; (g) Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử là
- A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 8. Thí nghiệm có xảy ra sự ăn mòn điện hóa là: A. Nhúng thanh magie vào dung dịch H2SO4. B. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2. C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Nhúng thanh đồng vào dung dịch FeCl3. Câu 9. Cho dãy các chất: o-Crezol, p-Xilen, isopren, glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ, alanin, catechol, axit benzoic, khí sunfurơ, metylxiclopropan, xiclobutan và khí clo. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường là A. 10. B. 9. C. 7. D. 8. Câu 10. Một loại phân lân supephotphat đơn có chứa 31,31% Ca(H2PO4)2 về khối lượng (còn lại là các tạp chất không chứa photpho), được sản xuất từ quặng photphorit. Độ dinh dưỡng của phân lân là A. 19,00%. B. 8,30%. C. 16,00%. D. 14,34%. Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn X thu được butan. Số đồng phân của X là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 12. Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính khử khi phản ứng với SO2? A. Magie, hiđro sunfua, cacbon. B. Bari hiđroxit, natri oxit, oxi. C. Magie, clo, canxi clorua. D. Hiđro sunfua, nước brom, dung dịch thuốc tím. Câu 13. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư; (b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng; (c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư; (d) Cho Na vào dung dịch MgSO4; (e) Nhiệt phân Hg(NO3)2; (g) Đốt Ag2S trong không khí; (h). Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng thép. Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 14. Cho hỗn hợp chứa a mol Zn và 0,12 mol Fe vào 150 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 10,72 gam chất rắn. Giá trị của a là A. 0,125. B. 0,45. C. 0,15. D. 0,2. Câu 15. Khi cho chất X (có công thức phân tử C4H7Cl3) tác dụng với NaOH (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 thu được chất hữu cơ Y có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 16. Khi cho chất hữu cơ A (có công thức phân tử C6H10O5 và không có nhóm metylen) tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol A phản ứng. A và các sản phẩm B, D tham gia phản ứng theo hệ số tỉ lượng như sau: A ↔ B + H2O
- A + 2NaOH → 2D + H2O (dung dịch nước) B + 2NaOH → 2D (dung dịch nước) D + HCl → E + NaCl Tên gọi của E là A. Axit acrylic. B. Axit 2-hiđroxi propanoic. C. Axit 3-hiđroxi propanoic. D. Axit propionic. Câu 17. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong 1 dung dịch là A. NH4+, Fe3+, OH-, NO3-. B. Pb 2+, K+, Cl-, SO42-. C. Ag+, Mg2+, PO43-, SO42-. D. Al3+, K+, H+, Cl-. Câu 18. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3; (b) Cho Sn tác dụng với dung dịch HNO3 đặc; (c) Sục khí HCHO vào dung dịch Br2 trong dung môi CCl4; (d) Cho C2H5OH tác dụng với O2 có mặt xúc tác men giấm; (e) Đun nóng toluen với dung dịch hỗn hợp KMnO4 và HCl (dư); (g) Cho C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng; (h) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3; (i) Cho S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng. Số thí nghiệm tạo ra axit là A. 5. B. 6. C. 7. D. 4. Câu 19. Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O; (b) Phân tử khối của hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O luôn là số chẵn; (c) Số nguyên tử hiđro trong phân tử amin luôn là số lẻ; (d) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, to) tạo ra sobitol; (e) Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc vì phân tử không có nhóm -OH hemiaxetal. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 20. Cho các chất sau: Cumen, axetilen, xiclopropan, stiren, propanal, axeton, isopren, glucozơ, triolein. Số chất làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường là A. 6. B. 5. C. 8. D. 7. Câu 21. Cho dãy các chất: NaH, Na3N, Na2S, Na2CO3, CH3COOK, NH4Cl. Số chất trong dãy mà khi hòa tan vào nước thu được dung dịch có khả năng làm xanh quì tím là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
- Câu 22. Hỗn hợp X gồm 1 anđehit và 1 hiđrocacbon mạch hở (2 chất hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X thu được 1,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Nếu cho 31,8 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là A. 209,25 gam. B. 136,80 gam. C. 224,10 gam. D. 216,45 gam. Câu 23. Cho phản ứng sau: Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2 Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên, tổng hệ số nguyên tối giản của các chất phản ứng là A. 116. B. 36. C. 106. D. 16. Câu 24. Cho các phát biểu sau: (a) Số nguyên tử cacbon của chất béo là số lẻ; (b) Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng một chiều; (c) Nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ động thực vật để lâu bị ôi thiu là do nối đôi C=O bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành sản phẩm có mùi khó chịu; (d) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng điều chế xà phòng, glixerol và chế biến thực phẩm; (e) Lipit bao gồm chất béo, sáp, gluxit và photpholipit. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Peptit và amino axit đều có tính lưỡng tính. B. Ở điều kiện thường các amino axit là những chất lỏng không màu. C. Biure là 1 peptit. D. Axit glutamic tan nhiều trong benzen. Câu 26. Hóa chất nào sau đây dùng để sản xuất axeton trong công nghiệp? A. Propan-2-ol. B. 2,2- Điclopropan. C. Cumen. D. Canxi axetat. Câu 27. Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch AgNO3 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây? A. H2S. B. HBr. C. HCl. D. HI. Câu 28. Cho các cân bằng sau: (a) H2 (k) + I2 (k) ↔ 2HI (k); (b) 2SO3 (k) ↔ 2SO2 (k) + O2 (k); (c) 2NO (k) ↔ N2 (k) + O2 (k); (d) 2NH3 (k) ↔ N2 (k) + 3H2 (k). Khi thay đổi áp suất, số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 29. Fructozơ và saccarozơ đều có A. phản ứng tráng bạc. B. 5 nhóm hiđroxyl trong phân tử. C. phản ứng khử brom trong dung dịch nước. D. phản ứng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 30. Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều khử được ion Fe3+ trong dung dịch? A. Cu, Fe, Mg. B. Na, Ca, Ba. C. Na, Mg, Zn. D. Ag, Fe, Hg. Câu 31. Hợp chất X có công thức phân tử C3H12O3N2 có tính chất: Tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
- A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32. Cho các phản ứng: (a) Cu 2SO4 → Cu↓ + CuSO4; (b) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại? A. Cu 2+, Fe2+, Cu +. B. Cu+, Fe2+, Cu2+. C. Fe2+, Cu2+, Cu+. D. Fe2+, Cu+, Cu2+. Câu 33. Cho các cân bằng: (a) C (r) + H2O (k) ↔ CO (k) + H2 (k); (b) H2 (k) + I2 (r) ↔ 2HI (k); (c) CO (k) + Cl2 (k) ↔ COCl2 (k); (d) N2 (k) + O2 (k) ↔ 2NO (k). Khi thêm khí hiếm neon vào hệ (Giữ cho thể tích không đổi) thì số cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 34. Cho sơ đồ chuyển hóa: Tinh bột → X1 → X2 → X3 → Glicogen. Điểm giống nhau của X2 và X3 là A. đều có phản ứng khử Cu(OH)2/OH- khi đun nóng. B. đều phản ứng với iot tạo hợp chất màu xanh. C. đều là nguyên liệu để tổng hợp trực tiếp ra tơ axetat. D. đều có phản ứng thủy phân. NaOH HCN O,H Câu 35. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C3H6Cl2 (X) X1 X2 H2 X3 → Axit metacrylic. Chất X là A. 1,1 - điclopropan. B. 1,2 - điclopropan. C. 2,2 - điclopropan. D. 1,2 - đicloxiclopropan. Câu 36. Để phân biệt các khí sau (đựng trong các lọ riêng biệt): H2S, HCl, CO2, HI, có thể dùng A. dung dịch KOH. B. dung dịch AgNO3. C. dung dịch NaBr. D. dung dịch BaCl2. Câu 37. Cho các phát biểu sau về anilin: (a) Anilin tan nhiều trong nước nóng; (b) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphtalein; (c) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm; (d) Nguyên tử hiđro của vòng benzen trong anilin khó bị thế hơn của axit benzoic; (e) Cho nước brom vào dung dịch anilin thấy xuất hiện kết tủa; (g) Có thể điều chế anilin bằng phản ứng khử nitrobenzen bởi hiđro mới sinh nhờ tác dụng của Zn với axit clohiđric. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 38: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau: 3I2 + 3H2O HIO3 + 5HI (1) 2HgO 2Hg + O2 (2) 4K2SO3 3K2SO4 + K2S (3) NH4NO3 N2O + 2H2O (4) 2KClO3 2KCl + 3O2 (5) 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO (6) 4HClO4 2Cl2 + 7O2 + 2H2O (7) 2H2O2 2H2O + O2 (8) Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O (9) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (10)
- Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng oxi hoá- khử nội phân tử và tự oxi hoá- tự khử lần lượt là A. 5 và 5 B. 6 và 4 C. 8 và 2 D. 7 và 3 Câu 39: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H14O4. Cho X thực hiện các thí nghiệm (1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O. (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4. (3) nX3 + nX4 → nilon 6,6 + nH2O. (4) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O. Công thức cấu tạo phù hợp của X là A. CH3OOC[CH2]5COOH. B. CH3OOC[CH2]4COOCH3. C. CH3CH2OOC[CH2 ]4COOH. D. HCOO[CH2]6OOCH. Câu 40: Thực hiện các phản ứng sau đây: (1) Nhiệt phân NH4ClO4 (2) Cr2O3 + KNO3 + KOH (3) NH3 + Br2 (4) MnO2 + KCl + KHSO4 (5) I2 + Na2S2O3 (6) H2C2O4 + KMnO4 + H2SO4 (7) FeCl2 + H2O2 + HCl (8) Nung hỗn hợp Ca3(PO4)2 + SiO2 + C Số phản ứng tạo ra đơn chất là: A.3 B.4 C. 5 D. 6 Câu 41: Trong các chất xiclopropan, xiclohexan, benzen, stiren, axit axetic, axit acrylic, andehit axetic, andehit acrylic, etyl axetat, vinyl axetat, đimetyl ete số chất có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu42: Số cặp electron góp chung và số cặp electron chưa liên kết của nguyên tử trung tâm trong các phân tử : CH4, CO2, NH3, P2H4, PCl5, H2S lần lượt là : A. 4 và 0; 4 và 0; 3 và 1; 4 và 2; 5 và 0; 2 và 1. B. 4 và 0; 4 và 0; 3 và 1; 5 và 2; 5 và 0; 2 và 2. C. 4 và 1; 4 và 2; 3 và 1; 5 và 2; 5 và 0; 2 và 0. D. 4 và 1; 4 và 2; 3 và 2; 5 và 2; 5 và 1; 2 và2. Câu 43: Có sơ đồ sau : Cr HCl ? ? NaOHdd ? X Cl 2 2Br X là hợp chất nào của Crom? A. Cr(OH)3. B. Na2CrO4. C. Na2Cr2O7. D. NaCrO2. Câu 44: Nonapeptit có công thức là: Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn, số tripeptit có chứa phenylamin (Phe) là: A. 6 B. 8 C. 7 D. 5 Câu 45: Cho các phát biểu sau đây: (a)Heptan tan tốt trong H2SO4 loãng (b)Cấu trúc hóa học cho biết thứ tự, bản chất liên kết và vị trí không gian của các nguyên tử trong phân tử (c) Phản ứng HCl + C2H4 là phản cộng và xảy ra sự phân cắt dị li (d) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm; theo một hướng nhất định (e) Dùng phương pháp kết tinh để làm đường cát; đường phèn từ mía
- (f) Hợp chất hữu cơ nào cũng có cả 3 tên: tên thông thường; tên gốc- chức và tên thay thế (g) Cacbocation và cacbanion đều bền vững và có khả năng phản ứng cao Số phát biểu đúng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 46: Cho các chất sau : Ba(HSO3)2 ; Cr(OH)2; Sn(OH)2; NaHS; NaHSO4; NH4Cl; CH3COONH4; C6H5ONa; ClH3NCH2COOH. Số chất vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl là A. 5 B. 6 C. 4 D. 7 Câu 47: Từ etilen và benzen, chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ. Tổng số phản ứng ít nhất để có thể điều chế được polibutađien, polistiren, poli (butađien - stiren), poli (vinyl clorua) là A. 11. B. 12. C. 10. D. 9. Câu 48. Cho sơ đồ biến hóa: CH4 → X→Y→ CH3COOH. Để thỏa mãn với sơ đồ biến hóa trên thì Y là A. C2H4 hoặc C2H5OH. B. CH3CHO hoặc CH3CH2Cl. C. CH3CHO. D. C2H5OH. Câu 49. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng hỗn hợp bột Fe và I2. (b) Cho Fe vào dung dịch HCl. (c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. (d) Đốt dây sắt trong hơi brom. (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 50. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5 H11Cl và phù hợp với sơ đồ biến hóa: X→Y (ancol bậc I)→Z→T (ancol bậc II)→E→ F (ancol bậc III). Y, Z, T, E, F là các sản phẩm hữu cơ chính được tạo ra. Tên gọi của X là A. 1- Clo-3- metylbutan. B. 4- Clo - 2- metylbutan. C. 1- Clo-2- metylbutan. D. 2- Clo-3- metylbutan. Câu 51. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi đun nóng propyl clorua với KOH/C2 H5OH thì sản phẩm hữu cơ chính thu được là ancol propylic. B. Axit benzoic tham gia phản ứng thế brom dễ hơn so với phenol. C. Axeton có thể điều chế được bằng cách nhiệt phân canxi axetat. D. Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol. Câu 52. Cho các phát biểu sau: (a) Khi đốt cháy hoàn toàn a mol một hiđrocacbon X bất kì thu được b mol CO2 và c mol H2O, nếu b - c = a thì X là ankin. (b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có hiđro. (c) Trong thành phần của gốc tự do phải có ít nhất hai nguyên tử. (d) Muối ăn dễ tan trong benzen. (e) Ở trạng thái rắn, phenol không tồn tại liên kết hiđro liên phân tử. (g) Trong phân tử canxi axetat chỉ có liên kết cộng hóa trị.
- (h) Ở điều kiện thường, các este đều ở trạng thái lỏng. (i) Trong phân tử hợp chất hữu cơ chứa (C, H, O) thì số nguyên tử H phải là số chẵn. Số phát biểu sai là A. 7. B. 8. C. 5. D. 6. Câu 53. Khi so sánh 2 oxit Al2O3 và Cr2O3, phát biểu không đúng là: A. Hai oxit đều có hiđroxit tương ứng là chất lưỡng tính. B. Hai oxit đều không thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. C. Hai oxit đều tan được trong dung dịch NaOH loãng, nguội. D. Oxi trong 2 oxit đều có điện hóa trị bằng 2-. Câu 54. Cho phản ứng: ure + NaBrO → N2 + CO2 + NaBr + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học, tổng hệ số nguyên tối giản của các chất phản ứng là A. 4. B. 2. C. 11. D. 7. Câu 55. Các hợp chất hữu cơ mạch hở, bền X và Y có công thức phân tử tương ứng là C2 H4O2 và C3H6O. X tác dụng được với Na, làm mất màu nước brom và có phản ứng tráng bạc. Y làm mất màu nước brom nhưng không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y lần lượt là A. HO-CH2-CHO và CH2=CH-CH2-OH. B. CH3COOH và CH2=CH-CH2-OH. C. HCOOCH3 và CH3-CO-CH3. D. HO-CH2-CHO và CH3-CH2-CHO. Câu 56. Cho các phản ứng sau: AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3. Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2. Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là: A. Fe2+, Cu, Ag, Fe. B. Fe2+,Ag, Cu, Fe. C. Ag, Cu, Fe2+, Fe. D. Ag, Fe2+, Cu, Fe. Câu 57. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tính axit của HF yếu hơn tính axit của HI. B. Nhiệt độ sôi của hiđro florua cao hơn nhiệt độ sôi của hiđro clorua. C. Tính khử của HCl mạnh hơn tính khử của HBr. D. Bán kính của ion F- nhỏ hơn bán kính của ion Cl-. Câu 58. Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là: A. Ca, Sr, Cu. B. Mg, Cr, Feα. C. Ca, Sr, Ba. D. Be, Cr, Cu. Câu 59. Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt saccarozơ và mantozơ. (b) Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (c) Trong dung dịch, saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (d) Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (e) Trong môi trường bazơ, saccarozơ và mantozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (g) Trong phân tử saccarozơ có nhóm -OH hemiaxetal.
- Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 60. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. (b) Cho dung dịch Al2(SO4)3 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc dung dịch Na[Al(OH)4]. (c) Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch FeCl3. (d) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4. (e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3. (g) Sục khí H2S vào dung dịch SO2. (h) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 61. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, CrO3, ZnO, Ca(HCO3)2, Al(OH)3, CrO, CO2, NO2, P2O5, N2O5, PCl5, Al4C3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nguội là A. 10. B. 11. C. 9. D. 12. Câu 62. Trong các thí nghiệm sau: (a) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI. (b) Nhiệt phân amoni nitrit. (c) Cho NaClO tác dụng với dung dịch HCl đặc. (d) Cho khí H2S tác dụng với dung dịch FeCl3. (e) Cho khí NH3 tác dụng với khí Cl2. (g) Cho dung dịch H2O2 tác dụng với dung dịch chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng). (h) Sục khí O2 vào dung dịch HBr. (i) Cho NaI tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng. (k) Cho SiO2 tác dụng với Na2CO3 nóng chảy. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A. 5 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 63. Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết rằng x mol E tác dụng vừa đủ với z mol Na2CO3 trong dung dịch. Tên của E là A. Axit etanđioic. B. Axit metanoic. C. Axit hexan - 1, 6 - đioic. D. Axit propenoic. Câu 64. Hợp chất T được tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim R và X (số hiệu nguyên tử của R nhỏ hơn số hiệu nguyên tử của X). Tổng số hạt mang điện trong một phân tử T là 20. Phát biểu sai là: A. Hợp chất T có thể tạo được liên kết hiđro với nước. B. Trong các hợp chất với các nguyên tố khác, R có thể có số oxi hóa bằng -1. C. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố X có 5 electron độc thân. D. Trong phân tử T, nguyên tố X ở trạng thái lai hóa sp3. Câu 65. Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) thu được dung dịch Y, phần kim loại không tan Z và khí T. Cho Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa A. Fe(OH)2 và Fe(OH)3. B. Fe(OH)2 và Zn(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)2, Zn(OH)2 và Fe(OH)3.
- Câu 66. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. (b) Cho Cl2 tác dụng với toluen trong điều kiện chiếu sáng (không có xúc tác). (c) Sục khí HI vào dung dịch FeCl3. (d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl. (e) Sục khí axetilen vào dung dịch brom trong dung môi CCl4. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 67. Cho các phản ứng sau: (a) CuO + HCl (đặc) → (b) K2Cr2O7 + HCl (đặc) → (c) Cu + NaNO3 + HCl → (d) Zn + H2SO4 (loãng) → (e) Mg + HNO3(loãng) → (g) CaCO3 + HNO3 (đặc) → (h) FeCO3 + H2SO4 (loãng) → (i) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → Số phản ứng mà ion H+ của axit đóng vai trò chất oxi hóa là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 68. Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch natri isopropylat trong nước có thể làm quì tím hóa xanh. (b) Dung dịch axit axetic có thể hòa tan được CuO tạo thành dung dịch có màu xanh. (c) Oxi hóa ancol bậc một bằng CuO (to) thu được xeton. (d) Naphtalen tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen. (e) Phản ứng tách H2O từ ancol etylic dùng để điều chế etilen trong công nghiệp. (g) Benzen có thể tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng clo. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 69. Cho các chất: etan, etyl clorua, etylamin, etyl axetat, axit axetic, anđehit axetic, axeton, ancol etylic, phenol. Số chất tạo được liên kết hiđro liên phân tử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số lý thuyết Hóa học vô cơ cần đọc – thuộc – nhớ
4 p | 2669 | 451
-
Tổng hợp kiến thức cơ bản môn Hóa lớp 12
22 p | 1091 | 200
-
BÀI TẬP TỔNG HỢP ÔN TẬP LÝ THUYẾT HÓA HỌC VÔ CƠ LTĐH-CĐ 2012
15 p | 473 | 154
-
Đề thi thử ĐH lần môn Hóa lớp 12
5 p | 356 | 146
-
Ôn tập cấp tốc Sinh học 12
50 p | 381 | 113
-
Hướng dẫn ôn tập Hóa lớp 12 chường trình CB Học kỳ I
8 p | 403 | 105
-
1000 Câu lí thuyết Hóa 12 ôn thi phổ thông quốc gia 2017 cực hay
68 p | 308 | 90
-
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8- NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
15 p | 607 | 70
-
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT 12: LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
5 p | 418 | 53
-
Tài liệu tổng ôn tập Vật lý 12
245 p | 207 | 40
-
Tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12
12 p | 127 | 29
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Đề luyện tập tổng hợp số 4 (Bài tập tự luyện)
4 p | 98 | 13
-
Ôn tập tổng hợp LTĐH - Vật Lí 12 - Nguyễn Thể Thành
21 p | 130 | 12
-
Vận dụng giải pháp NAP giải bài tập môn Hóa học: Phần 2
310 p | 46 | 6
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí
18 p | 11 | 4
-
Tuyển tập 145 câu hỏi lý thuyết tổng hợp môn Hóa học - Phạm Công Tuấn Tú
42 p | 77 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
6 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn