Hóa học & Môi trường<br />
<br />
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHA PHỤ TRỢ<br />
XÚC TÁC ZSM-5 TRÊN NỀN BENTONIT THUẬN HẢI ĐẾN ĐỘ<br />
CHUYỂN HÓA CỦA PHẢN ỨNG CRACKING CẶN DẦU BẠCH HỔ<br />
Vũ Thị Minh Hồng*, Phạm Tiến Dũng<br />
Tóm tắt: Zeolit ZSM-5 đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy<br />
nhiệt, kết hợp giữa tạo mầm gel, già hóa gel và kết tinh trong ở nhiệt độ 1900C<br />
không sử dụng chất tạo mầm hay template. Dưới điều kiện thủy nhiệt và thành phần<br />
gel đã tính toán được các gel chuyển thành nhân (mầm) là các pha zeolit giả bền,<br />
sau đó nhân này lớn thành tinh thể zeolit ZSM-5 hoàn chỉnh sau quá trình làm già<br />
và kết tinh. Bằng các phương pháp hóa lý hiện đại, zeolit ZSM-5 tổng hợp được cho<br />
thấy cường độ axit cao tương đương với zeolit được tổng hợp bằng phương pháp<br />
truyền thống. Zeolit HY và HZSM-5 với lượng 20% (theo khối lượng) phủ lên trên<br />
nền bentonit biến tính (80%) tạo thành hệ xúc tác hợp phần HY + HZSM-5/ bentonit<br />
biến tính với hoạt tính cao hơn so với mẫu không có HZSM-5 trong phản ứng<br />
cracking cặn dầu Bạch Hổ trên hệ MAT (độ chuyển hóa 63.59 so với 59.41 %).<br />
Trong đó, các sản phẩm là khí đốt, khí hóa lỏng và xăng có hiệu suất cao hơn nhiều<br />
so với mẫu zeolit HY/bentonit biến tính. Điều đó chứng tỏ zeolit ZSM-5 với cường<br />
độ axit cao đã thể hiện vai trò phụ trợ xúc tác khi tham gia cracking sâu cắt mạch<br />
hidrocacbon ngắn hơn.<br />
Từ khóa: Pha phụ trợ xúc tác; Pha nền; Bentonit biến tính; HY/bentonit biến tính; HY + HZSM-5/ bentonit;<br />
Cracking cặn dầu.<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Zeolit là aluminosilicat có cấu trúc tinh thể, có hệ mao quản đồng nhất kích thước từ<br />
0,4nm đến 1nm. Zeolit được ứng dụng rất rộng rãi làm chất hấp phụ, chất trao đổi ion, và<br />
chất xúc tác. Ứng dụng của zeolit làm chất xúc tác trong các quá trình lọc – hóa dầu được<br />
trình bày trong nhiều tài liệu [1-3].<br />
Trong số các loại zeolit, ZSM-5 là loại vật liệu vi mao quản (kích thước mao quản 5,4-<br />
5,6A0) so với zeolit Y (kích thước mao quản 7,4A0) thì ZSM-5 có độ axit cao hơn. Xu thế<br />
ngày nay cracking phân đoạn cặn dầu để cracking sâu, cũng như tạo xăng và để tăng hoạt<br />
tính của pha hoạt động người ta thường đưa vào zeolit có tính axit cao hơn zeolit Y như<br />
ZSM-5, zeolit β [3,4].<br />
Thông thường, ZSM-5 được tổng hợp với sự trợ giúp của chất tạo cấu trúc (template)<br />
như: TPABr (tetrapropyl amoni bromua) hoặc TPAOH (tetrapropyl amoni hydroxit). Tuy<br />
nhiên, TPABr và TPAOH có giá thành cao, độc hại với môi trường ngoài ra khi sử dụng<br />
TMAOH, zeolit cần được nung ở 500-5500C trong 5-6 giờ để loại bỏ template [5-9].<br />
Trong công trình này, chúng tôi trình bày phương pháp tổng hợp ZSM-5 không sử dụng<br />
template (đắt tiền và gây ô nhiễm môi trường), trong điều kiện thuỷ nhiệt. Zeolit ZSM-5<br />
thu được sẽ được đặc trưng cấu trúc và cấu hình bằng các phương pháp hóa lí hiện đại như<br />
IR, FE-SEM, NH3-TPD,… Zeolit ZSM-5 sẽ được đưa vào hệ xúc tác hợp phần zeolit Y<br />
trên nền bentonit, được đo đánh giá hoạt tính xúc tác bằng phản ứng cracking cặn dầu<br />
Bạch Hổ và so sánh với hệ xúc tác hợp phần không có zeolit ZSM-5.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Tổng hợp vật liệu<br />
2.1.1. Tổng hợp ZSM-5<br />
Thuỷ tinh lỏng được cho từ từ vào dung dịch (NH4)2HPO4 khuấy cho đến khi dung<br />
dịch đặc lại khoảng 1 phút sau đó làm già ở nhiệt độ phòng. Phơi gel sao cho có độ ẩm vừa<br />
<br />
<br />
12 V. T. M. Hồng, P. T. Dũng, “Tổng hợp và nghiên cứu ảnh hưởng … cặn dầu Bạch Hổ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
phải, pH ổn định trong khoảng 9-11, gel phơi được nghiền thành gel trong, tiếp tục khuấy<br />
trong khoảng 10 phút. Cho từ từ dung dịch NaAlO2 khuấy mạnh trong 2h sau đó kết tinh ở<br />
1900C trong autoclave trong 48h.<br />
<br />
DD (NH4)2HPO4 Thuỷ tinh lỏng<br />
<br />
Phơi gel<br />
<br />
Nghiền, khuấy trộn, pH=9-11<br />
<br />
DD NaAlO2<br />
<br />
Làm già ở nhiệt độ phòng, trong 24 h<br />
<br />
<br />
<br />
Kết tinh ở 1900C trong 48h<br />
<br />
<br />
Sản phẩm<br />
Lọc, rửa, sấy, nung<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ tổng hợp Zeolit ZSM-5 không dùng template.<br />
Sau đó trao đổi ion với NH4+ và nung để chuyển về dạng hoạt động và bền thuỷ nhiệt,<br />
sản phẩm cuối cùng là HZSM-5 [3].<br />
2.1.2. Vật liệu Bentonit<br />
Bentonit có cấu trúc xốp, khoảng cách giữa các lớp khoảng 1,5 – 2,5nm, có tính<br />
trương nở cao và có khả năng tách, bóc lớp. Bentonit Thuận Hải được biến tính thành pha<br />
nền hoạt tính có tác dụng “hiệp trợ xúc tác” cho pha hoạt động của hệ xúc tác hợp phần<br />
bằng phương pháp tách lớp và đưa Al vào khung mạng cấu trúc của bentonit - tạo tâm axit<br />
bằng phương pháp cấy nguyên tử đã được trình bày kĩ ở tài liệu [10].<br />
2.1.3. Tạo hệ xúc tác hợp phần FCC<br />
Đi từ các hợp phần<br />
- Pha hoạt động: Zeolit Y và hợp phần phụ gia ZSM-5.<br />
- Pha nền: bentonit tách lớp nung và axit hoá bằng phương pháp cấy nguyên tử.<br />
- Phủ pha hoạt động lên pha nền: Các hợp phần được trộn theo những tỷ lệ khối lượng<br />
xác định, tạo huyền phù, tiến hành siêu âm mẫu huyền phù và khuấy 24h ở nhiệt độ phòng.<br />
Tiếp tục lọc, sấy khô ở 120oC trong 3 giờ nghiền nung ở 5400C trong 3h, trao đổi H+, tạo<br />
hạt bằng phương pháp ép đùn. Thu được các xúc tác hợp phần: HY/Bentonit biến tính và<br />
HY + HZSM-5/Bentonit biến tính.<br />
2.2. Các phương pháp đặc trưng vật liệu<br />
Phương pháp phổ hồng ngoại (IR): Đo tại Viện Hoá học, Viện KH&CN Việt Nam.<br />
Phương pháp (PP) hiển vi điện tử quét SEM: Mẫu được đo tại Viện Khoa học vật liệu-<br />
Viện KH&CN Việt Nam. PP đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ N2 được thực hiện ở nhiệt<br />
độ 77K, trên máy Tristar-Micromeritics-3000 của Mỹ tại đại học sư phạm Hà Nội. PP<br />
khử hấp phụ amoniac theo chương trình nhiệt độ (TPD-NH3): Mẫu được đo tại phòng<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 13<br />
Hóa học & Môi trường<br />
thí nghiệm lọc hóa dầu và vật liệu xúc tác -Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Hoạt tính xúc<br />
tác được đo trên hệ MAT (microactivity test) nguyên liệu là cặn dầu Bạch Hổ tại TT<br />
nghiên cứu phát triển và chế biến dầu khí – Viện dầu khí, thành phố Hồ Chí Minh, sản<br />
phẩm được phân tích bằng PP sắc ký khí và sắc ký chưng cất mô phỏng (GC SIMDIS)<br />
của hãng Agilent.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Hiển vi điện tử quét SEM<br />
Hình 2 thể hiện ảnh SEM của zeolit ZSM-5 cho thấy các hạt tinh thể ZSM-5 có kích<br />
thước tinh thể tương đối đồng đều và nằm trong khoảng 100 - 200nm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Ảnh SEM của zeolit ZSM-5.<br />
3.2. Phổ hồng ngoại IR<br />
Phổ IR của các mẫu ZSM-5 tổng hợp (hình 3) có các đám phổ đặc trưng cho pha<br />
ZSM-5 550 cm-1 đặc trưng cho các dao động biến dạng của vòng kép 5 cạnh [3, 11].<br />
Theo Jansen [12], khi tỷ số cường độ giữa đám phổ ở 550 cm-1 và ở 450 cm-1 bằng 0,8<br />
thì sản phẩm đạt độ tinh thể 100% ZSM-5. Trong phổ IR của các mẫu ZSM-5 tổng hợp tỷ<br />
số cường độ tương ứng đạt 0,8 có thể nói độ tinh thể ZSM-5 đạt xấp xỉ 100%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Phổ IR của ZSM-5 chuẩn và ZSM-5 tổng hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
14 V. T. M. Hồng, P. T. Dũng, “Tổng hợp và nghiên cứu ảnh hưởng … cặn dầu Bạch Hổ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
3.3. Độ axit của ZSM-5: Giải hấp phụ amoniac theo chương trình nhiệt độ (TPD-<br />
NH3)<br />
Giản đồ TPD-NH3 của các mẫu zeolit ZSM-5 được trình bày ở hình 4. Trên giản đồ<br />
TPD-NH3 của zeolit HZSM-5 xuất hiện 2 pic đặc trưng: pic ở nhiệt độ Tmax= 180oC và pic<br />
ở nhiệt độ Tmax= 370oC. Pic ở nhiệt độ Tmax= 180oC đặc trưng cho các tâm axit cường độ<br />
yếu (giải hấp amoniac ở nhiệt độ thấp) và pic ở nhiệt độ Tmax= 400oC đặc trưng cho các<br />
tâm axit cường độ mạnh (giải hấp amoniac ở nhiệt độ cao). Ngoài ra, còn xuất hiện pic ở<br />
nhiệt độ Tmax = 520oC chứng tỏ sự xuất hiện của các tâm axit cường độ rất mạnh. Như vậy,<br />
zeolit HZSM-5 có cường độ axit rất mạnh, mạnh hơn nhiều so với zeolit Y [3,5,6,11].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Giản đồ TPD-NH3 của các mẫu HZSM-5 (ZSM-5 ở dạng H+).<br />
3.4. Cracking cặn dầu Bạch Hổ trên xúc tác hợp phần với pha nền là bentonite biến<br />
tính<br />
Hoạt tính xúc tác bentonit biến tính (tách lớp, nung và axit hoá), bentonit biến tính với<br />
pha hoạt động là HY và HY + HZSM-5 được trình bày ở bảng 1 và hình 5.<br />
Bảng 1. Điều kiện phản ứng, độ chuyển hóa và hiệu suất sản phẩm trong cracking cặn<br />
dầu Bạch Hổ trên xúc tác bentonit biến tính, HY/bentonit biến tính<br />
và HY+HZSM-5/ bentonit biến tính.<br />
Thông số Bentonit ban Bentonit HY/Bentonit HY+HZSM-5/<br />
đầu biến tính biến tính Bentonit biến<br />
tính<br />
Xúc tác (g) 3 3 3 3<br />
Nguyên liệu Cặn dầu BH Cặn dầu BH Cặn dầu BH Cặn dầu BH<br />
Nhiệt độ.p.ư (oC) 482 482 482 482<br />
Tỉ lệ xúc tác/dầu (kl/kl) 2,95 2,95 2,95 2,95<br />
Thời gian.p.ư (s) 45 45 45 45<br />
Chuyển hóa (%) 8,49 25,17 59,41 63,59<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 15<br />
Hóa học & Môi trường<br />
<br />
Hiệu suất sản phẩm (%kl)<br />
Khí khô (H2, C1,C2) 0,94 1,48 8,23 15,45<br />
Cốc 5,17 3,56 14,42 3,76<br />
LPG (C3, C4) 0,07 0,29 8,74 17,11<br />
Xăng (25~ 2160C) 2,31 19,85 28,02 31,03<br />
LCO (216-3600C) 2,48 6,44 8,57 11,62<br />
HCO (3600C) 87,05 65,79 31,00 22,12<br />
Uncatched Oil 1,98 1,02 1,02 2,67<br />
LPG:Khí hóa lỏng Uncatched Oil: dầu không thu hồi được<br />
LCO: dầu giàu hydrocacbon đơn vòng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Phân bố sản phẩm trên các xúc tác bentonit biến tính, xúc tác hợp phần<br />
HY/bentonit biến tính và HY+HZSM-5/ bentonit biến tính.<br />
Từ bảng 1 và hình 5 nhận thấy cracking cặn dầu Bạch Hổ trên xúc tác bentonit chưa<br />
biến tính độ chuyển hoá rất thấp (8,49%) trong đó, lượng xăng tạo ra rất ít (chỉ chiếm<br />
2,31%), khí hầu như không có còn lại chủ yếu là tạo cốc (5,17%). Ngược lại, với bentonit<br />
biến tính thì kết quả lại rất tốt, hiệu suất chuyển hoá đã tăng 4 lần (25,17%), cốc ít hơn<br />
(3,56%), đặc biệt, sản phẩm xăng với hiệu suất khá cao (19,85%), sản phẩm HCO (dầu<br />
giàu hydrocacbon đa vòng thơm) của xúc tác bentonit biến tính thấp hơn bentonit ban đầu<br />
(65,79% so với 87,05%) và chủ yếu tạo thành xăng.<br />
Có thể thấy rõ ở kết quả khi đưa 20% pha hoạt động (HY) vào pha nền bentonit biến<br />
tính (chiếm 80%), độ chuyển hóa tăng 2-2,5 lần, đạt độ chuyển hóa 59,41%. Đánh giá hiệu<br />
suất sản phẩm cracking (xăng, khí khô và cốc) có thể nhận thấy xúc tác HY/bentonit biến<br />
tính có hiệu suất tạo xăng khá cao nhưng còn tạo khí và đặc biệt là lượng cốc rất lớn<br />
(14,42%).<br />
Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy độ chuyển hóa mẫu xúc tác hợp phần HY+HZSM-<br />
5/bentonit biến tính là cao nhất đạt 63,59%, hiệu suất tạo xăng khá cao đạt 31,03%. Tuy<br />
nhiên, sản phẩm của quá trình cracking cho lượng khí khô và khí hóa lỏng LPG cao gấp<br />
rưỡi và lượng HCO giảm khá nhiều so với xúc tác hợp phần không có zeolit ZSM-5 là<br />
<br />
<br />
16 V. T. M. Hồng, P. T. Dũng, “Tổng hợp và nghiên cứu ảnh hưởng … cặn dầu Bạch Hổ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
HY/bentonit biến tính. Điều này hoàn toàn phù hợp với độ axit của mẫu, khi bổ sung thêm<br />
ZSM-5 với cường độ axit lớn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cracking sâu để tạo sản<br />
phẩm khí và khí hóa lỏng. Hơn nữa, mặc dù zeolit ZSM-5 là loại vật liệu vi mao quản<br />
(kích thước mao quản 5,4-5,6A0) nhỏ hơn so với zeolit Y (kích thước mao quản 7,4A0)<br />
nhưng ZSM-5 có độ axit cao hơn zeolit Y. Khi cracking cặn dầu Bạch Hổ do dầu Bạch Hổ<br />
là loại dầu ngọt với thành phần chứa nhiều các hidrocacbon mạch thẳng, nên tại các mao<br />
quản lớn của pha nền hoạt tính là bantonit biến tính, các chất này sau khi bị tiền cracking<br />
có thể dễ dàng đi vào các mao quản nhỏ của zeolit ZSM-5 và tiếp tục bị cracking ở đây.<br />
Do cường độ axit của ZSM-5 mạnh nên chúng bị cracking sâu tạo nhiều khí khô và khí<br />
hóa lỏng với hiệu suất tạo khí khô đạt 15,45% và khí hoá lỏng tương ứng là 17,11%.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Đã thành công trong việc tổng hợp zeolit ZSM-5 tinh thể bằng phương pháp kết hợp<br />
giữa tạo mầm gel, già hóa gel và kết tinh trong ở nhiệt độ thấp 1900C không sử dụng chất tạo<br />
mầm hay template. Zeolit ZSM-5 tổng hợp được có độ axit cao và là pha phụ trợ xúc tác cho<br />
zeolit Y trên pha nền hoạt tính là bentonit biến tính trong phản ứng crackinh cặn dầu Bạch<br />
Hổ, góp phần làm tăng độ chuyển hóa của phản ứng, tăng hiệu suất tạo xăng và LCO.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Breck D.W, “Zeolit molecular sieves, Structure, Chemistry and Use,” Jonh Wiley<br />
and Sons. Jnc, New York city (1974).<br />
[2]. Tanabe. T, and Hölderich. W. F, “Industrial application of solid acid-base<br />
Catalysts,” Applied Catalysis A, Genera (1999), Vol. 181, pp.399-434.<br />
[3]. Nguyễn Phi Hùng, “Nghiên cứu các chất xúc tác chứa zeolite ZSM-5 trong phản ứng<br />
cracking hydrocacbon,” Luận án tiến sĩ Hoá học, Viện Hóa học (2001).<br />
[4]. Pramatha Payra and Prabir K. Dutta, “Handbook of zeolite science and technology,”<br />
Marcel Dekker, inc, New York (2003).<br />
[5]. Song Chen, Yongrun Yang, Kuixi Zhang, Jindai Wang, “Beta zeolite made from<br />
mesoporous material and its hydrocracking performance,” Catalysis Today (2006),<br />
Vol. 116, pp.2–5.<br />
[6]. Shiyun Sang, Fuxiang Chang, Zhongmin Liu, Changqing He, Yanli He, Lei Xu,<br />
“Difference of ZSM-5 zeolites synthesized with various templates,” Catalysis Today<br />
(2004), Vol. 93, pp.729–734.<br />
[7]. S.Abbasian, M.Taghizadeh, “Preparation of H-ZSM-5 Nano-Zeolite Using Mixed<br />
temmplate Method and its Activity Evaluation for Methanol to DME Reaction,” Int.<br />
J. Nanosci. Nanotechnol., (2014), Vol. 10, No. 3, pp. 171-180.<br />
[8]. Lingqian Meng, Brahim Mezari, Maarten G. Goesten, and Emiel J. M. Hensen, “One-<br />
Step Synthesis of Hierarchical ZSM-5 Using Cetyltrimethylammonium as<br />
Mesoporogen and Structure-Directing Agent,” Chem. Mater.(2017), Vol. 29, pp<br />
4091–4096.<br />
[9]. Li J, Liu S, Zhang H, Lu E, Ren P and Ren J , “Synthesis and characterization of an<br />
unusual snowflake-shaped ZSM-5 zeolite with high catalytic performance in the<br />
methanol to olefin reaction,” Chinese Journal of Catalysis (2016), Vol. 37, pp.308-<br />
315.<br />
[10]. Vũ Thị Minh Hồng, Đặng Thanh Tùng, Nguyễn Thu Hà, Phạm Tiến Dũng, Vũ Anh<br />
Tuấn, “Nghiên cứu và chế tạo pha nền hoạt tính cho xúc tác FCC từ khoáng sét<br />
bentonit Thuận Hải,” Tạp chí Hóa học (2013), Tập 51, tr. 488- 493.<br />
[11]. V.P.Shiralkar, P.N.Joshi, M.J.Eapen, B.S.Rao, “Synthesis of ZSM-5 with variable<br />
crystallite size and its influence on physicochemical properties,” Elsevier:<br />
Amsterdam, Micro.Meso.Mat., zeolites.(1991), Vol. 11, pp.511-516.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 17<br />
Hóa học & Môi trường<br />
[12]. J.C. Jansen, M. Stöcker, H.G. Karge, J. Weitkamp, “Advanced Zeolite Science and<br />
Applications,” Elsevier, Amsterdam (1994), Vol. 85, pp. 121-129.<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING THE EFFECT OF ZSM-5 ON CATALYTIC PROPERTIES<br />
OF MATRIX (MODIFIED BENTONITE) USED IN CRACKING<br />
OF BACH HO PETROLEUM RESIDUE<br />
Zeolite ZSM-5 was successfully synthesized by the new method combinating<br />
seeding, aging and crystallization at 190 and 48 hours. The sample was<br />
characterized by XRD, IR, FE-SEM and Temperature Programed Desorption of<br />
Ammonia (NH3-TPD). It revealed that the zeolite exhibited high acidity as<br />
observed on zeolite ZSM-5 synthesized by traditional method. By adding 20%wt of<br />
HY or HY+HZSM-5 the conversion in cracking of Bach Ho petroleum residue by<br />
using Micro Activity Test (MAT) reached the value of 59.41 and 63.59%.<br />
Interestingly, the sample HY+HZSM-5 coated on modified bentonite showed<br />
deeper cracking with products such as off gas, gasoline and LPG (C3, C4)<br />
compares to non-ZSM- samples.<br />
Keywords: Acidity; Modified bentonite; HY+HZSM-5/modified bentonite; Residue fluidized catalytic cracking.<br />
<br />
Nhận bài ngày 20 tháng 02 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 11 tháng 03 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 04 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Khoa học cơ bản - Trường Đại học Mỏ-Địa chất.<br />
*<br />
Email: vuthiminhhong@humg.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18 V. T. M. Hồng, P. T. Dũng, “Tổng hợp và nghiên cứu ảnh hưởng … cặn dầu Bạch Hổ.”<br />