Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 81 - 85<br />
<br />
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU CÁC PHỨC CHẤT<br />
CỦA ERBI, YTECBI, LUTEXI VỚI L- HISTIDIN<br />
Lê Hữu Thiềng*, Trần Thị Linh, Ma Thị Bích Vân<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này thông báo kết quả tổng hợp và nghiên cứu các phức chất của Erbi (Er), Ytecbi (Yb),<br />
Lutexi (Lu) với L- Histidin. Các phức chất của Erbi (Er), Ytecbi (Yb), Lutexi (Lu) với L- histidin<br />
tỷ lệ mol 1: 3 đã được tách ra ở dạng rắn. Bằng các phương pháp phân tích nguyên tố, phân tích<br />
nhiệt và quang phổ hồng ngoại đã xác định được các phức chất có thành phần là<br />
H3[Ln(His)3Cl3].nH2O (Ln: Er, Yb, Lu; n= 2, 3, 6). Mỗi phân tử L- histidin liên kết với Ln3+ qua<br />
nguyên tử nitơ của nhóm amin – NH2 và qua nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl<br />
– COO-. Các phức chất kém bền nhiệt và là phức điện li.<br />
Từ khóa: Phức chất, nguyên tố đất hiếm, erbi, ytecbi, lutecxi, aminoaxit, L- histidin.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Trong những năm gần đây phức chất của<br />
nguyên tố đât hiếm (NTĐH) với các<br />
aminoaxit đang được nhiều nhà hóa học trên<br />
thế giới quan tâm nghiên cứu bởi những ứng<br />
dụng thực tế của chúng [2][3][4][5]. Tuy<br />
nhiên số công trình nghiên cứu về phức chất<br />
của các NTĐH với L- histidin (His) còn rất ít.<br />
Trong bài báo này chúng tôi thông báo kết quả<br />
tổng hợp và nghiên cứu các phức chất của một<br />
số NTĐH (Er, Yb, Lu) với L- histidin (His).<br />
THỰC NGHIỆM<br />
Tổng hợp các phức chất<br />
Hòa tan L - histidin (3mmol) trong nước cất 2<br />
lần, thêm dung dịch muối LnCl3 (1mmol),<br />
dùng axit HCl 1N điều chỉnh pH của hỗn hợp<br />
các dung dịch đến pH = 4. Đun hỗn hợp dung<br />
dịch trên bếp khuấy từ ở 50oC trong thời gian<br />
khoảng 5 giờ cho đến khi hỗn hợp dung dịch<br />
phản ứng xuất hiện váng bề mặt. Để nguội thu<br />
được các tinh thể phức chất. Sau khoảng 10<br />
ngày, lọc rửa các phức chất thu được bằng<br />
axeton rồi làm khô trong bình hút ẩm chứa<br />
P2O5 [5]. Phức chất của Er có màu hồng nhạt,<br />
của Yb và Lu không màu. Các phức chất hút<br />
ẩm khi để trong hông khí, tan tốt trong nước<br />
và kém tan trong các dung môi hữu cơ như<br />
axeton, etanol,...<br />
Giả thiết phản ứng xảy ra:<br />
Ln(H2O)xCl3<br />
+ 3 His<br />
<br />
→ H3<br />
[Ln(His)3Cl3] + xH2O<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982 859002<br />
<br />
Nghiên cứu cấu trúc của phức chất<br />
- Xác định thành phần nguyên tố của phức<br />
chất: Hàm lượng (%) của Er, Yb, Lu trong<br />
phức chất được xác định bằng cách nung một<br />
lượng xác định phức chất ở nhiệt độ 900 0C<br />
trong thời gian hai giờ, ở nhiệt độ này phức<br />
chất bị phân hủy và chuyển về dạng oxit kim<br />
loại Ln2O3. Hòa tan oxit này trong dung dịch<br />
HCl 1N, rồi chuẩn độ ion Ln3+ bằng dung<br />
dịch DTPA 10-3M, chỉ thị asenazo (III) 0,1%,<br />
dung dịch đệm pH = 4,2.<br />
- Hàm lượng (%) cacbon, nitơ trong phức chất<br />
được phân tích trên máy phân tích nguyên tố<br />
Analytik Jena AG, Customer Service, Konrad<br />
– zuse – str.1, 07745 Jena (Đức).<br />
- Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp<br />
phân tích nhiệt: Giản đồ phân tích nhiệt của<br />
các phức chất được ghi trên máy phân tích<br />
nhiệt DTG – 60H Shimazu của Nhật. Tốc độ<br />
gia nhiệt là 5oC/phút trong môi trường không<br />
khí, khoảng nhiệt độ từ 30oC đến 900oC.<br />
- Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp<br />
phổ hồng ngoại: Phổ hấp thụ hồng ngoại của<br />
L - histidin và các phức chất được ghi trên<br />
máy Mangna IR 760 Spectrometer ESP<br />
Nicinet của Mỹ, trong vùng tần số từ 400 ÷<br />
4000 cm-1. Các mẫu được trộn đều, nghiền<br />
nhỏ và ép viên với KBr. Sự qui kết các dải<br />
hấp thụ trong phổ hồng ngoại của L- histidin<br />
và phức chất dựa theo tài liệu [5].<br />
- Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp đo<br />
độ dẫn điện: Độ dẫn điện của dung dịch Lhistidin, các phức chất H3[Ln(His)3Cl3].nH2O,<br />
các muối LnCl3 được đo trên máy FIGURE7<br />
của Mỹ.<br />
81<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 81 - 85<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích thành phần (%) các nguyên tố (Ln, C, N) của các phức chất<br />
Ln<br />
<br />
C<br />
<br />
N<br />
<br />
Công thức<br />
giả thiết<br />
<br />
LT<br />
<br />
TN<br />
<br />
LT<br />
<br />
TN<br />
<br />
LT<br />
<br />
TN<br />
<br />
H3[Er(His)3Cl3].6H2O<br />
<br />
18,24<br />
<br />
17,66<br />
<br />
23,57<br />
<br />
22,92<br />
<br />
15,25<br />
<br />
14,75<br />
<br />
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O<br />
<br />
21,66<br />
<br />
20,97<br />
<br />
27,06<br />
<br />
26,20<br />
<br />
15,78<br />
<br />
15,28<br />
<br />
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O<br />
<br />
21.35<br />
<br />
21,03<br />
<br />
27,62<br />
25,89<br />
16,10<br />
15,15<br />
(Ln: Er, Yb, Lu; LT: lí thuyết; TN: thực nghiệm)<br />
Bảng 2. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các phức chất<br />
<br />
Phức chất<br />
<br />
H3[Er(His)3Cl3].6H2O<br />
<br />
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O<br />
<br />
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
pic (0C)<br />
131,14<br />
256,35<br />
493.74<br />
544,32<br />
128,46<br />
255,38<br />
470,67<br />
563,41<br />
133,34<br />
275,40<br />
471,15<br />
545,17<br />
<br />
Hiệu ứng<br />
Hiệu ứng<br />
thu nhiệt<br />
Tỏa nhiệt<br />
Dự đoán<br />
Dự đoán<br />
Độ giảm khối<br />
Độ giảm khối cấu tử tách<br />
sản phẩm<br />
lượng(%)<br />
lượng (%)<br />
ra<br />
cuối cùng<br />
LT<br />
TN<br />
LT<br />
TN<br />
11,785 12.455<br />
18,434<br />
6H2O<br />
Er2O3<br />
48,996<br />
21,792<br />
6,730<br />
7,620<br />
17,246<br />
Yb2O3<br />
3H2O<br />
19,672<br />
33,285<br />
4,533<br />
4,807<br />
15,375<br />
2H2O<br />
Lu2O3<br />
34,647<br />
28,647<br />
(-) Không xác định ; LT: lí thuyết; TN: thực nghiệm<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả phân tích thành phần (%) các<br />
nguyên tố (Ln, C, N) của các phức chất.<br />
Các số liệu phân tích thành phần của các phức<br />
chất được trình bày trong bảng 1. Kết quả<br />
bảng 1 cho thấy thành phần (%) các NTĐH,<br />
cacbon, nitơ của các phức chất khác nhau<br />
không nhiều. Từ đó cho thấy công thức giả<br />
thiết của phức chất là tương đối phù hợp,<br />
riêng hàm lượng (số phân tử) nước xác định<br />
bằng thực nghiệm theo phương pháp phân<br />
tích nhiệt.<br />
Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các<br />
phức chất<br />
Kết quả phân tích giản đồ nhiệt các các phức<br />
chất trình bày ở hình 1, 2 và bảng 2.<br />
Quan sát giản đồ phân tích nhiệt của các phức<br />
chất (bảng 2, hình 1,2) chúng tôi nhận thấy:<br />
Các giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất<br />
có dạng giống nhau, chứng tỏ chúng có cấu<br />
trúc tương tự nhau.<br />
<br />
Trên giản đồ phân tích nhiệt của các phức đều<br />
có hai hiệu ứng thu nhiệt và hai hiệu ứng toả<br />
nhiệt. Hiệu ứng thu nhiệt thứ nhất nằm trong<br />
khoảng nhiệt độ 128,46 – 133,340C (thuộc<br />
khoảng nhiệt độ mất nước kết tinh của hợp<br />
chất) [1]. Hiệu ứng thu nhiệt thứ hai nằm<br />
trong khoảng nhiệt độ 255,38-277,73 0C.<br />
Hiệu ứng tỏa nhiệt thứ nhất nằm trong khoảng<br />
nhiệt độ 470,67- 493,740C. Còn hiệu ứng tỏa<br />
nhiệt thứ 2 nằm trong khoảng nhiệt độ<br />
554,32- 563,410C.<br />
Qua tính toán, độ giảm khối lượng trên đường<br />
TG của các giản đồ phân tích nhiệt, ở hiệu<br />
ứng thu nhiệt thứ nhất có ~ 6 phân tử nước<br />
kết<br />
tinh<br />
trong<br />
phức<br />
chất<br />
H3[Er(His)3Cl3].6H2O; ~ 3 phân tử nước kết<br />
tinh trong phức chất H3[Yb(His)3Cl3].3H2O<br />
và ~ 2 phân tử nước kết tinh trong phức chất<br />
H3[Lu(His)3Cl3].3H2O tách ra. Hiệu ứng thu<br />
nhiệt thứ hai và các hiệu ứng tỏa nhiệt ứng với<br />
quá trình cháy và phân hủy tuần tự các thành<br />
<br />
82<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phần còn lại của mỗi phức chất. Ở nhiệt độ cao<br />
hơn nhiệt độ của hiệu ứng toả nhiệt thứ hai đối<br />
với mỗi phức chất thì độ giảm khối lượng của<br />
chúng không đáng kể, chúng tôi cho rằng sự<br />
phân hủy của các phức chất đã xảy ra hoàn toàn<br />
và dự đoán sản phẩm cuối cùng là các oxit đất<br />
hiếm tương ứng Ln2O3. Vì nhiệt độ phân hủy<br />
không cao lắm nên chúng tôi cho rằng các phức<br />
chất tổng hợp được là kém bền nhiệt.<br />
<br />
93(05): 81 - 85<br />
<br />
Trong phổ hồng ngoại của L - histidin dải hấp<br />
thụ ở tần số 3136,34 cm-1 quy cho dao động<br />
hóa trị của nhóm NH3+. Dải hấp thụ ở<br />
1583,24 cm-1 và 1414,21 cm-1 đặc trưng cho<br />
dao động hóa trị bất đối xứng và dao động<br />
hóa trị đối xứng của nhóm COO-.<br />
Chúng tôi nhận thấy phổ hấp thụ hồng ngoại<br />
của các phức chất đều khác với phổ của phối<br />
tử tự do về hình dạng cũng như vị trí của các<br />
dải hấp thụ. Điều này cho biết sự tạo phức đã<br />
xảy ra giữa các ion Er3+, Yb3+, Lu3+ với L histidin.<br />
<br />
Hình 1. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất<br />
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O<br />
<br />
Hình 3. Phổ hấp thụ hồng ngoại của L- Histidin<br />
<br />
Hình 2. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất<br />
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu phổ hồng ngoại của<br />
các phức chất<br />
Hình 3, 4 là phổ hấp thụ hồng ngoại của Lhistidin và phức chất của Er.<br />
<br />
Hình 4. Phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất<br />
Er(His)3Cl3.3H2O<br />
<br />
Bảng 3. Các tần số hấp thụ đặc trưng (cm-1) của L - histidin và các phức chất<br />
Hợp chất<br />
L – histidin<br />
H3[Er(His)3Cl3].6H2O<br />
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O<br />
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O<br />
<br />
ν OH<br />
<br />
−<br />
<br />
3450,09<br />
3426,30<br />
3432,64<br />
<br />
ν NH<br />
<br />
3<br />
<br />
+<br />
<br />
3095,01<br />
3136,60<br />
3179,17<br />
3136,24<br />
<br />
ν asCOO<br />
<br />
−<br />
<br />
1583,24<br />
1628,14<br />
1627,03<br />
1631,49<br />
<br />
ν sCOO<br />
<br />
−<br />
<br />
1414,21<br />
1495,61<br />
1465,91<br />
1444,22<br />
<br />
COO −<br />
<br />
∆ν as − s<br />
<br />
169,03<br />
132,53<br />
161,12<br />
187,27<br />
<br />
83<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
So sánh phổ hồng ngoại của các phức chất và<br />
phổ hồng ngoại của L - histidin ở trạng thái tự<br />
do (hình 3) thấy dải hấp thụ ở 1585,24 cm-1<br />
đặc trưng<br />
cho dao động hóa trị bất đối xứng<br />
COO −<br />
(ν as ) của nhóm COO- trên phổ của L histidin tự do dịch chuyển về vùng tần số cao<br />
hơn (1627,03 cm-1 ÷ 1631,49 cm-1), dải hấp<br />
thụ ở 1414,21 cm-1 đặc −trưng cho dao động<br />
hóa trị đối xứng (ν sCOO ) của nhóm COOcũng dịch chuyển về vùng tần số cao hơn<br />
(1414,61cm-1 ÷ 1412,11 cm-1) trên phổ của<br />
các phức chất. Điều này chứng tỏ nhóm<br />
cacboxyl của L - histidin đã liên kết với ion<br />
Ln3+. Sự chênh lệch tần số dao động hóa trị<br />
bất đối −xứng và đối xứng của nhóm COO(∆ν asCOO<br />
− s ) của các phức chất khác với của L histidin tự do, chứng tỏ L - histidin đã liên kết<br />
với Ln3+ qua nguyên tử oxi của + nhóm<br />
cacboxyl. Dải dao động hóa trị (ν NH 3 ) của<br />
nhóm NH3+ trên phổ của L - histidin (3095,01<br />
cm-1) dịch chuyển lên vùng tần số cao hơn (<br />
3136,24 cm-1 ÷ 3179,17 cm-1) trên phổ của<br />
các phức chất, chứng tỏ L - histidin cũng đã<br />
liên kết với Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm<br />
amin. Ngoài ra trên phổ của các phức chất còn<br />
xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng cho dao động<br />
hóa trị của nhóm OH- của nước (3426,30 cm-1 ÷<br />
3450,09 cm-1). Điều này một lần nữa chứng tỏ<br />
trong các phức chất có chứa nước [5] .<br />
Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp<br />
đo độ dẫn điện<br />
Bảng 4: Độ dẫn điện mol (µ) của L- histidin và<br />
các phức chất trong nước ở 25 ± 0,50C<br />
Μ (ΩSố<br />
Dung dịch (10-3 M )<br />
1<br />
2<br />
-1<br />
.cm .mol )<br />
ion<br />
L- histidin<br />
<br />
0.0<br />
<br />
-<br />
<br />
H3[Er(His)3Cl3].6H2O<br />
<br />
386<br />
<br />
4<br />
<br />
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O<br />
<br />
383<br />
<br />
4<br />
<br />
H3[Yb(His)3Cl3].2H2O<br />
<br />
398<br />
<br />
4<br />
<br />
ErCl3<br />
<br />
442<br />
<br />
-<br />
<br />
YbCl3<br />
<br />
417<br />
<br />
-<br />
<br />
LuCl3<br />
<br />
413<br />
<br />
-<br />
<br />
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, độ dẫn điện mol<br />
của L- Histidin µ = 0.0 (Ω-1.cm2.mol-1) chứng<br />
tỏ L- histidin là phối tử trung hoà và các phức<br />
chất có µ ≠ 0.0 (Ω-1.cm2.mol-1) chứng tỏ phức<br />
<br />
93(05): 81 - 85<br />
<br />
chất là phức điện li. Độ dẫn điện mol của các<br />
phức chất khác với độ dẫn điện mol của các<br />
muối kim loại tương ứng. Trong dung dịch<br />
nước mỗi phân tử phức chất phân li thành 4<br />
ion. Từ đó có thể giả thiết cân bằng phân li<br />
trong các dung dịch phức chất như sau:<br />
H3[Ln(His)3Cl3] ↔ 3H+ + [Ln(His)3Cl3]3KẾT LUẬN<br />
1. Đã tổng hợp được các phức rắn của Er, Yb,<br />
Lu với L - histidin.<br />
2. Bằng các phương pháp: phân tích nguyên<br />
tố, phân tích nhiệt, quang phổ hồng ngoại và<br />
đo độ dẫn điện cho thấy:<br />
- Các phức rắn có thành phần là:<br />
H3[Er(His)3Cl3].6H2O,<br />
H3[Yb(His)3Cl3].3H2O,<br />
H3[Lu(His)3Cl3].2H2O.<br />
- Mỗi phân tử L - histidin chiếm 2 vị trí phối<br />
trí trong phức chất, liên kết với ion Ln3+ qua<br />
nguyên tử nitơ của nhóm amin -NH2 và qua<br />
nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl -COO- Các phức chất kém bền nhiệt.<br />
- Các phức chất là phức điện li, mỗi phân tử<br />
phức chất phân li thành 4 ion trong dung<br />
dịch nước.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lê Chí Kiên (2007), Hóa học phức chất, Nxb<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[2]. Lê Hữu Thiềng, Chu Thị Phương Hằng<br />
(2008), “Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của<br />
prazeodim và neodim với L- histidin’’. Tạp chí<br />
khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, số<br />
4(48), trang 88-91.<br />
[3]. Nguyễn Trọng Uyển, Lê Hữu Thiềng, Trần<br />
Lương Điều, Nguyễn Thúy Vân (2010),<br />
“Nghiên cứu tổng hợp và thăm dò hoạt tính sinh<br />
học của phức chất neodim với L- methionin”.<br />
Tạp chí Hóa học, T.48, T3, trang 67- 70.<br />
[4]. Celia Carubelli R , Ana M. G. Massabni and<br />
Sergio R. de A.l eite (1997), ''Study of the binding<br />
of Eu3+ and Tb3+ to L_phenylalanin and<br />
L_triptophan'', J Brazil. Chem. Soc, Vol8, No6,<br />
Brazil, pp 597- 602.<br />
[5]. Yang Zupei, Zhang Banglao, Yu Yueying,<br />
Zhang Houngyu (1998), ''Synthesis and<br />
characterazation on solid compounds of L_histisine<br />
with light rare earth chlrorides '', Journal of<br />
shaanxi normal University, Vol. 26, No1, pp 57- 59.<br />
<br />
84<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 81 - 85<br />
<br />
SUMMARY<br />
SYNTHESIS, STUDY ON THE COMPLEXES OF ERBIUM,<br />
YTTERBIUM, LUTETIUM WITH L_HISTIDIN<br />
Le Huu Thieng*, Tran Thi Linh, Ma Thi Bich Van<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
This paper reported the aggregate results and studies of complexes erbium, Ytterbium, Lutetium<br />
with L- histidine. Complexes of erbium (Er), ytterbium (Yb), lutexi (Lu) with L-histidine mole<br />
ratio 1: 3 wasisolated in the solid. By the method of elemental analysis, thermal analysis and<br />
infrared spectroscopy have identified complexes is composed of H3[Ln(His)3Cl3]. nH2O (Ln:<br />
Er, Yb, Lu; n = 2 , 3, 6). Each L- histidine molecules associatedwith Ln3+ throughnitrogen<br />
atom of the amino group -COO-. The complex is unstable and complex thermal dissociation.<br />
Key words: Complex, rare earth element, erbi, ytecbi, lutecxi, aminoacid, L- histidinne.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 2/5/2012, ngày phản biện:30/5/2012, ngày duyệt đăng:<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982 859 002<br />
<br />
85<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />